UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GD - ĐT LƯƠNG TÀI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: SINH HỌC 8 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: (2,5 điểm) 1. Phân biệt các loại mô cơ. 2. Tại sao người ta lại gọi là cơ vân? 3. Bản chất và ý nghĩa của sự co cơ. Câu 2 ( 1,5 điểm) Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột Mantôzơ Glucôzơ a, Chặng 1 và 2 có thể thực hiện ở những bộ phận nào của ống tiêu hóa và sự tham gia của các Enzim nào ?. b, Tại sao khi vỗ béo lợn, người ta thường bổ xung thêm tinh bột vào khẩu phần ăn ?. Câu 3: ( 2 điểm) Huyết áp là gì? Chỉ số đo huyết áp phản ánh điều gì? Nêu những nguyên nhân làm thay đổi huyết áp? Câu 4 (2,0 điểm): Em hiểu thế nào là hô hấp trong, quá trình đó diễn ra như thế nào? Câu 5 (2 điểm) 1- Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích? 2- Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha. 1 2 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG TÀI ĐÁP ÁN CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: SINH HỌC 8 Câu 1: (2,5 điểm) Phân biệt các loại mô cơ. Đặc điểm Mô cơ vân Mô cơ trơn Mô cơ tim Hình dạng Hình trụ dài Hình thoi, đầu nhọn Hình trụ dài Cấu tạo Tế bào có nhiều nhân, có vân ngang Tế bào có một nhân, không có vân ngang Tế bào phân nhánh, có nhiều nhân Chức năng Tạo thành bắp cơ gắn với xương trong hệ vận động Thành phần cấu trúc một số nội quan Cấu tạo nên thành tim Tính chất Hoạt động theo ý muốn Hoạt động không theo ý muốn Hoạt động không theo ý muốn 1.0 0,25 0,25 0,25 0,25 Mỗi sợi cơ có các tơ cơ mảnh, tơ cơ dày xen kẽ tạo ra các đoạn màu sáng và sẫm xen kẽ nhau. Tập hợp các đoạn sáng, sẫm của tế bào cơ tạo thành các vân ngang nên người ta gọi là cơ vân. 0,5 Bản chất của sự co cơ: Các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại. Ý nghĩa của sự co cơ trong cơ thể: Các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dàylàm tế bào cơ ngắn lại bó cơ ngắn lại bắp cơ co ngắn, bụng cơ phình to xương cử động cơ thể hoạt động. 0,5 0,5 Câu 2: (1,5 điểm). Chặng 1: ở khoang miệng và ruột non với sự tham ra của men Amilaza. Chặng 2: ở ruột non: Sự tham gia của men Mantaza. 0,5 Vì : Tinh bột dưới tác dụng của Enzim tiêu hoá biến đổi thành Glucôzơ. Khi lượng Glucôzơ trong cơ thể người quá nhiều được chuyển hoá thành Lipít. Nên cho Lợn ăn thêm tinh bột lợn sẽ béo. 1.0 Câu 3 (2 điểm) * Huyết áp: Là áp lực của dòng máu tác dụng lên thành mạch trong quá trình di chuyển, huyết áp do lực co tâm thất tạo ra 0,25 * Chỉ số huyết áp. - Huyết áp tối đa là huyết áp tạo ra khi tâm thất co. ở người bình thường chỉ số huyết áp tối đa khoảng 120 mmHg - Huyết áp tối thiểu là huyết áp xuất hiện khi tâm thất giãn ra. Ở người bình thường huyết áp tối thiểu khoảng từ 70 – 80 mmHg - Chỉ số huyết áp biểu thị trạng thái của hệ tim mạch và tình trạng sức khỏe. Huyết áp thường thay đổi xung quanh các chỉ số trên. Nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp đều biểu hiện tình trạng sức khỏe không bình thường 0.75 * Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ( có ba nguyên nhân làm thay đổi huyết áp trong cơ thể) - Nguyên nhân thuộc về tim:Tim co bóp nhanh mạnh tạo nên lực di chuyển 1.0 máu lớn do đó làm tăng huyết áp và ngược lại + Khi cơ thể hoạt động mạnh, tim tăng cường co bóp để tăng lực đẩy máu di chuyển để cung cấp đủ ôxi cho tế bào nên huyết áp tăng + Cảm xúc mạnh như sợ hãi, vui quá mức gây ảnh hưởng đến dây thần kinh giao cảm làm tim đập nhanh mạnh, làm huyết áp tăng + Một số hóa chất như: Nicôtin, rượu, cafêin…khi vào máu tác động vào tim làm tim đập nhanh cũng gây tăng huyết áp - Nguyên nhân thuộc về mạch: mạch càng kém đàn hồi, khả năng co giãn kém, huyết áp tăng, trường hợp này thường gặp ở những người cao tuổi - Nguyên nhân thuộc về máu: máu càng đậm đặc lực tác dụng lên mạch càng lớn, huyết áp càng tăng. Ngoài ra chế độ ăn uống có liên quan đến thành phần hòa tan trong máu cũng làm thay đổi huyết áp. Ví dụ như ăn mặn quá lượng muối khoáng hòa tan trong máu tăng cũng là nguyên nhân tăng huyết áp Câu 4 ( 2 điểm ). * Hô hấp trong: Là quá trình trao đổi khí giữa máu với các tế bào. - Quá trình hô hấp trong: + Máu đỏ tươi, giàu ôxi được tim chuyển đến các tế bào. Tế bào luôn tiêu dùng ôxi trong quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào (dị hóa) nên nồng độ ôxi luôn luôn thấp hơn so với nồng độ ôxi trong máu từ tim chuyển tới, trong khi đó nồng độ khí CO 2 do quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ tạo ra, luôn luôn cao. + Kết quả là xảy ra quá trình trao đổi khí giữa máu với các tế bào thông qua nước mô nhờ hiện tượng khuếch tán: ôxi từ máu chuyển sang tế bào để thực hiện sự hô hấp trong (thực chất là quá trình dị hóa); sản phẩm của quá trình này là CO 2 và H 2 O. CO 2 do tế bào sinh ra được chuyển sang máu, máu nhiễm khí CO 2 trở thành máu đỏ thẫm và được chuyển về tim để đưa lên phổi, thực hiện trao đổi khí ở phổi. * Tóm lại: Hô hấp ngoài tạo điều kiện cho hô hấp trong, thực chất là quá trình dị hóa, trong đó có sự phân giải các chất hữu cơ nhờ ôxi, tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào, đồng thời tạo ra các sản phẩm phân hủy trong đó có CO 2 . Ôxi được lấy từ trong không khí hít vào và CO 2 được đưa ra ngoài cơ thể trong không khí thở ra. 1.0 1.0 Câu 5 ( 2 điểm) 1- Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3% ) + Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ trước bên còn lại và rễ sau còn. + Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên còn lại bị đứt. + Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt. … * Giải thích: rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần 1.0 kinh đi qua cơ quan phản ứng (cơ chi) - Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần kinh. 2- Tại sao nói dây thần tủy là dây pha. - Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau + Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các cơ quan + Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy sống. - Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy Dây thần kinh tủy là dây pha. 1.0 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG TÀI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: SINH HỌC 8 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: (2 điểm) Thành phần hóa học và tính chất của xương. Vì sao ở người già xương dễ bị gãy và khi gãy thì chậm phục hồi? Câu 2: (2 điểm) a) Trình bày cấu tạo chủ yếu của dạ dày. b) Thế nào là ăn uống hợp lý đúng cách? Ăn uống hợp lý đúng cách có lợi gì? Câu 3 (1,5 điểm) Thành phần của nước tiểu đầu khác với máu như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó ? Câu 4: (2,5 điểm) Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí. a) Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu? b) So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu? c) Ý nghĩa của việc của hô hấp sâu? ( Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml ). Câu 5. ( 2.0 điểm ) a. Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức phận của hồng cầu. b. Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng? UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG TÀI ĐÁP ÁN CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: SINH HỌC 8 Câu 1( 2 điểm) * Thành phần hóa học của xương gồm: - Chất vô cơ: Là các muối khoáng (Chủ yếu là muối Ca) - Chất hữu cơ (Chất cốt giao) * Tính chất của xương: - Tính bền chắc (do chất vô cơ tạo nên) - Tính mềm dẻo (do chất cốt giao tạo nên) * Giải thích Người già dễ bị gãy xương và chậm phục hồi là do: - Tỉ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ trong xương thay đổi theo lứa tuổi. - Ở người già, tỉ lệ chất hữu cơ giảm xương giảm tính dẻo và đàn hồi, trở nên xốp, giòn nên dễ bị gãy khi có va chạm mạnh. - Ở người già, sự phân hủy cao và quá trình tạo xương chậm (ở màng xương và sụn tăng trưởng) nên khi xương bị gãy, rất chậm phục hồi và không chắc chắn. 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 2 ( 2 điểm) a) Cấu tạo dạ dày - Dạ dày có hình túi thắt 2 đầu ( đầu trên là tâm vị, đầu dưới là môn vị) với dung tích khoảng 3 lít. - Dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản: Màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc. - Lớp cơ rất dày và khỏe, gồm 3 loại : cơ vòng, cơ dọc, và cơ chéo. - Lớp niêm mạc có các tế bào tiết chất nhày và nhiều tuyến tiết dịch vị b) Ăn uống đúng cách là: - Ăn chậm, nhai kĩ - Ăn đúng giờ, đúng bữa. - Ăn uống hợp khẩu vị và trong bầu không khí vui vẻ. - Sau khi ăn phải nghỉ ngơi, tránh lao động nặng * Ăn uống đúng cách sẽ giúp các cơ quan trong hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, do đó hiệu quả tiêu hóa cao hơn và góp phần bảo vệ hệ tiêu hóa 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 3 (1,5đ) * Thành phần nước tiểu đầu khác máu: - Nước tiểu đầu không có các tế bào máu và các protein có kích thước llớn. - Máu có các tế bào máu và protein có kích thước lớn *Giải thích sự khác nhau: - Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở nang cầu thận - Quá trình lọc máu ở nang cầu thận diển ra do sự chênh lệch áp suất giữa máu và nang cầu thận ( áp suất lọc) phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc -Màng lọc và vách mao mạch vơí kích thước lỗ lọc là 30-40 Ả -Nên các tế bào máu và phân tử protein có kích thước lớn nên không 0,25 0,25 1đ qua được lỗ lọc Câu 4: (2,5 điểm) a/ Theo đề bài ra, khi người ta hô hấp bình thường khí lưu thông trong 1 phút là : 18.420 = 7560 (ml) - Lưu lượng khí ở khoảng chết mà người đó hô hấp thường là ( vô ích ): 18.150 = 2700 (ml) - Lượng khí hữu ích 1 phút hô hấp thường là: 7560 – 2700 = 4500 (ml) b/ Khi người đó hô hấp sâu: - Lưu lượng khí lưu thông là: 12.620 = 7460 (ml) - Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết là: 12.150 = 1800 (ml) - 1 phút người đó hô hấp sâu với lưu lượng khí là : 7460 – 1800 = 5660 (ml). d/ Lượng khí hô hấp sâu hơn hô hấp thường là: 5660 – 4500 = 1160 (ml) 1 1 0,5 Câu 5 ( 2 điểm) Hình Dạng Hình dĩa, lõm 2 mặt Làm tăng diện tích tiếp xúc của HC với O 2 và CO 2 Cấu tạo Không có nhân Giảm bớt tiêu tốn năng lượng cho HC trong khi làm việc. Có Hemoglobin Kết hợp lỏng lẻo với O 2 và CO 2 ; giúp vận chuyển và trao đổi các khí dễ dàng. Có số lượng nhiều Vận chuyển được nhiều khí cho cơ thể khi lao động nhiều, kéo dài Giải thích - Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì: + Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm. + Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người . 1đ 1 đ . TÀI PHÒNG GD - ĐT LƯƠNG TÀI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: SINH HỌC 8 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: (2,5 điểm) 1. Phân biệt các loại mô cơ. 2. Tại sao người. TÀI PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG TÀI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: SINH HỌC 8 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: (2 điểm) Thành phần hóa học và tính chất của xương GD&ĐT LƯƠNG TÀI ĐÁP ÁN CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: SINH HỌC 8 Câu 1( 2 điểm) * Thành phần hóa học của xương gồm: - Chất vô cơ: Là các muối khoáng (Chủ yếu là muối