Toàn cầu hoá đang là xu thế phát triển tất yếu , khách quan của xã hội
Trang 1bộ giáo dục vμ đμo tạo viện khoa học x∙ hội Việt Nam
viện triết học
phạm thanh hμ
vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc
trong bối cảnh toμn cầu hoá hiện nay
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử
Mã số: 62 22 80 05
Tóm tắt luận án tiến sĩ triết học
Hμ Nội - 2009
Trang 2luận án được hoμn thμnh tại viện triết học
thuộc viện Khoa học xã hội Việt Nam
=========================
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS,TS Nguyễn Ngọc Hà - Viện Triết học
thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Viện Triết học, hội trường số: P.203, số 59 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Viện Triết học
- Thư viện Quốc gia
Trang 3Danh mục các bμi viết đ∙ công bố
có liên quan đến đề tμi luận án
1 Phạm Thanh Hà (2002), “Hợp tác quốc tế - yêu cầu khách quan
của sự phát triển”, Cộng sản (19), tr.61-64
2 Phạm Thanh Hà (2003), “Các nước đang phát triển với xu thế
toàn cầu hoá”, Giáo dục lý luận, (3), tr.56-58
3 Phạm Thanh Hà (2005), “Độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn
cầu hoá hiện nay”, Triết học (4), tr.22-26
4 Phạm Thanh Hà (2006), “Sự cần thiết của việc giữ gìn bản sắc
dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay”, Giáo dục lý luận,
(2), tr.35-37
5 Phạm Thanh Hà (2007), “Cơ sở hình thành bản sắc dân tộc Việt
Nam”, Giáo dục lý luận, (4), tr.33-36
6 Phạm Thanh Hà (2007), “Một số tác động tích cực của toàn cầu
hoá đến sự phát triển của thế giới”, Châu Phi và Trung Đông,
(5), tr.25-29
7 Phạm Thanh Hà (2007), “Toàn cầu hoá - một số nguyên nhân
chủ yếu”, Châu Phi và Trung Đông, (9), tr.30-37
8 Phạm Thanh Hà (2007), “Tìm hiểu thách thức của toàn cầu hóa
đối với các nước đang phát triển”, Thông tin công tác tư tưởng lý
luận, (12), tr.35-39
9 Phạm Thanh Hà (2008), "Bản sắc dân tộc Việt Nam được khẳng
định trong quá trình toàn cầu hoá", Giáo dục lý luận, (5),
tr.30-34
Trang 4Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tμi
Toàn cầu hoá (TCH) đang là xu thế phát triển tất yếu, khách quan của xã hội Nó tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá của tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới Đây là sự vận động phù hợp với quy luật của thời đại TCH đang làm thay đổi sâu sắc từ nhận thức đến hoạt động thực tiễn của tất cả các nước ở mọi hoạt động trong phạm vi từng quốc gia cũng như trong quan hệ quốc tế TCH mở ra nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nước, nhất là đối với các nước
đang phát triển Một trong những thách thức mà TCH đặt ra đối với
sự phát triển của các nước là sự nhạt nhoà dần bản sắc dân tộc Hội nhập mà bị hoà tan, hợp tác mà bị lệ thuộc chẳng khác nào tự đánh mất chính mình và chịu thân phận phụ thuộc Một dân tộc một khi trở thành cái bóng và phụ thuộc vào dân tộc khác thì sẽ không thể có
lệ thuộc dân tộc khác, mà quan trọng hơn là phát huy được sức mạnh vốn có của dân tộc mình, đưa nó trở thành động lực nội sinh thúc
đẩy dân tộc phát triển Mọi sự vận động và phát triển đều có sự tác
động của cả nhân tố bên trong và các điều kiện bên ngoài Song, để
có sự phát triển ổn định, bền vững phải dựa vào nhân tố bên trong, coi nội lực là cái quyết định
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước với nhiều thời kỳ phát triển khác nhau Mặc dù phải đối mặt với điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt và luôn phải đấu tranh chống lại sự xâm lược từ các thế lực bên ngoài, song dân tộc Việt Nam đã luôn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để không ngừng phát triển Tổng kết lại những nguyên nhân, bài học
Trang 5thành công của dân tộc Việt Nam, ta thấy nổi lên một bài học quý giá, đó là dân tộc ta đã biết đi lên bằng chính sức mình, biết sử dụng
và phát huy hiệu quả sức mạnh nội lực của đất nước, mà trên hết là khơi dậy những đặc điểm bản sắc dân tộc được đúc kết qua từng chặng đường lịch sử Những đặc điểm tiêu biểu của dân tộc đã vượt qua thời gian và những thử thách từ nhiều phía để khắc hoạ nên cốt cách, tinh thần và sức mạnh Việt Nam
Mỗi dân tộc đều có bản sắc của mình Đánh mất bản sắc tức là
đánh mất chính mình Từng giai đoạn phát triển của lịch sử đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ với những thay đổi khác nhau Song, làm thế nào để bản sắc dân tộc không bị mai một, tiếp tục được duy trì, sàng lọc, bổ sung và phát triển, đó là một vấn đề lớn đối với mọi dân tộc trước sự tồn tại và phát triển của mình trong một thế giới TCH
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hơn 20 năm qua với những bước đi phù hợp và những chiến lược xây dựng phát triển kinh tế – xã hội đúng đắn đã làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo Việt Nam Một Việt Nam năng động, tự tin, bản lĩnh đang hội nhập ngày một sâu rộng hơn và có vị thế ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế Tuy nhiên, trong quá trình mở cửa, hợp tác với thế giới thời gian qua, chúng ta cũng đang phải đối mặt với không ít những thách thức từ bên ngoài, nhất là tư tưởng, lối sống ngoại lai đang đe doạ làm phai nhạt những giá trị truyền thống vốn có của dân tộc Bản sắc dân tộc Việt Nam đang thực sự gặp thách thức trước tác
động của xu thế TCH
Vẫn biết rằng, những thành công trên mọi lĩnh vực trong thời gian qua có một phần đóng góp không nhỏ của việc chúng ta đã ý thức được tầm quan trọng to lớn của việc giữ gìn bản sắc dân tộc, của việc phát huy những giá trị truyền thống, những sức mạnh nội sinh để
đưa đất nước hội nhập và phát triển Như Đảng ta đã khẳng định rằng, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhân lên sức mạnh của nhân dân ta để vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo ra thế và lực mới cho đất nước
ta đi vào thế kỷ 21 Mặc dù vậy, càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế khu vực và thế giới chúng ta càng phải đối mặt với nhiều thử thách
Trang 6khó khăn Hơn thế, việc lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, quyết tâm nhiều hơn để không những đưa đất nước phát triển vững chắc mà còn giữ vững con đường XHCN đã lựa chọn
Làm thế nào để tiếp tục mở cửa, hợp tác với bên ngoài trong
điều kiện TCH ngày càng diễn ra sôi động mà không bị dòng xoáy TCH hoà tan? Làm thế nào để không đánh mất chính mình, để giữ gìn, kế thừa và phát huy những đặc điểm bản sắc dân tộc làm cho các đặc điểm đó trở thành sức mạnh nội sinh đưa đất nước phát triển không ngừng hướng tới các mục tiêu đặt ra ? Đây vẫn đang là những vấn đề có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam Vì thế, việc
nghiên cứu đề tài "Vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong bối cảnh
toàn cầu hoá hiện nay" có ý nghĩa cấp bách, quan trọng cả về mặt
lý luận lẫn về mặt thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Toàn cầu hoá và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung, đối với bản sắc dân tộc nói riêng là một vấn đề lớn, phức tạp, có tính thời sự Trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học (đề tài, hội thảo, sách, bài viết ) đề cập tới vấn đề nói trên Các công trình đó đã đưa ra một bức tranh chung về TCH với tác động hai chiều của nó, về những thách thức của Việt Nam khi tham gia TCH, về bài học kinh nghiệm để Việt Nam hội nhập phát triển mà không bị lệ thuộc Có thể kể đến một số công trình sau đây:
“Toàn cầu hoá: những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Lê
Hữu Nghĩa và Lê Ngọc Tòng đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004) Trong công trình này, các tác giả đã phân tích nội dung, đặc điểm, bản chất và xu thế vận động của TCH trên thế giới đầu thế kỷ XX, tính chất tác động hai mặt của TCH đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của các nước Những bài viết trong cuốn sách cũng phân tích thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia và hội nhập sâu rộng vào xu thế TCH
Công trình “Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu
hoá - vấn đề và giải pháp” do Chu Tuấn Cáp chủ biên (Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) Cuốn sách phân tích cơ sở lý luận và
Trang 7thực tiễn quá trình vận động của TCH, tác động “kép” của xu thế này, quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam, một số thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong quá
trình tham gia TCH “Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế” do
Nguyễn Văn Dân chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001) Công trình này đã cho ta hiểu rõ hơn rằng, TCH hoạt động như một con dao hai lưỡi, đòi hỏi mỗi nước phải có chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện riêng của nước mình TCH kinh tế tất yếu có liên quan đến các mặt chính trị, văn hoá, xã hội mà bất cứ quốc gia nào cũng phải quan tâm Cuốn sách chỉ ra một bài học lớn đó là, không thể bắt chước máy móc bất cứ mô hình phát triển nào, cũng như không thể cứng nhắc áp dụng các chính sách và luật lệ cho một thời gian vô hạn định mà không thường xuyên xem xét lại khả năng thích nghi của chúng trước những thay đổi của lịch sử
“Toàn cầu hoá và khu vực hoá: Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển” Đây là công trình tập hợp những bài viết
của nhiều tác giả nước ngoài và trong nước do Viện Thông tin Khoa học xã hội thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia thực hiện, xuất bản năm 2000 Công trình đã tiếp cận và phân tích nhiều chiều về bản chất, đặc trưng, nội dung, hệ quả và một số vấn
đề nổi cộm hiện nay của TCH đặt ra cho các nước, nhất là cho các nước đang phát triển Tuy có sự nhìn nhận khác nhau về TCH, về lợi ích từ TCH, song TCH, nhất là TCH kinh tế hiện nay ngày càng
được chấp nhận một cách rộng rãi Muốn phát triển, mọi quốc gia
đều phải tham gia TCH Đây là sự vận động tất yếu, hợp quy luật
“Toàn cầu hoá - Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam” do Nguyễn Bá Ngọc – Trần Văn Hoan đồng chủ biên (Nxb
Lao động xã hội, Hà Nội, 2002) Nội dung của công trình này tập trung phân tích, luận giải những tác động của TCH với thị trường lao
động Việt Nam Nếu biết tận dụng tốt mặt tích cực của TCH chúng
ta sẽ phát huy hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào của Việt Nam Ngược lại, nếu không có các giải pháp thoả đáng nhằm khắc phục những thách thức của TCH thì lợi thế nguồn lao động của Việt Nam
sẽ không còn “Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam” do Ngô Văn Điểm chủ biên (Nxb Chính trị Quốc
Trang 8gia, Hà Nội, 2004) Các bài viết trong công trình này đã phác hoạ về quá trình Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh TCH, đồng thời đưa ra một số giải pháp mà các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo để bổ sung, điều chỉnh lộ trình hội nhập của Việt Nam cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển
Chúng ta còn có thể đề cập đến nhiều công trình khác, như:
“Toàn cầu hoá nghịch lý của thế giới tư bản chủ nghĩa” của Tôn
Ngũ Viên, Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2003; “Tính hai mặt của
toàn cầu hoá” của tác giả Trần Văn Tùng, Nxb Thế giới, Hà Nội,
năm 2000; “Toàn cầu hoá dưới những góc nhìn khác nhau”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005; “Gia nhập WTO – Việt
Nam kiên định con đường đ∙ chọn”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, năm 2005; “Toàn cầu hoá - chuyển đổi và tiếp nhận đa
chiều” của Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Kinh tế và chính
trị thế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội, năm 2005 Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên các tạp chí đề cập các nội dung liên quan đến TCH Trong các công trình nói trên, TCH được coi là một xu hướng khách quan, có tác động hai chiều và TCH kinh tế được phân tích, trình bày như một chủ đề chủ đạo, xuyên suốt Nhiều công trình đã
đề xuất những hướng đi và một số giải pháp nhằm giúp Việt Nam hội nhập hiệu quả vào xu thế TCH, nhất là TCH kinh tế hiện nay
Bên cạnh những công trình tiếp cận TCH chủ yếu từ gốc độ kinh tế như đã nêu trên, thì cũng có nhiều công trình bài viết trình bày về tầm quan trọng của việc giữ vững định hướng phát triển, bảo
vệ nền văn hoá dân tộc, phát huy các giá trị truyền thống trong phát
triển đất nước Có thể kể đến một số công trình sau, “Giá trị tinh
thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của Trần Văn Giàu (Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1980) Những cơ sở cơ bản hình thành các giá trị truyền thống dân tộc được tác giả đề cập, phân tích
rõ ràng, thuyết phục Nội dung và những biểu hiện giá trị truyền thống của dân tộc cũng là các nội dung cơ bản trong công trình này
“Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” do Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn
Đức, Hồ Sỹ Quý đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001) Công trình này đã trình bày những nét cơ bản về giá trị
Trang 9và giá trị truyền thống Đặc biệt những nội dung này được phản ánh qua sự trình bày mối quan hệ giữa giá trị văn hoá truyền thống với
sự phát triển Các giá trị truyền thống được nhấn mạnh là những
động lực nội sinh, tạo nền tảng cơ bản để Việt Nam thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập vững chắc vào xu thế phát triển của thế giới và khu vực
Công trình “Bản sắc văn hoá Việt Nam” của Phan Ngọc (Nxb
Văn hoá thông tin, Hà Nội, năm 2004) đã trình bày một cách tiếp cận về bản sắc văn hoá Việt Nam, vai trò của bản sắc Việt Nam trong giao lưu hợp tác giữa Việt Nam với các nước Công trình cũng
đã đề cập cách phát huy văn hoá trong cuộc tiếp xúc văn hoá hiện nay và làm rõ ưu thế văn hoá Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
“Bản sắc dân tộc và hiện đại hoá trong văn hoá” của Hoàng Trinh
(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2000) Công trình đã phân tích những quan niệm khoa học về bản sắc dân tộc và hiện đại hoá, qua đó khẳng định, hiện đại hoá chỉ có thể thành công nếu bản sắc dân tộc được sử dụng như một động lực, đồng thời bản sắc dân tộc
cũng chỉ được phát huy trong một đất nước hiện đại hoá “Toàn cầu
hoá và vấn đề bảo tồn văn hoá dân tộc” của Trường Lưu (Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003) Nội dung chính của cuốn sách đề cập những vấn đề cơ bản của TCH và việc bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Cuốn sách nhấn mạnh rằng phải tìm trong chính mình sức mạnh nội sinh để đứng vững trước thử thách của TCH Việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc là quan trọng, cần thiết, cấp bách, nhưng không được đề cao thái quá và thực hiện tràn lan để tránh nguy cơ dẫn đến tình trạng bài ngoại, đóng cửa trước phát triển mạnh mẽ của xu thế TCH
“Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc” do Nguyễn Khoa Điềm chủ biên (Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, năm 2001) Nội dung của công trình này phản
ánh những nét chính yếu về tính tiên tiến của nền văn hoá mà Việt Nam đang xây dựng, về bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản và những kiến nghị để xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng đúng những yêu cầu của cuộc sống, định hướng chiến lược cho
Trang 10sự nghiệp xây dựng, củng cố và tăng cường nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần đưa Việt Nam phát triển và tiến bước vững chắc
trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội “Giá trị truyền thống trước
những thách thức của toàn cầu hoá” do Nguyễn Trọng Chuẩn,
Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002) Đây là công trình tập hợp những bài viết chọn lọc của một số tác giả viết cho Hội thảo khoa học quốc tế “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá” được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 05 năm 2001 Các bài viết trong công trình này đã tập trung phân tích thực chất của TCH, những thách thức và cơ hội của TCH đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân
tộc Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay “Toàn cầu hoá và
vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay” Đây là luận án tiến sỹ triết học của
Mai Thị Quý được bảo vệ năm 2007 tại Viện Triết học Trong công trình này, tác giả đã xem xét tác động hai mặt của TCH đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, từ đó luận giải những biến động của các giá trị truyền thống trong bối cảnh TCH Đặc biệt tác giả đã lý giải ý nghĩa của việc kế thừa các giá trị truyền thống cũng như nội dung kế thừa một số giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh TCH hiện nay Chúng ta còn có thể kể ra nhiều công trình khác nữa Đó là các kỷ
yếu hội thảo khoa học “Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với
các lĩnh vực chính trị, văn hoá, x∙ hội” (được tổ chức trong 2 ngày
25 và 26/07/2003 tại Thành phố Hồ Chí Minh), “Toàn cầu hoá:
Những vấn đề triết học – Châu á Thái Bình Dương” (được tổ
chức trong 2 ngày 22 và 23/11/2005 tại Hà Nội), “Những hệ quả về
quan hệ giai cấp, ý thức hệ và văn hoá của nền kinh tế thế giới
đang biến đổi” (được tổ chức từ ngày 9 – 11/01/2006 tại Hà Nội)
Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí có nội dung liên quan đến đề tài luận án
Có thể nói TCH và tác động của nó đối với mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội là chủ đề được quan tâm nghiên cứu khá nhiều trong thời gian qua Do khuôn khổ hoặc do mục đích riêng, các công trình nghiên cứu đã đề cập nhiều nội dung liên quan đến các chủ đề nêu trên Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một lời giải hoàn
Trang 11toàn rõ ràng và đầy đủ cho chủ đề đó Đặc biệt nhiều vấn đề chưa hoàn toàn có sự thống nhất, như quan niệm về TCH, đánh giá về tác
động của TCH, những đặc điểm bản sắc dân tộc để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam Tình hình đó đòi hỏi phải tiếp tục
đẩy mạnh nghiên cứu vấn đề này trong điều kiện nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới
3 Mục đích vμ nhiệm vụ của luận án
b Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích các khái niệm "bản sắc dân tộc" và "bản sắc dân tộc Việt Nam" từ đó luận giải vai trò của việc giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam
- Phân tích một số nội dung cơ bản của TCH, từ đó phân tích
sự tác động của TCH đối với bản sắc dân tộc Việt Nam
- Luận chứng một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong xu thế TCH hiện nay
4 Cơ sở lý luận vμ phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận là những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề hợp tác quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy các nhân tố nội lực để phát triển đất nước trong bối cảnh TCH
Luận án vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: tiếp cận hệ thống, phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử,
Trang 12thống kê, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, đồng thời kết hợp với kế thừa có chọn lọc kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước vào việc giải quyết những vấn đề mà luận án đặt ra
5 Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Khi xem xét vấn đề giữ gìn "Bản sắc dân tộc", luận án chủ yếu nói tới "bản sắc dân tộc Việt Nam"
- Luận án tiếp cận vấn đề TCH trên một số nội dung cơ bản, từ
đó xem xét sự tác động của nó đến bản sắc dân tộc Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay
6 Đóng góp của luận án
- Trình bày một cách tương đối khái quát về "bản sắc dân tộc"
và "bản sắc dân tộc Việt Nam" cùng các lý do mà các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải giữ gìn bản sắc dân tộc của mình
- Góp phần làm rõ sự tác động tích cực và tiêu cực của TCH
đến bản sắc dân tộc việt Nam
- Góp phần luận chứng một số quan điểm và giải pháp nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh TCH
7 ý nghĩa lý luận vμ thực tiễn của luận án
- Luận án đóng góp vào việc nghiên cứu vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc, một vấn đề bức xúc hiện nay, có liên quan đến sự tồn vong
và phát triển của các quốc gia dân tộc trước tác động mạnh mẽ của
xu thế TCH
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan đến TCH, bản sắc dân tộc, hội nhập hợp tác quốc tế trong giai đoạn Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 chương 6 tiết
Trang 13chương 1 Bản sắc dân tộc Việt Nam vμ vai trò của việc
giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam 1.1 Bản sắc dân tộc Việt Nam
điểm chung của nhiều dân tộc khác; không chỉ gồm những đặc điểm tích cực (có giá trị, phù hợp với thời đại) mà còn gồm những đặc
điểm tiêu cực (không còn phù hợp với thời đại) Bản sắc dân tộc
được hình thành và phát triển theo xu hướng tích luỹ dần những cái tốt, cái tiến bộ và loại bỏ cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp
Việc hiểu bản sắc dân tộc như trên cho thấy, bản sắc dân tộc của bất kỳ một dân tộc nào cũng mang một số nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, bản sắc dân tộc được cấu thành từ những đặc điểm
cơ bản trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, các đặc điểm này tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên cái tổng thể của bản sắc dân tộc
Thứ hai, bản sắc dân tộc không ngừng vận động và phát triển
Trong quá trình lịch sử phát triển của dân tộc, có những đặc điểm
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, song cũng có những đặc
điểm sau một thời gian tồn tại thì trở nên lỗi thời, không phù hợp bị xoá bỏ; bên cạnh đó có những giá trị mới được bổ sung
Thứ ba, bản sắc dân tộc là sự kết tinh do con người tạo nên
trên cơ sở của những điều kiện và hoàn cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị và văn hoá của dân tộc đó