Trình bày những nét chính về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925, qua đó rút ra vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này.. Nguyên nhâ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Lịch sử Ngày thi: 22/6/2013
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 05 câu trong 01 trang
I PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Trình bày những nét chính về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ
1919 đến 1925, qua đó rút ra vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này
Câu 2 (3,0 điểm)
Trong quá trình giải phóng dân tộc, nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong thời
kì 1939 - 1945 như thế nào? Nêu những thắng lợi quyết định và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Câu 3 (2,0 điểm)
Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm mục tiêu gì? Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
II PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX? Việt Nam có thể rút ra những kinh nghiệm
gì từ Nhật Bản để vận dụng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay?
Câu 2 (1,0 điểm)
Nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm
1945 đến nay
-Hết -
Họ và tên thí sinh : Số báo danh:
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1: Giám thị 2:
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2013-2014 Môn: Lịch sử - Ngày thi 22/6/2013
(Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang)
I Hướng dẫn chung
Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, nếu thí sinh trình bày bằng phương pháp khác nhưng vẫn đảm bảo nội dung cơ bản thì cho điểm tối đa
II Hướng dẫn chi tiết
I PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)
Câu 1
(2,0
điểm)
Trình bày những nét chính về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ
1919 đến 1925 Qua đó, rút ra vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng
Việt Nam trong giai đoạn này
* Những nét chính về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến
1925 (1,5 điểm)
- Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở
Pháp gửi tới Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi Chính phủ
Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và tự quyết của dân tộc
Việt Nam nhưng không được chấp nhận…
0,25
- Tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, từ đó giúp Người tìm thấy con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản
0,25
- Tháng 12/1920, Người tham dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, Người đã
bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng
Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Người từ
chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo con đường cách
mạng vô sản
0,25
- Năm 1921, Người cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng
lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri; Sáng lập ra tờ báo Người cùng khổ; Viết bài
cho báo “Nhân đạo” và Bản án chế độ thực dân Pháp Mặc dù bị nhà cầm
quyền Pháp tìm cách ngăn chặn và cấm đoán các sách báo nói trên vẫn được bí
mật chuyển về Việt Nam
0,25
- Tháng 6/1923, Người rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và
được bầu vào Ban chấp hành; Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của
Quốc tế Cộng sản…
0,25
- Cuối năm 1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) Tại đây, Người thành lập
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà nòng cốt là Cộng sản đoàn (6-1925);
* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này
(0,5 điểm)
- Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam - Con
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt 0,25
Trang 3Nam
Câu 2
(3,0
điểm)
Trong quá trình giải phóng dân tộc, nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong thời kì
1939-1945 như thế nào? Nêu những thắng lợi quyết định và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
* Nhiệm vụ cách mạng được đặt ra trong thời kì 1939 – 1945 (0,75 điểm)
- Thời kì 1939 – 1945: Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương chủ trương trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc
Đông Dương khỏi ách áp bức Pháp - Nhật
0,5
- Tháng 8- 1945: Khi nghe tin chính phủ Nhật đầu hàng Hội nghị toàn quốc của
Đảng Cộng sản Đông Dương họp trong hai ngày 14 và 15/8/1945 đã quyết định
phát động Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào
0,25
* Những thắng lợi quyết định (1,0 điểm)
- 19/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội đã đập tan sào huyệt
quân Nhật, tạo điều kiện cho cách mạng thành công ở các địa phương khác trong
cả nước
0,25
- 23/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế, dinh lũy của chế độ
- 25/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn, dinh lũy của chế
- 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn
* Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945(1,25 điểm)
- Do truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta được phát huy cao độ dưới sự
- Do Đảng ta lãnh đạo tài tình sáng suốt, đã đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, có phương pháp cách mạng đúng đắn ; 0,25
- Do hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, phe phát xít thất bại trên tất cả các chiến trường
tạo thời cơ giúp cách mạng giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu 0,5
Câu 3
(2,0
điểm)
Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu
-đông 1950 nhằm mục tiêu gì? Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa chiến
dịch Biên giới thu – đông 1950.
* Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên Giới thu –
đông 1950 nhằm mục tiêu (0,5 điểm)
- Tháng 6/1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên
giới nhằm:
+ Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch;
+ Khai thông con đường liên lạc quốc tế qua biên giới Việt – Trung;
+ Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
0,5
* Diến biến, kết quả và ý nghĩa (1,5 điểm)
- Diến biến:
+ Với lực lượng áp đảo, quân ta tiêu diệt Đông Khê (18/9/1950) làm Thất Khê bị
uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị
lung lay;
+ Quân Pháp ở Cao Bằng được lệnh rút về theo đường số 4, đồng thời lực lượng
của chúng từ Thất Khê đánh lên Đông Khê để đón quân từ Cao Bằng về;
0,25 0,25
Trang 4+ Quân ta phục kích, chặn đánh địch trên đường số 4, làm cho 2 cánh quân của
Pháp bị thiệt hại nặng nề nên không liên lạc được với nhau, buộc quân Pháp phải
lần lượt rút khỏi các cứ điểm trên đường số 4 Ngày 22/10/1950 đường số 4 hoàn
toàn được giải phóng
0,25
- Kết quả và ý nghĩa
+ Sau hơn 1 tháng chiến đấu chiến dịch kết thúc thắng lợi, quân dân ta đã giải
phóng được vùng biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn
dân
+ Chọc thủng hành lang Đông - Tây của địch ở Hoà Bình, thế bao vây cả trong lẫn
ngoài của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ, làm phá sản kế hoạch Rơve
của Pháp
+ Đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của ta bước sang giai đoạn phát triển mới Ta
giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
0,25 0,25 0,25
II PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm)
Câu 1
(2,0
điểm)
Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản
trong những năm 70 của thế kỉ XX? Việt Nam có thể rút ra những kinh nghiệm gì từ Nhật Bản để vận dụng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước hiện nay?
* Nguyên nhân phát triển thần kì (1,25 điểm)
- Những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển chung của nền kinh tế thế
giới, những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại ; 0,25
- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những
giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc; 0,25
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti ; 0,25
- Vai trò của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, năm bắt đúng thời
cơ và điều tiết cần thiết để đưa nề kinh tế liên tục tăng trưởng; 0,25
- Con người Nhật được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao
* Việt Nam có thể rút ra được kinh nghiệm (0,75 điểm)
- Tiếp thu áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học - kĩ thuật hiện đại 0,25
- Coi trọng nhân tố con người, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH 0,25
- Vai trò của nhà nước trong việc nắm bắt đúng thời cơ, điều tiết kinh tế, đề ra
Câu 2
(1,0
điểm)
Nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945
đến nay
- Có ý nghĩa vô cùng to lớn, là mốc son đánh dấu trong lịch sử tiến hoá của văn
minh nhân loại Mang lại những tiến bộ phi thường, thành tựu kì diệu và những
thay đổi to lớn trong cuộc sống con người
0,25
- Cho phép con người có những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng
suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng sống của con người 0,25
- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động 0,25
- Chế tạo ra những loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt
cuộc sống Đó là nạn ô nhiễm môi trường…, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn 0,25
Trang 5lao động và giao thông, những dịch bệnh mới
- Hết -