Đánh giá thực trạng và giải pháp hạn chế ô nhiễm nước thượng nguồn sông đáy

18 621 1
Đánh giá thực trạng và giải pháp hạn chế ô nhiễm nước thượng nguồn sông đáy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người. Có thể nói, ở đâu có nước, ở đó tồn tại sự sống. Chúng ta thường quen với khái niệm rằng, nước là nguồn tài nguyên vô tận. Điều đó không sai vì ¾ Trái Đất là nước. Cũng vì lẽ đó, nhiều người còn cho rằng, nên gọi Trái Đất là “trái nước” mới đúng. Nhưng không phải ai cũng biết, trên 90% nước trên Trái Đất là nước mặn. Số nước ngọt còn lại thì có tới gần 70% tồn tại ở dạng băng. Như vậy, nguồn nước ngọt con người có thể sử dụng chỉ chiếm một phần rất nhỏ nước trong thiên nhiên, chưa kể hiện nay nguồn nước ở một số nơi còn đang bị ô nhiễm không thể sử dụng được. Trong số rất nhỏ nguồn nước ngọt đó, sông ngòi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ thế, mỗi con sông còn mang hồn thiêng dân tộc, còn gắn bó với bao thăng trầm, kỉ niệm của đời người. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã phổ nhạc lên những câu hát: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà” Đối với những học sinh trường THPT Tân Lập chúng em, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đan Phượng yêu dấu thì con sông gắn bó với tuổi thơ, với cuộc sống của chúng em chính là “dòng sông Đáy quê em”. Sông Đáy là một phân lưu của dòng sông Hồng. Ba huyện đầu tiên mà sông Đáy chảy qua chính là Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và đây được coi là thượng nguồn của dòng sông. Tuy nhiên, hiện nay sông Đáy đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là đoạn thượng nguồn. Từ thượng nguồn, sự ô nhiễm lan tỏa rất nhanh kết hợp với tình trạng ô nhiễm tại trung và hạ nguồn làm ô nhiễm nặng cả dòng sông Đáy thơ mộng, biến sông Đáy trở thành “dòng sông chết”. Nhận thức được vấn đề trên, chúng em đã thực hiện tình huống “Đánh giá thực trạng và giải pháp hạn chế ô nhiễm nước thượng nguồn sông Đáy” - đoạn qua Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức dựa trên các kiến thức liên môn được học tại nhà trường và kiến thức thực tiễn của bản thân, hi vọng đóng góp được một phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ môi trường nước tại địa phương. 1 NỘI DUNG I. Tên tình huống: “Đánh giá thực trạng và giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm nước đoạn thượng nguồn sông Đáy” II. Mục tiêu giải quyết tình huống Vận dụng các kiến thức liên môn áp dụng vào việc tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục hiện tượng ô nhiễm nguồn nước sông Đáy để trả lại dòng sông những giá trị kinh tế - văn hóa và sinh thái vốn có của nó. III. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống. Để đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng ô nhiễm trên sông Đáy - đoạn thượng nguồn một cách hiệu quả ta cần áp dụng nhiều môn học khác nhau: * Địa lí: - Vai trò của tài nguyên nước đối với đời sống; thế nào là ô nhiễm nước. - Tìm hiểu đặc điểm con sông Đáy: nơi bắt nguồn, các địa bàn sông chảy qua, thực trạng nguồn nước sông hiện nay, - Khảo sát thực tế nguồn nước sông, các làng nghề, các vùng dân cư ven sông để thấy được nguyên nhân, hậu quả khi nước sông bị ô nhiễm. * Văn học: vẻ đẹp của sông Đáy qua thơ, ca * Lịch sử: Tìm hiểu các sự kiện lịch sử có liên quan tới con sông. * Hóa Học: - Tìm hiểu những chất độc hại từ các làng nghề, nhà máy, xí nghiệp, đời sống sinh hoạt. - Phân tích mẫu nước để đánh giá, xác minh tình trạng ô nhiễm. * Sinh Học: - Phân tích những ảnh hưởng khi nguồn nước bị ô nhiễm đến sức khỏe con người, các sinh vật khác và sản xuất. - Khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước bằng biện pháp sinh học (trồng cây, nuôi thủy sản phù hợp). 2 * Toán Học: Sử dụng định lí Pytago để đo khoảng cách trồng các cây ven sông tránh nguồn nước bị ô nhiễm, giúp lọc không khí làm cho bầu không khí khu vực ven sông không còn mùi hóa chất, mùi hôi thối độc hại. * Vật lý: Ứng dụng để thiết kế Hệ thống xử lý rác và khí * Tin Học: Lập các trang trên cộng đồng Facebook, Google để tuyên truyền về sự ô nhiễm của sông. Qua đó, nâng cao ý thức của cộng đồng, đặc biệt là các thế hệ học sinh trong việc bảo vệ môi trường nói chung, môi trường nước sông Đáy nói riêng. * Giáo dục công dân: - Cung cấp kiến thức về môi trường, luật môi trường cho mọi người - Tuyên truyền nâng cao ý thức của học sinh, gia đình và mọi tầng lớp nhân dân trong bảo vệ môi trường IV. Giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống 1. Vài nét về sông Đáy và ý nghĩa của dòng sông: Sông Đáy là một con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, nó là con sông chính của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở phía Tây nam vùng châu thổ sông Hồng. Với chiều dài khoảng 3 240km, sông Đáy chảy gọn trong các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định và đổ ra biển ở Kim Sơn (Ninh Bình). Đoạn thượng nguồn sông Đáy chảy qua ba huyện ngoại thành Hà Nội là Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức. Cũng như nhiều dòng sông khác trên đất nước ta, sông Đáy có giá trị lớn về kinh tế, văn hóa và sinh thái. * Về giá trị kinh tế: - Phục vụ đắc lực việc cấp nước sinh hoạt cho người dân và cấp nước đô thị như: Hà Nội, Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình. - Đóng vai trò quan trọng trong công tác tưới tiêu, phục vụ cho nền nông nghiệp thâm canh của vùng, phát triển ngành thủy sản, du lịch, giao thông vận tải đường sông. * Về lịch sử, văn hóa: Sông Đáy còn là dòng sông nổi tiếng bởi lưu vực con sông lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: - Miếu Hát ở Hát Môn thờ Hai Bà Trưng. Tương truyền hai bà gieo mình xuống dòng Hát Giang (tên gọi của sông Đáy ở đoạn này) tự vẫn sau khi thua giặc Đông Hán ở Lãng Bạc nên dân chúng dựng đền thờ ở Hát Môn. - Vân Đình là quê hương cụ nghè Dương Khuê, tiến sĩ năm 1868 triều Tự Đức. Cụ là bạn của cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến nên khi cụ Dương Khuê mất, cụ Nguyễn Khuyến có viết bài điếu văn "Khóc bạn" rất nổi tiếng - Chùa Hương trong khu vực Suối Yến (một nhánh của sông Đáy), huyện Mỹ Đức, và còn rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa khác. - Không chỉ vậy, sông Đáy còn đi vào trong thơ ca, các tác phẩm văn học, điện ảnh nổi tiếng. “Mùa hoa cải bên sông” là một câu chuyện, một bộ phim nổi tiếng về sông Đáy; đặc biệt, đại thi hào Nguyễn Du cũng đã viết bài thơ "Chiều sông Đáy" miêu tả khung ảnh yên bình, thơ mộng nơi hạ lưu sông Đáy: Nước lên ngư đẩy thuyền tàn nắng Lối cũ tiều về gánh sáng trăng 4 Hay Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã từng ngẫu hứng viết bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy” mà sau đó nhiều nhà phê bình đã bình luận bằng cụm từ “người thơ trên sông thơ” * Về giá trị sinh thái: sông Đáy có tác dụng điều hòa nước, điều hòa khí hậu, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. 