PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HUYỆN Năm học: 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh" thuộc thể loại truyện nào? A. Thần thoại B. Tryện cổ tích C. Truyền thuyết D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Nghệ thuật nổi bật nhất của truyện cười là gì? A. Kể chuyện hấp dẫn B. Tạo tình huống gây cười C. Xây dựng nhân vật D. Xây dựng ngôn ngữ đối thoại Câu 3. Trong các cụm từ sau, cụm từ nào là cụm động từ? A. Đời Hùng Vương thứ sáu B. Hai vợ chồng ông lão C. Chăm chỉ làm ăn D. Một đứa con Câu 4. Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" là sáng tác của nhà văn nào? A. Đoàn Giỏi B. Tô Hoài C. Nguyễn Tuân D. Tạ Duy Anh Câu 5. Trong các từ sau, từ nào là từ láy? A. Vuông vức B. Mặt mũi C. Mồm mép D. Ao ước Câu 6. Phép tu từ nổi bật trong câu văn: "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát giao vừa lia qua." là gì? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 7. Cảnh mặt trời mọc trên biển trong văn bản "Cô Tô" được tả như thế nào? A. Dịu dàng và bình lặng B. Rực rỡ và tráng lệ C. Duyên dáng và mềm mại D. Hùng vĩ và lẫm liệt Câu 8. Mục đích của văn bản miêu tả là gì? A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc B. Nêu nhận xét, đánh giá C. Trình bày diễn biến sự việc D. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Hoán dụ là gì? Xác định biện pháp tu từ hoán dụ trong câu thơ sau: "Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm." (Hoàng Trung Thông) Câu 2: (2,0 điểm) Nêu khái quát nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu trong truyện "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh? Câu 3: (5,0 điểm) Em hãy tả lại hình ảnh người thân yêu trong gia đình mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ). HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của đề bài và hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng, sáng tạo và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn một vài lỗi nhỏ. II. Đáp án và thang điểm Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm thành phần như sau: PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) - Yêu cầu: Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm. - Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C B A B B D PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu Yêu cầu về nội dung Điểm Câu 1 (1,5 điểm) * Học sinh trả lời được thế nào là hoán dụ? - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. * Xác định được biện pháp tu từ hoán dụ trong các câu thơ: - Biện pháp hoán dụ: "Bàn tay" 0,75 đ 0,25 đ Câu 2 * Học sinh trình bày được khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản: - Nội dung: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện "Bức tranh của em gái tôi" cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em đã giúp cho người 1,5 đ (2,0 điểm) anh nhận ra phần hạn chế của chính mình. - Nghệ thuật tiêu biểu: Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật Cách kể chuyện hấp dẫn theo ngôi thứ nhất. 0,5 đ Câu 3 (5,0 điểm) * Yêu cầu về hình thức: - Bài viết phải đúng thể loại, kiểu bài văn tả người. - Có bố cục 3 phần (MB, TB, KB) lời văn có cảm xúc, trong sáng, thể hiện khả năng quan sát vào bài viết một cách hợp lí. * Yêu cầu về nội dung: 1. Mở bài: - Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải giới thiệu người được tả là ai? - Mối quan hệ giữa người được tả với bản thân mình ntn? * Các mức điểm: - Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu. - Điểm 0,25: Có phần mở bài nhưng chưa đạt yêu cầu. - Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn. 0,5 đ 2. Thân bài: * Yêu cầu: - Miêu tả ngoại hình: Giới thiệu về tuổi, nghề nghiệp, dáng người, khuôn mặt, mái tóc, trang phục, làm toát lên vẻ đẹp về hình dáng của người được tả - Tả cử chỉ: Tùy theo đối tượng được chọn tả để miêu tả cử chỉ khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau ,và nêu cảm nghĩ của bản thân về những cử chỉ đó - Tả hành động: Miêu tả lại một số hành động của người được tả ,hành động đó nói lên điều gì? - Lời nói: Khi bình thường, khi động viên, an ủi, lúc nghiêm khắc Thể hiện sự quan tâm của người đó đối với em ntn? - Nêu được nét riêng, chi tiết gây được tình cảm với bản thân mình nhiều nhất ở đối tượng được tả 1,5 đ 1,0 đ 0,5 đ 0,5 đ * Các mức điểm: - Điểm 4: Đảm bảo tốt yêu cầu trên, văn viết sâu sắc, sáng tạo, chữ viết cẩn thận, diễn đạt tốt. - Điểm 3: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá trôi chảy, chữ viết cẩn thận. - Điểm 2: Nội dung miêu tả chưa đủ, bài viết còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả - Điểm 1: Bài viết thiếu ý, chưa đảm bảo bố cục, nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt - Điểm 0: Không làm hoặc lạc đề, không đúng kiểu bài. 0,5 đ 3. Kết bài: * Yêu cầu - Nêu nhận xét chung và cảm nghĩ của bản thân về người được tả * Các mức điểm: - Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu. - Điểm 0,25: Có phần kết bài nhưng chưa đạt yêu cầu. - Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn. 0,5 đ * Lưu ý với câu 3 phần II: Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng các em có kỹ năng viết văn miêu tả hợp lí, bố cục chặt chẽ đảm bảo các ý trên vẫn cho điểm tối đa. Khuyến khích những bài có tính sáng tạo, miêu tả sâu sắc, văn viết có cảm xúc Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng chấm qua loa, đếm ý cho điểm. Điểm trừ đối với câu 3 phần II : Nếu sai từ 8 đến 10 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu trừ 0,5 điểm. Sai trên 10 lỗi trừ 1,0 điểm. * Lưu ý chung: Sau khi chấm điểm từng câu giám khảo nên cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh. + Điểm của toàn bài là điểm của các câu cộng lại, cho điểm lẻ đến 0,25 không làm tròn. ________________________________ . PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HUYỆN Năm học: 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm khách. dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của đề bài và hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong. sáng tác của nhà văn nào? A. Đoàn Giỏi B. Tô Hoài C. Nguyễn Tuân D. Tạ Duy Anh Câu 5. Trong các từ sau, từ nào là từ láy? A. Vuông vức B. Mặt mũi C. Mồm mép D. Ao ước Câu 6. Phép tu từ nổi