Tiểu luận trồng rừng KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BẠC HÀ

22 757 3
Tiểu luận trồng rừng KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BẠC HÀ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BẠC HÀ Đặc điểm: Bạc hà còn gọi là Bạc hà nam, Nạt nặm, Cha piac bom (Tày) Mentha arvensis L. Họ Hoa môi (Laminaceae) Mô tả cây: Cỏ thân mềm hình vuông, mọc đứng hay mọc bò. Khi phân cành có thể cao khong 30-80 cm. Lá mọc đối, mép khía răng, hoa nhỏ màu trắng hoặc tím hồng mọc ở kẽ lá (Bạc hà Âu thì hoa mọc đầu cành). Toàn cây có lông và có tinh dầu thơm. Phân loại: Bạc hà Âu (mentha piperita L.) di thực của Nga, Đức; sản lượng kém hơn bạc hà Nam, nhưng mùi vị thơm mát. Bạc hà Nam thường mọc hoang ở nhiều nơi, chỗ ẩm ướt, và mọc thành vùng tập trung ở Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phú (Tam Đảo), Lào Cai và thường trồng ở vườn nhà từng khóm với các thứ rau thơm. Gần đây ta đã nhập một loại Bạc hà Nhật Bản cũng thuộc loại Mentha arvensis L. có sản lượng tinh dầu và menthol khá cao. Các vùng sản xuất hiện nay chủ yếu là loại Bạc hà này. Bạc hà là loại cỏ sống lâu năm, mùa đông cây lụi đi nhưng sang xuân lại đâm mầm, mọc lại. Tuy vậy, muốn có sản lượng cao thì cần trồng lại hàng năm, thu hoạch trước mùa nước. Đất trồng: Bạc hà ưa đất nhiều màu, ẩm nhưng thoát nước: khô thì rụng lá, úng thì thối lá, chỗ trũng lá phủ kín ẩm quá thì sinh nấm bệnh. - Ở rừng tốt nhất là đất mới khai phá, có nhiều mùn và độ ẩm cao. Đất rừng sườn đồi nên san luống có bờ theo bậc thang không dốc quá 15-20 độ C, tránh mưa trôi phân và xói đất. - Ở đồng bằng cần luân canh, trồng vào đất mới ở chân ruộng vụ trước trồng đậu hay trồng lúa. ở ruộng lúa thì dọn rạ đến đâu, cày ngay đến đấy, phơi ải nhằm diệt cỏ dại và trứng sâu. Sau vài ngày, bừa, vơ sạch cỏ. Nếu đất khô thì cày vỡ rồi bừa luôn để giữ ẩm. Lần sau thì cày bừa rồi lên luống ngay, để phòng mưa ướt đất. Đất cần đập nhỏ, mặt luống phải phẳng để dễ thoát nước. Trường hợp chân ruộng thấp thì phải lên luống cao 10-15 cm, rộng 0,9-1 m, rãnh luống rộng 20 cm. Thời vụ trồng Bạc hà tốt nhất là tháng 2-3. Trồng Bạc hà với quy mô lớn đòi hỏi mấy điều kiện sau đây: 1. Cần gần nguồn nước tưới, xa mương phải đào giếng. 2. Cần có tổ chức cất tinh dầu ở liền, tránh vận chuyển cồng kềnh và hư hỏng nguyên liệu. 3. Cần chuẩn bị phân bón đầy đủ, với cách thức chăm bón thích hợp. Phân bón: Lượng phân cần thiết cho một hecta như sau: 15-20 tấn phân chuồng hay 5-7 tấn phân bắc, phân phải được ủ hoai mục, nhất thiết không được dùng phân tươi, vì phân tươi toả nhiệt làm chết cây. 2/3 phân chuồng hoai mục trộn với phân lân dùng để bón lót, còn 1/3 cần ủ thêm cho thật hoai để sau khi thu hoạch lần thứ nhất sẽ bón thêm. - Phân hoá học chỉ cần ít: - 200-300 kg supe phosphat trộn với phân chuồng để bón lót và bón thúc. - 200-250 kg phân amon sunfat dùng để tưới thúc. Sau mỗi lứa cắt tưới thúc 2-3 lần. Mỗi lần 15-20 kg/ha pha loãng tưới, tiếp sau tưới nước lã để rửa đạm cho khỏi táp lá. - 150kg kali sunfat chia theo tỉ lệ như trên hoà cùng phân đạm tưới thúc. Gieo trồng: Sau khi làm đất nhỏ thành luống và bón lót phân như đã nói trên, rạch hàng ngang luống sâu 8-10cm, hàng cách nhau độ 25-30cm, để trồng. Có thể trồng bằng cành để nguyên không cắt thì rải đều theo rãnh, lấp đất để ngọn thò độ 3 cm và ấn chặt gốc, tưới nước. Hoặc dùng thân rễ cắt thành đoạn 8-10cm, đặt vào rãnh nối đuôi nhau, lấp đất ấn chặt, tưới ngay nước để chóng bén rễ. Làm cỏ và tưới nước: Ở giai đoạn cây chưa bò lan ra thì dùng cuốc xới phá váng đất. Nhưng sau khi cây bò rộng ra và thân rễ đã phát triển mạnh thì nhổ cỏ bằng tay và xáo xới ở chỗ đất hở và má luống. Bạc hà gặp hạn thì khô cằn, nếu thiếu nước nghiêm trọng thì lá sẽ rụng trụi. Vậy cần phải tưới nước kịp thời. Mùa hè đất quá khô thì nên tưới nước qua các rãnh để ngấm sâu vào thân rễ, hoặc bơm tháo nước vào ruộng qua một đêm, hôm sau tháo kiệt. Nếu gặp mưa to cần tháo nước nhanh chóng cho khỏi thối lá. Phòng trừ sâu bệnh: Cần chú ý phòng bệnh và trừ sâu cho cây: - Khi cây phân cành nhiều, lá che kín đất, thiếu ánh sáng, ở chỗ trũng độ ẩm chênh lệch nhiều với độ ẩm không khí là cơ hội để bệnh gỉ sắt lan nhanh. Dùng dung dịch Boocđô hoặc hợp tễ Diêm sinh với Vôi phun định kỳ 7 ngày 1 lần để hạn chế bệnh. - Bệnh thối lá dễ phát hiện. Hễ thấy một đám nhỏ bị nhũn tựa như bị đổ nước nóng vào, thì cũng phòng trừ như trên, hoặc nặng thì nhổ đám cây bị bệnh và rắc vôi bột vào. - Vào tháng 1-2-3, để phòng sâu xám cắn ngang cây khi mầm lá mới mọc: dùng thuốc trừ sâu trộn với đất bột và cỏ non rắc lên trên mặt luống vào chiều tối để đêm sâu ra ăn sẽ chết. Sâu ít thì bắt bằng tay. - Có loại sâu khoang ăn lá rất hại. Cần xử lý kịp thời, dùng thuốc trừ sâu pha loãng phun vào buổi chiều mát, phun liên tục, cách nhau 3 ngày, vài lần thì hết sâu. Thu hái và nhân giống: Sau khi trồng khoảng 4-5 tháng, khi thấy khối lượng thân lá cao nhất, hoa nở rộ, thường vào tháng 5-6 thì thu hái lần đầu. Cắt phần thân cành có mang lá là chính, phần còn lại phải cắt bỏ đi để cho mặt luống bằng phẳng, sạch cỏ. Bừa qua để xới sơ đất và vơ sạch cỏ. Bấy giờ lấy số phân còn lại 1/3 đánh tơi rải đều trên mặt luống, hót đất phủ lên, rồi tưới nước để cây tái sinh. Sau khoảng 2 tháng thân cành phát triển mạnh, có thể thu hoạch được lần thứ 2; lần thứ 3 thường thu hoạch sau đấy 3 tháng, kỳ này sản lượng giảm sút. Nếu ruộng quá cao không ngập nước thì chăm sóc cho cây sống qua mùa đông. Sang màu xuân nhờ có mưa phùn, cây ra nhiều mầm non, đánh đem trồng nơi khác. Nếu trường hợp ở chân ruộng trũng, mùa mưa hay bị ngập thì cuốc cây lên chuyển trồng tạm sang ruộng khác để lấy giống trồng năm sau. Đây là cách để giống. Cách thu hái Bạc hà rất đơn giản: chọn ngày nắng ráo, vào buổi sáng lúc đã ráo sương, dùng liềm cắt phần thân cành có lá, để từng nắm nhỏ nơi râm mát qua một ngày cho héo bớt, đến chiều thu dọn vào nơi chứa. Cắt đến đâu thì cất tinh dầu đến đó. Khi vận chuyển cần tránh làm lá nhàu nát, hao hụt mất tinh dầu. Nếu chưa cất kịp không nên để đống to, phơi rải san ra hóng nơi thoáng gió. Cây Bạc hà rất dễ thối mốc, trường hợp thiếu điều kiện cất tinh dầu kịp thời phải phơi khô trong râm để cất tinh dầu sau, hoặc dùng vào thuốc thang. Trung bình mỗi hecta có thể thu được 15-20 tấn lá tươi và cất được 70-100 lít tinh dầu. Nhu cầu tinh dầu Bạc hà rất lớn: làm thuốc, làm dầu xoa, chế dầu cù là, cao sao vàng, thuốc đánh răng, kẹo ngậm ho Cất tinh dầu: Sau khi trồng khoảng 4-5 tháng, đến lúc thấy trên ruộng Bạc hà hoa đã nở 100% số cây và trong mỗi cây hoa nở 70% trên cụm hoa, định lượng tinh dầu lúc đó khoảng 5/1000 là có thể thu hoạch được. Cắt thân phần có mang lá đem về xưởng cất tinh dầu, xếp rải ra trên nền nhà, không xếp đống. Cắt từ lúc 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều là thời gian Bạc hà có tinh dầu cao nhất, không nên cắt sớm quá và cũng không nên cắt vào lúc chiều tối, vì lúc này có sương xuống làm giảm hàm lượng tinh dầu. Cất tinh dầu Bạc hà dùng lối kéo bằng hơi nước, nguyên liệu xếp ở chõ đặt trên nồi nước đáy, mà không nên dùng kiểu nồi luộc trực tiếp, làm giảm hiệu suất và phẩm chất tinh dầu. Về cách cất, đợi lúc sôi nước mới cho Bạc hà vào lèn chặt nồi chõ, đậy kín, thúc lửa to 15-20 phút, sau dầu bắt đầu chảy ra từ ống ruột gà. Hứng dầu bằng bình phân ly (séparator) sẽ được tinh dầu. Ngoài tinh dầu, bình phân ly còn cho nước cất (gọi là nước thơm). Nước này còn chứa một lượng tinh dầu tan trong nước không nên bỏ đi. Có thể lại dùng nước này cho ngay vào nồi để cất mẻ sau cùng với lá mới, hoặc dùng để chế biến nước súc miệng hoặc làm nước sirô Bạc hà giải khát cũng tốt. Công dụng: Bạc hà vị cay tính mát, vào Phế Can, có tác dụng tán phong nhiệt, làm ta mồ hôi, giải cảm sốt nhức đầu và nôn mửa không tiêu. Liều dùng như sau: - Tinh dầu dùng giải cảm sốt nóng không có mồ hôi, mỗi lần uống 8-15 giọt với nước nóng; dùng chữa nôn mửa, không tiêu, mỗi lần uống 4-8 giọt chiêu với nước nguội. Rót tinh dầu vào chén hay thìa nước, chiêu vào họng rồi uống tiếp nước tráng miệng. - Lá tươi hay khô (bằng nhau) mỗi lần hay mỗi thang thuốc dùng 8-15g. - Chữa các chứng cảm sốt nóng (không gai rét) nhức đầu, mắt đau sưng đỏ, nôn oẹ, hoặc trẻ sốt nóng, lên sởi lúc mới bắt đầu mọc, dùng Bạc hà và Sắn dây, mỗi vị 10-15g, đổ 1/3 lít nước, bịt kín ấm, đun sôi vài dạo bắc ấm xuống để xông, rồi rót một chén uống. Sau sắc uống thêm 1-2 nước. Nếu cảm có mồ hôi thì không xông và uống thuốc nguội. - Chữa dị ứng mề đay, dùng lá Bạc hà tươi vò xát đỡ ngứa. 2. KỸ THUẬT TRỒNG NHÃN Mùa vụ Nếu có đủ nước tưới thì nên trồng vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 10-11dl vì đến mùa nắng cây có đầy đủ ánh sáng cây sẽ phát triền tốt hơn. Nếu trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 5-6 dl thì cần chú ý thoát nước vì nếu mưa nhiều thì đất bị lèn nhãn bị chết do nghẹt rễ. Đất trồng và chuẩn bị líp trồng - Cây nhãn Xuồng phát triển tốt trên đất cát pha, cát giồng, và đất có độ pH từ 6-7, nhưng không thích hợp trên đất sét nặng. Tuy nhiên, nếu ghép giống nhãn Xuồng lên cành hoặc gốc giống nhãn khác thì sự sinh trưởng của nhãn xuồng phụ thuộc vào cây làm gốc ghép. - Líp rộng trung bình 8m, mương rộng 3-4m, sâu 1-1,2m. Mô đất đắp thành hình tròn, rộng 0,6- 0,8m, cao 0,5-0,7m. Mỗi mô đất trộn 200-300g super lân, 10kg phân chuồng hoai và tro trấu, chuẩn bị trước khi trồng khoảng 15 ngày. Cách trồng - Khoảng cách trồng tuỳ đất đai và mô hình trồng, có thể chọn khoảng cách thích hợp là 6x5m, 6x6m (tương đương khoảng 300-350cây/ha ). - Khoét lỗ trên mô, đặt bầu vào, lấp đất vừa quá mặt bầu, ém đất chung quanh gốc, cắm cọc để giữ cây con (tránh rễ bị lung lay), tưới đẫm nước. Dùng rơm rạ hay cỏ khô đậy mô lại. Chăm sóc Đắp mô, bồi líp Trong 2 năm đầu, hàng năm cần đắp thêm đất khô vào chân mô, giúp mô cao hơn, rộng hơn. Từ năm thứ 3 trở đi, hàng năm nên vét bùn non ở đáy mương để bồi líp một lớp mỏng 2-3cm ngay sau khi xới gốc, bón phân. Trong trường hợp trồng nhãn trên đất thịt ít cát có thể bồi cát hàng năm để giúp hệ thống rễ phát triển tốt. Rào chắn gió Thân nhãn Xuồng tương đối giòn, dễ gãy. Do đó, cần phải trồng cây chắn gió để hạn chế, gãy cành, rụng hoa, trái trong mùa mưa bão. Làm cỏ, xới đất, phủ líp Giai đoạn cây con cần làm cỏ theo mô, cần thường xuyên làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, dùng cuốc 3 răng xới xáo đất giúp thông thoáng, không dùng cuốc lưỡi và không xới sâu vì làm tổn thương bộ rễ. Tuyệt đối không diệt cỏ trong vườn nhãn bằng các hoá chất, tốt nhất nên quản lý cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa nắng và chống xói mòn đất trong mùa mưa. Tưới tiêu Cần cung cấp nước thường xuyên trong mùa nắng khi cây còn nhỏ, nhất là trên đất pha cát rất dễ bị thiếu nước. Cây trưởng thành chịu khô hạn khá hơn, nhưng phải cung cấp đủ nước vào các giai đoạn cần thiết như: khi cây bắt đầu ra hoa, phát triển trái và sau thu hoạch. Tuy nhãn có thể chịu ngập trong thời gian ngắn nhưng cây phát triển kém, do đó cần thoát nước kịp thời. Bao trái Để tránh thiệt hại do dơi và côn trùng đục trái, đồng thời giúp trái đẹp màu hơn nên dùng bao trái hay bao giấy để bao trái giai đoạn 1 tháng trước khi thu hoạch. Tỉa cành và tạo tán Tạo tán: Giai đoạn cây còn nhỏ hoặc mới phát triển từ cành ghép, gốc ghép cần tạo tán để cây có bộ tán phân bố đều, nhiều cành sẽ cho năng suất cao sau này. Sau khi trồng, cây cần được tưới nước đầy đủ để phục hồi sinh trưởng. Khi cây xuất hiện tượt non đầu tiên thì tiến hành bấm ngọn. - Từ gốc lên khoảng 60-80 cm (đối với nhánh chiết) hoặc từ vị trí mắt ghép lên khoảng 40-60 cm (trên gốc ghép) thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển. - Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35-40 o . - Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80 cm thì cắt đọt để các mầm ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành. - Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15 - 20cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30- 35 0 . Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3. - Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch . Tỉa cành: Sau thu hoạch cần tiến hành tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành bị che khuất trong tán cây, cành vượt đồng thời cắt tỉa đoạn cành mang trái và sửa tán nếu cành quá dài để giúp cây ra tược non đồng loạt. Tỉa cành kết hợp với sửa tán thường được thực hiện trong mùa khô. Phân bón: việc sử dụng phân hoá học một cách lạm dụng trong nhiều năm đã đưa lại một hậu quả là: đất đai ngày càng bị chai cứng, mất khả năng sản xuất, bệnh hại rễ ngày càng phát triển và khó phòng ngừa. vì vậy, xu hướng hiện nay là sử dụng phân hữu cơ càng nhiều càng tốt. phân hữu cơ có thể là phân có nguồn gốc thực vật (rơm rạ, cỏ khô, rác) hay động vật (phân trâu, bò, heo, gà…), được ủ hoai trước khi bón cho cây. việc sử dụng phân hữu cơ có tác dụng như: - Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, trong phân hữu cơ có đầy đủ các nguyên tố cần thiết cho cây, từ đa lượng đến vi lượng giúp sự sinh trưởng và phát triển của cây. - Phân hữu cơ không làm cháy lá, hỏng rễ do nồng độ dinh dưỡng trong phân hữu cơ thấp. - Giúp quả có phẩm chất ngon, kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch. - Tạo môi trường tốt cho sự phát triển vi sinh vật đất, giúp quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra nhanh hơn, cung cấp cho rễ cây được nhiều chất dinh dưỡng. - Tăng hiệu lực của phân hoá học - Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, giữ nước và giữ phân tốt hơn, cải tạo và nâng cao độ phì của đất. Tùy theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng mà lượng phân cung cấp cho cây thích hợp. Trên cây nhãn được chia làm hai thời kỳ bón như sau: Thời kỳ kiến thiết cơ bản: - Cây từ 1 – 3 năm tuổi: Sau khi trồng, khi cây ra đọt non thì có thể bón phân, năm đầu tiên cây còn nhỏ nên pha phân vào nước để tưới, phải cách gốc từ 10 – 20 cm để tránh phân bón làm cháy rễ. Giai đoạn này nên tiến hành bón phân khi lá chuyển sang màu xanh đậm. - Hàng năm bón phân hữu cơ hoai mục từ 5 – 10 kg/cây. Bảng 1: Lượng phân bón cho nhãn thời kỳ kiến thiết cơ bản Tuổi cây số lần bón/ Dạng phân (g/cây/năm) Dạng phân (Urea) Dạng phân ( super lân) Dạng phân (KCl) 1 4-5 100 N (217g) 50 P 2 O 5 (303g) 100 K 2 O (167g) 2 3-4 200 N (435g) 70 P 2 O 5 (424g) 150 K 2 O (250g) 3 4 300 N ( 652g) 100 P 2 O 5 (606g) 200 K 2 O (335g) Thời kỳ khai thác: - Trong thời kỳ này dinh dưỡng là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành trái (ngoại trừ thời tiết, nhiệt độ, lượng mưa), bón phân hợp lý sẽ làm cho năng suất được ổn định. Thiếu phân, đặc biệt là thiếu đạm, lân sẽ làm cho trái rụng, nhỏ và cơm mỏng. - Đối với cây trên 3 năm tuổi: Lượng phân bón cho mỗi gốc/năm là: 0,8-1 kg urê, 0,8-1,5kg super lân và 0,5-0,8 kg KCl. Lượng phân này tăng dần hàng năm khoảng 10-15% đến khi cây cho trái ổn định (sau 8-10năm). Số lần bón chia ra như sau: + Lần 1: Sau khi thu hoạch quả 1 tuần, bón 1/3 lượng urê và toàn bộ lượng super lân. + Lần 2: Trước khi cây ra hoa 5 tuần: bón 1/3 lượng urê và 1/3 lượng KCl. + Lần 3: Khi trái phát triển có đường kính quả khoảng 1cm: bón 1/3 lượng urê và 1/3 KCl + Lần 4: Trước khi thu hoạch trái khoảng 1 tháng: bón 1/3 lượng KCL còn lại. - Hàng năm cần bón thêm phân chuồng hoai khoảng 10-20kg/gốc. Có thể bón thêm tro trấu, xác thân cây họ đậu, vỏ đậu, … Nhìn chung, tùy khả năng sinh trưởng, năng suất của mùa trước mà có lượng phân NPK phù hợp cho vụ kế tiếp. Cách bón phân Sau thu hoạch, cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, cách gốc khoảng 2/3 tán cây, sâu 10-20 cm cho phân vào lấp đất lại và tưới nước. Các đợt sau bón quanh tán cây cách gốc 0,5m không cần xới đất hay đào rãnh. Phân bón lá: Để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây, có thể phun phân bón phân bón lá như 15-30 -15, Komix, Bayfolan, Complates, Atonic…khi cây có lá lụa hoặc giai đoạn trái đang phát triển (1-2 tháng trước khi thu hoạch) để giúp tăng khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả. Xử lý ra hoa nhãn Xuồng cơm vàng: Vụ thuận: Trong điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL nhãn Xuồng cơm vàng ra hoa tự nhiên từ tháng 4 -5 và thu hoạch vào tháng 8-9dl. Khi thu hoạch xong cần tỉa cành đồng loạt. Bón phân đầy đủ theo khuyến cáo. Phun một số phân bón lá có hàm lượng đạm cao như N-P-K (30-10-10) với liều lượng 10g/8-10 lít nước để nuôi bộ lá cho tốt. Bắt đầu ngưng tưới nước khi lá của đợt đọt thứ hai trở nên già và bắt đầu cho đọt thứ ba. Đến khi cây vừa nhú hoa có thể tưới nước trở lại. Nếu trong thời gian ngưng tưới thấy cây có triệu chứng thiếu nước có thể tiến hành tưới nhẹ cho cây. Vụ nghịch: Đối với nhãn Xuồng khi tháp trên gốc nhãn tiêu Da Bò có thể xử lý ra hoa bằng KClO 3 . Hiện nay trên thị trường có nhiều loại KClO 3 , khi xử lý cần phải xem lại loại nào để sử dụng liều lượng cho đúng. Sau khi thu hoạch tiến hành tỉa cành, tạo tán giúp cây ra cơi đồng loạt. Bón phân đầy đủ theo khuyến cáo. Khi cơi đọt thứ hai từ lá lụa chuyển sang đọt chuối thì tiến hành tưới KClO 3 nồng độ 16-24g/m đường kính tán trong 10 lít nước tưới xung quanh tán cây cách gốc 0,5m, 1 tuần sau tiến hành khoanh cành (chừa ¼ cành thở) vết khoanh rộng khoảng 3mm. Sau khi khấc cành từ 5-7 ngày phun phân bón lá MKP nồng độ 0,5% để thúc đẩy cây ra hoa đồng loạt. Để đạt được hiệu quả khi xử lý ra hoa mùa nghịch cho nhãn Xuồng cơm vàng tháp trên gốc nhãn tiêu da bò, nên chú ý tạo cơi đọt đồng loạt ngay từ đầu và tưới nước bón phân để cây không ra hoa mùa thuận. Khi cây chuẩn bị ra hoa thì không nên tưới nước bón phân vì như thế cây sẽ có khuynh hướng ra đọt hơn là ra hoa, chỉ khi nào thấy cây ra hoa thật sự thì mới tiến hành tưới nước bón phân *Chú ý: Khi sử dụng KClO 3 nên thận trọng vì đây là chất dễ gây cháy nổ. Tăng đậu quả, hạn chế rụng trái non Tăng đậu qủa: Dùng Progibb (GA 3 ) liều lượng 0,1g/10 lít nước hoặc H 3 BO 3 1,0g/10 lít nước, phun vào các thời điểm trước khi cây nở hoa, 30% hoa nở và cây vừa đậu quả sẽ làm tăng tỉ lệ đậu quả. Khắc phục hiện tượng rụng trái non: Trồng cây chắn gió, tưới nước, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh và phun các chế phẩm chống rụng quả non như: CRT, Thiên Nông, Retain,… từ khi trái có đường kính 0,3-0,5 cm. Sâu bệnh Nhãn Xuồng cơm vàng ít sâu bệnh nhưng cũng có một số đối tượng cần chú ý phòng trừ như: - Sâu hại: Bọ cánh cứng hại lá, bọ xít (gây hại khi cây ra đọt non); sâu ăn bông (gây hại trên bông); rệp sáp (gây hại cành, lá ,hoa, trái); sâu đục trái (tấn công giai đoạn trái). - Bệnh hại: Bệnh đốm rong, đốm bồ hóng do nấm (chủ yếu gây hại trên lá); bệnh khô cháy hoa (gây hại trên hoa); bệnh phấn trắng (gây hại trên hoa và trái non); bệnh thối trái (gây hại khi trái gần thu hoạch). 3. KỸ THUẬT TRỒNG RAU MÁ Rau má là cây cho lợi nhuận khá cao, nhưng trồng rau má phải dày công chăm sóc và xuống giống đúng thời vụ (hợp lý nhất là tháng giêng Âm lịch). Mùa khô cần tưới nước thường xuyên. Rau má khá nhạy cảm với thời tiết, môi trường. Sương mù khiến cây vàng úa, cần tưới rửa vào buổi sáng. Những cơn mưa đầu mùa dù lớn hay nhỏ cũng cần tưới nước, rửa axít và tránh môi trường thay đổi đột ngột làm cây hư hỏng. Rau má thích hợp các loại phân vi sinh và phân chuồng. Chọn giống hợp lý: Hiện có 3 loại giống chủ yếu: giống rau má cọng tím (thân tím, phiến lá hình dạng răng cưa), giống rau má mèo (cây thấp, lá nhỏ, bò sát mặt đất) và giống rau má mỡ (thân to, lá to và xanh mướt, cây cao) là loại cho hiệu quả cao nhất hiện nay. Làm đất: Không nên lên liếp cao quá dễ bị khô, nên làm theo kiểu cuốn chiếu đưa tầng đất mặt nằm trên mặt liếp là tốt nhất. Sau khi lên liếp, làm rãnh thoát nước giữa liếp và để tiện chăm sóc, lượng vôi bón 150-200kg, phân chuồng 1 tấn + 2 kg nấm Tricoderma cho 1.000m2. Khoảng cách trồng 15 x 20 cm (3 đến 4 tép/bụi, tưới nước 1 đến 2 lần/ngày vào mùa nắng). Lượng phân vô cơ cho 1.000m2: Lân 20-30kg, DAP 25-30kg, ure 35-40kg. Sau thu hoạch lứa đầu bón thêm 1 tấn chuồng đã ủ oai + 1 kg nấm Tricoderma cho1.000m2. Cần bổ sung các nguyên tố vi lượng cho rau, có thể dùng Polyfeed 19.19.19 có nhiều nguyên tố vi lượng quan trọng. Sâu bệnh: Một số sâu bệnh chính trên rau má Nhện đỏ: Tấn công trên đọt non, chích hút nhựa làm lá nhỏ và dày, cây phát triển kém. Nhện đỏ còn là môi giới truyền bệnh virus. Phòng trị cắt và chôn vùi cây bị bệnh, đồng thời kiểm tra mật số nhện, dùng dầu khoáng SK 99 liều lượng pha 20-25cc/bình 8 lít, Saromite 57 EC liều lượng 8-10cc/bình 8 lít, phun 4 bình/1.000m2. Sâu ăn tạp: cắn phá lá, thường xuất hiện mùa nắng, phòng trị bằng thuốc Biocin 8000SC, Sapen Alpha, SecSaigon 25EC. Gỉ sắt: Lúc đầu vết bệnh có màu nâu tím sau chuyển màu vàng liên kết nhau nằm ở mặt dưới lá. Phòng trị: bằng các loại thuốc Carbenzim, nhóm có Mancozeb như Mexyl MZ 72WP, Dipomate 80WP, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bệnh đốm lá: xuất hiện những đốm màu nâu đỏ đều trên mặt lá, sau đó vết bệnh khô có màu xám, viền ngoài màu nâu, lây lan mạnh ra xung quanh. Phòng trị: vệ sinh đồng ruộng, chôn vùi những lá bị bệnh, bón phân cân đối, không sử dụng phân bón qua lá lúc rau bị bệnh. Luân phiên sử dụng 3 loại: Alpine 80WDG – Mexyl MZ 72WP – Copforce Blue 51WP cho hiệu quả phòng trừ rất tốt. Bà con sử dụng đúng theo hướng dẫn và đảm bảo thời gian cách ly khi sử dụng thuốc BVTV cho rau. 4. KỸ THUẬT TRỒNG SEN LẤY HẠT Cây sen lấy hạt, tên khoa học: Nemlumbo nucifera Guerin. Hầu hết các bộ phận của cây sen đều sử dụng, hoa làm cảnh, hạt để ăn (làm mức, nấu chè) làm thuốc, ngó sen làm rau có tính an thần, tim sen dùng làm trà, lá sen dùng trà, lá sen dùng để gói. Cây sen được trồng nhiều nơi. Chúng sống được ở các loại đất trũng (trừ các vùng khả năng trong mùa nắng bị nhiễm mặn). Tuy nhiên, khi trồng thâm canh, ruộ̣ng trồng cần được gia bờ bao hoàn chỉnh để khống chế, giữ được mức nước trong ruộng theo yêu cầu kỹ thuật của từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Đất trồng sen cần cày bừa kỹ, mặt ruộng phải bằng phẳng để dễ thâm canh. Khi trồng sen cần chú ý các biện pháp kỹ thuật sau: Chọn giống, cách trồng: Cây sen hiện có 2 giống phổ biến: Giống dùng lấy hạt có kích thước thân, lá, hoa, gương to hơn, đặc biệt hoa có màu hồng sậm, dân gian thường gọi là “Sen Trâu”. Giống trồng lá ngó ngược lại, thân, lá, hoa, gương nhỏ hơn, hoa có màu hồng phấn. Do vậy, khi trồng cần chú ý chọn đúng giống. Cây sen giống đem trồng phải đạt tiêu chuẩn: Có 2 lá mập, khỏe, đường kính lá lớn của cây giống là 30cm, không để cây bị dập lá hay gãy cọng hoặc gãy thân ngầm (ngó). Các chỉ tiêu này liên quan chặt chẻ đến tỷ lệ sống của cây khi trồng. Nếu cây giống được chọn lọc và bảo quản tốt khi trồng tỷ lệ sống cao. Cách trồng: Cây con sau khi nhổ từ ruộng sen phải được giữ nơi mát, tránh ánh sáng mặt trời bức xạ làm cho cây khô héo, đem cấy ra ruộng đã cày bừa xong cần nhẹ nhàng để tránh gãy ngó (thân ngầm). Không nên trồng quá sâu cây lâu bén. Không nên quá nông cây dễ bị nổi. Khoảng cách trồng 2m x 2m/cây. Mật độ 2.500 cây/ha. Cần khống chế mực nước trong ruộng 20-25 cm trong thời gian mới trồng, giúp cây mau bén rễ. Sau khoảng 10 ngày sau cần theo dõi và trồng dặm liền. Sau đó, cho mực nước tăng dần theo sự sinh trưởng của cây. Mực nước trong ruộng cần khống chế ở mức 40-50cm là tốt nhất. Bón phân Số lượng phân bón sử dụng cho 1 ha/vu: -Super lân: 400kg, DAP: 500kg, NPK 16-16-8: 300kg, chia làm các lần bón như sau: -Lót trước khi trồng (lúc làm đất): 400kg Super lân -Thúc lần 1: 15 NST (ngày sau trồng), 50kg DAP -Thúc lần 2: 30 NST, 50kg DAP -Thúc lần 3: 45 NST, 50kg DAP - Thúc lần 4: 60 NST, 50kg DAP -Thúc lần 5: 75 NST, 50kg DAP + 50kg NPK Các lần sau cứ 15 ngày bón 50kg NPK +50kg DAP cho đến hết 300kg DAP + 300kg NPK Chú ý: Cần thay nước trước khi bón phân và khống nước ở mức tốt nhất. Sâu bệnh: Trong giai đoạn đầu trước và chuẩn bị cho hoa cây sen dễ bị nhện đỏ, và bọ trỉ gây hại. Chúng thường bám trên cuống lá, hoa chích hút làm lá nhăn, teo lại, nếu bị nặng chúng làm khô lá, hoa hạn chế sinh trưởng cũng như năng suất. Nên cần xử lý bằng thuốc hóa học, có thể dùng Trebon pha với nồng độ 20cc/bình/8lít phun phía dưới lá, bông. Bên cạnh đó, cây sen thường bị sâu xanh và một số loại sâu ăn tạp khác phá hại nặng trên lá. Chúng thường đẻ trứng theo từng ổ, sâu non mới nở ra tập trung trên 1 – 2 lá ăn phần thĩa lá phía dưới rất dễ nhận diện trong quá trình thu hoạch trái chúng ta có thể giết chúng bằng tay. Nếu sâu ăn lá phát sinh nhiều thì xử lý bằng thuốc hóa học như Sherpa. Decis lượng dùng 10cc/bình/8 lít. Khi cây đã ra hoa vào giai đoạn thu hoạch cần hạn chế sử dụng thuốc. Thu hoạch: Khi sen già trên đỉnh hạt xuất hiện màu đen, ở cuống của gương sen có màu hồng thì thu hoạch được. Nên thu hoạch 2 ngày/lần để hạn chế hái sót tạo sen quá lứa khó chế biến vì sen già rất nhanh. Khi thu hoạch trái thì kết hợp loại bỏ lá ở ngay cùng vị trí cuống, bông (cây sen có đặc tính từ mắt ở thân ngầm cây sẽ cho 1 cuống mang lá và một cuống mang bông) để giúp cây phát triển tiếp vì lá này sau khi đã thu gương nó trở nên vô hiệu. Nếu để chúng phát triển tiếp tạo sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng với các lá khác nhất là các nơi phát triển ảnh hưởng lớn đến năng suất sau này. 5. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HÚNG QUẾ [...]... Khoảng cách và mật độ trồng: có thể áp dụng một trong các khoảng cách trồng như sau: 40 x 30 cm; 50 x 20 cm đối với liếp đôi, hoặc 70-20 cm đối với liếp đơn Nếu trồng theo khoảng cách 50-20 cm thì lên liếp rộng 1 m, trồng hai hàng dọc, hàng cách hàng 50 cm và cây cách cây 20 cm Nếu trồng theo khoảng cách 40-30 cm thì mặt liếp rộng 1,2 m, trồng hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm Nếu trồng theo khoảng... cách cây 30 cm Nếu trồng theo khoảng cách 70-20 cm thì liếp rộng 1,2 m, trồng hai hàng dọc theo liếp, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 20 cm Sau này khi vun gốc, tiến hành lấy đất ở giữa liếp đấp vào hai hàng nghệ hai bên, tạo thành liếp đơn như giồng khoai lang 8 KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐẬU XANH (Phaseolas ayreus Roxb) Nước ta trồng nhiều đậu xanh Hạt đậu xanh dùng làm thực phẩm Bột đậu xanh rang chín... phát triển thành từng đám, bởi ngoài phát triển từ hạt, diếp cá có khả năng tái sinh chồi mạnh từ thân rễ Thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa xuân (tháng 2 - 4) Trồng bằng cách giâm cành hoặc nhổ, tách gốc cây lấy những cây con đem trồng Đất trồng làm kỹ, tơi nhỏ, sau đó lên luống rộng 60 - 70 cm, cao 10 - 15 cm Cây trồng trên luống với khoảng cách 10 x 10 cm hoặc 15 x 15 cm Khi bứng cây để trồng chú ý... thể cắt hết cả bụi cây, chỉ chừa phần gốc 5-7 cm rồi chăm sóc để cây tái sinh, thu hoạch lần khác 6 KỸ THUẬT TRỒNG RAU DIẾP CÁ Cây diếp cá mọc tự nhiên ở nhiều nơi, thường mọc thành từng đám ven sông suối, ao hồ, kênh rạch, bờ ruộng Diếp cá là loại cây chịu bóng và ưa ẩm Cách trồng: Cây sinh trưởng mạnh từ mùa xuân đến đầu mùa đông ở phía Bắc và mùa khô ở các tỉnh phía Nam Từ một cây diếp cá ban đầu,... tháng; nấm đóng hộp qua chế biến gần như thành phẩm và đựơc đưa vào bao bì đóng hộp kín lại 10 KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TÍA TÔ Tía tô là cây thân thảo, mọc hằng năm, đứng thẳng Thân vuông, có rãnh dọc và có lông Lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng, đầu nhọn Hoa trắng hay tím Kỹ thuật trồng Đất trồng Chọn chân đất cao, tơi xốp, thoát nước tốt Đất được cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ và lên liếp Mùa nắng :... 20 cm Cách gieo trồng Có 2 cách : gieo hạt và giâm cành Liếp gieo hạt được cày bừa kỹ (đất nhuyễn), bón lót phân chuồng hoai trước khi gieo nên rải Basudin và sau khi gieo phủ rơm Khi hạt nẩy mầm phải giở rơm để cây mọc cứng Khi cây có 5 – 6 lá thật (30 – 35 ngày sau gieo) là đem trồng Thời vụ gieo trồng Tía tô có thể trồng được quanh năm Mật độ, khoảng cách Cây cách cây, hàng cách hàng : 15 x 15 cm... gieo trồng cần được cuốc sớm, phơi ải, đập nhỏ (nhất là đối với đất dùng để ươm hạt) vì hạt hứng quế rất nhỏ (như hạt rau rền) Lượng phân bón lót từ 0,5-1kg phân chuống hoai mục cho 1m2 trộn thật đều với đất trồng và tạo cho độ ẩm đất thích hợp khi gieo hạt hoặc trồng cây Kỹ thuật gieo, ươm và trồng cây Thời vụ: Thời vụ thích hợp để gieo hạt là vụ xuân Sau tiết lập xuân (4-2) gieo hạt để có cây con trồng. .. hạt mau nứt nang, mọc mầm Khi hạt đã mọc mầm cần nhẹ nhàng lấy hết rơm rạ ra Trường hợp gieo vãi, khi cây con có từ 4-6 lá thật là có thể tỉa cây đem trồng được nếu số lượng hạt giống có quá ít, ta có thể gieo ươm vào giành, sọt hoặc khay để dễ bảo quản, dễ chăm sóc Trồng cây: Khi cây con có từ 4-6 lá thật là đủ tiêu chuẩn bầu cây ra ngôi Hố để trồng cây phải được đào rộng hơn bầu từ 0,1-0,3 cm Mỗi hố... mới trồng, cây cần được đảm bảo độ ẩm cao và làm sạch cỏ Từ khi cây ra hoa quả trở đi, diếp cá có thể phát triển thành bãi Mùa cho nhiều lá từ tháng 4 - 9 Sau mỗi lần thu hái, cần bón thúc bằng phân chuồng hoai mục Phân được rắc đều lên mặt luống rồi rắc đất nhỏ lấp kín phân Rau diếp cá có thể thu hái trong nhiều năm 7 KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NGHỆ ĐEN Bón phân lót: trước khi xới đất tác cuối, tiến hành... 25 ngày tơ nấm mọc đầy bịch phôi, lúc này bịch phôi được đem ra nhà nấm chăm sóc thu hoạch quả thể Chuẩn bị nhà nấm: Vật liệu: làm nhà nấm bằng tre, lá , lưới, ny lon Có thể tận dụng sàn nhà để treo bịch phôi nấm, xung quanh nhà trồng nấm có thể bao lưới cước hoặc nylon để giữ ẩm độ, hạn chế côn trùng giúp cho nấm phát triển tốt Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng khí, thoát nước và giữ được . 1 m, trồng hai hàng dọc, hàng cách hàng 50 cm và cây cách cây 20 cm. Nếu trồng theo khoảng cách 40-30 cm thì mặt liếp rộng 1,2 m, trồng hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm. Nếu trồng. 1. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BẠC HÀ Đặc điểm: Bạc hà còn gọi là Bạc hà nam, Nạt nặm, Cha piac bom (Tày) Mentha arvensis L. Họ Hoa môi (Laminaceae) Mô tả cây: Cỏ thân mềm hình. liếp rộng 1,2 m, trồng hai hàng dọc theo liếp, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 20 cm. Sau này khi vun gốc, tiến hành lấy đất ở giữa liếp đấp vào hai hàng nghệ hai bên, tạo thành liếp đơn như

Ngày đăng: 20/07/2015, 09:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan