tìm hiểu nguyên lý hoạt động và những ứng dụng khai thác của các khối trong tổng đài AXE810

56 659 2
tìm hiểu nguyên lý hoạt động và những ứng dụng khai thác của các khối trong tổng đài AXE810

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tìm hiểu nguyên lý hoạt động và những ứng dụng khai thác của các khối trong tổng đài AXE810

LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, nhiều ngành kinh tế đang từng bước hội nhập và phát triển. Ngành Bưu chính viễn thông cũng hoà mình vào sự phát triển đó và đã có những bước phát triển vượt bậc. Với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, ngoài Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam –VNPT, đã có thêm sự xuất hiện của nhiều công ty khác như SPT, Viettel, EVNTelecom, cùng kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông. Các tổng đài đóng vị trí trung tâm trong hệ thống viễn thông, nó thực hiện kết nối, định tuyến các cuộc gọi. Trong số các loại tổng đài được sử dụng tại Việt Nam có tổng đài AXE của hãng Ericsson, Thuỵ Điển. AXE là loại tổng đài đa năng có thể dùng làm tổng đài cửa ngõ, quá giang, nội hạt, MSC. Tại Việt Nam, tổng đài AXE dùng làm gateway của VTI, VTN được lắp đặt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Riêng Bưu Điện TP. Hồ Chí Minh có đài Tandem Tân Bình, ngoài ra AXE còn được dùng làm tổng đài quá giang, nội hạt, được lắp đặt tại Đắc Lắc, Gia Lai, Kontum, SPT và nhiều tỉnh thành khác. Hiện tại em đang là thực tập sinh tại công SPT, công việc của em là tìm hiểu nguyên lý hoạt động và những ứng dụng khai thác của các khối trong tổng đài AXE810. Cấu trúc đề tài thực tập gồm 5 chương,trong đó tập trung ở chương 2,3,4 Chương 1:tổng quan của hệ thống AXE. Chương 2:module truy nhập ASM. Chương 3: module trung kế(ET4-1,ETC5). Chương 4:module chuyển mạch(GROUP SWITCH). Chương 5:khái quát chức năng của CP và quá trình vận hành bảo dưỡng. Để hoàn thành được đề tài thực tập tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn:các anh ở trạm GÒ DẦU và TRUNG SƠN của công ty SPT đã tạo điều kiện giúp đỡ em tích luỹ kiến thức trong hai tháng vừa qua.anh PHƯƠC và anh XUÂN trưởng trạm GÒ DẦU… đã tận tình hướng dẫn giúp em trong quá trình thực tập. Ban giám đốc Trung tâm điện thoại SPT – STC, các anh em trong Tổ chuyển mạch đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp này. Vì thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 03 năm 2013. 1 05V Chương 1:Tổng Quan Hệ Thống Tổng Đài AXE 1.1. Giới thiệu. Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel Corp-SPT), là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Được thành lập năm 1995 theo văn bản số 7093/ĐMDN của Thủ Tướng Chính Phủ, giấy phép số 2914/GP-UB của UBNN Tp Hồ Chí Minh. Công ty được phép cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông trên phạm vi toàn quốc như các loại hình dịch vụ bưu chính, điện thoại di động , điện thoại cố định, internet băng thông rộng, VoIP, xây dựng công trình, kinh doanh và xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông… Các thành viên sáng lập công ty SPT gồm 11 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ xuất nhập khẩu, dầu khí, địa ốc, nhà hàng khách sạn, du lịch, kim khí điện máy, sản xuất thiết bị viễn thông … Trung tâm điện thoại SPT là một trong những trung tâm trực thuộc Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn. Trung tâm điện thoại SPT có 3 tổng đài chính là Lê Duẩn, Trung Sơn, Gò Dầu. Trong đó đài Lê Duẩn là cửa ngõ của mạng điện thoại cố định của trung tâm điện thoại SPT đấu nối với các mạng khác. Ngoài ra có 2 đài Host Gò Dầu và Host Trung Sơn. Đài Lê Duẩn sử dụng loại tổng đài AXE 10 là một trong những thế hệ tổng đài đầu tiên của hãng Ecrisson Thuỵ Điển, còn tại Host Gò Dầu và Trung Sơn đã được nâng cấp sử dụng tổng đài AXE 810. 1.2. Cấu hình thực tế tại đài Host Gò Dầu. Tổng đài Host Gò Dầu sử dụng đài AXE 810 với hệ thống điều khiển APZ 21233C, hệ thống chuyển mạch GS890 32K (gồm 2 GEM mỗi GEM 16K). Tổng số luồng E1 tối đa có thể kết nối vào trường chuyển mạch là 948 E1, thiết bị hiện có cung cấp 381 E, số luồng E1 đã sử dụng là 339 E1. Đài Host Gò Dầu kết nối với 19 trạm vệ tinh (274 E1) thực hiện chuyển mạch cho các thuê bao nội đài. Kết nối liên đài theo hai hướng là đài Trung Sơn (1 E1) và đài Lê Duẩn (64 E1 - 1 luồng E1 qua giao diện ETC5 và 63 luồng E1 qua giao diện ET155). Tất cả lưu thoại đài Gò Dầu kết nối với mạng khác chủ yếu thông qua đài Lê Duẩn 05V Hình1.1:mô hình host Gò Dầu Hình 1.2:bảng thống kê thuê bao giữa các trạm 05V Qua bảng thống kê ta thấy: Thiết bị hiện tại có thể cung cấp là 93691 thuê bao, trong đó thuê bao hiện có là 72216 thuê bao, thiết bị còn dư sử dụng mở rộng trong tương lai là 21475 thuê bao. Thuê bao ở các trạm không đồng đều phụ thuộc vào nhu cầu từng khu vực và tập trung chủ yếu ở 4 trạm chính là Gò Dầu, Phạm Văn Chiêu, Vĩnh Lộc, Đất Mới. 1.3. Tính module của AXE. Hệ thống AXE được thiết kế bằng các công nghệ tiên tiến nhất hiện có và được kết hợp nhiều công nghệ viễn thông đặc biệt được phát triển bởi Ericsson để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thế giới, đã dẫn đến kiến trúc hệ thống ngày càng phát triển theo hướng mở rộng. Cấu trúc hệ thống AXE được phát triển theo hướng môđun, cho phép sự phát triển theo kiến trúc mở. Việc thiết kế theo khối môđun làm cho việc điều khiển dễ dàng, giảm chi phí hoạt động và linh hoạt trong đáp ứng các thay đổi về thoại, dữ liệu, video, Internet và thông tin đa phương tiện của thế giới. Tính môđun thể hiện bởi các tính chất: • Đa chức năng (Multifunctionality): Tính đa chức năng nghĩa là cùng một hệ thống AXE có thể dùng cho tất cả các ứng dụng, từ các nút nội hạt nhỏ cho đến các trung tâm chuyển mạch quốc tế lớn. Thông tin thương mại, ISDN, di động và mạng thông minh đều được hỗ trợ ở các khu vực nông thôn, thành phố, ngoại ô… • Môđun ứng dụng (Application modularity): Tính môđun ứng dụng làm cho việc kết nối các ứng dụng khác nhau trong cùng một nút mạng được dễ dàng. AXE dựa trên khái niệm môđun ứng dụng AM (Application Modularity) của Ericsson. AM cho phép dùng lại các phần mềm hiện có, trong khi vẫn có thể cho phép thay đổi các chức năng dễ dàng giữa các dòng sản phẩm AXE khác nhau. • Môđun chức năng (Functional modularity): Các phần khác nhau của AXE được định nghĩa theo các chức năng mà chúng thực hiện, nghĩa là các chức năng này có thể được thêm, xoá hoặc nâng cấp mà không ảnh hưởng đến các phần khác của hệ thống. • Môđun phần mềm (Software modularity): Các môđun phần mềm được lập trình độc lập, các môđun khác nhau tác động qua các giao diện phần mềm chuẩn. Các lỗi được cô lập trong một môđun phần mềm sẽ không ảnh hưởng đến dữ liệu của các môđun khác, bảo đảm tính bảo mật phần mềm cao. • Môđun kỹ thuật (Technological modularity): AXE là một hệ thống mở, cho phép các chức năng và kỹ thuật mới được thêm vào nếu cần thiết. Kỹ thuật mới này được đưa vào một phần mà không ảnh hưởng đến các phần khác của AXE. • Môđun phần cứng (Hardware modularity): Môđun phần cứng nói đến hệ thống chứa AXE hay là cấu trúc BYB. Hệ thống chứa bao gồm phần cứng, được 05V thiết kế thành các đơn vị môđun với tính linh hoạt cao trong cài đặt, mở rộng hoặc sắp xếp lại. Các hệ thống chứa hiện có là BYB 202 và BYB 501. 1.4. Cấu trúc của AXE. Cấu trúc hệ thống AXE có thể được xem gồm nhiều mức khác nhau. • Mức hệ thống 1 (System Level 1): là mức hệ thống cao nhất, ở mức này sẽ định nghĩa các nút và cấu hình mạng. • Mức hệ thống 2 (System Level 2): Dựa trên việc sử dụng cấu trúc hệ thống, các hệ thống con (subsystem) được kết nối đến lớp APT, APZ trong hệ thống không dựa trên môđun ứng dụng (non-AM based system) và các môđun ứng dụng AM, nền môđun tài nguyên RMP, hệ thống tài nguyên hiện có XSS, APZ trong hệ thống dựa trên môđun ứng dụng (AM based system). Hình 1.3:cấu trúc phân cấp trong AXE 05V • Mức hệ thống con (Subsystem Level): được chia thành nhiều hệ thống con để hỗ trợ các ứng dụng và hệ thống điều khiển. Các chức năng có liên quan được nhóm lại thành một hệ thống con đơn, ví dụ các chức năng điều khiển lưu lượng được thiết lập trong hệ thống con điều khiển lưu lượng TCS. • Mức tập hợp các phần (Set of Parts Level): bao gồm các chức năng giống nhau của một hệ thống con được nhóm với nhau thành lớp gọi là tập hợp các phần (Set of Part). • Mức khối chức năng (Function Block Level): Các chức năng trong một hệ thống con được tiếp tục chia nhỏ thành các khối chức năng riêng biệt. Mỗi khối chức năng tạo thành một thực thể được định nghĩa bao gồm dữ liệu và một giao tiếp tín hiệu chuẩn. Các khối chức năng là các khối xây dựng cơ bản của AXE và mỗi khối hoàn toàn được định nghĩa bởi các giao diện phần mềm và phần cứng đến các khối chức năng khác. • Mức đơn vị chức năng (Function Unit Level): Mỗi khối chức năng được cấu tạo bởi nhiều đơn vị chức năng và có thể gồm có: - Một đơn vị phần cứng. - Một đơn vị phần mềm vùng, để thực hiện các hoạt động như quét các thiết bị phần cứng và xử lý giao thức. - Một đơn vị phần mềm trung tâm hoặc một đơn vị phần mềm hỗ trợ, có nhiệm vụ thực hiện các chức năng phân tích phức tạp, như thiết lập cuộc gọi trong hệ thống. 05V 1.5. Những thành phần chính trong tổng đài AXE 810. Hình 1.4. Cấu trúc tổng quát AXE 810. Hình 1.5 cấu trúc phần cứng ở Host Gò Dầu • Bộ xử lý dung lượng cao (APZ 212 33/33C hoặc APZ212 40). • Nhóm xử lý phụ trợ APG40 có khả năng xử lý cao hơn hệ thống vào ra thông thường – IOG20, và cũng có thể sử dụng lại IOG20. • Subrack GEM (Generic Ericsson Magazine): dùng cho chuyển mạch nhóm và các thiết bị khác. • Chuyển mạch nhóm GS890: xây dựng trên cơ sở subrack GEM 16K, dung lượng tối đa của trường chuyển mạch là 512K/128K subrate. 05V • Đầu cuối tổng đài ET155-1: có dạng bo mạch đơn ET155. Bộ chuyển mã TRA R6 và bộ triệt tiếng dội ECP5. • Xử lý liên kết số cho các bo mạch hiện có DLEB: thực hiện ghép kênh kết nối với GDM . Các thiết bị cơ sở của GDM kết nối với DLEB là: + Mạch kết cuối tổng đài ETC5. + Nhóm xử lý vùng RPG3. + Nền xử lý phụ trợ RPP. + Giao diện ATM-ALI. +Môđun đầu cuối dịch vụ cảnh báo M-AST. Giao diện đường dữ liệu mới cùng với GEM là DL34, được mô tả bằng vòng tròn màu đỏ trên hình vẽ: DL34 được sử dụng để thông tin giữa GS890 và các thiết bị khác trong GEM. DL34 là giao diện giữa DLEB với các thiết bị cơ sở trong GDM, được mô tả bằng vòng tròn màu vàng. 05V Chương 2 :module truy nhập(ASM) • ASM(Access Swith Module):Được xây dựng để kết nối thuê bao với dịch vụ băng hẹp. • Tủ ASM gồm 4 khung, khung đầu tiên có 17 card AU, 3 khung còn lại có 18 card AU ,mỗi card AU kết nối 1 luồng E1, tổng số thuê bao trong một tủ là: 17 x 30 + 3 x 18 x 30 = 2130 thuê bao. Các khung được đấu vòng với nhau thông qua bus, trên khung đầu tiên có một bo mạch TAU2 dùng chung cho toàn bộ ASM, các khung còn lại không có bo mạch này và được thay thế bằng bo mạch thuê bao (AU). 2.1.CẤU TRÚC CỦA MỘT KHUNG TRONG THÙNG ASM 2.1.1Tổng Quan: Mỗi một khung ASM bao gồm: • 18 card AU ( 17 card AU nếu có card TAU2), • 1 card AUS-C2,1 card AUS2 • 1 card TAU-C2. • Có thể có 1 card TAU2 Hinh 2.1 :Cấu trúc của 1 khung ASM 05V Hình 2.2 giao diện của các card Mỗi 1 card sẽ được kí hiệu riêng trên thùng ASM Product name: Product number ASM unequipped subrack 2/BFD 518 007 AUS2 ROJ 208 215/1 AUS-C2 ROJ 208 216/1 AUP42, 30 line PSTN with 2x400 current feed ROJ 208 217/1 AUBA43, 15 line ISDN/BA ROJ 208 232/1 TAU-C2 ROJ 208 218/1 TAU2 ROJ 208 219/1 2.1.2.card AUS2(Access Unit Swith): Được ký hiệu trên card là ROJ 208 215/1. Là đơn vị trung tâm trong node truy nhập thực hiện chức năng chuyển mạch,kết nối và tập trung lưu lượng của các đơn vị truy nhập dưới sự điều khiển phần mềm của tổng đài AXE, AUS2 có 28 ports ET định dạng giống luông E1,được xắp xếp như sau:5 port đầu tiên từ 0->4 được dùng để kết nối tới các AUS khác ,18 ports tiếp theo từ 5->22 tương ứng với mỗi AU,5 ports cuối cùng 23->27 được bố trí ở trên board AUS-C2 để kết nối với tổng đài AXE. [...]... tích,khó khăn trong quản lý và bảo dưỡng 05V Hình 3.12:SỐ LƯỢNG ETC5 VÀ ET4-1 TRONG TỦ Tuy nhiên hiện tại ETC5 vẫn được sử dụng trong tổng đài AXE vì muc dích kinh tế Để giải quyết tất cả hạn chế của ETC5 một dòng sản phẩm mới được Ericsson sản xuất đáp ứng được đầy đủ tính năng của tổng đài AXE đời mới yêu cầu.Đó chính là ET4-1 05V Chương 4:Module Chuyển Mạch (Group switch) 4.1.GIỚI THIỆU Trong tất cả... thông tin giữa TAU2 và các AU 05V  bus LCOM là link thông tin giữa TAU2 và các AUS2 và TAU-C2 • Test access bus:(TA bus) okiểm tra truy nhập kết nối tương tự onó bao gồm test dây và test mạch điện,bus này được định tuyến phía trong mạch từ board TAU-C2 và tất cả các AU trong khung đó othông qua TAU-C2,bus này được kết nối bằng cáp tới các khe khác nhau trong node,nhưng được điều khiển và cấp nguồn bởi... việc nâng cấp từ PDH lên SDH: ET4-1 có thể cách ET155 20Km • Tất cả các phần cứng đều dùng được với cả hai tiêu chuẩn ETSI (Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ ) và ANSI(Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ) • Dường như tất cả các tủ và cáp được sử dụng trong AXE810 và ET4-1 • Nó được hội nhập cùng với AXE ET4-1 có thể được sử dụng để kết nối AXE810 với cả mạng PDH và SDH ET4-1 là thiết bị có thể biến đổi tín... tạo của board AUS2 05V 2.1.2. 1Các khối chức năng bên trong bo mạch AUS2 Hình 2.4:sơ đồ kết nối các card • Chuyển mạch thời gian có thể điều khiển 1024 kênh 64 kbit/s • Đồng hồ (Clock): có một AUS trong nút truy cập có đồng hồ chủ, tất cả các đồng hồ trong nút truy cập hoạt động theo đồng hồ chủ này, đồng hồ trong AUS2 khác 05V • • • • ở chế độ Stand-by Thông tin đồng bộ được phân phối tới các khối. .. có thể sử dụng nguồn tín hiệu 155Mbit lam nguồn tín hiệu đồng bộ 3.1.3.ET 4-1 kết nối tới tổng đài AXE theo chuẩn ETSI • ET4-1 bao gồm 6 card CFF-LI • Vị trí của các kết nối của ET4-1 được xác định theo những số trên cột “ET4-1 DIP point và số trên cột “AXE SNT inlet và hai cột này việc đánh số phải trùng khớp nhau 05V • Các kết nối có đánh dấu mờ thì không được dùng để kết nối tới tổng đài AXE Hình... riêng mà phần cứng có tên là VCXO (Voltage Controlled Crystal Oscilator) tần số 16,384 Mhz Đầu cuối tổng đài ET (Exchange Terminal):dùng để kết nối các luồng 2 Mbit/s theo khuyến nghị của ITU Điều khiển luồng dữ liệu mức cao (HDLC - High-level Data Link Control): khối này được tích hợp trong một bộ vi xử lý Phần cứng có thể điều khiển 32 kênh HDLC và được sử dụng cho giao tiếp giữa STC và STR Tín hiệu... ưu hóa liên lạc giữa GS890 và các thiết bị tốc cao khác,dung lượng biến thiên vào khoảng 128 và 2688 time slot với bước nhảy là 128 time slot,dung lượng biến thiên của DL-34 làm cho nó cho phép sử dụng tối đa,nó được hình thành bằng cách trộn các dung lượng cao,thấp và bình thường trong GEM,không làm tổn hao dung lượng GS(group switch) Băng tần DL-34 về phía thiết bị được tự động phân tán bởi GS(group... thực thi bằng 1 giao diện back-plane có tốc độ vật lý là 222.2Mbit/s DLEB Có khả năng với các thế hệ tổng đài sau,là một trong những phần cơ bản luôn đi theo tổng đài AXE 810 Dùng để chuyển 4 đường DL-3 thành đường DL-34 Bản sao DLEB trong tương lai sẽ đạt được sự hỗ trợ cả DL-3 và DL-34 Khi kêt nối với ET-155-7(thế hệ ET 155 theo chuẩn ETSI),DLEB là dụng cụ bảo vệ cho card LOT(Low Order Termination:thiết... loại ET4-1 phụ thuộc vào kiểu hoạt động, và sử dụng cho luồng E1 hay T1 • Dưới đây là cấu trúc của ET4-1 gồm hai hệ thống cho luồng E1 theo phương pháp bảo vệ có tên theo sản phẩm là BFD 508 103/101 Hình 3.5 giao diện của 1 khung ET4-1 Như vậy ET4-1 có thể được phân loại theo những dòng sản phẩm sau: 05V Tương ứng với bảng phân loại sản phẩm ET4-1 ta có bảng phân loại nguồn tương ứng theo từng sản phẩm:... truy cập dùng trong hệ thống PSTN • Một Test bus được kết nối với TAU-C2 để kiểm tra việc truy nhập của các thuê bao • TAU-C2 có 1 giao diện kiểm tra về phía AUP42.Nó được sử dụng để tải dữ liệu, để ứng dụng chương trình trong quá kiểm tra • sử dụng nguồn -48V,VB1,VB2 do TAU-C2 cung cấp để cấp điện cho đường dây thuê bao,nuôi tín hiệu chuông và tín hiêu PRM • giao diện E1 để tích hợp các kênh thoại . Kontum, SPT và nhiều tỉnh thành khác. Hiện tại em đang là thực tập sinh tại công SPT, công việc của em là tìm hiểu nguyên lý hoạt động và những ứng dụng khai thác của các khối trong tổng đài AXE810. Cấu. nối, định tuyến các cuộc gọi. Trong số các loại tổng đài được sử dụng tại Việt Nam có tổng đài AXE của hãng Ericsson, Thuỵ Điển. AXE là loại tổng đài đa năng có thể dùng làm tổng đài cửa ngõ,. dữ liệu và một giao tiếp tín hiệu chuẩn. Các khối chức năng là các khối xây dựng cơ bản của AXE và mỗi khối hoàn toàn được định nghĩa bởi các giao diện phần mềm và phần cứng đến các khối chức

Ngày đăng: 21/07/2015, 15:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1:Tổng Quan Hệ Thống Tổng Đài AXE

    • 1.1. Giới thiệu.

    • 1.2. Cấu hình thực tế tại đài Host Gò Dầu.

    • 1.3. Tính module của AXE.

    • 1.4. Cấu trúc của AXE.

    • 1.5. Những thành phần chính trong tổng đài AXE 810.

    • Chương 2 :module truy nhập(ASM)

      • 2.1.CẤU TRÚC CỦA MỘT KHUNG TRONG THÙNG ASM

        • 2.1.1Tổng Quan:

        • 2.1.2.card AUS2(Access Unit Swith):

          • 2.1.2.1Các khối chức năng bên trong bo mạch AUS2

          • 2.1.3.AUS-C2(Access Unit Swith connection Board0) :thiết bị kết nối của AUS

          • 2.1.4.TAU-C2, Test And Administration Unit Connection Board: thiết bị kết nối của TAU

          • 2.1.5.TAU2(Test Administration And Maintenance Unit ):

          • 2.1.6.AUP42( Access Unit For Pstn Lines) :bộ phận truy cập dùng trong hệ thống PSTN

          • 2.1.7.AUBA43, Access Unit For Isdn/Ba Lines :

          • 2.2.GIAO DIỆN

          • Chương 3: Module Trung Kế

            • 3.1. ET4-1

              • 3.1.1 khái quát về ET4-1

              • 3.1.2.Đồng bộ (synchronization)

              • 3.1.3.ET 4-1 kết nối tới tổng đài AXE theo chuẩn ETSI

              • 3.1.4.ET 4-1 kết nối tới tổng đài AXE theo chuẩn NTSI

              • 3.1.5.Card ET SFB

              • 3.2 Khái quát về ETC5

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan