- Sự nghiệp văn học Tác phẩm tiêu biểu : hai tập truyện - Nên vợ nên chồng 1955 - Con chó xấu xí 1962 viết ít >< tài hoa Thế giới nghệ thuật chủ yếu tập trung ở - khung cảnh nông thô
Trang 1VỢ
Trang 21 Tác giả
- Kim Lân (1920 - 2007), tên
khai sinh: Nguyễn Văn Tài
- Quê ở làng Phù Lưu, xã
Tân Hồng, huyện Tiên Sơn,
tỉnh Bắc Ninh
+ Tham gia làm cách mạng, làm kháng chiến với những cống hiến có ý nghĩa trên lĩnh vực VHNT
+ Từng nếm trải:
~ Bi kịch riêng: ngụ cư, con vợ lẽ, nghèo, bị hắt hủi,
~ Nỗi đau chung: nạn đói 1945
~ Niềm hạnh phúc đổi đời nhờ cách mạng
- Cuộc đời:
I TÌM HIỂU CHUNG
Trang 3- Sự nghiệp văn học
Tác phẩm tiêu biểu : hai tập truyện
- Nên vợ nên chồng (1955)
- Con chó xấu xí (1962) viết ít >< tài hoa
Thế giới nghệ thuật chủ yếu tập trung ở
- khung cảnh nông thôn với đề tài độc đáo: tái hiện sinh
hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê
- hình tượng người nông dân: nghèo khổ, nhưng yêu đời, tài hoa, gắn bó với quê hương và cách mạng.
=> KL là nhà văn một lòng đi về với đồng ruộng, với
thuần hậu, nguyên thủy nông thôn (Nguyên Hồng)
Thể loại sở trường : truyện ngắn
=> KL “thâm canh trên cánh đồng truyện ngắn và
độc canh với đề tài về nông thôn”
Trang 42 Tác phẩm
- Nằm trong tập Con chó xấu xí (1962)
- Tiền thân: tiểu thuyết Xóm ngụ cư
=> Quá trình sáng tác: ngót 10 năm (1945 - 1954)
b Bối cảnh lịch sử của tác phẩm
- Không gian: một ngôi làng nghèo có khu chợ, có xóm ngụ cư vùng Bắc bộ Việt Nam
- Thời gian: nạn đói 1945
a Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
THUYẾT TRÌNH
Trang 5Vợ chết rồi, chồng nhìn con, chờ đến lượt mình rồi con mình ngã xuống
- Ảnh: Võ An Ninh
Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải
táng về nghĩa trang Hợp Thiện (Hà Nội) - Ảnh: Võ
An Ninh
Hơn 2 triệu người đã chết
vì đói Cả nhà đói, cả
dòng họ đói, cả làng cả xóm cùng đói Cái đói kinh hoàng năm Ất Dậu 1945
ấy, người trẻ hôm nay sẽ không tưởng tượng nổi
Trang 6Mới đầu người ta còn bọc chiếu, sau thì chỉ túm đầu, túm chân quẳng lên thùng xe Trẻ con, người già, đàn bà, đàn ông, đầu, tay chân lủng lẳng hoặc kéo lê trên đất Ngày nào cũng vài chục xe như vậy rong ruổi Mấy người kéo xe kể: nhiều hôm họ quăng xác chết lên xe, trong
xe có tiếng thều thào… Có anh xe dừng lại bới đống xác thì không thấy
ai kêu nữa Có anh xe thì nói vọng vào: “Thôi đằng nào cũng ra nghĩa địa thì đi đi kẻo mai không ai chôn”.
Xác người chết đói nằm ngổn ngang Người đói thu dọn xác người chết đi chôn
Trang 7II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc
Tóm tắt:
- Tràng vốn ế vợ >< có vợ giữa nạn đói 1945 => mọi người đều ngạc nhiên, vừa lo vừa mừng
- Tâm trạng hạnh phúc lan tỏa trong mỗi thành viên gia đình vào sáng hôm sau, nhưng liên tục bị gián đoạn bởi sự ám ảnh của nạn đói
- Tác phẩm khép lại giữa tiếng trống thúc thuế dồn dập và câu chuyện về Việt Minh cùng hình ảnh đoàn người với lá cờ đỏ phấp phới trong tâm trí Tràng
(Phần trích học đã lược bỏ một số đoạn)
Gợi ý tóm tắt:
- Truyện viết về ai và sự kiện gì?
- Diễn biến của sự kiện và tâm trạng nhân vật?
- Kết thúc tác phẩm có gì đáng chú ý?
Trang 81 Tình huống truyện
Sự kiện: Anh Tràng có vợ
=> dân xóm ngụ cư xôn xao ngạc nhiên, vừa lo vừa mừng
- Anh Tràng vốn là một nông dân có
+ ngoại hình: thô kệch
+ tính tình: khờ khạo
+ thân phận: thấp kém
+ gia cảnh: bần hàn
=> hội đủ các yếu tố để ế vợ
>< nhặt được vợ
- Nạn đói 1945:
Trang 9PHIẾU HỌC TẬP
(VỀ BỐI CẢNH HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN VỢ NHẶT)
Câu hỏi: Tìm những chi tiết về nạn đói 1945 trong truyện
ngắn Vợ nhặt và nêu nhận xét của mình.
Không gian:
- Ánh sáng: ………
- Âm thanh: của
+ Tự nhiên: ………
+ Con người:………
Không khí: …………
Cảnh tượng: ………
Con người:
- Người sống: ………
- Người chết: ………
Nhận xét:
- Tính chất, mức độ của nạn đói: ………
- Nạn nhân chủ yếu của nạn đói: ………
- Vấn đề cấp bách nhất của con người trong nạn đói này
là gì? ………
- Ý nghĩa tố cáo của nạn đói:
………
Trang 101 Tình huống truyện
SỰ KIỆN: Anh Tràng có vợ
=> dân xóm ngụ cư xôn xao ngạc nhiên, vừa lo vừa
mừng
- Anh Tràng vốn là một nông dân có
+ Ngoại hình: thô kệch
+ Tính tình: khờ khạo
+ Thân phận: thấp kém
+ Gia cảnh: bần hàn
=> hội đủ các yếu tố để ế vợ
>< nhặt được vợ
- Nạn đói 1945: tràn về xóm ngụ cư như:
+ trận đại hồng thủy tràn về muốn hủy diệt tất cả
+ nút thắt xiết chặt sự sống lại đến nghẹt thở
>< Tràng lại đèo bòng
NGHỊCH LÍ:
- Tràng: ế vợ >< nhặt được vợ
- Vợ Tràng: con người >< bị nhặt
- Thời đại: đói + chết >< người đói: hợp hôn
Trang 11THẢO LUẬN
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM 1
(VỀ Ý NGHĨA SỰ KIỆN NHẶT VỢ CỦA NHÂN VẬT TRÀNG)
Một người ế vợ mà lại có vợ một cách rất đào hoa.
1 Theo truyền thống, việc cưới xin ở VN ta cần có những thủ tục, sính lễ gì? Tại sao lại có thể nói Tràng đào hoa trong
hoàn cảnh này?
Nghi lễ cưới xin trong dân gian: ………
2 Liên hệ với nhan đề tác phẩm, em nghĩ gì về thân phận
con người trong hoàn cảnh đó?
Phân tích nhan đề
- Vợ: ………
- nhặt: ………
=> Ý nghĩa nhan đề:
Trang 12PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM 2
(DỰ KIẾN NHỮNG DIỄN BIẾN CỦA TÁC PHẨM SAU SỰ KIỆN NHẶT VỢ)
CH1: Sau khi vợ chồng Tràng nên duyên, những kết cục nào
có thể xảy ra với họ? (Tưởng tượng mình là nhà văn KL đang đứng giữa nhiều lựa chọn cho kết thúc tác phẩm)
- Tưởng tượng cốt truyện ……….
CH2: Liên hệ với phần Tóm tắt và cho biết: KL đã chọn hướng
đi nào cho tác phẩm này? Tại sao? (Dụng ý nghệ thuật của tác giả là gì khi lựa chọn như vậy)
- Dụng ý nghệ thuật : ………
Trang 13PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM 3
(LIÊN HỆ, SO SÁNH VỚI MỘT SỐ TÁC PHẨM)
Đói
(Thạch Lam)
Hai vợ chồng trí thức trong cơn khủng hoảng
bị thất nghiệp, không kiếm được việc gì để làm, không có cái để ăn => người vợ lặng lẽ đi bán thân để kiếm tiền mua đồ ăn về Tình cờ, người chồng phát giác ra hành vi ấy ngay trước bữa ăn, đã hất đổ những thức ăn ngon lành xuống đất rồi đuổi vợ đi
Cơn đói giày vò, khiến người chồng sau khi nhìn trước nhìn sau không thấy ai, vội vàng quỳ xuống đất, bốc chỗ thức ăn ấy cho vào mồm
=> sống mà như đã chết
Chí Phèo
(Nam Cao)
Chí bị xô đẩy trở thành con quỷ dữ của làng
Vũ Đại, tưởng như mất hết cả nhân tính, nhân hình Được Thị Nở cho bát cháo hành đầy tình người, đã hồi tỉnh và khao khát trở lại làm người lương thiện Nhưng không ai cho Chí quyền làm người lương thiện nữa và Chí cũng không thể tiếp tục sống như một con quỷ dữ
Chí Phèo giết Ba Kiến, người trực tiếp đẩy CP đến tấn bi kịch khốn cùng và tự sát
=> được chết như một con người dù
hết sức tàn khốc và
bi thảm
Vợ nhặt
(Kim Lân)
Nhặt vợ giữa nạn đói 1945 Giữa chồng chất lo sợ trong cơn
quẫn nạn, những người nghèo khổ vẫn xiết tay nhau trong niềm hi vọng về một lá cờ đỏ cho tương lai của mình
=> được sống như những con người
So sánh, nêu nhận xét, lí giải sự khác nhau của kết thúc các tác phẩm
Em có nhận xét gì về cách nhìn cuộc đời và con người của nhà văn KL
Trang 14PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM 4 (GIẢ ĐỊNH VỀ SỰ KIỆN)
Giả sử câu chuyện vẫn được giữ nguyên những nét
chính, chỉ thay việc nhặt vợ bằng cưới vợ theo thủ tục
truyền thống Em thấy có hợp lí không? Tại sao?
Quan điểm của nhóm: ………
Lí giải: ………
Vai trò của sự kiện: Về những sự kiện như thế:
- Giáo sư N.Đ.Mạnh thì cho rằng: ………… như “một thứ nước rửa ảnh có thể làm nổi bật hình
- Nhà văn N.M.Châu thì cho rằng: ……… là “cái tình thế xảy ra truyện, là một khoảnh khắc
mà ở đó sự sống hiện ra "đậm đặc", là khoảnh khắc chứa đựng một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại, là lát cắt của hoàn cảnh, tác động đến số phận nhân vật.”
- Tiến sĩ Chu Văn Sơn thì cho rằng: “khi một truyện ngắn co mình lại trong một số chữ hạn định để thành truyện cực ngắn, truyện mini, thì có thể thấy các thành tố khác của truyện như nhân vật, cảnh vật, lời trần thuật có thể giảm thiểu đến kiệt cùng, còn cái mà nó quyết giữ chính là … Mất … nó có thể thành tản văn, thành tuỳ bút, thành thơ văn xuôi, thành kí, nghĩa
là thành gì gì khác… chứ quyết không thể còn là truyện ngắn Mất … tức là mất tính cách
H: Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn trên.
=> rút ra kết luận gì về vai trò của sự kiện này đối với tác phẩm?
Trang 151 Tình huống truyện
NGHỊCH LÍ
Ý NGHĨA SỰ KIỆN
- Mặt khác, tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta
Thể hiện một cách xúc động khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đầy lạc quan và vẻ đẹp của tình người trong tình thế đầy éo le
Bộc lộ niềm tin yêu, trân trọng đầy nhân văn của tác giả đối với con người (1 phương diện giá trị nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm)
Tạo nên một tình huống truyện độc đáo, sáng tạo
SỰ KIỆN
Trong tương quan với nhan đề Vợ nhặt:
- Một mặt phản ánh sự rẻ rúng, hẩm hiu của thân phận con người,
sự trượt giá thảm hại của giá trị người trong nạn đói
Trang 16LIÊN HỆ
Hiện tượng tự tử, phản ứng bất cần đời của một
số bạn trẻ khi gặp bi kịch sống
Hiện tượng HS dùng bạo lực hoặc có các hành vi tiêu cực để chà đạp phẩm giá của nhau
Cái quý nhất của con người là cuộc sống => cần biết trân trọng cuộc sống của mình
Sự sống, phẩm giá của mọi người cũng cần được trân trọng như của chính mình
THÔNG ĐIỆP
GIÁ TRỊ NHÂN VĂN
Trang 17Củng cố:
- Nhắc lại những nghịch lí trong sự kiện Tràng nhặt được vợ
- Suy nghĩ của em về những nghịch lí đó
Dặn dò
Hoàn thành bảng thông tin về mỗi nhân vật trong tác phẩm chuẩn bị cho tiết sau:
NHÂN
VẬT
CẢNH NGỘ RIÊNG
TÂM TRẠNG (Tối hôm trước -> sáng hôm sau)
ỨNG XỬ (Tối hôm trước ->
sáng hôm sau)
NHẬN XÉT
TRÀNG
VỢ
TRÀNG
MẸ
TRÀNG