1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp về việc tận dụng phế liệu mùn cưa trong sản xuất gỗ của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai

31 839 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 720,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Nhiên liệu – hay gọi là nguồn năng lượng là một điều kiện vật chất để xã hội phát triển. Ngay từ thời tiền sử xa xưa loài người liên tục tìm kiếm các nguồn nhiên liệu, năng lượng để nấu ăn và sưởi ấm. Đối với mỗi quốc gia, việc thiếu nguồn năng lượng, hiệu suất sử dụng năng lượng thấp luôn luôn là lực cản ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế đất nước. Các nước phát triển trên thế giới đều nhận thức được việc tiết kiệm năng lượng và liên tục nghiên cứu để khai thác và tận dụng tối đa các nguồn năng lượng nhiên liệu tái sinh. Họ đánh giá cao tầm quan trọng của nhiên liệu tái sinh trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời bảo vệ môi trường. Việt Nam là một nước có nguồn nhiên liệu năng lượng tương đối phong phú, nhưng việc sử dụng tài nguyên đó chưa được hợp lý và triệt để. Nước ta là một nước nông nghiệp, hàng năm thải ra một lượng lớn đến hàng chục triệu tấn các chất thải (sinh khối) như trấu, vỏ cà phê, mùn cưa,… Sử dụng nguồn sinh khối này một cách thích hợp sẽ đem lại cơ hội mới cho Nông nghiệp và mang lại lợi ích cho môi trường, xã hội. Qua thời gian thực tập tại Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai và đặc biệt sau chuyến tham quan quy trình sản xuất đồ gỗ của Công ty em nhận thấy một lượng lớn mùn cưa chưa được tận dụng một cách triệt để. Chính vì vậy, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu công tác xử lý phế phẩm mùn cưa và hình thành nên đề tài luận văn: “Giải pháp về việc tận dụng phế liệu mùn cưa trong sản xuất gỗ của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai” Nội dung luận văn của em gồm 3 Chương: Chương 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp Chương 2: Công tác xử lý phế liệu mùn cưa trong sản xuất gỗ của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai Chương 3: Giải pháp về việc tận dụng mùn cưa cho sản xuất phụ. Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp a.Tên gọi Công ty: Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai Tên giao dịch đối ngoại: HAGL Joint Stock Company Slogan: Đoàn kết là sức mạnh Logo của Công ty: Địa chỉ: Số 15 Trường Chinh, Phường Phù Đổng, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5900 377 720 do Sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 01 tháng 06 năm 2006 Điện thoại: 0593 820288 Fax: 0593 820007 Website: www.hagl.com.vn Mã số thuế: 5900377720 Vốn điều lệ (tính đến 30/12/2010): 4.672.805.900.000 VNĐ b.Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển: Khởi nghiệp từ năm 1990, tiền thân của Công ty là một xưởng nhỏ đóng bàn ghế cho học sinh. Năm 1993: Xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh được thành lập. Khánh thành nhà máy chế biến gỗ nội thất và ngoài trời tại Gia Lai. Năm 2002: Mở rộng thêm một nhà máy chế biến gỗ nội thất tại Gia Lai. Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai ra đời sau khi UBND Tỉnh Gia Lai ra quyết định chính thức chuyển giao đội bóng đá cho xí nghiệp. Năm 2004: Khai trương hoạt động HAGL Resort Qui Nhơn Năm 2005: Khai trương hoạt động HAGL Resort Đà Lạt Năm 2006:Xí nghiệp chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần và đổi tên là Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai với vốn điều lệ ban đầu 296 tỷ đồng. Đại hội cổ đông lần đầu được tổ chức thành công tại HAGL Hotel Pleiku. Năm 2007: Sáp nhập các Công ty Hoàng Anh Quy Nhơn, Hoàng Anh Sài Gòn và Công ty CP kinh doanh nhà Hoàng Anh vào Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Năm 2008: Kí hợp đồng tài trợ 19 triệu USD cho chính phủ Lào xây dựng “Khu nhà ở vận động viên SEAGames 2009” Năm 2009: Khởi công dự án khu căn hộ cao cấp Golden House (Tp.HCM) Được Chính Phủ Lào cấp phép khảo sát 1 mỏ sắt trữ lượng 20 triệu tấn, đã kết thúc thăm dò và chuẩn bị khai thác. c.Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp: • Chức năng: Hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, cao su, thủy điện, khoáng sản và bất động sản là ngành chủ lực, tạo thế phát triển bền vững. • Nhiệm vụ: Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần, khuyến khích cán bộ, công nhân viên tạo ra nhiều giá trị mới cho cổ đông và toàn xã hội. • Ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng và kinh doanh căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê - Trồng, khai thác và chế biến các sản phẩm từ cây cao su - Đầu tư xây dựng và khai thác thủy điện - Khai thác và chế biến khoáng sản - Sản xuất và phân phối đồ gỗ, đá granite 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: a.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty: Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Ban kiểm soát Ban thư ký Các chi nhánh Hội sở chính Văn phòng đại diện Phòng nhân sự Phòng kế toán- tài chính Phòng kế hoạch- đầu tư Phòng xây dựng cơ bản Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty b.Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ Công ty. Đại Hội Đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHCĐ quyết định. Hội đồng quản trị xây dựng định hướng, chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của ĐHCĐ thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị gồm (07) bảy thành viên. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ tối đa là 5 năm và có thể được bầu lại tại cuộc họp Đại Hội Cổ Đông tiếp theo. Ban kiểm soát: Là tổ chức giám sát , kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh; trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông.Ban kiểm soát gồm 3 thành viên với nhiệm kì 5 năm do ĐHCĐ bầu ra. Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định tất cả các vấn đề hằng ngày của Công ty. Các chi nhánh: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Công ty, có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng và phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của Công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý của chi nhánh gồm Giám đốc chi nhánh, các Phó giám đốc chi nhánh, trưởng các phòng, ban, bộ phận. Văn phòng đại diện: Là đơn vị tham mưu của Công ty, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của Công ty và bảo vệ lợi ích đó. Hội sở chính:  Phòng Kế toán-Tài chính: Chỉ đạo tổ chức và hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận kế toán ở văn phòng và các đơn vị trực thuộc Công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện theo chế độ hiện hành. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, đánh giá đúng đắn và kịp thời các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ trên cơ sở hợp nhất với các báo cáo tài chính của Công ty con. Điều phối chính xác và kịp thời các dòng tiền của Công ty.  Phòng nhân sự: Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu Công ty, công tác lễ tân, hành chính phục vụ. Ngoài ra, tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc các vấn đề về tổ chức bộ máy và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty. Tuyển dụng nhân sự, phát triển nguồn lực cho Công ty.  Phòng Kế hoạch- Đầu tư: Xây dựng kế hoạch hành động toàn Công ty. Chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra tình hình hoạch định và thực hiện kế hoạch ở các đơn vị, phòng ban từ khâu xác định nhóm hoạch định, xây dựng kế hoạch quyết định, các kế hoạch chi tiết, sử dụng, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch. Lập dự án đầu tư, thực hiện các thủ tục đầu tư, quản lý hồ sơ dự án đầu tư.  Phòng xây dựng cơ bản: Thiết kế các công trình xây dựng có quy mô vừa và nhỏ, lập hồ sơ dự toán các công trình, giám sát thi công, nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công, quyết toán công trình. 3.Các nguồn lực của Công ty: a. Nhân lực: Bảng 1: Bảng cơ cấu nhân lực của Công ty Đơn vị: Người CHỈ TIÊU 08 09 10 SO SÁNH 2009/2008 2010/2009 T.ĐỐI TG.ĐỐI T.ĐỐI TG.ĐỐI Tổng số CBCNV 7.098 7.291 8.745 193 2,72% 1,454 19,94% GIỚI TÍNH + Nam + Nữ 3.279 3.819 3.412 3.879 4.630 4.115 133 60 4,06% 1,57% 1.218 236 35,7% 6,08% TÍNH CHẤT + LĐ trực tiếp + LĐ gián tiếp 5.985 1.113 6.009 1.282 6.967 1.778 24 169 0,4% 15,18% 958 496 15,94% 38,69% TRÌNH ĐỘ + Trên đại học + ĐH&Cao đẳng + Trung cấp + LĐPT 10 350 700 6.038 12 499 718 6.062 30 850 925 6.940 2 149 18 24 20% 42,57% 2,57% 0,4% 18 351 207 878 150% 70,34% 28,83% 14,48% (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Qua 3 năm 2008-2010, tổng số lao động của Công ty đã tăng lên, tính đến thời điểm hiện nay (2010), Công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 8.745 người. Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực song chủ yếu là khách sạn, cao su, thủy điện, sản xuất gỗ nội thất, khoáng sản do vậy, tùy theo từng vị trí và yêu cầu công việc sẽ khác nhau nhưng nói chung điều kiện cần và đủ là người lao động phải có trình độ, năng lực thứ hai là sức khỏe, sự năng động, sáng tạo trong công việc. Qua bảng Cơ cấu lao động trên, thấy: -Về tính chất lao động, Công ty cần nhiều lao động phổ thông tại các vị trí như chà bóng, cưa đá (ở nhà máy đá), khoan đục, ép veneer (nhà máy gỗ), bảo vệ, lái xe, vận chuyển…và cũng vì quy mô Công ty khá rộng nên lao động trực tiếp tăng đều qua các năm từ 5.985 người năm 2008 đến 6.967 năm 2010 đồng thời số lao động gián tiếp cần cho các vị trí quản lý bộ phận cũng tăng từ 1.113 năm 2008 lên 1.282 năm 2009 và 1.778 năm 2010. Như vậy số liệu lao động phân theo tính chất phù hợp với quy mô và loại hình kinh doanh của Công ty. -Với tính chất lao động như thế nên điều dễ hiểu là lao động có trình độ học vấn trung cấp, lao động phổ thông tương đối cao. Với trình độ trung cấp từ 700 người năm 2008 tăng lên 718 người năm 2009 và 925 người năm 2010 còn số lao động phổ thông là 6.038 người (2008) đến 6.063 người (2009) và 6.940 người (2010). Một dấu hiệu đang phấn khởi là đội ngũ lao động có trình độ Đại học trở lên tăng 150% (năm 2010 so với 2009) tức, từ 12 người (2009) lên 30 người(2010) và trình độ ĐH&CĐ cũng tăng cao từ 350 người (2008) đến nay(2010) là 850 người, một số lượng tăng đáng kể, do Ban lãnh đạo Công ty đã thấy tầm quan trọng khi nâng trình độ cho mỗi cá nhân sẽ tăng chất lượng của cả đội ngũ công nhân viên. -Về giới tính, Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực như đã nói ở trên,thủy điện, khoáng sản,sản xuất gỗ nội thất, dịch vụ…nên thu hút được nhiều lao động cả nam và nữ, do vậy mà ta thấy tỷ lệ nam,nữ trong Công ty là tương đối đều, không chênh lệch nhau quá và tăng đều qua các năm. b.Vốn: Vốn và nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua Bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu vốn của Công ty Đơn vị: ngàn VNĐ CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh tăng/giảm 2009 so với 2008 So sánh tăng/giảm 2010 so với 2009 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng vốn 6.334.821.204 100 8.871.560.333 100 12.196.211.274 100 2.536.739.129 40 3.324.650.941 37,48 Chia theo sở hữu VCSH 3.634.715.007 57,38 4.199.206.751 47,33 5.127.654.526 42,04 564.491.744 15,53 928.447.775 22,11 Vốn vay 2.700.106.197 42,62 4.672.353.582 52,67 7.068.556.748 57,96 1.972.247.385 73,04 2.396.203.166 51,28 Chia theo tính chất VCĐ 2.323.140.479 36,67 4.346.767.572 49 4.792.656.182 39,3 2.023.627.093 87,12 445.888.610 10,26 VLĐ 4.011.680.725 63,33 4.524.792.761 51 7.403.555.092 60,7 513.112.036 12,79 2.878.762.331 63,62 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua Bảng Cơ cấu vốn của Công ty ta thấy: Về khối lượng vốn: Tổng vốn của Công ty năm 2009 tăng 40% (từ 6.334.821.204 ngàn VNĐ (2008) đến 8.871.560.333 ngàn VNĐ (2009)). Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 37,48% và đạt mức 12.196.211.274 ngàn VNĐ. Nhìn chung Tổng vốn tăng đều qua 3 năm và khá ổn định. Về cơ cấu vốn: -Xét theo quyền sở hữu: Vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm (năm 2008 là 3.634.715.005 ngàn VNĐ; năm 2009 là 4.199.206.751 ngàn VNĐ và năm 2010 là 5.127.654.526 ngàn VNĐ) tuy nhiên tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn lại có sự giảm nhẹ, từ 57,38% (2008) đến 47,33% (2009) và năm 2010 là 42,04% điều này có nghĩa là tỷ trọng vốn vay trong Tổng vốn tăng đáng kể và đạt 57,96% (2010). Chứng tỏ Công ty đã biết khai thác đòn bẩy tài chính song vẫn tự chủ về tài chính, điều này giúp cho doanh nghiệp không ở trong tình trạng rủi ro tài chính cao. Tập đoàn đã cân đối hài hòa giữa việc sử dụng nguồn VCSH và nợ vay trong việc đầu tư cho các dự án và cho hoạt động sản xuất kinh doanh. -Xét theo tính chất: lượng Vốn lưu động năm 2008 là 4.011.680.725 ngàn VNĐ (63,33%) năm 2009 tăng nhẹ, đạt 4.524.792.761 ngàn VNĐ (51%) năm 2010 tiếp tục tăng và đạt được 7.403.555.092 ngàn VNĐ (60,7%). Nhìn chung Vốn lưu động của Công ty chiếm tỷ trọng lớn, có vẻ chưa phù hợp nhiều với đặc thù kinh doanh của Công ty (sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và nội thất là truyền thống). Vốn cố định cũng tăng qua các năm, năm 2009 tăng 87,12% và năm 2010 chỉ tăng 10,26% c.Cơ sở vật chất kỹ thuật:  Tài sản cố định hữu hình: Tình hình vật tư, tài sản cố định hữu hình của Công được thể hiện qua Bảng 5: Tài sản cố định hữu hình.Tài sản giảm chủ yếu là do phân loại tài sản ròng của 2 chi [...]... Tuyệt đối 2.485.105.989 % 131,8 tăng W và V (8/7) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC XỬ LÝ PHẾ LIỆU MÙN CƯA TRONG SẢN XUẤT GỖ CỦA CÔNG TY CP HOÀNG ANH GIA LAI 1.Quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất của Công ty: Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất Nguyên liệu tự nhiên :Gỗ tròn Nguyên liệu nhân tạo :Gỗ ghép Tẩm,sấy Lạng verneer Dán Ghép,tạo phôi Định hình Xử lý bề mặt (chà nhám) Sơn Lắp... nhanh chóng, tiện lợi  Không mất chi phí đầu tư cho việc xử lý mùn cưa  Công tác quản lý dễ dàng, không tốn nhiều nhân lực c.Nhược điểm:  Thu nhập có thêm không cao so với việc tận dụng mùn cưa cho sản xuất phụ  Số lượng mùn cưa mỗi tháng, mỗi năm quá nhiều trong khi nhu cầu mua mùn cưa lại ít, có những tháng doanh nghiệp có tình trạng “cho không không ai lấy” CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ VIỆC TẬN DỤNG... Gia Lai đã đầu tư quy trình sản xuất hiện đại và tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu chất lượng để tạo ra sản phẩm tốt nhất trên thị trường Quy trình sản xuất khép kín, chủ động đầu vào – đầu ra đem lại sức cạnh tranh đặc biệt cho sản phẩm của Hoàng Anh Gia Lai • Nguyên liệu gỗ tròn – gỗ xẻ: Hoàng Anh Gia Lai đang sở hữu nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào từ Nam Lào Đó là 300.000m3 gỗ tròn thu từ khai hoang rừng... vênh khi đưa vào sử dụng • Gỗ veneer: Chất liệu đặc trưng của sản phẩm đồ gỗ Hoàng Anh Gia Lai là veneer xoan đào Công ty có 3 máy lạng veneer hiện đại và nhà xưởng cắt may với trên 300 công nhân chuyên sản xuất ở khâu veneer • Định hình mẫu mã theo quy cách sản phẩm: Hoàng Anh Gia Lai có một đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm đảm trách ở bộ phận lắp ráp Sản phẩm sau khi được... Làm hương liệu sản xuất nhang (hương)  Trồng nấm (mộc nhĩ, linh chi (mùn cưa cao su, mùn cưa của những     loại gỗ có mủ trắng)) Gỗ ép công nghiệp, ván ocal Trồng rau mầm Nhiên liệu đốt cho các lò nấu nướng hộ gia đình nông thôn Phân bón cho đất 3 .Công tác xử lý mùn cưa của doanh nghiệp: a Thực trạng: Mùn cưa và đầu mẩu gỗ vụn xuất hiện nhiều nhất và chủ yếu là ở khâu Tạo phôi Gỗ được xẻ ra tạo... Nhơn của Công ty đã được chấp thuận để thanh lý cho bên thứ 3 Tại ngày lập báo cáo này, các thủ tục pháp lý của việc chuyển nhượng chưa hoàn tất  Tài sản cố định vô hình: Tình hình vật tư, tài sản cố định vô hình của Công ty được thể hiện qua Bảng 6: Tài sản cố định vô hình .Trong năm 2010, Công ty Cổ phần Cao su Hoàng Anh Quang Minh ,công ty con, đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá trị doanh... số gỗ trị giá 15 triệu USD Chính phủ Lào trả nợ cho Hoàng Anh, đây là số tiền Chính phủ Lào dã vay để xây dựng Làng SEA Games năm 2009 Việc chủ động nguồn gỗ hợp pháp, Hoàng Anh Gia Lai sẽ hạ được giá thành sản xuất nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng sản phẩm, nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường Nhà xưởng xẻ CD với khối lượng 20.000m3/năm đáp ứng tốt năng lực sản xuất của các nhà máy gỗ thuộc Công. .. lò sưởi, lò đốt viên ném mùn cưa Hình ảnh 1: Lò đốt viên nén mùn cưa  Có thể dung dể sản xuất điện với máy phát điện sử dụng nhiên liệu sinh học Hình ảnh 2: Máy phát điện sử dụng viên nén mùn cưa  Lót chuồng cho vật nuôi để trong nhà như nhím, thỏ, chuột bạch… Hình ảnh 3: Viên nén mùn cưa lót chuồng cho vật nuôi 2.Quy trình sản xuất viên nén mùn cưa xuất khẩu: Tạo nguyên liệu có kích thước phù hợp... đồ 3: Quy trình sản xuất viên nén xuất khẩu  Tạo nguyên liệu có kích thước phù hợp cho sản xuất: Đóng gói viên nén Đối với nguyên liệu sản xuất viên nén có yêu cầu về kích thước nhở hơn hoặc bằng 5 mm ví dụ như mùn cưa trong tinh chế, cưa xẻ gỗ, mùn cưa từ tre lứa và dăm bào có kích thước không quá lớn Đối với đầu mẩu gỗ, gỗ vụn, cành cây, than cây thì chúng ta có thể dùng máy nghiền gỗ để nghiền tất... lấy” CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ VIỆC TẬN DỤNG MÙN CƯA CHO SẢN XUẤT PHỤ 1.Giới thiệu về viên nhiên liệu (Biomass)- viên nén mùn cưa (wood pellerts) Viên ném mùn cưa (wood pellets) là một loại nhiên liệu sinh khối làm bằng mùn cưa được ép trong quá trình vận tốc cao làm cho nó nén thành dạng viên nhỏ  Ưu điểm của Viên nén mùn cưa:  Thân thiện môi trường: viên nén mùn cưa phát hành những lượng khí thải và tro . Giới thiệu chung về doanh nghiệp Chương 2: Công tác xử lý phế liệu mùn cưa trong sản xuất gỗ của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai Chương 3: Giải pháp về việc tận dụng mùn cưa cho sản xuất phụ. Chương. cứu công tác xử lý phế phẩm mùn cưa và hình thành nên đề tài luận văn: Giải pháp về việc tận dụng phế liệu mùn cưa trong sản xuất gỗ của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai Nội dung luận văn của em. toán) CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC XỬ LÝ PHẾ LIỆU MÙN CƯA TRONG SẢN XUẤT GỖ CỦA CÔNG TY CP HOÀNG ANH GIA LAI 1.Quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất của Công ty: Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất Nguyên liệu

Ngày đăng: 24/07/2015, 13:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w