2. Thực trạng ô nhiễm nước đoạn thượng nguồn sông Đáy. a. Thế nào là ô nhiễm môi trường nước: - Ô nhiễm môi trường nước: là sự biến đổi chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã. - Ô nhiễm nguồn nước có thể do nguồn gốc tự nhiên (mưa bão, lũ lụt, các sinh vật và vi sinh vật, ) và chủ yếu hơn là do nguồn gốc nhân tạo (quá trình thải các chất độc hại dưới dạng lỏng hay rắn như chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp ) b. Thực trạng ô nhiễm nước đoạn thượng nguồn sông Đáy. * Qua quan sát thực tế: - Nước sông chuyển màu, nhiều nơi có màu đen kịt; trên sông rất nhiều loại rác thải khác nhau, nhiều xác sinh vật đang phân hủy. - Nước sông nhiều đoạn bốc mùi tanh, mùi hôi thối nồng nặc, rất khó chịu. * Qua phân tích mẫu nước: - Chúng tôi đã tiến hành đi thực tế lấy mẫu nước sông Đáy, đoạn qua xã Liên Hiệp -Phúc Thọ và mang về phân tích tại phòng thí nghiệm của nhà trường dưới sự giúp đỡ về chuyên môn của thầy giáo Lê Đức Duy - giáo viên môn Hóa. - Trong điều kiện phòng thí nghiệm của nhà trường còn nhiều hạn chế, thầy trò chúng tôi chỉ làm thí nghiệm phân tích được các chỉ số DO, COD, BOD. - Kết quả phân tích như sau: + Chỉ số DO (lượng ôxy hòa tan): 1,1 mg/l, thấp hơn 2 lần so với tiêu chuẩn của nước tưới tiêu (chỉ số DO ≥ 2) và gần 6 lần so với tiêu chuẩn của nước sinh hoạt (chỉ số DO ≥ 6) + Chỉ số COD (nhu cầu oxy hóa học) là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ, hữu cơ và chỉ số BOD (nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật ôxy hoá các chất hữu cơ đều vượt tiêu chuẩn từ 6 - 7 lần. 5 Với những kiến thức Hóa học được học trong nhà trường kết hợp hiểu biết thực tiễn của bản thân, qua kết quả phân tích mẫu nước thu được, chúng tôi có thể đưa ra nhận định như sau: chỉ số COD, BOD cao cho thấy, cần một lượng ôxy lớn để hòa tan các chất hóa học và một phần các hợp chất hữu cơ trong nước. Trong khi đó, toàn bộ lượng ôxy cần thiết trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước. Lượng oxy hoà tan trong nước (DO) cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v ). Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực. Dựa trên kết quả chúng tôi thu được từ khảo sát thực tế, phân tích mẫu nước cũng như tham khảo tài liệu về kết quả phân tích chỉ số Amoni là 5,0 mg/l - vượt 50 lần tiêu chuẩn cho phép, có thể thấy rằng: nguồn nước đoạn thượng nguồn sông Đáy đang ô nhiễm nghiêm trọng, trên cấp báo động 3 theo quy định. 3. Nguyên nhân gây ô nhiễm: Mong muốn giải quyết tình huống một cách hiệu quả, chúng tôi đã đi thực tế để tìm hiểu và nhận định được một số nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước đoạn thượng nguồn sông Đáy như sau: - Do nước thải từ các nhà máy công nghiệp, cơ sở sản xuất và dịch vụ trên địa bàn ba huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức. Trong đó, gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất phải kể tới các xã Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế (Hoài Đức) với nghề sản xuất miến dong truyền thống. Tại ba xã trên, tình trạng ô nhiễm diễn ra ở khắp mọi nơi. Do đặc thù của một làng nghề truyền thống nên hầu như gia đình nào ở đây cũng tham gia sản xuất và chế biến nông sản. Mỗi ngày, có hàng 6 trăm tấn củ sắn, củ đót được sơ chế, tẩy rửa và chế biến thành các sản phẩm khác nhau. Tất cả các chất thải trong quá trình sản xuất đều được xả thẳng ra cống rãnh rồi tiếp tục chảy xuống sông Đáy mà không qua bất cứ công đoạn xử lý nào, khiến cho nước sông trở nên đen kịt. Chất thải chăn nuôi hòa lẫn với chất thải từ chế biến nông sản đã tạo cho nước sông có một mùi hôi thối nồng nặc, khó chịu. Nguồn nước ô nhiễm từ đây chảy tới các khu vực khác làm mức độ ô nhiễm lan rộng. Không chỉ thế, mùi hôi thối khó chịu còn được gió đưa tới nhiều xã lân cận gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người dân. - Quá trình canh tác nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng cũng góp phần không nhỏ gây ô nhiễm nước sông Đáy. - Nước thải sinh hoạt chứa các chất hữu cơ, dinh dưỡng, lơ lửng, vi khuẩn cao cũng làm suy giảm đến 71% chất lượng nước. Lượng nước thải sinh hoạt ngày càng tăng cùng với sự gia tăng quá trình đô thị hóa với nhiều khu đô thị mới hình thành trong điều kiện ao hồ trong khu vực bị thu nhỏ hoặc không còn tồn tại - Tình hình lấn chiếm xây dựng trái phép hai bên bờ sông Đáy, đổ phế thải, rác thải sinh hoạt trực tiếp vào dòng sông càng làm trầm trọng thêm quá trình ô nhiễm. - Do lợi nhuận kinh tế, con người khai thác cát đáy sông (nghiêm trọng ở khu vực huyện Phúc Thọ) làm cho lòng sông sâu hơn và rộng ở hai phía đáy khiến đất hai bên bờ sông dễ bị sạt lở. Đặc biệt vào mùa mưa do nước chảy mạnh nguy hiểm đến đời sống người dân hai ven sông và gia tăng ô nhiễm môi trường. 7 - Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường nước của nhân dân trong lưu vực còn thấp dẫn đến tình trạng xả rác thải, nước thải xuống sông, khai thác lòng sông bừa bãi. - Về thể chế, chính sách, phương pháp quản lý lưu vực chưa có sự thống nhất và phân công trách nhiệm rõ ràng, chưa có sự quản lý thống nhất và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường lưu vực và các địa phương trên lưu vực, dẫn tới hiệu lực và hiệu quả thấp trong việc quản lý, bảo vệ môi trường lưu vực. 4. Hậu quả khi nguồn nước đoạn thượng nguồn sông Đáy bị ô nhiễm: - Giảm sút giá trị của dòng sông trong việc cung cấp nước cho sản xuất (nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp); cho sinh hoạt. - Ảnh hưởng đến giao thông vận tải thủy, du lịch. - Môi trường nước sông Đáy tiềm ẩn những mầm mống bệnh tật, gây nguy hại cho sức khỏe của người dân sống ở các khu vực ven sông, gia tăng các căn bệnh về da, đường hô hấp, đường tiêu hóa do nguồn nước và không khí bị ô nhiễm. - Các sinh vật thủy sinh bị đe dọa nghiêm trọng, môi trường sống và cư trú của các loài sinh vật sống ở ven và trong sông bị hủy hoại. - Làm phát triển ồ ạt tảo đơn bào đã trở thành bình thường ở các vùng ven bờ, sau khi chúng chết đi dưới đáy xuất hiện sự thiếu hụt ô xy, gây nên nhiều vụ chết cá. Thực tế, thủy sản sống ở sông thường xuyên chết hàng loạt, người dân cũng không còn đánh bắt cá về để ăn hay sử dụng nước cho sinh hoạt hàng ngày. Ngay cả trong nông 8 nghiệp, có khúc sông người dân cũng không dám lấy nước để dẫn vào ruộng vì cây cũng khó có thể sống được với nồng độ ô nhiễm như vậy. 5. Một số đề xuất về giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm: Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã được thành lập để tổ chức chỉ đạo, điều phối liên ngành, liên vùng nhằm thực hiện thống nhất và có hiệu quả các nội dung của "Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020", phê duyệt tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm trên sông Đáy vẫn rất nghiêm trọng. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau: a. Giải pháp kỹ thuật: - Để bảo vệ nguồn nước sông Đáy đang từng ngày bị nhiễm bẩn, chính quyền các huyện, thành phố cần khẩn trường thực hiện các biện pháp bảo vệ, cải tạo nguồn nước mặt. - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải , không để nước thải chảy tràn lan hoặc đổ thẳng ra sông gây ô nhiễm các nguồn nước mặt cũng như tình trạng nước thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm. - Quản lý, lập dự án xử lý nước thải và chất thải rắn, xây dựng bãi chôn lấp hợp lý, nên phân loại và tái chế các loại rác thải, xây dựng thêm hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó, với những kiến thức Vật lý, Toán học và các môn học khác được học trong nhà trường cùng sự tích cực tìm tòi, chúng tôi mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình trong việc xây dựng Hệ thống xử lý rác và khí nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm rác và lọc khí giúp nguồn không khí khu vực bị ô nhiễm trong sạch hơn. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Hệ thống xử lý rác và khí. * Cấu tạo: Hệ thống được chia làm hai phần chính đó là phần xử lí rác và lọc khí - Phần xử lí rác: Thiết bị chính và chức năng: + 1 động cơ chính là động cơ điện 3 pha - 380/660V có công suất lớn, nhiệm vụ biến đổi điện năng thành cơ năng làm cho hệ thống xử lí rác hoat động. + 1 động cơ phụ: là động cơ điện 3 pha với công suất nhỏ hơn động cơ chính, nhiệm vụ biến đổi điện năng thành cơ năng làm cho hộp chưa khí di chuyển. + Giá chắn rác và đỡ rác: nhiệm vụ chắn rác và đỡ rác khi nâng rác lên. + 2 thiết bị đẩy, hạ: nhiệm vụ là đẩy và hạ giá đỡ rác. + Máy biến áp: để tăng điện áp lên. 9 + Ngoài ra còn có: bánh răng, dây xích, thanh chốt, khóa chốt tạo thành hệ thống xử lí rác này. - Phần xử lí khí: Thiết bị chính và chức năng: + 1 hộp chứa khí khép kín: làm bằng nhôm để giảm trọng lực và bền hơn sắt, nhiệm vụ chứa khí ô nhiểm từ rác, bùn. + Quạt gió: là động cơ điện có tốc độ quay vòng cao, có nhiệm vụ hút khí + Bể nước lọc khí : nhiệm vụ lọc khí + Ngoài ra còn có các ống dẫn khí, thanh truyền hộp kín tạo thành hệ thống xử lí khí này Dưới đây là hình vẽ mô phỏng không gian và kỹ thuật của hệ thống 10 [...]... nề Hiện nay, Nhà nước cũng đã xây dựng nhiều công trình, đưa ra nhiều biện pháp nhằm “cứu lấy dòng sông Với trách nhiệm của thế hệ trẻ, chúng tôi đã tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm của dòng sông, đặc biệt là đoạn thượng nguồn nơi chúng tôi đang sinh sống để chung tay, góp một phần nào đó nhằm tìm ra giải pháp áp dụng vào thực tiễn làm “sống” lại dòng sông này và hi vọng dòng sông Đáy sẽ trở về với... nghĩa vô cùng to lớn vì khi đoạn thượng nguồn bị ô nhiễm sẽ dẫn tới cả dòng sông bị ô nhiễm - Giải quyết tình huống này góp phần làm cho sông Đáy cũng như môi trường sống của chúng ta trở nên trong lành hơn, cải thiện sức khỏe của con người, bảo vệ con người 16 khỏi các dịch bệnh từ nguồn nước bị ô nhiễm trên các con sông quanh địa phương chúng ta đang sinh sống - Khắc phục được tình trạng ô nhiễm là... vấn đề môi trường 14 15 5 Ý nghĩa việc giải quyết tình huống: - Chúng ta đều hiểu, sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người Bảo vệ sức khỏe của chúng ta không thể tách rời việc bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường nước vì nguồn nước cũng như máu lưu thông trong cơ thể chúng ta vậy - Việc tìm hiểu thực tiễn để giải quyết tình huống ô nhiễm nước đoạn thượng nguồn sông Đáy bằng những giải pháp nêu... Thầy, Cô giáo và các bạn để thiết bị hoàn thiện hơn b Giải pháp về mặt sinh học: - Sử dụng thực vật thủy sinh trong xử lí nước thải: lục bình, bèo tấm, súng, sen, rong đuôi chó, rong mái chèo, - Trồng cây ở khu vực ven sông để điều hòa không khí, cải thiện hệ sinh thái khu vực, giảm tải mùi độc hại từ sông bay vào dân cư Sau đây, chúng tôi xin được trình bày chi tiết về giải pháp trồng cây ven sông: ... lược, kế hoạch quản lý chất thải để đưa vào thực hiện tại các địa phương - Có chế tài rõ ràng, chặt chẽ để xử lý các trường hợp vi phạm d Giải pháp tuyên truyền giáo dục: - Giáo dục nâng cao ý thức người dân về vấn đề sử dụng nước và xử lý nước thải trước khi đổ ra nguồn nước mặt 13 - Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp trên các hệ thống thông tin đại chúng Phối hợp với các cơ... trang mạng thực sự phát huy tính tích cực của chúng Nhờ có kiến thức môn Tin học, chúng tôi đã lập một địa chỉ trên trang Facebook để cùng chia sẻ những quan tâm về vấn đề môi trường, đặc biệt là môi trường nước đoạn thượng nguồn sông Đáy, nơi chúng tôi đang sinh sống Rất vui mừng là những chia sẻ của chúng tôi được nhiều các bạn học sinh quan tâm, điều đó chứng tỏ thế hệ thanh niên hiện nay không thờ... hương đất nước Từ đó, biết nỗ lực, chung tay cùng giải quyết những tồn tại để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn LỜI KẾT 17 Dòng sông Đáy đẹp, thơ mộng và yên bình ấy, với bề dày lịch sử và chiều rộng không gian địa lí đã song hành cùng với biết bao thế hệ con người Việt Nam, giờ đây lại phải mang cái tên “dòng sông chết”, oằn mình ra gánh những khối rác thải, những vũng bùn đen cùng với không khí ô nhiễm. .. cho giá đỡ rác - Tiếp tục ta cho thiết bị đẩy hạ hoạt động cho đến điểm cao bằng với xe chở rác, ta giữ cố định cột đẩy ở bên xe rác, còn bên kia tiếp tục nâng lên cao, khi đó giá đỡ rác sẽ bị nghiêng, rác sẽ trôi vào xe - Hết rác ta hạ cột đẩy xuống và hạ đặt trở lại như ban đầu và tắt tất cả các động cơ Với mong muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm nước do rác thải dẫn tới ô nhiễm không khí, chúng tôi trình... hình thành ý thức và thói quen của học sinh trong việc xử lý rác thải sinh hoạt tại nơi mình đang sinh sống; nâng cao và ý thức được trách nhiệm, thực hiện bảo vệ môi trường trong đời sống và sản xuất của bản thân, công đồng và quốc gia (điều này được truyền tải trong nhiều môn học, đặc biệt môn Giáo dục công dân, chương trình lớp 11) - Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua các trang... K hông gian bố trí trồng cây - Phương thức trồng cây AC = R = 4m; AB = 1m, khoảng cách từ cây đến nước sông là CA' và bằng BC, nói cách khác tam giác A'CB là tam giác cân và cân tại C BC 2 = CA2 +AB2 =17 => khoảng cách từ cây đến sông hơn 4m, khoảng cách giữa các gốc cây là 2m, khi trưởng thành cây có tán lá rộng, tạo thành bức tường chắn gió tốt c Các giải pháp quản lý: - Hoàn chỉnh các văn bản pháp . sinh học. 2. Thực trạng ô nhiễm nước đoạn thượng nguồn sông Đáy. a. Thế nào là ô nhiễm môi trường nước: - Ô nhiễm môi trường nước: là sự biến đổi chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy. trong việc bảo vệ môi trường nước tại địa phương. 1 NỘI DUNG I. Tên tình huống: Đánh giá thực trạng và giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm nước đoạn thượng nguồn sông Đáy II. Mục tiêu giải quyết. tình trạng ô nhiễm tại trung và hạ nguồn làm ô nhiễm nặng cả dòng sông Đáy thơ mộng, biến sông Đáy trở thành “dòng sông chết”. Nhận thức được vấn đề trên, chúng em đã thực hiện tình huống Đánh giá

Ngày đăng: 14/07/2015, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan