1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng dân số thành phố Hồ Chí Minh

18 3,5K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 189,01 KB

Nội dung

Phân tích và dự báo thực trạng dân số thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN VĂN TRÃI PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2019 Chuyên ngành: Khoa Học Thống Kê Mã số: 62.46.50.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2009 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. TS TRẦN VĂN THẮNG 2. TS LÊ THỊ THANH LOAN Phản biện 1: PGS. ĐẶNG HẤN Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÚY Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trò kinh doanh TP.HCM Phản biện 3: PGS.TS ĐỖ NGỌC TẤN Vụ Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Luận án sẽ được bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc ………giờ ………, ngày …… tháng …… năm ………. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện quốc gia hoặc Thư viện trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯC CÔNG BỐ 1. Nguyễn Văn Trãi (2007), Vận dụng một số mô hình toán thống kê trong dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên tạp chí phát triển kinh tế số 197, tháng 3/2007, trang 24. 2. Nguyễn Văn Trãi (2007), Vài nét về sự gia tăng dân sốthành phố Hồ Chí Minh, đăng trên tạp chí thông tin khoa học thống kê số 3/2007, trang 8. -1- MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghò quyết Hội Nghò Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ tư (Khoá VII) ngày 14/1/1993 khẳng đònh công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế – xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Qui mô, cơ cấu, tỷ lệ gia tăng dân số có tác động lớn đến sự phát triển của một nền kinh tế. Để quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, cần có một sự hiểu biết về qui mô, thành phần dân số, về sự phát triển và sự biến động dân số. Để lập kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế-xã hội, yêu cầu biết tổng quát số lượng dân số – lao động trong từng giai đoạn thời gian sắp tới. Hơn nữa, nhu cầu số liệu dân số cho các công trình kế hoạch hóa, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội không chỉ đặt ra với cả nhà nước mà còn cho các cấp đòa phương trong đó đặc biệt chú ý là cấp vùng, tỉnh, thành phố. Những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng nhờ công tác dự báo dân số. Do đó, việc đánh giá hiện trạng dân số, dự báo dân số, phân tích và sử dụng kết quả dự báo vào một số lónh vực của cuộc sống xã hội thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết và đề tài “Phân tích thực trạng và dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2019” đã được hình thành từ những suy nghó trên. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu, đề xuất những phương pháp dự báo dân số là vấn đề rất khó, hơn nữa việc vận dụng những phương pháp đã có trong thực tế ngày lại càng khó hơn do những thay đổi bất thường xảy ra trong dân cư. Luận án đã dựa vào số liệu các cuộc tổng điều tra dân số, các cuộc điều tra mẫu và các số liệu thống kê khác đã được công bố để tính toán, dự báo, kiểm đònh để chọn lựa phương pháp thích hợp, phân tích, nhằm xây dựng nên một bức tranh tương đối tổng hợp về dân số thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai, nhằm cung cấp những thông tin có ích, góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế – xã hội đã được nêu ra ở trên. 3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là dân số trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sau một năm là thành viên WTO, bức tranh toàn cảnh kinh tế của thành phố năm 2007 có nhiều điểm sáng nổi bậc hơn năm 2006. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố tăng 12,6%; giá trò xuất khẩu hàng hóa tăng 17,2%; tổng thu ngân sách nhà nước tăng 18,1%; tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thò giảm còn 5,50%. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra là phải đònh hướng đúng đắn để đạt được sự phát triển toàn diện, bền vững với số dân, cơ cấu dân số hợp lý, … và trên kết quả dự báo dân số, chúng ta có thể tiến hành dự báo chi tiết hơn cho một số lónh vực mà các nhà lập kế hoạch quan tâm. 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU Về cơ sở lý luận, đề tài dựa vào dân số học, kinh tế học, xã hội học, còn về phương pháp nghiên cứu toàn bộ đề tài dựa trên chủ nghóa duy vật biện chứng, các phương pháp và mô hình toán học, các phương pháp thống kê và phương pháp dân số học. Ngoài ra để tính toán và minh hoạ đề tài cũng sử dụng các phần mềm tin học như Excel để xử lý số liệu. 5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC VÀ MỘT SỐ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1/ Vận dụng các phương pháp dự báo dân số để dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh một cách cụ thể, từ đó cho thấy tính khả thi của việc sử dụng kết quả dự báo vào một số lónh vực trong đời sống kinh tế – xã hội của thành phố. 2/ Số liệu được sử dụng trong luận án đã được phân tích tỉ mỉ, kiểm tra tính chính xác của dữ liệu bằng phương pháp Myer, trên cơ sở kết hợp giữa số liệu của thống kê dân số thường xuyên và số liệu của Tổng điều tra dân số để số liệu mang tính hiện thực, sinh động hơn. -2- 3/ Phần lý luận trong luận án đã được sắp xếp, trình bày và phân tích một cách có hệ thống, rõ ràng. Các phương pháp dự báo được sử dụng trong luận án đã được phân tích, đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp dự báo. 4/ Điểm mới trong luận án là kết hợp giữa dự báo dân số theo các phương pháp toán học với cơ cấu dân số thành phố (đã qua phân tích nhiều năm) để dự báo thành phần tuổi của dân số, và các phương pháp toán học này được cũng được kiểm đònh bằng phương pháp toán thống kê để chọn phương pháp thích hợp nhất. 5/ Cuối cùng, trong luận án cũng đã phân tích và sử dụng kết quả dự báo vào một số lónh vực của cuộc sống kinh tế – xã hội nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho những nhà hoạch đònh chính sách của thành phố. 6. KẾT CẤU LUẬN ÁN Luận án gồm 169 trang, 48 bảng, 12 biểu đồ, hình. Kết cấu nội dung gồm mở đầu, ba chương và phần kết luận và kiến nghò • Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích thực trạng và dự báo dân số. • Chương 2: Phân tích một số đặc điểm cơ bản và thực trạng biến động của dân số thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1975 đến nay. • Chương 3: Dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2019 và sử dụng kết quả dự báo vào một số lónh vực -3- CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO DÂN SỐ 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Từ xa xưa con người đã biết thu thập thông tin về dân số trước hết là số đàn ông, số đàn bà. Ngày nay, loài người ngày càng trở nên đông đúc hơn trên bình diện toàn thế giới cũng như từng quốc gia, đòi hỏi mỗi nhà nước phải nắm vững số lượng, chất lượng, biến động dân cư, … tạo điều kiện cho khoa học dân số ra đời để nghiên cứu khoa học về dân số. 1.1.1 Qui mô dân số Khi nghiên cứu dân số thành phố Hồ Chí Minh thì thông tin quan trọng và cần thiết, thường được thu thập đầu tiên là quy mô dân số. Nó được hiểu là tổng số người hay tổng số dân sinh sống (cư trú) trên đòa bàn thành phố vào một thời điểm xác đònh, chẳng hạn, đầu năm, giữa năm, cuối năm. 1.1.2 Dân số trung bình Tổng số dânchỉ tiêu thời điểm – nó cần thiết trong quá trình tính toán, phân tích, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế xã hội nhằm lý giải nguyên nhân, tình hình và hoạch đònh chiến lược phát triển. Trong thực tế, để phân tích các hiện tượng dân số ở chương II, như phân tích mức độ sinh, mức độ chết, v.v… cần phải tính toán dân số trung bình trong một khoảng thời gian nhất đònh, thường là trong một năm. 1.1.3 Tỷ lệ tăng dân số hàng năm Là chỉ tiêu cơ bản biểu thò mức độ tăng trưởng hay suy thoái dân số trong một khoảng thời gian nhất đònh. 1.1.4 Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi Mỗi một dân số khác nhau đều có cơ cấu giới tính và tuổi khác nhau – tức là số lượng hay tỷ lệ nam và nữ ở mỗi độ tuổi hay nhóm tuổi là khác nhau và cấu trúc này có tác động quan trọng đến tình hình dân số cũng như kinh tế xã hội, cả hiện tại và trong tương lai. Tỷ số giới tính là tỷ số nam so với nữ của một dân số nhất đònh, thông thường được biểu thò bằng số nam trên 100 nữ. Tỷ số phụ thuộc theo tuổi là tương quan giữa tổng số trẻ em 0-14 tuổi và người già 60 tuổi trở lên so với số lượng dân số trong nhóm tuổi 15-59 tuổi. Tháp dân số hay còn gọi là tháp tuổi, là một công cụ biểu diễn cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi dưới dạng đồ thò. 1.1.5 Những chỉ tiêu phản ánh biến động dân số Những chỉ tiêu đánh giá mức độ sinh sản Tỷ suất sinh sản thô là số trường hợp sinh ra sống trên 1000 dân vào một thời kỳ nhất đònh thường là một năm. Tỷ suất sinh chung là số trường hợp sinh ra sống trên 1000 phụ nữ tuổi 15-49 trong một năm nhất đònh. Đây là cách đo mức sinh tinh tế hơn tỷ suất sinh thô bởi vì nó liên hệ những trường hợp sinh sát hơn với nhóm tuổi và giới có nguy cơ sinh sản (tức phụ nữ 15-49 tuổi). Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (nhóm tuổi) là tương quan giữa số sinh ra sống do phụ nữ một độ tuổi hoặc nhóm tuổi nào đó sinh ra trong năm và số phụ nữ trung bình của độ tuổi hoặc nhóm tuổi đó trong năm. -4- Tổng tỷ suất sinh cho biết số con trung bình sinh ra sống của một phụ nữ (hay 1000 phụ nữ) có thể sinh ra trong suốt cuộc đời sinh sản của mình và tuân theo tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (hoặc nhóm tuổi) ấn đònh trước vào một năm nhất đònh nào đó. Tỷ suất tái sinh sản thô biểu thò số con gái trung bình mà một (hoặc 1000) phụ nữ sinh ra trong suốt cuộc đời sinh sản của mình khi đi qua các độ tuổi có khả năng sinh sản theo tỷ suất đặc trưng theo tuổi hiện hành nào đó, nếu như tất cả họ đều sống đến hết thời kỳ có khả năng có con. Tỷ suất tái sinh sản thuần, cũng giống như tỷ suất tái sinh sản thô, nhưng nó chỉ tính đến số con gái còn sống đến tuổi của bà mẹ sinh ra mình để có thể tham gia vào quá trình tái sinh sản dân số, tiếp tục sinh đẻ, tái tạo ra thế hệ dân số mới. Những chỉ tiêu đánh giá mức độ chết Tỷ suất chết thô là số trường hợp chết tính trên 1000 dân vào một năm nhất đònh nào đó. Cũng giống như tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô bò ảnh hưởng bởi nhiều đặc tính của dân số, và đặc biệt là cấu trúc tuổi. Để phản ánh mức độ chết cụ thể của từng độ tuổi (nhóm tuổi), đồng thời loại bỏ ảnh hưởng bởi cơ cấu dân số theo tuổi và cũng có thể so sánh mức chết trong cùng một độ tuổi hoặc nhóm tuổi của hai dân số khác nhau ta dùng chỉ tiêu tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi hoặc nhóm tuổi. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi được coi như là một chỉ báo tốt về tình trạng chăm sóc sức khỏe của bất cứ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Đó là số trẻ em dưới 1 tuổi bò chết, tính theo 1000 trường hợp sinh ra sống của năm đó. Bảng sống (hay còn gọi là bảng chết) Bảng sống là công cụ mạnh nhất của dân số học, dùng để mô tả một cách hoàn thiện nhất mức độ chết của dân số. Nhờ bảng sống ta có thể mô tả được trật tự chết của một tập hợp dân số trong suốt cuộc đời kể từ khi sinh thông qua các chỉ tiêu và ký hiệu truyền thống: Số sống đến tuổi x (l x ) – cho biết bao nhiêu từ tập hợp sinh ban đầu sống đến tuổi x; Số chết dần trong độ tuổi x (d x ) – chỉ rõ bao nhiêu từ tập hợp sinh ra ban đầu chết trong độ tuổi x; Xác suất chết ở độ tuổi x (q x ) – thể hiện khả năng một người sống sót đến đúng tuổi x sẽ không sống thêm được một năm tuổi nữa; Xác suất sống đến (x+1) tuổi của những người đạt x tuổi (p x ) – nó biểu thò khả năng sống được đến cúôi mỗi độ tuổi đã cho; Số sống trung bình trong độ tuổi x (L x ) – đây là giá trò trung bình của l x trong khoảng tuổi từ x đến x + 1 tuổi; Tổng số năm-người của số đạt x tuổi sống từ tuổi x đến độ tuổi tận cùng (T x ); Tuổi thọ trung bình (e x ) – là số năm trung bình mỗi người đã sống được đến độ tuổi x còn có thể sống được đến cuối đời. Thực tế, người ta thích xây dựng các bảng sống theo các nhóm tuổi 5 năm (bảng sống rút gọn). Điều này có thể là do các số liệu đang được sử dụng không đủ độ tin cậy đối với bảng sống tính theo từng năm tuổi, hoặc ta muốn có một bức tranh ngắn gọn hơn về mức chết. Các chỉ tiêu của bảng chết rút gọn cũng giống như các chỉ tiêu của bảng chết đầy đủ, cách tính có khác ít nhiều do tính theo từng nhóm tuổi 5 năm. Quan trọng nhất của bảng chết là có thể sử dụng trực tiếp chúng để tính hệ số sống (hệ số chuyển tuổi) phục vụ cho dự báo dân số. Những chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyển cư Sự chuyển cư có quan hệ chặt chẽ với các điều kiện sống của con người. Chuyển cư làm thay đổi số lượng, cơ cấu tuổi và các hiện tượng kinh tế xã hội khác của cộng đồng dân cư nơi họ chuyển đi cũng như nơi họ chuyển đến. Để đo mức độ chuyển cư, có các thước đo: Tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư, tỷ suất chuyển cư thuần tuý và chúng cũng có thể tính riêng theo tuổi, giới tính. 1.2 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO DÂN SỐ 1.2.1. Ước lượng và dự báo dân số Thực tế có những ước lượng và dự báo dân số thường gặp: một là ước lượng số dân vào một thời điểm nào đó giữa hai cuộc tổng điều tra dân số, loại tính toán này chỉ cần thêm giả thiết về sự -5- thay đổi dân số giữa hai cuộc tổng điều tra dân số đó; hai là ước lượng số dân sau tổng điều tra dân số, dạng tính toán này thường sử dụng phương trình dân số: P t = P 0 + B – D + I – E (trong đó: P t và P 0 là dân số cuối và đầu kỳ tính toán; B, D là số sinh và số chết trong kỳ; I, E là số người chuyển đến và số người chuyển đi trong kỳ); ba là dự báo dân số ở bất kỳ thời điểm nào đó trong tương lai (sẽ được đề cập ở mục 1.2.2). 1.2.2. Một số phương pháp toán thống kê và dân số học thường dùng trong dự báo dân số Dự báo dân số bằng phương pháp toán thống kê Phương pháp toán thống kê có các hàm tuyến tính, hàm lũy thừa, hàm mũ và hàm logistic thường được dùng để dự báo dân số. Dự báo dân số theo các hàm toán thống kê đơn giản, dễ thực hiện nhưng mức độ chính xác thường không cao vì nó đã loại bỏ tác động của cơ cấu tuổi đến biến động dân số trong tương lai. Ngoài ra, phương pháp này chỉ tính được tổng số dân chứ không xác đònh được cơ cấu dân số theo độ tuổi trong tương lai, trong khi chỉ tiêu này lại có tầm quan trọng lớn nhất. Dự báo dân số theo phương pháp dân số học Phương pháp dân số học được sử dụng để dự báo dân số là phương pháp thành phần (hay còn gọi là phương pháp chuyển tuổi). Thực chất của phương pháp này là dựa vào việc xác đònh kết quả tác động của ba nhân tố: sinh, chết và di cư của dân số để dự báo. Nguồn số liệu cần thiết sử dụng cho việc dự báo: - Dân số chia theo nam, nữ và theo tuổi hoặc nhóm tuổi thu được qua tổng điều tra dân số. - Hệ số sống chia theo giới tính và độ tuổi hoặc nhóm tuổi được tính toán trên cơ sở các chỉ tiêu của bảng sống theo công thức: S x =L x+1 / L x . Từ đây, nếu thời kỳ gốc, dân số ở độ tuổi x là P x , thì dân số của độ tuổi này chuyển vào độ tuổi sau: P x+1 = P x .S x . - Từ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi hoặc nhóm tuổi ta xác đònh số sinh dự kiến cho thời kỳ dự báo và số sống đến cuối kỳ. - Kết quả dự báo theo thành phần sẽ được cộng với số di cư thuần túy theo từng độ tuổi hoặc nhóm tuổi. -6- CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TP.HCM THỜI KỲ TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật lớn nhất của cả nước. Về vò trí đòa lý, phía Bắc và Đông Bắc thành phố giáp với các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đông và Đông Nam giáp tỉnh Đồng Nai và Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, Tây và Tây Nam giáp các tỉnh Long An, Tiền Giang, phía Nam giáp biển Đông. Diện tích thành phố là 2.095,01 Km 2 bao gồm các quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức và Gò Vấp và các Huyện: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh. Sau khi có đường lối đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thò trường do Đại hội VI của Đảng đề ra (1986), kinh tế thành phố tăng trưởng với tốc độ cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân tăng từ 4,2%/năm trong thời kỳ 1986-1990 lên 12,6%/năm trong thời kỳ 1991-1995. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 1996-2000 là 10,2%/năm. Hiện nay, tốc độ tăng GDP bình quân mỗi năm trong 5 năm 2001-2005 đạt 11%, so với cả nước là 7,51% trong cùng thời kỳ. Thu nhập bình quân đầu người (tính trên GDP) đạt 1.500 USD/người/năm, vượt xa mức bình quân chung cả nước là 638 USD/người/năm. Sự phát triển kinh tế của thành phố là động lực thu hút dân số và lao động từ các tỉnh, thành phố khác nhưng đồng thời gây ra áp lực gia tăng dân số thành phố hiện nay. 2.1 QUI MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUA CÁC THỜI KỲ Mức tăng tuyệt đối và tỷ lệ tăng dân số Thành phố Hồ Chí Minh qua các thời kỳ: Bảng 2.2: Mức tăng tuyệt đối và tỷ lệ tăng dân số Tp.HCM qua các thời kỳ (trang 60 – luận án) Mức tăng tuyệt đối (1000 người) Thời kỳ Cả thời kỳ Bình quân năm Tỷ lệ tăng bình quân (%) 1976 – 1980 - 189,2 - 47,3 - 0,40 1981 – 1985 278,3 55,7 1,57 1985 -1990 411,6 82,3 2,13 1990 – 1995 521,8 104,3 2,41 1995 – 2000 534,7 106,9 2,21 2000 – 2006 1.175,8 196,0 3,43 Qua đây ta thấy thời kỳ đầu dân số giảm do việc hồi hương và đi xây dựng vùng kinh tế mới và một số người vượt biên ra nước ngoài. Từ năm 1981 trở lại đây, dân số thành phố tăng cả số tuyệt đối lẫn tương đối. Đặc biệt là thời kỳ sau khi có đường lối đổi mới kinh tế (1986), dân số tăng nhanh chủ yếu là do tăng cơ học. 2.2 CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH VÀ ĐỘ TUỔI Tỷ lệ giới tính của dân số thành phố nhỏ hơn 100, thấp hơn so với cả nước. Năm 1999, tỷ lệ giới tính của thành phố là 92,8 trong khi đó của cả nước là 96,7. Tỷ lệ phần trăm dân số theo nhóm tuổi cũng có nhiều thay đổi từ tổng điều tra dân số 1989 đến điều tra dân số giữa kỳ 1-10- 2004. Theo điều tra dân số 1989, số dân ở nhóm tuổi 0-14 chiếm 30,83% số dân; ở nhóm tuổi 15- 64 chiếm 64,58% số dân và nhóm tuổi 65 trở lên chiếm 4,59% số dân; con số tương ứng theo tổng điều tra dân số năm 1999 là: 23,86%; 70,92% và 5,22%; theo điều tra dân số giữa kỳ 2004 là: 19,77%; 75,29% và 4,94%. Từ đây có thể nói thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước đang đạt “cơ cấu vàng” về dân số. Những năm qua, tỷ lệ phụ thuộc cũng thay đổi đáng kể. Hiện cứ 100 -7- người trong độ tuổi lao động 15-59 tuổi chỉ còn phải nuôi 54,9 người (1989); 41,0 người (1999) và 32,8 người (2004). 2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.3.1 Phân tích biến động tự nhiên của dân số Mức độ sinh Trong thời kỳ 1990 trở lại đây, xu hướng giảm tỷ suất sinh của dân số thành phố diễn ra khá rõ nét. Chênh lệch tỷ suất sinh giữa khu vực nội và ngoại thành đã có sự thu hẹp, đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây, chênh lệch hầu như không đáng kể. Điều này có thể do chất lượng cuộc sống của người dân ngoại thành ngày càng được cải thiện và nâng cao. Mức sinh gần như giảm hầu hết ở các nhóm tuổi. Riêng nhóm 15-19 tuổi, mức sinh có xu hướng tăng, từ 13,8‰ năm 1989 lên 14,7‰ năm 1999. Sự tăng lên mức sinh ở nhóm tuổi này là do tình trạng “sống chung”, “sống thử” trước hôn nhân trong nhóm dân số nữ này là rất phổ biến, nhất là nhóm phụ nữ di dân từ các tỉnh. Tổng tỷ suất sinh đã giảm từ 2,3 con/phụ nữ năm 1989 xuống 1,4 con/phụ nữ vào năm 1999, dưới ngưỡng thay thế là 2,1 con/phụ nữ. Mức độ chết Tỷ suất chết của dân số thành phố khá ổn đònh và duy trì ở mức trên dưới 4‰; ở khu vực nội thành luôn thấp hơn ở ngoại thành và ngày càng được thu hẹp. Đặc biệt, tỷ suất chết của trẻ sinh liên tục giảm, hiện nay, chỉ còn 10,0‰, thấp hơn cả nước là 21,0‰ (2002). Kết quả này thể hiện sự thành công của chương trình chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và thai sản. Tỷ suất tăng tự nhiên của dân số thành phố Hồ Chí Minh Tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết ổn đònh nên tỷ suất tăng tự nhiên cũng thay đổi theo chiều hướng giảm dần, và hiện nay chỉ còn ở mức 10,7‰ (2006). Mặc dù tỷ suất tăng tự nhiên giảm, nhưng đáng lưu ý là số lượng tăng tuyệt đối hàng năm vẫn không giảm mà có xu hướng tăng. Thời kỳ 1981-1985, mỗi năm tăng bình quân là 58.924 người, đến thời kỳ 1996-1999, con số đã lên đến 67.451 người. Như vậy, giảm tỷ suất tăng tự nhiên chưa đủ để làm giảm lượng tăng tuyệt đối của dân số. 2.3.2 Phân tích biến động cơ học của dân số Cũng như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng còn rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát mức tăng dân số cơ học. Do điều kiện kinh tế phát triển, điều kiện sống được nâng cao nên thành phố thu hút nguồn nhân lực và lao động từ các nơi về thành phố ngày càng nhiều. Hiện nay, các vùng lân cận thành phố như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, v.v hình thành nhiều khu công nghiệp, kinh tế đang trên đà phát triển, kết hợp với các chủ trương, chính sách chuyển dòch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng ngành nghề sử dụng lao động có kỹ năng, hàm lượng chất xám cao, giảm và chuyển các ngành nghề sử dụng lao động đơn giản ra khu vực ngoại thành, vùng ven v.v . sẽ là yếu tố giảm bớt áp lực di dân đến thành phố trong những năm sắp tới. [...]... III DỰ BÁO DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2019 VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ DỰ BÁO VÀO MỘT SỐ LĨNH VỰC Mục đích nghiên cứu của luận án là ứng dụng các phương pháp toán thống kê và phương pháp dân số học để dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh Mục tiêu mà thành phố đưa ra trong lónh vực dân số là kiểm soát quy mô dân số thành phố khoảng 7,2 triệu người vào năm 2010 và 10 triệu người vào năm 2020 Để thực hiện... DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2019 3.2.1 Hàm tuyến {Pt = P0(1+rt)} tính (dân số thay đổi theo cấp số cộng) Theo số liệu tổng điều tra dân số 1/4/1999 (P0), dân số thành phố có 5.037.155 người và số liệu điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004 (P1), số dân có 6.109.493 người, ta chuyển số dân thời điểm 1/10/2004 về thời điểm 1/7/2004, vì những người sử dụng số liệu thường hay quan tâm đến dân số trung... có sai số nhỏ nhất 3.3 DỰ BÁO DÂN SỐ TP.HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2019 THEO PHƯƠNG PHÁP THÀNH PHẦN (Phương pháp chuyển tuổi) Bốn loại số liệu cơ bản để thực hiện dự báo dân số thành phố theo phương pháp thành phần: -10- - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính (bảng 3.8, trang 132 của luận án) - Bảng sống của dân số nam, nữ thành phố Hồ Chí Minh (bảng 3.9, trang 133 của luận án), từ đây ta tính hệ số chuyển... thiết đặt ra và điều chỉnh số liệu ban đầu cho thích hợp với công tác dự báo, đặc biệt trong dự báo toán – thống kê đã chuyển số liệu ban đầu về ngày 1 tháng 7, là số liệu có thể thay thế cho dân số trung bình để tính toán nhiều chỉ tiêu liên quan khác - Trong phần đánh giá hiện trạng dân số thành phố Hồ Chí Minh, luận án cũng đã phân tích cụ thể thực trạng dân số thành phố, phân tích những nguyên nhân,... này, cần phải dự báo dân số thành phố để có những biện pháp thích hợp, kòp thời 3.1 ĐÁNH GIÁ VÀ CHỈNH LÝ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DÂN SỐ 1/10/2004 THEO GIỚI TÍNH VÀ ĐỘ TUỔI (DÂN SỐ ĐƯC CHỌN LÀM GỐC CHO DỰ BÁO) Số liệu dùng làm số liệu gốc (số liệu điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004 của thành phố Hồ Chí Minh) đòi hỏi phải đầy đủ và chính xác Để đánh giá mức độ chính xác trong khai báo tuổi của dân cư, trong luận... dự báo dân số trong luận án tương đối phù hợp với mục tiêu mà thành phố đã đưa ra tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII ngày 6 tháng 12 năm 2005 là kiểm soát quy mô dân số thành phố khoảng 7,2 triệu người vào năm 2010 và 10 triệu người vào năm 2020 - Kết quả dự báo dân số thành phố cho thấy xu hướng chung là dân số sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là tăng cơ học Vì vậy cần phải có chính sách... cục thống kê, Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh và của các cơ quan khác nhằm so sánh, chọn lọc, phù hợp cho việc nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh Việc này thực ra không đơn giản, thứ nhất, số liệu của Tổng cục thống kê thường ít tổng hợp hay tính toán riêng cho từng điạ phương, ví dụ như tỉnh, thành phố; thứ hai, ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như các điạ phương... trong cuộc sống mà không sử dụng số liệu này hay số liệu khác của dự báo qui mô số dân và cơ cấu của chúng -14- - Về phần lý luận, bản luận án đã sắp xếp, trình bày, hệ thống cơ sở lý thuyết dân số học một cách lô gít, và nêu ra một số phương pháp dự báo dân số thường sử dụng, phân tích tính ưu, nhược điểm của từng phương pháp và phương pháp nào thích hợp để dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh và các... biết, dân số có xu hướng thích khai báo vào những tuổi có tận cùng là con số nào từ 0 cho tới 9 trong dãy tuổi từ 10 đến 79 Kết quả tính chỉ số Myer của dân số nam và nữ thành phố là 1,91 và 1,93 Phân chia mức độ chính xác Myer: 1,5–3,0 là chính xác Do đó, số liệu về cơ cấu tuổi, giới tính của dân số thành phố không cần phải chỉnh lý do khai sai tuổi 3.2 ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH TOÁN - THỐNG KÊ DỰ BÁO DÂN SỐ... hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư đô thò của thành phố trong thời gian tới mà Thành ủy và y Ban Nhân Dân đã đề ra trong các Đại hội Đảng bộ thành phố là cần thực hiện đồng bộ các chính sách về kinh tế – xã hội, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ Để thực hiện được điều này, cần phải đánh giá, phân tích sâu sắc mọi mặt trong đó phân tích về phát triển dân số và phát triển bền vững là một . vào một số lónh vực của cuộc sống xã hội thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết và đề tài Phân tích thực trạng và dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh đến. luận về phân tích thực trạng và dự báo dân số. • Chương 2: Phân tích một số đặc điểm cơ bản và thực trạng biến động của dân số thành phố Hồ Chí Minh trong

Ngày đăng: 11/04/2013, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w