PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH TRƯỜNG THCS TRỊ QUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: SINH 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.) PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau (từ câu 1 đến câu 4): Câu 1. Kiểu bay của chim bồ câu là: A. Bay vỗ cánh. B. Bay lượn. C. Bay thấp. D. Bay cao. Câu 2. Thú mỏ vịt là động vật: A. Đẻ con. B. Đẻ trứng thai. C. Đẻ trứng. D. Đẻ trứng và đẻ con. Câu 3. Chi tiết nào nói lên được sự phong phú của động vật: A. Phong phú về số lượng loài. B. Đa dạng về kích thước các loài. C. Đa dạng về môi trường sống, lối sống. D. Sự đa dạng về loài, môi trường sống, lối sống, kích thước. Câu 4. Cơ thể thằn lằn bóng đuôi dài được bao bọc bởi lớp da khô, có vẩy sừng bao bọc có tác dụng: A. Bảo vệ cơ thể. B. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể. C. Giúp di chuyển dễ dàng trên cạn. D. Giữ ẩm cơ thể. Câu 5. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau: Ếch đồng thuộc lớp……(1)………… có những đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở cạn…………(2)……… , chúng di chuyển trên cạn nhờ bốn chi có ngón, thở…………(3) ……… là chủ yếu, mắt có mí, tai có màng nhĩ,song vẫn còn mang nhiều………(4) …… thích nghi với đời sống ở nước. PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 6. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn? Câu 7. Đấu tranh sinh học là gì? Tại sao nên tăng cường sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học? Lấy 2 ví dụ minh hoạ? Câu 8. Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của lớp thú? HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015 Môn: SINH 7 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Câu 1 2 3 4 Phương án A C D B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5. Mỗi ý điền đúng cho 0,25điểm Lưỡng cư /vừa ở nước/bằng da/đặc điểm PHẦN II. TỰ LUẬN (7điểm). Câu Nội dung Điểm 6 (3đ) Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn. - Thân: Hình thoi, giảm sức cản không khí khi bay. - Chi trước: Cánh chim, quạt gió, cản không khí khi hạ cánh. - Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau. Giúp chim bám chặt vào cành cây khi hạ cánh. - Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng. Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng. - Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp. Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ. - Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng. Làm đầu chim nhẹ. - Cổ: Dài, khớp với thân. Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông. 0,4 0,5 0,5 0,4 0,4 0,4 0,4 7 (2đ) * Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hay sản phẩm của sinh vật nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt sự thiệt hại do các sinh vật hại gây ra. * Nên tăng cường sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học vì: - Không gây ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh vật khác. - Không gây hiện tượng kháng thuốc. Ví dụ: + Mèo bắt chuột. + Ếch, nhái ăn sâu bọ. 0,75 0,75 0,5 8 (2đ) - Cung cấp thực phẩm: Hươu, nai, lợn rừng, nhím,… - Sản phẩm làm dược liệu: Tê tê, gấu, khỉ, cọp,… - Cung cấp da, lông dùng làm đồ mỹ nghệ: Cọp, hoãng, trâu, bò,… - Một số dùng làm vật thí nghiệm, nghiên cứu khoa học: Khỉ, thỏ, chuột,… - Tiêu diệt các loài gặm nhấm gây hại: Chồn, cầy, mèo,… 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 HẾT . PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH TRƯỜNG THCS TRỊ QUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 20 14 - 20 15 MÔN: SINH 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) (Cán bộ coi. Lấy 2 ví dụ minh hoạ? Câu 8. Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của lớp thú? HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 14 -20 15 Môn: SINH 7 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Câu 1 2 3. (7, 0 điểm). Câu 6. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn? Câu 7. Đấu tranh sinh học là gì? Tại sao nên tăng cường sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học?