1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Những câu hỏi trong ProE

5 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Những câu hỏi trong trong Pro Engineer 2001 mà người mới học thường gặp phải.Những thắc mắc trong cài đặt và sử dụng phần mềm Pro Engineer 2001.Những lỗi mà người dùng hay gặp phải.Các lời khuyên hay trong Pro Engineer 2001.

Một số câu hỏi thường gặp về Pro/ENGINEER Hỏi : Pro/ENGINEER là phần mềm gì, ứng dụng vào đâu ? Trả lời : Pro/E là một bộ phần mềm CAD/CAE/CAM đứng vào hàng Top trên thế giới (so về sức mạnh tuyệt đối), ứng dụng chủ yếu vào ngành cơ khí : thiết kế, láp ráp, phân tích, mô phỏng, thiết kế khuôn mẫu, gia công…Pro/E được thiết kế dưới dạng các modul rời, tùy vào nhu cầu sử dụng mà người dùng sẽ lựa chọn các modul phù hợp, do đó giá của nó dao động trong một khoảng khá rộng (từ gần 10.000USD đến hơn 200.000USD), chỉ có tại VN là có giá < 1USD mà lại gần như là full license thôi. Hỏi : Các phiên bản của Pro/E ? Trả lời : Pro/E được Chua Shun Yuan cho ra đời vào năm 1988, tạo một bước ngoặc lớn trong ngành cơ khí khi đưa ra khái niệm Parametric Modeling.Từ 1988 đến 1997, Pro/E phát triển từ bản 1.0 đến 19.0 rồi chuyển sang Pro/E 2000i (1999) > Pro/E 2000i 2 (2000) > Pro/E 2001.Đến khoảng 2002 thì chuyển sang phiên bản Pro/E Wildfire 1.0 > Pro/E Wildfire 2.0 (2004) và hiện nay là Pro/E 3.0 (2006) Việc chuyển từ Pro/E 2001 sang Pro/E Wildfire là một bước nhảy vọt, ít ra là về giao diện.Tuy chưa thật sự là một ứng dụng thuần túy chạy trên Windows nhưng nó cũng đã bỏ đi cái giao diện nhìn có vẻ lạnh lùng thiếu thiện cảm.Các lệnh trước kia hành xử theo kiểu “menu tầng tầng lớp lớp” cũng dần được thay thế bằng các Dashboard phía dưới màn hình.Một yếu tố khác làm nức lòng những tín đồ của Pro/E là từ phiên bản này, phần trợ giúp Pro/Help đã được kèm theo bộ đĩa cài đặt (trước kia chỉ những ai mua license thì mới có cái này, mà hình như ở VN không nhiều lắm, nhất là sinh viên thì 100% là không có) Hiện nay theo bình chọn của một diễn đàn CAD/CAM thì Pro/E 2.0 chiếm 53.7% Pro/E 3.0 chiếm khoảng 33.7%.Số còn lại chủ yếu là Pro/E 2001 (8.4%) Wildfire 1.0 (3.2%), chỉ có khoảng 1% dành cho các phiên bản cũ hơn.Ở Việt Nam tuy chưa nắm được con số cụ thể nhưng ngoài trừ những “siêu cao thủ” có thời gian làm việc với Pro/E quá lâu, đạt được trình độ thượng thừa và không muốn thay đổi cách thức làm việc mới sử dụng Pro/E 2001 còn hầu hết các bạn sinh viên đi học đều chọn học Pro/E 2.0 thậm chí 3.0 (tùy trung tâm giảng dạy). Hỏi : Pro/E có phải là phần mềm mạnh nhất ? Trả lời Về sức mạnh tuyệt đối (đi kèm theo giá cả) thì đúng là Pro/E, Catia và UGS được đánh giá cao, nhưng khi sử dụng một phần mềm thì phải căn cứ vào : mục đích sử dụng, tính năng phần mềm và giá cả của nó Lúc này, sự thống nhất những yếu tố này mới cho ta câu trả lời thỏa đáng nhất.Ví dụ cho dễ hiểu : một chiếc Wave thì tất nhiên là ngon hơn một chiếc Martin 107 nhưng nếu chỉ cần đi trong khoảng 3km thì bỏ ra hơn chục triệu sẽ quá lãng phí so với hơn một triệu để mua xe đạp.Chỉ có ở VN, phần mềm gần như là chùa nên mới xảy ra tình trạng xài tràn lan như vậy thôi.Nhưng chắc trong vài năm nữa cũng chẳng còn tình trạng này nữa đâu. Thêm một điều nữa là dù cho đó là Pro/E, Catia hay đơn giản hơn là AutoCAD thì cũng được viết ra từ cả ngàn kĩ sư phần mềm với biết bao công dụng, tùy chọn…Cho nên, khi chưa xài đến tận cùng chức năng của nó, khiến nó phải “chào thua” hay dùng được những phần mềm này một cách cực kì thông thạo (cái này cũng rất khó) thì đừng có nghe những lời đồn thổi lung tung là thằng này mạnh hơn thằng kia rồi cắm đầu học lung tung.Lại thêm một ví dụ đơn giản nữa : nếu trên đoạn đường xấu, chỉ cho phép chạy 10km/s thì lúc này @ cũng như Dream hay thậm chí như xe đạp mà thôi.Không biết nguồn gốc của phần mềm, mới ứng dụng thiết kế dạng Solid thì việc nói ai mạnh hơn ai phải chăng là quá hoang đường ??? Hỏi : Cấu hình máy chạy Pro/E ? Trả lời Trước tiên máy tính phải có card mạng (từ phiên bản 2001).Nếu không có card mạng rời hoặc onboard, có thể sử dụng card mạng ảo (dùng driver card mạng do Microsoft cung cấp sẵn trong Windows).Còn cấu hình thì tùy yêu cầu sử dụng thôi.Nếu mới bắt đầu học, thiết kế chủ yếu dạng solid, láp ráp dưới 10 chi tiết thì PIII, 256MB RAM cũng đủ chơi rồi.Nếu chuyển sang thiết kế surface, láp ráp mô phỏng chuyển động, lập trình gia công thì một con Core 2 Duo, 1GB RAM cũng không có gì là quá đáng.Dung lượng cài đặt thì Pro/E 2.0 khoảng 1.2GB, cả phần Help thì thêm khoảng 350MB.So với Inventor 10 Pro hay SolidWorks thì còn nhẹ chán. Hỏi : Lời khuyên khi học Pro/E ? Trả lời Trước tiên phải có quyết tâm và mục đích rõ ràng, tránh kiểu học theo phong trào, học cho biết, cho bằng chúng bạn.Thực tế hơn một năm dạy Pro/E số lượng học viên tôi ưng ý chỉ đếm trên đầu ngón tay.Vì sao ? Do các bạn đó không xác định được mục tiêu rõ ràng khi học Pro/E nên rất dễ chán nản vì Pro/E rất khó sử dụng (nếu bạn nào đã dùng qua Pro/E 2000i hay 2001 thì biết, nếu lỡ làm sai chưa chắc thoát khỏi lệnh đó được), kết quả là sau một khóa học, kiến thức tích lũy chẳng được là bao Thứ hai là không nên nôn nóng và lan man khi học.Pro/E rất rộng nên các bạn phải biết chắc con đường mình sẽ theo để học cho phù hợp.Khi gặp một lệnh nào đó thì cũng đừng bắt mình phải nắm hết các chức năng, tùy chọn của nó,đơn giản là vì nếu không gặp tình huống yêu cầu thì bạn rất khó hình dung ra công dụng của nó.Ví dụ, nếu không yêu cầu đùn một tiết diện đến một mặt cong thì các bạn có thể sẽ không hiểu tùy chọn Up to Surface trong lệnh Extrde dùng để làm gì.Với lại các bạn học và dùng Pro/E là để đi làm kiếm tiền chứ đâu phải làm công tác nghiên cứu đâu mà đòi biết cặn kẽ như vậy. Nếu có điều kiện thì nên đăng kí học một khóa Pro/E trước để có khái niệm và nhanh chóng làm quen với cách làm việc trong Pro/E sau đó thì tự nghiên cứu thêm ở nhà.Tôi từng bỏ ra hơn 2 năm để tự học Pro/E nhưng chỉ cần học chăm chỉ thì sau 4 tháng, các học viên của tôi đã có được ½ nội công của tôi rồi.Tự học có cái lợi là nhớ rất lâu nhưng lại rất mất thời gian, nếu các bạn chịu khó chăm chỉ đi học bên ngoài thì bạn cũng có thể đạt được gì người ta phải nghiên cứu trong thời gian ngắn (tất nhiên phải chịu tốn tiền).Tùy bạn thôi. Hỏi : Set Working Directory trong Pro/E có ý nghĩa gì ? Trả lời Một qui trình thiết kế trong Pro/E có thể bắt đầu từ việc thiết kế sản phẩm > xuất bản vẽ > thiết kế khuôn > gia công khuôn.Trong một quá trình dài như vậy có rất nhiều tập tin được Pro/E tự động tạo ra (ví dụ 2 tấm khuôn sau khi tách khuôn, file chứa mã lệnh gia công…).Nếu không định ra Working Directory thì những file này sẽ tự động lưu vào thư mục làm việc mặc định khi cài Pro/E.Khi đó sẽ rất khó quản lí và gây thất lạc file.Cho nên các bạn nên tập làm việc theo kiểu “dự án” như Pro/E.Tất cả những gì có liên quan đến một sản phẩm cứ tạo ra một thư mục và định nó làm thư mục làm việc.Khi cần làm báo cáo hay liên hệ với khách hàng thì chép thư mục đó đi là “yên chí lớn” Hỏi : Lệnh Save và Save As trong Pro/E có gì khác so với các ứng dụng của Windows Trả lời Lệnh Save tương tự như lệnh Save trong các ứng dụng chạy trên Windows tức là lưu đối tượng với tên cũ.Trong Pro/E tên này là tên bạn đặt khi dùng lệnh New để bắt đầu làm việc với Pro/E.Việc dùng lệnh Save cũng không có nghĩa là file cũ bị ghi đè lên.Mỗi lần bạn dùng lệnh Save thì Pro/E sẽ tạo ra phiên bản tiếp theo của file đó.Ví dụ file có tên là demo.prt thì khi save lần thứ 2, 3 sẽ có tên là demo.prt.2 ; demo.prt.3 Lệnh Save a Copy tương tự như lệnh Save as trong Windows nhưng có một điểm khác là nó bắt buộc bạn phải đặt tên mới chứ không được lưu với tên cũ nữa (Pro/E sẽ không hỏi bạn có muốn lưu chồng lên file cũ hay không mà sẽ đưa thông báo lỗi !) Tên trong Pro/E có thể đặt dài hơn 8 kí tự nhưng không được có khoảng trắng và kí tự đặc biệt, bạn nên lưu ý điểm này. Hỏi : Khi đóng một tập tin trong Pro/E (Windows > Close) thì có phải nó hoàn toàn bị xóa khỏi bộ nhớ không ? Trả lời Tất nhiên là không rồi.Nếu có thì còn nói làm gì nữa.Thật ra khi đóng một tập tin lại thì Pro/E không xóa khỏi bộ nhớ hoàn toàn mà chuyển nó sang một thư mục tạm của Pro/E tên là In Session để bạn có thể mở lại nó một cách nhanh chóng.Điều này cũng có lợi nhưng nếu để nhiều quá sẽ làm máy bạn chạy ì ạch nhất là các máy có cấu hình yếu.Cho nên thỉnh thoảng bạn dùng lệnh File > Erase > Not Display để xóa khỏi bộ nhớ những file không cần thiết nữa Hỏi : Lệnh File > Delete dùng để làm gì ? Trả lời Như đã nói ở trên, khi Save một file, Pro/E sẽ tạo ra phiên bản mới của file đó cho nên dung lượng ổ cứng cứ thế phình lên.Nếu sau khi hoàn tất công việc, cảm thấy không cần phải lục lại cái file cũ để chỉnh sửa, bạn có thể xóa hết chúng bằng cách dùng lệnh Delete > Old Version.Đừng chọn All Version, vì như thế là bạn sẽ xóa toàn bộ các file luôn đó. Lưu ý : muốn dùng lệnh này, bạn phải định thư mục làm việc là thư mục chứa file cần xóa Hỏi : Trong môi trường Skect có đơn vị không ? Trả lời : Không.Trong môi trường Sketch không có đơn vị.Nếu sau này trong môi trường Part lấy đơn vị gì thì nó sẽ theo đơn vị đó. Hỏi : Bản vẽ có vai trò gì trong quá trình thiết kế theo hướng CAD/CAE/CAM ? Trả lời : Mặc dù Pro/E là một bộ phần mềm hoàn chỉnh từ việc thiết kế đến gia công, dữ liệu được chuyển trực tiếp dưới dạng số hóa.Nhưng bản vẽ vẫn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thiết kế.Về mặc kĩ thuật, không phải tất cả mọi công việc gia công đều thực hiện trên máy CNC nên vẫn cần bản vẽ để gia công trên các máy cổ điển.Về mặc quản lí, bản vẽ là tài liệu kĩ thuật để quản lí, tổ chức sản xuất, trao đổi thông tin với khách hàng.Cho nên, Pro/E cung cấp cho các bạn modul Pro/Detail để xuất bản vẽ từ mô hình 3D sang 2D một cách tự động nhanh chóng và chính xác. Hỏi : Có cần chuyển bản vẽ trong môi trường Drawing sang AutoCAD không ? Trả lời : Về nguyên tắc bạn không cần phải làm việc đó vì Pro/E có đủ công cụ giúp bạn trình bày một bản vẽ hoàn hảo theo mọi tiêu chuẩn.Tuy nhiên nếu bạn muốn in ấn thì bạn nên chuyển sang AutoCAD vì hầu hết các cửa hàng dịch vụ in ấn đều chỉ in AutoCAD mà thôi (Việc làm thế nào thì tôi sẽ hướng dẫn trong một bài viết khác) Hỏi : Thực chất của việc thiết kế khuôn trong Pro/E Trả lời : Thiết kế khuôn trong Pro/E chủ yếu là dùng các công cụ tạo và xử lí bề mặt để tìm cho được mặt phân khuôn (Parting Surface) sau đó Pro/E sẽ tự tạo ra các tấm khuôn (Core và Cavity).Cho nên muốn nắm bắt được công cụ làm khuôn của Pro/E đòi hỏi người thiết kế khuôn phải nắm được hai yếu tố : kết cấu khuôn (để tìm vị trí và hình dạng mặt phân khuôn), các công cụ xử lí bề mặt để yêu cầu Pro/E tạo ra mặt phân khuôn đúng theo ý đồ thiết kế của mình.Sau khi có các tấm khuôn thì bạn có thể tiếp tục thiết kế một bộ khuôn hoàn hảo (bao gồm các chi tiết tiêu chuẩn khác) bằng modul EMX.Nói đến đây các bạn biết thiết kế khuôn là một công việc không dễ dàng gì, không phải Pro/E là công cụ vạn năng đến mức chỉ cần đưa ra sản phẩm rồi click chuột vài cái là xong đâu nhé Hỏi : Thực chất của việc gia công phay trong Pro/E ra sao ? Trả lời Cũng tương tự như làm khuôn, gia công cũng đòi hỏi bạn nắm vững những yếu tố công nghệ gia công để từ đó lựa chọn dao cụ, chế độ cắt và quan trọng nhất là đường chạy dao.Lập trình để gia công được là một chuyện dễ nhưng để hợp lí và tối ưu hóa đường chạy dao là chuyện vô cùng khó.Trong Pro/E có 14 kiểu phay.Mỗi kiểu có trung bình 10 thông số bắt buộc phải có để chương trình có thể chạy được nhưng nếu muốn chạy hợp lí thì phải thông thạo thêm khoảng 20 thông số nữa.Nói tóm lại Pro/E chỉ làm thay bạn công việc đổ chương trình gia công khi bạn lập trình (lựa chọn dao cụ, bề mặt gia công, chế độ gia công…) ra file chức các mã lệnh gia công để chạy trên máy CNC thôi, chứ không phải quăng cục phôi ra bảo “Ê, Pro/E gia công coi” thì Pro/E sẽ lập qui trình công nghệ gia công cái nào trước, cái nào sau, bằng phương pháp nào, dao gì đâu nhé. Trên đây là một số câu hỏi tôi đã từng thắc mắc cũng như của những học viên tôi đã dạy qua.Nếu các bạn còn những câu hỏi nào khác, xin các bạn cứ hỏi, trong phạm vi kiến thức của mình, tôi sẽ giải đáp hết mình. Hoàng Khương

Ngày đăng: 22/07/2015, 18:41

Xem thêm: Những câu hỏi trong ProE

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w