đề thi thử tn thpt môn hóa tỉnh quảng ninh có đáp án

6 807 3
đề thi thử tn thpt môn hóa tỉnh quảng ninh có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1/5 - Mã đề thi 628 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 05 trang) ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2014-2015 Môn: HÓA HỌC Ngày thi: 13/3/2015 Thời gian làm bài: 90 phút Họ, tên thí sinh:……………………………… Số báo danh:…………………………………… Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. ĐỀ GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH: Câu 1: Hỗn hợp A gồm hai este đơn chức X, Y có chung gốc axit (M x < M y) . Đun nóng m gam A với 400 ml dung dịch KOH 1M dư, khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch B và (m-12,6) gam hỗn hợp gồm hai andehit no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H 2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu được (m+6,68) gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của X trong A là A. 36,44%. B. 30,37%. C. 45,55%. D. 54,66%. Câu 2: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất? A. Vàng. B. Đồng. C. Nhôm. D. Bạc. Câu 3: X là hỗn hợp FeBr 3 và MBr 2 . Lấy 0,1 mol X nặng 25,84 gam tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 52,64 gam kết tủa. Xác định thành phần % về khối lượng của FeBr 3 trong X? A. 51,63% . B. 41,77% . C. 91,64% . D. 60,71%. Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO 3 và KMnO 4 , thu được O 2 và m gam chất rắn gồm K 2 MnO 4 , MnO 2 và KCl. Toàn bộ lượng O 2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc) có tỉ khối so với H 2 là 16. Thành phần % theo khối lượng của KMnO 4 trong X là A. 74,92%. B. 72,06%. C. 62,76%. D. C. 27,94%. Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm CH 4 , C 2 H 4 và C 2 H 2 . Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH 4 có trong hỗn hợp X là A. 20%. B. 50%. C. 40%. D. 25%. Câu 6: Cho 2,32 g Fe 3 O 4 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Thể tích dung dịch KMnO 4 0,5M tác dụng vừa đủ với X ( có H 2 SO 4 loãng dư làm môi trường ) là A. 88 ml. B. 44 ml. C. 40 ml. D. 20 ml. Câu 7: Phương pháp điều chế nào sau đây thu được 2-clobutan tinh khiết nhất, khi cho các chất tác dụng hoàn toàn với nhau theo tỉ lệ mol 1:1 A. but-2-en tác dụng với hiđroclorua. B. butan tác dụng với Cl 2 , chiếu sáng. C. buta-1,3-đien tác dụng với hiđroclorua. D. but-1-en tác dụng với hiđroclorua. Câu 8: Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch axit clohiđric: Nhóm 1: Cho 1 gam lá kẽm vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M. Nhóm 2: Cho 1 gam bột kẽm vào cốc đựng 300ml dung dịch axit HCl 2M. Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm 2 nhanh hơn ở thí nghiệm của nhóm 1 là do A. diện tích tiếp xúc bề mặt của bột kẽm lớn hơn lá kẽm. B. nhóm 2 dùng axit nhiều hơn. C. nồng độ kẽm bột lớn hơn. D. số mol của axit lớn hơn. Mã đề 628 Trang 2/5 - Mã đề thi 628 Câu 9: Có các hỗn hợp chất rắn (1) BaO, Al 2 O 3 , FeO ( tỉ lệ mol 1: 1 : 1) (2) Al, K, Al 2 O 3 ( tỉ lệ mol 1: 2: 1) (3) Na 2 O, Al ( tỉ lệ mol 1: 1) (4) K 2 O, Zn ( tỉ lệ mol 1: 1) Số hỗn hợp tan hết trong nước (dư) là A. 0. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl - mới tạo kết tủa với ion Ag + . B. Các ion F - , Cl - , Br - , I - đều tạo kết tủa với ion Ag + . C. Có thể nhận biết các ion F - , Cl - , Br - , I - chỉ bằng dung dịch AgNO 3 . D. Các ion Cl - , Br - , I - đều cho kết tủa màu trắng với ion Ag + . Câu 11: Hỗn hợp X gồm một anđehit, một axit cacboxylic và một este (trong đó axit và este là đồng phân của nhau). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O 2 , thu được 0,525 mol CO 2 và 0,525 mol nước. Nếu đem toàn bộ lượng anđehit trong X cho phản ứng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thì khối lượng Ag tạo ra là A. 32,4 gam. B. 21,6 gam. C. 16,2 gam. D. 64,8 gam. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol thu được 0,35 mol CO 2 và 0,6 mol H 2 O. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hết với 10,35 gam Na thu được (10 + m) gam chất rắn. Công thức của hai ancol trong X là A. CH 3 OH và C 2 H 4 (OH) 2 . B. CH 3 OH và C 3 H 6 (OH) 2 . C. C 2 H 5 OH và C 3 H 5 (OH) 3 . D. C 2 H 5 OH và C 3 H 6 (OH) 2 . Câu 13: Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là: A. axit fomic, anđehit fomic, glucozơ. B. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic. C. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ. D. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Câu 14: Cấu hình electron của nguyên tử X (Z = 13) là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 . Nhận xét không đúng là A. lớp M có 3 electron. B. lớp L có 8 electron. C. lớp ngoài cùng có 1 electron. D. lớp K có 2 electron. Câu 15: Điện phân 200 ml dung dịch chứa NaCl 0,5M; Fe(NO 3 ) 3 0,3M và Cu(NO 3 ) 2 0,3M bằng điện cực trơ có màng ngăn xốp đến khi khối lượng dung dịch giảm 5,63 gam thì dừng lại. Dung dịch sau điện phân có chứa A. NaNO 3 , Fe(NO 3 ) 2 , Cu(NO 3 ) 2 và HNO 3 . B. NaNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 và HNO 3 . C. NaNO 3 và NaOH. D. NaNO 3 và NaCl. Câu 16: Hỗn hợp X gồm glucozo và saccarozo. Thủy phân hết 7,02 gam hỗn hợp X trong môi trường axit thu được dung dịch Y . Trung hòa dung dịch Y rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thì thu được 8,64 gam Ag kết tủa. Phần trăm khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp X là A. 12,72%. B. 57,42%. C. 48,72%. D. 24,35%. Câu 17: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH có tạo ra glixerol? A. Glyxin. B. Saccarozơ. C. Metyl axetat. D. Triolein. Câu 18: Cho 2,76 gam chất hữu cơ X gồm C, H, O tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó chưng khô thì phần bay hơi chỉ có nước và còn lại 2 muối của Na có khối lượng 4,44 gam. Nung nóng 2 muối này trong oxi dư, phản ứng hoàn toàn thu được 2,464 lít CO 2 (ở đktc); 3,18 gam Na 2 CO 3 và 0,9 gam H 2 O. Biết công thức phân tử của X trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 2,76 gam X tác dụng với 80 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Số công thức cấu tạo phù hợp với X và giá trị của m là A. 2 và 6,16. B. 2 và 6,52. C. 3 và 6,52. D. 3 và 6,16. Câu 19: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe 2+ trong dung dịch? A. Cu. B. Mg. C. Ag. D. Fe. Câu 20: Có bao nhiêu đipeptit có thể tạo ra từ alanin và glixin? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 21: Cho một lượng hỗn hợp gồm Mg và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít khí H 2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H 2 (ở đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đã dùng lần lượt là A. 8,1 (g) và 9,6 (g). B. 4,8 (g) và 5,4 (g). C. 2,4 (g) và 5,4 (g). D. 2,4 (g) và 2,7 (g). Trang 3/5 - Mã đề thi 628 Câu 22: Nhiệt phân hoàn toàn 150 gam CaCO 3 thu được V lít khí CO 2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 22,4. B. 5,6. C. 11,2. D. 33,6. Câu 23: Nước cứng là nước chứa nhiều ion A. Ca 2+ , Mg 2+ . B. Ca 2+ , Al 3+ . C. Ba 2+ , Mg 2+ . D. Na + , Ca 2+ . Câu 24: Cho các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H 2 SO 4 loãng. (2) Nhúng thanh hợp kim Zn-Fe vào dung dịch HCl. (3) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm. (4) Cho một ít mạt sắt vào dung dịch HCl có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO 4 . Số thí nghiệm trong đó Fe bị ăn mòn điện hoá là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 25: Dung dịch A chứa a mol ZnSO 4 ; dung dịch B chứa b mol AlCl 3 ; dung dịch C chứa KOH. Thí nghiệm 1: cho từ từ dung dịch C vào dung dịch A Thí nghiệm 2: cho từ từ dung dịch C vào dung dịch B Lượng kết tủa ở hai thí nghiệm biến đổi theo đồ thị dưới đây: Khi dùng x mol KOH ở mỗi thí nghiệm thì tổng số gam kết tủa của 2 thí nghiệm gần nhất với giá trị nào sau đây A. 8. B. 9,5. C. 8,5. D. 9. Câu 26: Chất không có tính chất lưỡng tính là A. Al(OH) 3 . B. ZnSO 4 . C. Al 2 O 3 . D. NaHCO 3 . Câu 27: Đốt cháy hỗn hợp lưu huỳnh và cacbon (thể tích không đáng kể) trong bình kín chứa khí oxi dư, sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình so với trước khi đốt sẽ A. không thay đổi so với ban đầu. B. có thể tăng hoặc giảm, tùy lượng C, S. C. tăng lên một ít. D. giảm xuống một ít. Câu 28: Cho dãy các chất: C 2 H 5 OH, H 2 NCH 2 COOH, CH 3 COOH, CH 3 COOC 2 H 5 . Số chất trong dãy có khả năng phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 29: Cho các phát biểu sau: a) Các triglixerit đều có phản ứng cộng hiđro. b) Các chất béo ở thể lỏng có phản ứng cộng hiđro. c) Các trigixerit có gốc axit béo no thường là chất rắn ở điều kiện thường. d) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có thành phần nguyên tố khác nhau. Những phát biểu đúng là A. a, b, c, d. B. a, c, d. C. a, b, d. D. b, c, d . Câu 30: Bảo quản thực phẩm (thịt, cá ) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn? A. Dùng phân đạm hoặc nước đá. B. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô. C. Dùng nước đá khô hoặc fomon. D. Dùng fomon hoặc nước đá. Câu 31: Thể tích dung dịch NaOH 0,25M cần cho vào 15 ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 0,5M để thu được lượng kết tủa lớn nhất là A. 180 ml. B. 250 ml. C. 90 ml. D. 60 ml. Câu 32: Cho các chất: (1) amoniac, (2) anilin, (3) metylamin, (4) đimetylamin. Thứ tự tăng dần lực bazơ được xếp theo dãy A. 2<3<4<1. B. 1<4<2<3. C. 2<1<3<4. D. 1<3<2<4. n OH - Trang 4/5 - Mã đề thi 628 Câu 33: Phản ứng giữa FeCO 3 và dung dịch HNO 3 loãng tạo ra hỗn hợp hai khí không màu, một khí hóa nâu ngoài không khí. Hỗn hợp khí thoát ra là A. CO và NO B. CO 2 và NO 2 . C. CO 2 và NO. D. CO và NO 2 . Câu 34: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C 6 H 5 - trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với A. H 2 (Ni, nung nóng). B. nước Br 2 . C. dung dịch NaOH. D. Na kim loại. Câu 35: Thuỷ phân một este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của este X là A. CH 3 COOCH 3 B. CH 3 COOC 2 H 5 C. C 2 H 5 COOCH 3 D. C 2 H 3 COOC 2 H 5 Câu 36: Cho các phát biểu sau : (1) Al là kim loại lưỡng tính; (2) Trong phản ứng hoá học ion kim loại chỉ thể hiện tính oxi hóa; (3) Nguyên tắc để làm mềm nước cứng là khử ion Ca 2+ , Mg 2+ ; (4) Dung dịch hỗn hợp NaHSO 4 và NaNO 3 có thể hoà tan được Cu. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 37: Hoà tan 36 gam hỗn hợp Cu và Fe 3 O 4 (ở dạng bột) theo tỉ lệ mol 2 : 1 bằng dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được dung dịch X và chất rắn Y. Khối lượng chất rắn Y là A. 12,8 gam. B. 23,2 gam. C. 16,0 gam. D. 6,4 gam. Câu 38: Trong số các chất khí: HCl, SO 2 , NH 3 , H 2 S, CO 2 , NO 2 số khí mà trong đó nguyên tố có cộng hóa trị cao hơn vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 39: Chất có công thức phân tử nào dưới đây có thể tác dụng được cả với Na và dung dịch NaOH? A. C 7 H 10 O. B. C 6 H 8 O. C. C 9 H 12 O. D. C 5 H 12 O 2 . Câu 40: Đipeptit X, hexapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ một α-aminoaxit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm -NH 2 và 1 nhóm -COOH. Cho 13,2 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 22,3 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O 2 nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO 2 , H 2 O, N 2 ? A. 0,975 mol. B. 1,35 mol. C. 2,25 mol. D. 1,25 mol. Câu 41: Làm thí nghiệm như hình vẽ: Sau khi kết thúc các thí nghiệm ta thu được 11,04 gam hỗn hợp chất rắn B ở bình 2. Hiệu suất của phản ứng cộng nước ở bình 1 là A. 80% B. 70% C. 20% D. 100% Câu 42: Nhiệt độ sôi của ancol etylic (I), anđehit axetic (II), axit axetic (III) và axit propionic (IV) sắp xếp theo thứ tự giảm dần là A. IV > III > I > II. B. IV > I > III > II. C. II > I > III > IV. D. I > II > III > IV. Câu 43: Hòa tan 0,784 gam bột sắt trong 100 ml dung dịch AgNO 3 0,3M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 100 ml dung dịch X . Nồng độ mol/l của chất tan trong dung dịch X là A. Fe(NO 3 ) 2 0,12M; Fe(NO 3 ) 3 0,02M. B. Fe(NO 3 ) 3 0,1M. C. Fe(NO 3 ) 2 0,14M. D. Fe(NO 3 ) 2 0,14M; AgNO 3 0,02M. Câu 44: X là ancol mạch hở có chứa một liên kết đôi trong phân tử, khối lượng phân tử của X nhỏ hơn 60. Công thức phân tử của X là A. C 2 H 6 O. B. C 3 H 6 (OH) 2 . C. C 3 H 6 O. D. C 2 H 4 O. Câu 45: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HNO 3 đặc, nguội? A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Fe. H 2 O Canxicacbua Khí A HgSO 4 + H 2 SO 4 + H 2 O (1) 2,02g khí A (2) Dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư 11,04g chất rắn B Trang 5/5 - Mã đề thi 628 Câu 46: Hỗn hợp A gồm một axit no đơn chức và một axit không no đơn chức có một liên kết đôi ở gốc hiđrocacbon. Khi cho a gam A tác dụng hết với CaCO 3 thoát ra 1,12 lít CO 2 (ở đktc). Hỗn hợp B gồm CH 3 OH và C 2 H 5 OH khi cho 7,8 gam B tác dụng hết với Na thoát ra 2,24 lít H 2 (ở đktc). Nếu trộn a gam A với 3,9 gam B rồi đun nóng có H 2 SO 4 đặc xúc tác thì thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hóa là h%). Giá trị m theo a, h là A. (a + 3,9) h%. B. (a + 7,8) h%. C. (a + 6)h%. D. (a +2,1)h%. Câu 47: Bộ y tế công bố năm hình ảnh cảnh báo phải in trên vỏ bao thuốc lá. Đây là một trong những nội dung chính của quy định về vệ sinh an toàn đối với thuốc lá sản xuất, lưu thông và tiêu thụ tại Việt Nam được cơ quan này ban hành. Vì khói thuốc lá rất có hại cho thai nhi và trẻ nhỏ; hút thuốc gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, gây ung thư phổi, gây chảy máu não, gây hôi miệng, hỏng răng… Chất có nhiều trong khói thuốc lá gây hại cho sức khỏe con người là A. nicotin. B. cafein. C. heroin. D. cocain. Câu 48: Dung dịch X chứa các ion: Fe 3+ , SO 4 2- , NH 4 + , Cl - . Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau: Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thu được 0,336 lít khí (đktc) và 0,535 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl 2 , thu được 2,33 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi) A. 1,865 gam. B. 3,73 gam. C. 7,04 gam. D. 7,46 gam. Câu 49: Công thức nào sau đây có tối đa 4 đồng phân mà khi tác dụng với dung dịch NaOH nóng đều tạo ra khí làm xanh giấy quì tím ẩm? A. C 4 H 9 O 2 N. B. C 3 H 7 O 2 N. C. C 2 H 7 O 2 N. D. C 3 H 9 O 2 N. Câu 50: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức X 1 , X 2 là đồng đẳng kế tiếp ( 1 2 X X M M < ), phản ứng với CuO nung nóng, thu được 0,25 mol H 2 O và hỗn hợp Y gồm hai anđehit tương ứng và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,5 mol CO 2 và 0,65 mol H 2 O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 đun nóng, kết thúc các phản ứng thu được 0,9 mol Ag. Hiệu suất tạo anđehit của X 1, X 2 lần lượt là A. 33,33% và 50,00%. B. 66,67% và 33,33%. C. 50,00% và 66,67%. D. 66,67% và 50,00%. HẾT Chữ kí giám thị số 1:………………………. (Thí sinh không được sử dụng bảng tính tan và bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.) 1A 2D 3C 4B 5B 6B 7A 8A 9D 10C 11C 12A 13D 14C 15A 16D 17D 18C 19B 20C 21B 22D 23A 24B 25C 26B 27A 28B 29D 30B 31A 32C 33C 34B 35B 36B 37D 38C 39C 40B 41A 42A 43A 44C 45D 46D 47A 48A 49D 50D . Trang 1/5 - Mã đề thi 628 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 05 trang) ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2014-2015 Môn: HÓA HỌC Ngày thi: 13/3/2015. khí mà trong đó nguyên tố có cộng hóa trị cao hơn vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 39: Chất có công thức phân tử nào dưới đây có thể tác dụng được cả với. triglixerit đều có phản ứng cộng hiđro. b) Các chất béo ở thể lỏng có phản ứng cộng hiđro. c) Các trigixerit có gốc axit béo no thường là chất rắn ở điều kiện thường. d) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có thành

Ngày đăng: 24/07/2015, 00:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan