Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám xác định yếu tố nhạy cảm tác động tới sự phân bố của một số loài thực vật quý hiếm tại khu vực Vườn Quốc Gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
4,37 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÔ THỊ HÒA Tên đề tài: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ VIỄN THÁM XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NHẠY CẢM TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÂN BỐ CỦA MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa : 2010 - 2014 Thái Nguyên 2014 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Văn Hùng - khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo môi trường học tập thuận lợi nhất trong suốt bốn năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập tài liệu và điều tra thực địa. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập để em có thể hoàn thành khóa luận này. Do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Lô Thị Hòa DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1: Sơ đồ vị trí phạm vi nghiên cứu 28 Hình 4.2. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ phân vùng nhạy cảm với cây Nghiến, Đinh, Trai Lý. 34 Hình 4.3. Một số thông số của ảnh 35 Hình 4.4. Mô hình số độ cao DEM (trái) và ảnh vệ tinh Spot 5 (phải) sau nắn chỉnh hình học và giới hạn vùng nghiên cứu 35 Hình 4.5. Bảng thống kê thông tin tổng hợp các loại đất trên bản đồ thực phủ 36 Hình 4.6: Kết quả biên tập bản đồ thực phủ 37 Hình 4.7: Bản đồ đất Vườn Quốc gia Ba Bể Bắc Kạn 38 Hình 4.8: Bản đồ các loại đất Vườn Quốc gia Ba Bể 39 Hình 4.9. Kết quả xây dựng bản đồ độ dốc VQG Ba Bể 40 Hình 4.10: Kết quả bản đồ hướng phơi khu vực VQG Ba Bể 41 Hình 4.11: Kết quả xây dựng bản đồ thủy văn VQG Ba Bể 42 Hình 4.12: Hình ảnh mô tả lá cây Nghiến. 52 Hình 4.13: Hình ảnh mô tả lá, hoa cây Đinh. 53 Hình 4.14 : Hình ảnh mô tả lá, hoa, quả cây Trai Lý. 54 Hình 4.10: Bản đồ vùng nhạy cảm cây Nghiến, Đinh, Trai Lý tại Vườn Quốc gia Ba Bể. 55 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU SỐ LIỆU Trang Bảng 4.1: Điều kiện khí hậu của khu vực VQG Ba bể 30 Bảng 4.2: Tổng hợp thành phần loài thực vật bậc cao có mặt ở vùng VQG Ba Bể 31 Bảng 4.3 Biểu điều tra tầng cây cao khu vực có Nghiến, Đinh và Trai Lý sinh trưởng 43 Bảng 4.4. Thống kê số lượng theo hình thái của một số loại cây điển hình sống cùng sinh cảnh với Nghiến, Đinh và Trai Lý 44 Bảng 4.5 Biểu đo đếm tầng cây cao khu vực có Nghiến, Đinh và Trai Lý sinh trưởng 45 Bảng 4.6. Kết quả Thống kê số lượng theo hình thái của một số loại cây điển hình sống cùng sinh cảnh với Nghiến, Đinh và Trai Lý ÔTC 03 46 Bảng 4.7. Kết quả đo đếm tầng cây cao khu vực có Nghiến, Đinh và Trai Lý sinh trưởng 47 Bảng 4.8. Kết quả Thống kê số lượng theo hình thái của một số loại cây 48 điển hình sống cùng sinh cảnh với Nghiến, Đinh và Trai Lý OTC 05 48 Biểu 4.9. Thành phần thực vật sống cùng Nghiến, Đinh và Trai Lý khu vực nghiên cứu 48 MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 2 1.2.3.Yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI. 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Tổng quan về đa dạng sinh học 4 2.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học 4 2.1.2. Giá trị của đa dạng sinh học 4 2.2. Tổng quan về GIS - Geographic Infomation System 6 2.1.1. Khái niệm về GIS 6 2.2.1. Các thành phần của GIS 7 2.2.2. Các nhiệm vụ của GIS 8 2.2.3. Các công nghệ liên quan đến GIS 9 2.3. Tổng quan về viễn thám 10 2.3.1. Khái niệm về viễn thám 10 2.3.2. Các phần tử của hệ thống viễn thám 11 2.3.3. Ưu điểm của công nghệ viễn thám 12 2.3.4. Các ảnh vệ tinh quan sát Trái đất 12 2.3.5. Hiệu quả ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám 14 2.4. Giới thiệu về các phần mềm sử dụng. 16 2.4.1. Phần mềm ArcGIS 10.2.1 16 2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về GIS - RS 17 2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 17 2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 21 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 24 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 24 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. 24 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu. 24 3.2.2. Thời gian tiến hành 24 3.3. Nội dung nghiên cứu 24 3.3.1. Điều tra cơ bản 24 3.3.2. Xây dựng quy trình thành lập bản đồ phân vùng bảo tồn đa dạng sinh học theo mức độ nhạy cảm 24 3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và xác định các yếu tố tác động tới sự phân bố của loài 24 3.3.4. Ứng dụng phần mềm ArcGIS xây dựng CSDL phân vùng bảo tồn theo mức độ thích nghi 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 25 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 25 3.4.2. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ. 25 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu. 25 3.4.4. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn. 26 3.4.5. Phương pháp tổng hợp 26 3.4.6. Phương pháp điều tra thực địa. 26 3.4.7. Phương pháp kết hợp ứng dụng tư liệu vễn thám và GIS. 26 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Tổng quan về phạm vi nghiên cứu 27 4.1.1. Khái quát chung về Vườn Quốc gia Ba Bể 27 4.1.2. Điều kiện tự nhiên 28 4.1.3. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội môi trường. 32 4.2. Xây dựng quy trình thành lập bản đồ phân vùng bảo tồn đa dạng sinh học theo mức độ nhạy cảm. 34 4.2.1. Kết quả thu thập, xử lý cơ sở dữ liệu đầu vào và xây dựng bản đồ chuyên đề 35 4.3. Kết quả điều tra xây dựng CSDL thuộc tính 43 4.3.1. Kết quả điều tra thống kê số lượng Nghiến, Đinh và Trai Lý theo ÔTC 43 4.3.2. Thống kê thành phần thực vật sống cùng Nghiến, Đinh và Trai Lý 48 4.4 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh vật học và đặc tính sinh thái học của một số loài thực vật quý hiếm (cây Nghiến, cây Đinh, cây Trai Lý). 51 4.4.1 Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học cây Nghiến 51 4.4.2 Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học cây Đinh. 52 4.3.3 Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học cây Trai Lý. 53 4.3.3.3. Phân bố địa lý và giá trị. 54 4.5. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu xác định các vùng thích nghi đối với cây Nghiến, Đinh và Trai Lý. 54 4.5.1. Kết quả tổng hợp các yếu tố tác động tới cây Nghiến, Đinh, Trai Lý căn cứ theo CSDL không gian và thông tin thuộc tính theo các ÔTC. 56 4.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn thực vật quý hiếm cũng như cây Nghiến, Đinh và Trai Lý tại Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 58 4.6.1. Biện pháp quản lý 58 4.6.2. Biện pháp kỹ thuật 59 4.6.3. Biện pháp giáo dục 59 4.6.4. Biện pháp về quy hoạch bảo tồn 59 PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 60 5.1. Kết luận 60 5.2. Tồn Tại. 60 5.3. Kiến nghị. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GIS : Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý GPS : Global Positing Systems Hệ thống định vị toàn cầu RS : Remote Sensing Viễn thám ENVI : Environment for Visualizing Images Môi trường giải đoán ảnh DBMS: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu CAD: Trợ giúp thiết kế nhờ máy tính UBND : Uỷ ban nhân dân VQG : Vườn Quốc gia VQGBB : Vườn Quốc gia Ba Bể ÔTC: Ô tiêu chuẩn 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ Bắc Kạn là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn, mà rừng được đánh giá là một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và quý giá, nguồn tài nguyên này rất đa dạng cả về thành phần lẫn chủng loại, nó không những có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị to lớn về sinh thái (Đặng Kim Vui và cs, 2013)[9]. Nhưng do khai thác không hợp lý, phát nương làm rẫy, dẫn đến tài nguyên rừng không ổn định, môi trường sinh thái suy thoái nghiêm trọng (Hoàng Văn Hùng và cs, 2013)[8]. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách giao đất giao rừng cho tập thể, các hộ gia đình khoanh nuôi bảo vệ, nhằm đẩy nhanh công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, gần đây nhất là kế hoạch trồng 5 triệu ha rừng đã triển khai và thực hiện nhằm phát huy thế mạnh các loài cây bản địa trên các vùng trung du và miền núi (Hoàng Văn Hùng và cs, 2013)[8]. Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là khu bảo tồn rất giàu về tài nguyên đa dạng sinh học của vùng Đông Bắc Việt Nam. Tính độc đáo của các nguồn tài nguyên tại khu bảo tồn này đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, có ý nghĩa quan trọng trong việc khám phá và đánh giá các nguồn tài nguyên có giá trị quốc gia và quốc tế (Hoàng Văn Hùng, 2012)[5]. Kết quả của các công trình này đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ tính đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Ba Bể. Tại đây, rừng Bắc Kạn có hệ thống động, thực vật phong phú với những nguồn gen quý hiếm khác nhau, ngoài cung cấp một số loại lâm sản, gỗ…. thì đây còn là nơi bảo tồn các loại gen động, thực vật quý hiếm của các vùng núi phía Đông Bắc. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã được mô phỏng khá rõ ràng và sinh động. Hệ thống thông tin địa lý và công nghệ viễn thám đã và đang được ứng dụng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ứng dụng trong quản lý tài nguyên môi trường (Hà Văn Thuân và cs, 2010)[12] . Trong lĩnh vực đa dạng sinh học cũng vậy công nghệ GIS là một công cụ mạnh mẽ trong quản lý, phân vùng bảo tồn sự thích nghi thành lập bản đồ xác định các yếu tố nhạy cảm tác động tới sự phân bố của một số loài thực vật giúp cho người quản lý, người sử dụng dễ dàng tra cứu các thông tin về sự phân bố cũng như phát triển loài của một số loài thực vật. (Hoàng Văn Hùng và Trần Thị Thủy, 2014)[9]. 2 Sự kết hợp giữa viễn thám và hệ thống thông tin địa lý có sự tham gia của GPS đã thực sự tạo lên một bước ngoặt lớn về công nghệ phân tích và xử lý thông tin, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Theo dõi và phân tích đánh giá tác động của môi trường sống xung quanh tới sự sinh trưởng và phát triển của những loài mà thế giới công nhận là các nguồn gen quý đã và đang là mối quan tâm của các nhà khoa học, các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước. ( Rod Buckney và cs, 2011)[26]. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo: TS. Hoàng Văn Hùng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám xác định yếu tố nhạy cảm tác động tới sự phân bố của một số loài thực vật quý hiếm tại khu vực Vườn Quốc Gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”. Nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng cho ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể và chính quyền địa phương. 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu phân vùng thích nghi bảo tồn và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại VQG Ba Bể. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và xác định được một số yếu tố sinh thái - môi trường tác động đến sự phân bố của một số loài thực vật quý hiếm tại Vườn Quốc gia Ba Bể. - Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xây dựng bản đồ phân vùng bảo tồn thích nghi (theo mức độ nhạy cảm của một số yếu tố môi trường) một số loài thực vật quý hiếm tại Vườn Quốc gia Ba Bể. - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học một số loài thực vật đặc hữu, quý hiếm tại Vườn quốc gia Ba Bể. 1.2.3.Yêu cầu của đề tài. - Đánh giá khái quát được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong khu vực - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố của một số loài thực vật quý hiếm tại Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Số liệu phản ánh trung thực, khách quan. - Kết quả phân tích đạt được mục tiêu của đề tài. - Các giải pháp đưa ra có tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện tại địa phương [...]... dõi và xác định các yếu tố tác động tới sự phân bố của loài - Các yếu tố giải đoán ảnh (chỉ số thực vật, chỉ số thổ nhưỡng, chỉ số thuỷ văn, giao thông, địa hình…) - Các điểm GPS ngoài thực địa - Số lượng các loài thực vật trong các ô tiêu chuẩn tại khu vực loài sinh sống, với một số loài thực vật quý hiếm tại khu vực Vườn Quốc Gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 25 3.3.4 Ứng dụng phần mềm ArcGIS xây dựng CSDL phân. .. DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng: Một số loài thực vật quý hiếm như cây Nghiến, Đinh, Trai Lý và các yếu tố nhạy cảm tác động tới sự phân bố của một số loài thực vật quý hiếm tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và tập trung nghiên cứu phân vùng các loài. .. sở dữ liệu phục vụ công tác đánh giá mối tương quan giữa rừng với tỷ lệ hộ nghèo tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” (Hoàng Văn Hùng và cs, 2013) [8] Đề tài ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám xác định các yếu tố nhạy cảm tác động tới sự phân bố của cây Trúc dây (Sinocalamus muccclure LMC.) Thuộc phân họ tre bambusoideae tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể” (Hoàng Văn Hùng và cs, 2013) [6] 22... đủ và chính xác, mà còn là những người có khả năng ứng dụng các kết quả từ GIS để đưa ra những quyết định đúng đắn cho những ứng dụng cụ thể Con người ở đây vừa có thể là yếu tố tham gia vào ứng dụng công nghệ, như các chuyên gia về bản đồ, đội ngũ nhân viên kỹ thuật tin học, các chuyên gia trong các lĩnh vực ứng dụng GIS mà còn cả những con người là mục đích của ứng dụng công nghệ GIS Công nghệ GIS. .. quả ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám Theo cách tiếp cận truyền thống, GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên Trái đất Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích không gian Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng. .. Mexico và Mỹ được hỗ trợ bởi các thông tin của GIS, chẳng hạn để kiểm kê, lập bản đồ các nguồn tài nguyên, chế độ thuỷ văn, tác động của con người, cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới 2.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Đề tài Ứng dụng viễn thám và GIS trong việc xây dựng bản đồ trạng thái rừng tại khu Vườn Quốc gia Ba Bể” (Hoàng Văn Hùng, Đặng Kim Vui, 2012) [5] Đề tài Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám. .. - Sử dụng phần mềm ArcGIS để phân vùng mức độ thích nghi của một số loài thực vật quý hiếm tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu - Các thông tin thu thập được trong đợt thực tập là cơ sở để phân tích, đánh giá phục vụ cho việc viết báo cáo - Đối với cơ sở dữ liệu không gian + Bản đồ có sẵn: Bản đồ địa hình, bản đồ thủy văn, giao... quản lý và phân tích Các hệ GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu quả, trong đó có hai công cụ quan trọng đặc biệt là phân tích liền kề và phân tích chồng xếp Nhóm này tạo nên ứng dụng quan trọng đối với nhiều ứng dụng mang tính phân tích Quá trình chồng xếp sử dụng một số bản đồ để sinh ra thông tin mới và các đối tượng mới Phân tích chồng xếp khá tốn thời gian và thuộc vào nhóm các ứng dụng có... trạng sử dụng đất xã Hợp Thành - huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang năm 2009 bằng công nghệ GIS và kỹ thuật viễn thám ( Hà Văn Thuân 2009) [12] Đề tài “nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2009 xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” ( Hà Văn Thuân và cs, 2010) [13].v.v Trong quá trình phát triển và ứng dụng GIS ở Việt Nam, giới làm GIS và các... không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế - Các chương trình đào tạo: Các trung tâm ứng dụng GIS cần phải mở các lớp đào tạo sử dụng GIS và cơ sở dữ liệu của GIS Đặc biệt là với các hệ thống GIS trực tuyến, việc giới thiệu và đào tạo đội ngũ sử dụng một cách hiệu quả GIS thậm chí có tính chất quyết định cho hiệu quả của công nghệ này (Đàm Xuân Vận, . tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ VIỄN THÁM XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NHẠY CẢM TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÂN BỐ CỦA MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT. sinh học và xác định được một số yếu tố sinh thái - môi trường tác động đến sự phân bố của một số loài thực vật quý hiếm tại Vườn Quốc gia Ba Bể. - Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xây. số loài thực vật quý hiếm tại khu vực Vườn Quốc Gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn . Nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng cho ban quản lý Vườn Quốc gia Ba