KIỂM TRA học kỳ i hóa học 10

7 274 0
KIỂM TRA học kỳ i hóa học 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Ngày KT: 14/12/2013 MÔN : HOÁ HỌC 10 (Thời gian làm bài: 45 phút) Đề 1 Câu 1 (1 điểm). a) Trong hạt nhân của các nguyên tử được tạo nên từ các hạt nào? b) Nguyên tử Clo có 17 proton, 18 nơtron và 17 electron. Tính khối lượng của nguyên tử Clo theo đơn vị u và theo đơn vị kg. Biết m p = 1u, m n = 1u, 1u = 1,6605.10 –27 kg. Câu 2 (1 điểm). Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố: K (Z = 19) và Zn (Z = 30). Câu 3 (1 điểm). Xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên tử sau: 39 19 K , 63 29 Cu . Câu 4 (1 điểm). R có cấu hình electron là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn? Câu 5 (1 điểm). Nguyên tử Clo có 2 đồng vị bền: 35 17 Cl và 37 17 Cl . Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị. Câu 6 (1 điểm). a) Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại và tính phi kim biến đổi như thế nào? b) Sắp xếp tính phi kim tăng dần của các nguyên tố sau: N (Z = 7), F (Z = 9), O (Z = 8), P (Z = 15). Câu 7 (1 điểm). a) Cho độ âm điện của các nguyên tố: H : 2,2 ; O : 3,44 ; Ca : 1,0 ; Cl : 3,16. Xác định loại liên kết hoá học trong các chất sau: H 2 O, CaCl 2 . b) Xác định số oxi hoá của S trong hợp chất Na 2 SO 4 , số oxi hoá của Mn trong ion MnO 4 – ? Câu 8 (1 điểm). Cho 10 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với nước tạo ra 5,6 lít khí H 2 (đktc). Xác định kim loại R ? (Biết H = 1, Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137). Câu 9 (1 điểm). Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH 4 . Trong oxit cao nhất của R, có chứa 72,72% oxi về khối lượng. Xác định nguyên tố R ? Câu 10 (1 điểm). Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron: Zn + HNO 3 → Zn(NO 3 ) 2 + N 2 O + H 2 O (Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Ngày KT: 14/12/2013 MÔN : HOÁ HỌC 10 (Thời gian làm bài: 45 phút) Đề 2 Câu 1 (1 điểm). a) Trong hạt nhân của các nguyên tử được tạo nên từ các hạt nào? b) Nguyên tử Oxi có 8 proton, 8 nơtron và 8 electron. Tính khối lượng của nguyên tử Oxi theo đơn vị u và theo đơn vị kg. Biết m p = 1u, m n = 1u, 1u = 1,6605.10 –27 kg. Câu 2 (1 điểm). Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố: Ca (Z = 20) và Fe (Z = 26). Câu 3 (1 điểm). Xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên tử sau: 35 17 Cl và 56 26 Fe . Câu 4 (1 điểm). R có cấu hình electron là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 . Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn? Câu 5 (1 điểm). Trong tự nhiên đồng tồn tại 2 đồng vị: 63 29 Cu và 65 29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,546. Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị. Câu 6 (1 điểm). a) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại và tính phi kim biến đổi như thế nào? b) Sắp xếp tính kim loại tăng dần của các nguyên tố: Al (Z = 13), Na (Z = 11), Mg (Z = 12), K (Z = 19). Câu 7 (1 điểm). a) Cho độ âm điện của các nguyên tố: C : 2,55 ; O : 3,44 ; Ca : 1,0 ; F : 3,98. Xác định loại liên kết hoá học trong các chất sau: CO 2 , CaF 2 . b) Xác định số oxi hoá của S trong hợp chất K 2 SO 4 , số oxi hoá của Mn trong ion MnO 4 2– ? Câu 8 (1 điểm). Cho 7,8 gam một kim loại R thuộc nhóm IA tác dụng hoàn toàn với nước thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Xác định kim loại R ? (Biết Li = 7, Na = 23, K = 39). Câu 9 (1 điểm). Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH 4 . Trong oxit cao nhất của R, có chứa 53,3% oxi về khối lượng. Xác định nguyên tố R ? Câu 10 (1 điểm). Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron: Zn + HNO 3 → Zn(NO 3 ) 2 + NH 4 NO 3 + H 2 O (Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC: 2013 – 2014. MÔN : HOÁ HỌC 10. THỜI GIAN: 45 PHÚT. ĐỀ 1 CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1. a) Trong hạt nhân của các nguyên tử được tạo nên từ các hạt nào? b) Nguyên tử Clo có 17 proton, 18 nơtron và 17 electron. Tính khối lượng của nguyên tử Clo theo đơn vị u và theo đơn vị kg. Biết m p = 1u, m n = 1u, 1u = 1,6605.10 –27 kg. Đáp án: a) Hạt nhân nguyên tử được tạo nên từ 2 loại hạt: proton và nơtron. 0,5 b) Khối lượng nguyên tử Clo: m Cl = Z.m p + N.m n + Z.m e (m e << m p , m n )  m Cl ≈ Z.m p + N.m n = 17 + 18 = 35u 0,25 Ta có: 1u = 1,6605.10 -27 (kg)  m Cl = 35.1,6605.10 -27 = 5,81175.10 -26 (kg) 0,25 Câu 2. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố: K (Z = 19) và Zn (Z = 30). Đáp án: K (Z = 19) : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 Zn (Z = 30) : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 0,5 0,5 Câu 3. Xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên tử sau: 39 19 K , 63 29 Cu . Đáp án: 39 19 K : Điện tích hạt nhân là 19+, số n = 20 Số p = e = 19 0,25 0,25 63 29 Cu : Điện tích hạt nhân là 29+, số n = 34 Số p = e = 29 0,25 0,25 Câu 4. R có cấu hình electron là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn? Đáp án: Vị trí của nguyên tố R: + Ô thứ 16, chu kì 3 + Nhóm VIA 0,5 0,5 Câu 5. Nguyên tử Clo có 2 đồng vị bền: 35 17 Cl và 37 17 Cl . Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị. Đáp án: Gọi phần trăm đồng vị 35 17 Cl và 37 17 Cl lần lượt là x và (100 – x). Ta có: Cl 35.x + 37.(100 - x) A = 100 = 35,5 ⇒ x = 75% Vậy % 35 17 Cl = 75% và % 37 17 Cl = 25% 0,25 0,25 0,5 Câu 6. a) Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại và tính phi kim biến đổi như thế nào? b) Sắp xếp tính phi kim tăng dần của các nguyên tố sau: N (Z = 7), F (Z = 9), O (Z = 8), P (Z = 15). Đáp án: a) Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần. b) Tính phi kim tăng dần: P < N < O < F *Lưu ý: HS viết cấu hình electron nguyên tử, xác định chu kì, nhóm (đạt 0,25 điểm) 0,5 0,5 Câu 7. a) Cho độ âm điện của các nguyên tố: H : 2,2 ; O : 3,44 ; Ca : 1,0 ; Cl : 3,16. Xác định loại liên kết hoá học trong các chất sau: H 2 O, CaCl 2 . b) Xác định số oxi hoá của S trong hợp chất Na 2 SO 4 , số oxi hoá của Mn trong ion MnO 4 – ? Đáp án: a) Phân tử H 2 O: Hiệu độ âm điện = 3,44 – 2,2 = 1,24 ⇒ liên kết trong phân tử H 2 O là liên kết cộng hoá trị có cực. Phân tử CaCl 2 : Hiệu độ âm điện = 3,16 – 1,0 = 2,16 ⇒ liên kết trong phân tử CaCl 2 là liên kết ion. 0,25 0,25 b) Hợp chất Na 2 SO 4 : Gọi số oxi hoá của S là a. Ta có: (+1).2 + a.1 + (-2).4 = 0 ⇒ a = +6 Ion MnO 4 - : Gọi số oxi hoá của Mn là a. Ta có: a.1 + (-2).4 = -1 a = +7 0,25 0,25 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC: 2013 – 2014. MÔN : HOÁ HỌC 10. THỜI GIAN: 45 PHÚT. ĐỀ 2 CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1. a) Trong hạt nhân của các nguyên tử được tạo nên từ các hạt nào? b) Nguyên tử Oxi có 8 proton, 8 nơtron và 8 electron. Tính khối lượng của nguyên tử Oxi theo đơn vị u và theo đơn vị kg. Biết m p = 1u, m n = 1u, 1u = 1,6605.10 –27 kg. Đáp án: a) Hạt nhân nguyên tử được tạo nên từ 2 loại hạt: proton và nơtron. 0,5 b) Khối lượng nguyên tử Oxi: m O = Z.m p + N.m n + Z.m e (m e << m p , m n )  m O ≈ Z.m p + N.m n = 8 + 8 = 16u 0,25 Ta có: 1u = 1,6605.10 -27 (kg)  m O = 16.1,6605.10 -27 = 2,6568.10 -26 (kg) 0,25 Câu 2. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố: Ca (Z = 20) và Fe (Z = 26). Đáp án: Ca (Z = 20) : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 Fe (Z = 26) : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 0,5 0,5 Câu 3. Xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên tử sau: 35 17 Cl và 56 26 Fe . Đáp án: 35 17 Cl : Điện tích hạt nhân là 17+, số n = 18 Số p = e = 17 0,25 0,25 56 26 Fe : Điện tích hạt nhân là 26+, số n = 30 Số p = e = 26 0,25 0,25 Câu 4. R có cấu hình electron là: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 . Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn? Đáp án: Vị trí của nguyên tố R: + Ô thứ 15, chu kì 3 + Nhóm VA 0,5 0,5 Câu 5. Trong tự nhiên đồng tồn tại 2 đồng vị: 63 29 Cu và 65 29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,546. Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị. Đáp án: Gọi phần trăm đồng vị 63 29 Cu và 65 29 Cu lần lượt là x và (100 – x). Ta có: Cu 63.x + 65.(100 - x) A = 100 = 63,546 ⇒ x = 72,7% Vậy % 63 29 Cu = 72,7% và % 65 29 Cu = 27,3% 0,25 0,25 0,5 Câu 6. a) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại và tính phi kim biến đổi như thế nào? b) Sắp xếp tính kim loại tăng dần của các nguyên tố: Al (Z = 13), Na (Z = 11), Mg (Z = 12), K (Z = 19). Đáp án: a) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần. b) Tính kim loại tăng dần: Al < Mg < Na < K. *Lưu ý: HS viết cấu hình electron nguyên tử, xác định chu kì, nhóm (đạt 0,25 điểm) 0,5 0,5 Câu 7. a) Cho độ âm điện của các nguyên tố: C : 2,55 ; O : 3,44 ; Ca : 1,0 ; F : 3,98. Xác định loại liên kết hoá học trong các chất sau: CO 2 , CaF 2 . b) Xác định số oxi hoá của S trong hợp chất K 2 SO 4 , số oxi hoá của Mn trong ion MnO 4 2– ? Đáp án: a) Phân tử CO 2 : Hiệu độ âm điện = 3,44 – 2,55 = 0,89 ⇒ liên kết trong phân tử CO 2 là liên kết cộng hoá trị có cực. Phân tử CaF 2 : Hiệu độ âm điện = 3,98 – 1,0 = 2,98 ⇒ liên kết trong phân tử CaF 2 là liên kết ion. 0,25 0,25 b) Hợp chất K 2 SO 4 : Gọi số oxi hoá của S là a. Ta có: (+1).2 + a.1 + (-2).4 = 0 ⇒ a = +6 Ion MnO 4 2- : Gọi số oxi hoá của Mn là a. Ta có: a.1 + (-2).4 = -2 ⇒ a = +6 0,25 0,25 . MnO 4 - : G i số oxi hoá của Mn là a. Ta có: a.1 + (-2).4 = -1 a = +7 0,25 0,25 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC: 2013 – 2014. MÔN : HOÁ HỌC 10. TH I GIAN: 45 PHÚT. ĐỀ 2 CÂU H I – ĐÁP ÁN I M Câu. Na 2 SO 4 , số oxi hoá của Mn trong ion MnO 4 – ? Câu 8 (1 i m). Cho 10 gam một kim lo i R thuộc nhóm IIA tác dụng hoàn toàn v i nước tạo ra 5,6 lít khí H 2 (đktc). Xác định kim lo i R ? (Biết H =. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Ngày KT: 14/12/2013 MÔN : HOÁ HỌC 10 (Th i gian làm b i: 45 phút) Đề 1 Câu 1 (1 i m). a) Trong hạt nhân của các nguyên tử được

Ngày đăng: 24/07/2015, 14:33

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan