1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Kinh tế quốc tế - Đề tài Liên kết KTQT theo khu vực đang trở thành mô hình chủ yếu của nền KTTG

8 4,5K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 724,5 KB

Nội dung

Chủ đề: Liên kết KTQT theo khu vực đang trở thành mô hình chủ yếu của nền KTTG – nguyên nhân, các hình thức và vai trò I khái quát chung về liên kết kinh tế quốc tế 1. Tình hình KTTG sau Chiến tranh Thế giới thứ II: Với những chuyển biến thăng trầm theo từng giai đoạn, các nước tuy đạt được tăng trưởng rất cao ở giai đoạn đầu nhưng do các chiến sách KT và cơ chế cứng nhắc thiếu hiệu quả nên dần dần gặp phải nhiều khó khăn mà đỉnh cao là những năm 1980-1990. Tuy nhiên, sau Chiến Tranh Lạnh, thế giới đã hình thành và phát triển một thị trường rộng lớn, thống nhất với cơ chế thị trường, điều này đã làm cho quan hệ KT giữa các nước phát triển nhanh chóng. Sự vận động của các công ty xuyên quốc gia thong qua dịch chuyển của yếu tố vốn, công nghệ, lao động,… Cũng như mở rộng quan hệ KTQT, thương mại với phạm vi toàn cầu đang thúc đẩy hình thành nên thị trường thế giới ngày càng thống nhất với những luật chơi chung. Quá trình tự do hóa thương mại cũng phát triển mạnh thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cùng với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng nên thúc đẩy liên kết KTQT hình thành và phát triển 2. Khái niệm: Liên kết KTQT là quá trình hợp nhất các nền KT của các quốc gia trong một hệ thống KT thống nhất với các mối quan hệ KT được sắp xếp trong một trật tự nhất định trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên. 3. Đặc trưng: - Có nguồn gốc từ sự phân công lao động quốc tế trên cơ sở ứng dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ. - Xử lí mối quan hệ có tính chất đối lập nhau giữa xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch, dẫn đến các quốc gia khai thác hiệu quả nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả của từng nền KT. - Góp phần loại bỏ tính biệt lập của nền KTTG, mở rộng giao lưu giữa cộng đồng người, làm cho các quốc gia gần gũi nhau hơn trong mối quan hệ, giảm bớt những cuộc xung đột cục bộ và góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới - Mức độ đa dạng của các mối quan hệ KT giữa các quốc gia ngày càng lớn, tình phức tạp cao, phạm vi mở rộng hơn. 4. Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết KT khu vực: Do sự phát triển không đồng đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí (tự nhiên, văn hóa, xã hội) và có mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết lại với nhau. ** Thành tựu của APEC đạt được trong 10 năm đầu: - Xuất khẩu tăng 113% với 2,5 tỷ tỷ USD - Đầu tư nước ngoài trực tiếp tăng 210% trên tổng thể, và tăng 475% ở các nền kinh tế thành viên có thu nhập thấp - Tổng sản lượng quốc gia GNP tăng khoảng 1/3 tổng thể, và tăng 75% ở các nền kinh tế thu nhập thấp - Tổng sản phẩm quốc nội GDP/người ở các nền kinh tế thu nhập thấp của APEC tăng 61% http://mfo.mquiz.net/News/?Funtion=NEF&tab=Su-kien&File=654 5. Các hình thức: a. Thỏa thuận thương mại ưu đãi: Đây là cấp độ thấp nhất của liên kết kinh tế, theo đó, các quốc gia tham gia hiệp định dành các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan của hàng hóa khác nhau. Trong các thỏa thuận này, thuế quan và hàng quốc gia rào phi thuế quan có thể vẫn còn nhưng thấp hơn so với khi áp dụng cho không tham gia hiệp định. Thỏa thuận mậu dịch ưu đãi là hình thức quá độ và mang tính chất thử nghiệm để xây dựng hình thức khu vực mậu dịch tự do Một ví dụ về thỏa thuận thương mãi ưu đãi là Hiệp định về thỏa thuân TMƯĐ ASEAN được kí kết tại Manila năm 1977 và được sửa đổi năm 1995, hay khu vực TMƯĐ Đông và Nam Phi tồn tại từ 1981-1994, hay như các Hiệp định dành ưu đãi thương mại( hay tối huệ quốc) mà một số nước phát triển có thể dành cho các nước đang phát triển. b. Khu vực mậu dịch tự do: Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng, tiến tới hình thành 1 thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ; các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực (EFTA, NAFTA, AFTA…) Ví dụ: NAFTA gồm 3 nước Mỹ, Canada và Mehico, hiệp định NAFTA được Quốc hội ba nước thông qua dần tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa ba nước trong vòng 15 năm, gạt bỏ mọi trở ngại trong các lĩnh vực buôn bán, dịch vụ và đầu tư, cho phép các nước thành viên tự do đi lại, mở ngân hàng, thị trường chứng khoán, công ty bảo hiểm. khác với EU, NAFTA chỉ mở rộng cửa buôn bán giữa các nước thành viên bằng cách từ từ bãi bỏ hàng rào thuế quan chứ không tiến tới xóa bỏ biên giới quốc gia và không xây dựng 1 thị trường thống nhất về tiền tệ. c. Đồng minh về thuế quan Các nước tham gia bị mất quyền độc lập tự chủ trong buôn bán với các nước ngoài khối; lập ra biểu thuế quan chung áp dụng khi buôn bán với các nước ngoài khối (EEC) d. Thị trường chung: Xóa bỏ hàng rào thuế quan, hạn ngạch, giấy phép, xóa bỏ các trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản và sức lao động giữa các nước hội viên, lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ với các nước ngoài khối (ECM) e. Liên minh kinh tế và tiền tệ: Đây là hình thức liên kết cao nhất và đạt trình dộ của tất cả các hình thức trên.hình thức này tạo ra 1 thị trường chung giữa các nền kinh tế ,thống nhấtvề kinh tế với 1 đơn vị tiền tệ chung và thống nhất cả về chính trị và văn hóa. Ví dụ rõ nhất về cấp độ liên minh này là khu vực đồng Euro. Các khu vực được thành lập với mục tiêu trở thành liên minh kinh tế tiền tệ nhưng chưa hoàn thành được mục tiêu này gồm: cộng đồng kinh tế Tây Phi, cộng đồng Caribe … Các loại hình / đặc trưng Quy định hàng rào mậu dịch Xóa bỏ hàng rào mậu dịch Thống nhất thuế quan với các nước bên ngoài khu vực Di chuyển tự do lao động và tư bản Thống nhất kinh tế, tiền tệ, chính trị Thỏa thuận mậu dịch ưu đãi X Khu vực mậu dịch tự do X X Liên minh thuế quan X X X Thị trường chung X X X X Liên minh kinh tế, tiền tệ X X X X X  Thế giới đã trải qua các hình thức liên kết từ thấp đến cao là thỏa thuận mậu dịch ưu đãi, khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung và liên minh kinh tế, tiền tệ. Mức độ tự do hóa và tính liên kết cũng tăng dần qua các hình thức, từ giảm thuế tới các hình thức hạn chế mậu dịch nói chung; từ không thống nhất đến thống nhất 1 mức thuế quan chung để đánh ra bên ngoài với nhũng nước không phải là thành viên ; từ di chuyển tự do nguồn lực sản xuất đến thống nhất 1đồng tiên chung ,1 tiếng nói chung. 6 Vai trò của liên kết kinh tế quốc tế. - Liên kết kinh tế quốc tế làm tăng cường quá trình phối hợp và điều chỉnh lợi ích và lợi thế của các thành viên, giảm thiểu những chênh lệch về trình độ phát triển và thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển cả về khối lượng và cường độ, chiều rộng và chiều sâu. -Mở rộng quy mô và phạm vi của các quan hệ kinh tế quốc tế, đồng thời tạo điều kiện xây dựng một cơ cấu kinh tế mới có tinh chất khu vực. -Mở rộng thị trường ngoài nước gia tăng khả năng cạnh tranh, thu hút được nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển , khai thác được các tác động của quá trình cạnh tranh và bổ sung cơ cấu kinh tế cho nhau giữa các nền kinh tế của các nước thành viên ,giảm bớt các chi phí giao dịch, hạn việc sử dụng lãng phí nguồn lực của xã hội cho các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; gia tăng phúc lợi cho toàn cộng đồng. -Loại bỏ tính biệt lập của nền kinh tế và chủ nghĩa cục bộ của từng quốc gia trong nền kinh tế. Mở rộng giao lưu giữa các cộng đồng người và làm cho các quốc gia trở nên gần nhau hơn trong các mối quan hệ, giảm bớt những cuộc xung đột cục bộ và góp phần giữ gìn hòa bình ổn định trong khu vực và thế giới 7. Hệ quả của liên kết kinh tế theo khu vực. TÍCH CỰC TIÊU CỰC -Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. -Tăng cường tự do hóa thương mại và tự do dịch vụ. -Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước => tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn =>thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. - Tạo động lực cạnh tranh,kích thích ứng dụng việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới. -Mất tự chủ về kinh tế. -Quyền lực quốc gia và tranh chấp quyền lực. - Khả năng cạnh tranh khu vực - Gây tình trạng chia cắt thị trường thế giới, làm chậm tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. II Một số hình thức liên kết kinh tế quốc tế theo khu vực 1. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) - Đầu những năm 1990,sau khi chiến tranh lạnh kết thúc khu vực Đông Nam Á đã có những chuyển biến đáng kể, vị trí của cac nước ASEAN đã được cải thiện.Đồng thời đặt ra những thách thức cho ASEAN.Để đối phó với những thách thức đó, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ra đời với 3 mục tiêu: +Tự do hóa thương mại +Thu hút đầu tư nước ngoài +Mở rộng quan hệ thương mại với các nước ngoài khu vực. Cơ chế chính để hình thành AFTA là Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).Với 3 vấn đề chính: +Cắt giảm và xóa bỏ thuế quan xuống 0%-5%.(các nước sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu trong vòng 10 năm từ 1/1/1993 đến 1/1/2003) + Xóa bỏ hàng rào phi thuế quan(NBTs).(đối với vấn đề này các nước thành viên sẽ xóa bỏ tất cả các hạn chế số lượng đối với sản phẩm khác sẽ được xóa bỏ dần trong 5 năm sau khi các sản phẩm được ưu đãi) + Hợp tác trong lĩnh vực hải quan ( các nước thống nhất biểu thuế quan và hệ thống tính giá hải quan, xây dựng hệ thống luồng xanh hải quan, thống nhất thủ tục hải quan) Tác động của việc tham gia AFTA đới với nền kinh tế Việt Nam -VN là thành viên chính thức của ASEAN 28/7/1995 và 1/1/1996 chính thức gia nhập AFTA. Như bất cứ một thành viên nào khác VN cũng phải: + Giảm thuế suất thuế nhập khẩu còn 0%-5% + Loại bỏ các hạn chế định lượng và các hàng rào phi mậu dịch - Việc tham gia vào AFTA đã giúp VN có một số lợi ích nhất định + Khối lượng buôn bán với các nước ASEAN gia tăng đáng kể ( do mậu dịch được tự do hóa hơn) +Chúng ta có cơ hội để năng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa VN và tạo điều kiện thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. 2. Liên minh Châu Âu (EU) Từ năm 1957 đến năm 1970, đây là giai đoạn xây dựng Liên minh thuế quan. Liên minh thuế quan gồm 2 nội dung chính: (1) là xóa bỏ hoàn toàn thuế quan và hạn chế về số lượng đối với hoạt động thương mại trong cộng đồng, (2) là xây dựng biểu thuế quan chung đối với các hàng hóa nhập khẩu ngoài Cộng đồng => hoạt động thương mại quốc tế được thúc đẩy mạnh mẽ giữa các nước. kết quả: khối lượng xuất khẩu giữa các nước trong cộng đồng tăng từ 37%-50%, tỉ lệ nhập khẩu tăng từ 30%-47%. Từ 1980-1982, hoàn thành việc thành lập thị trường chung xóa bỏ các đường biên giới nội bộ, đưa ra nguyên tắc công nhận lẫn nhau và tạo điều kiện cho sự lưu thong tự do của hàng hóa, sức lao động, dịch vụ và vốn đầu tư. Ngày 1/1/1993 cộng đồng châu Âu chính thức ra đời. Ở thời kì này,EU tiêu biểu cho một khu vực mậu dịch lớn nhất thế giới. nhờ có liên kết, trao đổi nội bộ giữa các thành viên đã tăng lên gấp đôi, chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp. Năm 1975, theo hiệp định Lome, EU đã hủy bỏ hầu hết các hàng rào mậu dịch đối với hàng hóa nhập khẩu, hạn ngạch và thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu giảm dần. Với 25 thành viên, dân số của EU đạt trên 455 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội GDP là 11.049 tỷ USD, chiếm 21,5% GDP toàn thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.869,4 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu 3.333,6 tỷ USD, chiếm tỉ lệ tương ứng là 39,5% và 46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thế giới. Mục đích của EU là thống nhất về chính trị, thúc đẩy mậu dịch tự do và hợp tác chặt chẽ trong phát triển kinh tế. đồng thời không ngừng gia tăng tính cạnh tranh giữa các thành viên. Tại hội nghị thượng đỉnh của EU diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/12/1996 ở Dublin (ailen). Các thành viên đã thống nhất về hệ thống tiền tệ châu Âu, về hiệp định ổn định ngân sách mỗi quốc gia và khẳng định tư cách pháp lí của đồng Euro- đồng tiền chung châu Âu đã được thực hiện từ 1/1/1999 Khó khăn: tỉ lệ thất nghiệp cao, đồng thời những bất đồng trong quan hệ đối ngoại giữa các nước thành viên với Mĩ ***** Dẫn chứng: máy bay airbus A380 . Chủ đề: Liên kết KTQT theo khu vực đang trở thành mô hình chủ yếu của nền KTTG – nguyên nhân, các hình thức và vai trò I khái quát chung về liên kết kinh tế quốc tế 1. Tình hình KTTG sau. lực. - Khả năng cạnh tranh khu vực - Gây tình trạng chia cắt thị trường thế giới, làm chậm tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. II Một số hình thức liên kết kinh tế quốc tế theo khu vực 1 trong khu vực và thế giới 7. Hệ quả của liên kết kinh tế theo khu vực. TÍCH CỰC TIÊU CỰC -Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. -Tăng cường tự do hóa thương mại và tự do dịch vụ. -Thúc

Ngày đăng: 16/07/2015, 17:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w