Giáo viên Phạm Duy Nghĩa (THPT Phú Ngọc) Bài tập chương Halogen (năm học 2010 – 2011) Trang 1 Chương 5. NHÓM HALOGEN Phần 1. Tự luận 1. Hoàn thành các dãy chuyển hóa sau: a. MnO 2 Cl 2 HCl Cl 2 CaCl 2 Ca(OH) 2 Clorua vôi. HClO HCl NaCl. b. Cl 2 Br 2 I 2 . HCl FeCl 2 Fe(OH) 2 . c. KMnO 4 Cl 2 NaCl HCl CuCl 2 NaCl Cl 2 nước Gia-ven. d. CaCO 3 CaCl 2 NaCl NaOH NaCl Cl 2 FeCl 3 AgCl. e. KMnO 4 Cl 2 CuCl 2 FeCl 2 HCl. HCl CaCl 2 Ca(OH) 2 f. KCl HCl Cl 2 Br 2 I 2 FeCl 3 AgCl. 2. Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học a) NaNO 3 , NaCl, HCl. b) NaCl, HCl, H 2 SO 4 . c) KOH, K 2 SO 4 , HCl, KCl, KNO 3 . d) HCl, NaOH, Ba(OH) 2 , Na 2 SO 4 . e) HCl, HNO 3 , H 2 SO 4 , HBr. 3. Axit HCl có thể tác dụng những chất nào sau đây? Viết phản ứng xảy ra: Al, Mg(OH) 2 , Na 2 SO 4 , FeS, Fe 2 O 3 , AgNO 3 , K 2 O, CaCO 3 , Mg(NO 3 ) 2 . 4. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho lần lượt các chất HCl, Cl 2 tác dụng với lần lượt các chất Cu, AgNO 3 , NaOH, CaCO 3 . 5. Đốt nhôm trong bình đựng khí clo thì thu được 26,7 (g) muối. a. Tìm thể tích của clo (đktc) đã tham gia phản ứng. b. Khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng. 6. Tính thể tích clo thu được (đktc) khi cho 15,8 (g) kali pemanganat KMnO 4 tác dụng axit clohiđric đậm đặc. 7. Cho 3,9 (g) kali tác dụng hoàn toàn với clo. Sản phẩm thu được hòa tan vào nước thành 250 (g) dung dịch. a) Tính thể tích clo đã phản ứng (đkc). b) Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được. 8. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron: a. Fe + HNO 3 Fe(NO 3 ) 3 + N 2 O + H 2 O b. Al + H 2 SO 4 Al 2 (SO4) 3 + H 2 S + H 2 O c. MnO 2 + HCl MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O d. S + HNO 3 H 2 SO 4 + NO e. FeS + HNO 3 Fe(NO 3 ) 3 + H 2 SO 4 + NO + H 2 O f. KOH + Cl 2 KCl + KClO 3 + H 2 O g. KMnO 4 + HCl KCl + MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O 9. a) Từ MnO 2 , HCl đặc, Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl 2 , FeCl 2 và FeCl 3 . b) Từ muối ăn, nước và các thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl 2 , HCl và nước Javel. 10. Quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng: a. Khi khí clo sục qua dung dịch hỗn hợp KI và hồ tinh bột. b. Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaOH có ít quì tím. c. Dẫn khí Cl 2 lần lượt vào các dung dịch: NaCl, KI có hồ tinh bột, NaBr. Nếu thay Cl 2 bằng Br 2 , hãy cho biết các hiện tượng xảy ra. 11. Cho 19,5 g Zn tác dụng với 7 lít khí clo (đktc) thu được 36,72 g muối. Tính hiệu suất phản ứng. 12. Hòa tan 20 (g) CaCO 3 vào 100ml dung dịch HCl thu được V lít CO 2 (đkc). Tìm V và nồng đô HCl đã dùng. 13. Cho 27,8 (g) hỗn hợp B gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 15,68 (l) H 2 (đkc). Tính % khối lượng từng chất trong B. Giáo viên Phạm Duy Nghĩa (THPT Phú Ngọc) Bài tập chương Halogen (năm học 2010 – 2011) Trang 2 14. Cho 24 (g) hỗn hợp G gồm Mg và MgCO 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 (l) hỗn hợp khí gồm H 2 và CO 2 (đkc). Tính % khối lượng từng chất trong G. 15. Hòa tan 34 (g) hỗn hợp G gồm MgO và Zn vào dung dịch HCl dư thu được 73,4 (g) hỗn hợp muối G’. Tính % khối lượng từng chất trong G. 16. Cho 31,4 (g) hỗn hợp G gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2 (M) thu được 15,68 (l) H 2 (đkc). a) Tính % khối lượng từng chất trong G. b) Tính thể tích HCl đã dùng. 17. Hòa tan 64 (g) hỗn hợp X gồm CuO và Fe 2 O 3 vào dung dịch HCl 20%. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 124,5 (g) hỗn hợp muối khan G’. a) Tính % khối lượng từng chất trong X. b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng. 18. Cho 11,9 (g) hỗn hợp G gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với 400 (ml) dung dịch HCl 2 (M) thu được m (g) hỗn hợp muối G’và V (l) khí (đkc). a) Tính khối lượng từng chất trong G. b) Tính thể tích khí thoát ra (đkc). c) Tính khối lượng hỗn hợp muối G’. 19. Cho a (g) hỗn hợp A gồm CaO và CaCO 3 tác dụng vừa đủ với 300 (ml) dung dịch HCl thu được 33,3 (g) muối CaCl 2 và 4480 (ml) khí CO 2 (đkc). a) Tính khối lượng hỗn hợp A. b) Tính nồng độ HCl đã dùng. 20. Hòa tan hoàn toàn 20 (g) hỗn hợp Y gồm Zn và Cu vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 0,5 (M) thu được 4,48 (l) H 2 (đkc). Tính % khối lượng từng chất trong Y và thể tích axit đã dùng. 21. Cho 13,6 (g) hỗn hợp X gồm Fe và Fe 2 O 3 tác dụng vừa đủ với 91,25 (g) dung dịch HCl 20%. a) Tính % khối lượng từng chất trong X. b) Tính nồng độ % dung dịch sau phản ứng. 22. Có 26, 6 (g) hỗn hợp gồm hai muối KCl và NaCl. Hòa tan hỗn hợp vào nước thành 500 (g) dung dịch. Cho dung dịch tác dụng với AgNO 3 vừa đủ thì tạo thành 57,4 (g) kết tủa. Tính nồng độ % mỗi muối trong dung dịch đầu. 23. Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp A gồm Zn và ZnO cần dùng 100,8 (ml) dung dịch HCl 36,5% (d = 1,19) thu được 8,96 (l) khí (đkc). Tính khối lượng A. 24. Cho 19,2 (g) kim loại R thuộc nhóm II vào dung dịch HCl dư thu được 17,92 (l) khí (đkc). Tìm R. 25. Hòa tan 16 (g) oxit của kim loại R hóa trị III cần dùng 109,5 (g) dung dịch HCl 20%. Xác định tên R. 26. *Hòa tan hoàn toàn 1,17 (g) một kim loại A có hoá trị không đổi vào dung dịch HCl 1,2 (M) thì thu được 0,336 (l) khí. Tìm tên kim loại A và thể tích dung dịch HCl đã dùng. 27. Hòa tan 10,55g hỗn hợp Zn và ZnO vào một lương vừa đủ dung dịch HCl 10% thì thu được 2,24lít khí H 2 (đkc). a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b. Tính nồng độ % của muối trong dung dịch thu được. 28. *Cho 14,2 g hỗn hợp A gồm 3 kim loại đồng, nhôm và sắt tác dụng với 1500 ml dung dịch axit HCl a M dư, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí (đkc) và 3,2 g một chất rắn. a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. b. Tìm a, biết thể tích dung dịch HCl dùng dư 30% so với lý thuyết. c. Cho b g hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với clo thì thu được 13,419 g hỗn hợp các muối khan. Tìm a, biết hiệu suất phản ứng là 90%. 29. *Hòa tan hoàn toàn 9g hỗn hợp Fe và Mg vào dung dịch HCl thu được 4,48lít khí (đkc) và một dung dịch A. a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp . b. Dẫn khí Clo dư vào dung dịch A, sau đó cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. c. Dung dịch HCl ở trên có C M = 1M (d=0,98g/ml) và dùng dư 30 % so với lý thuyết. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng. 30. *Cho 31,84g hỗn hợp NaX, NaY (X,Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO 3 dư, thu được 57,34g kết tủa. Tìm công thức của NaX, NaY và khối lượng của mỗi muối. 31. **Một hỗn hợp gồm 3 muối NaF, NaCl, NaBr nặng 4,82g hòa tan hoàn toàn trong nước được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dịch A rồi cô cạn thu được 3,93g muối khan. Lấy 1 nửa lượng muối khan này hòa tan vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được 4,305g kết tủa. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. Giáo viên Phạm Duy Nghĩa (THPT Phú Ngọc) Bài tập chương Halogen (năm học 2010 – 2011) Trang 3 Phần 2. Trắc nghiệm A. Lý thuyết 1. Kết luận nào sau đây là không đúng đối với các halogen ? Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, từ F đến A. tính phi kim giảm dần. B. độ âm điện giảm dần. C. bán kính nguyên tử giảm dần. D. tính oxi hóa của các đơn chất giảm dần. 2. Dựa vào tính chất vật lí của HCl, chọn câu trả lời đúng trong các câu sau : A. Để thu khí HCl trong phòng thí nghiệm người ta dùng phương pháp đẩy nước B. Khi HCl tan nhiều trong nước vì tạo được liên kết hiđro với H 2 O. C. Dung dịch HCl đậm đặc và dung dịch HCl loãng đều “bốc khói” trong không khí ẩm. D. ở 20 o C, hòa tan HCl vào nước có thể thu được dung dịch HCl nồng độ gần 100% ở nhiệt độ và áp suất thường đó HCl tan nhiều trong nước. 3. Nhóm chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl A. Quỳ tím, CaO, NaOH, Ag, CaCO 3 B. Quỳ tím, CuO, Cu(OH) 2 , Zn, Na 2 CO 3 C. Quỳ tím, SiO 2 , Fe(OH) 3 , Zn, Na 2 SO 3 D. Quỳ tím, FeO, NH 3 , Cu, CaCO 3 4. Phản ứng của dung dịch HCl với chất nào trong các chất sau là phản ứng oxi hóa - khử : A. CuO B. CaO C. Fe D. Na 2 CO 3 5. HCl thể hiện tính khử trong bao nhiêu phản ứng trong số các phản ứng sau : (1) 4HCl + MnO 2 MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O (2) 2HCl + Zn ZnCl 2 + H 2 (3) 14HCl + K 2 Cr 2 O 7 2KCl + 2CrCl 3 + 3Cl 2 + 7H 2 O (4) 6HCl + 2Al 2AlCl 3 + 3H 2 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 6. Phản ứng nào được dùng để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là A. BaCl 2 + H 2 SO 4 BaSO 4 + 2HCl B. NaCl(r) + H 2 SO 4 đđ NaHSO 4 + HCl C. H 2 + Cl 2 2HCl D. 2H 2 O + 2Cl 2 4HCl + O 2 7. Để nhận biết 4 dung dịch mất nhãn: HCl, HNO 3 , Ca(OH) 2 , CaCl 2 thứ tự thuốc thử nào sau đây là đúng? A. Quỳ tím - dung dịch Na 2 CO 3 B. Quỳ tím - dung dịch AgNO 3 C. CaCO 3 - quỳ tím D. Quỳ tím - CO 2 8. Trong những ứng dụng sau, ứng dụng nào không phải của nướcGia-ven : A. Tẩy uế nhà vệ sinh B. Tẩy trắng vải sợi C. Tiệt trùng nước D. Tiêu diệt vi khuẩn cúm gà H 5 N 1 9. CaOCl 2 thuộc loại muối nào trong các loại muối sau : A. Muối axit B. Muối kép C. Muối bazơ D. Muối hỗn tạp 10. Kết luận nào sau đây không đúng với flo : A. F 2 là khí có màu lục nhạt, rất độc. B. F 2 có tính oxi hóa mạnh nhất trong tất cả các phi kim. C. F 2 oxi hóa được tất cả các kim loại. D. F 2 cháy trong hơi H 2 O tạo HF và O 2 . 11. Để điều chế F 2 , người ta dùng cách : A. Cho dung dịch HF tác dụng với MnO 2 đun nóng. B. Điện phân nóng chảy hỗn hợp HF, KF với anôt bằng thép hoặc Cu. C. Oxi hóa khí HF bằng O 2 không khí. D. Đun CaF 2 với H 2 SO 4 đậm đặc nóng. 12. Tính chất nào sau đây là tính chất đặc biệt của dung dịch HF. Giải thích bằng phản ứng. A. Là axit yếu B. Có tính oxi hóa C. Ăn mòn các đồ vật bằng thuỷ tinh. D. Có tính khử yếu. 13. Không được dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF : A. Bằng thuỷ tinh. B. Bằng nhựa. C. Bằng sứ D. Bằng sành 14. Trong phản ứng nào sau đây, Br 2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa : A. H 2 + Br 2 2HBr B. 2Al + 3Br 2 2AlBr 3 C. Br 2 + H 2 O HBr + HBrO D. Br 2 + 2H 2 O + SO 2 2HBr + H 2 SO 4 15. Tính chất vật lí đặc biệt của I 2 cần được lưu ý là A. Iot ít tan trong nước. B. Iot tan nhiều trong ancol etylic tạo thành cồn iot dùng để sát trùng. D. Iot là phi kim nhưng ở thể rắn. C. Khi đun nóng iot thăng hoa tạo thành hơi iot màu tím. 16. Kết luận nào sau đây không đúng đối với tính chất hóa học của iot : A. Iot vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. C. Tính oxi hóa của I 2 > Br 2 . B. I 2 chỉ oxi hóa được H 2 ở nhiệt độ cao tạo ra khí HI. D. Tính khử của I 2 > Br 2 . 17. Các nguyên tố nhóm halogen có tính chất hoá học cơ bản là: as as o t cao o t Giáo viên Phạm Duy Nghĩa (THPT Phú Ngọc) Bài tập chương Halogen (năm học 2010 – 2011) Trang 4 A. Tính khử B. Tính ôxi hoá C. Vừa có tính ôxi hoá, vừa có tính khử D. Tác dụng với tất cả kim loại 18. Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl 2 và tác dụng với dung dịch HCl loãng cho cùng loại muối clorua kim loại? A. Fe B. Al C. Cu D. Ag 19. Lọ đựng chất nào sau đây có màu vàng lục A. Khí F 2 B. Hơi Br 2 C. Khí Cl 2 D. Hơi I 2 20. Trong các khí sau: N 2 , O 2 , Cl 2 , CO 2 , H 2 chất thường dùng để diệt khuẩn và tẩy màu là: A. N 2 B. Cl 2 và H 2 C. Cl 2 D. O 2 21. Hỗn hợp H 2 và Cl 2 nổ mạnh nhất trong điều kiện. A. Trong bóng tối B. Để trong bóng râm C. Chiếu ánh sáng tỉ lệ mol 1 : 2 D. Chiếu ánh sáng tỉ lệ mol 1 : 1 22. Cho hỗn hợp các khí N 2 , Cl 2 , SO 2 , CO 2 , H 2 . Sục từ từ qua dung dịch NaOH dư thì thu được hỗn hợp khí có thành phần: A. N 2 , Cl 2 , H 2 B. Cl 2 , H 2 , SO 2 C. N 2 , CO 2 , Cl 2 , H 2 D. N 2 , H 2 23. Nguyên tắc chung để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là: A. Dùng chất giàu Clo để nhiệt phân ra Cl 2 . B. Dùng Flo đẩy Clo ra khỏi dung dịch muối của nó. D. Điện phân các muối clorua. C. Cho HCl đặc tác dụng với các chất ôxi hoá mạnh. 24. Khi điều chế Clo trong PTN (từ HCl đặc và KMnO 4 hoặc MnO 2 ) sản phẩm sinh ra lẫn HCl dư và hơi H 2 O để loại bỏ HCl dư và hơi H 2 O người ta dẫn hỗn hợp sản phẩm qua các bình đựng. A. Dung dịch K 2 CO 3 B. Bột đá CaCO 3 C. Dung dịch NaOH sau đó qua H 2 SO 4 đặc D. Dung dịch KOH đặc. 25. Nước Javen được điều chế bằng cách: A. Cho Clo tác dụng với nước B. Cho Clo tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 C. Cho Clo sục vào dung dịch NaOH D. Cho Clo vào dung dịch NaOH rồi đun nóng 26. Khi dùng muôi sắt đốt Natri trong Clo. Xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Natri cháy đỏ rịu có khói trắng tạo ra. B. Natri cháy sáng trắng có khói nâu tạo ra. C. Natri cháy ngọn lửa màu vàng có khói trắng và một ít khói nâu tạo ra. D. Natri cháy sáng trắng, khói trắng và khói nâu. 27. Hỗn hợp khí nào tồn tại trong mọi điều kiện trong số các hỗn hợp sau: A. H 2 , Cl 2 B. O 2 , H 2 C. H 2 , N 2 D. O 2 , Cl 2 28. Thuốc thử duy nhất để nhận biết axit HCl, dung dịch NaOH, dung dịch H 2 SO 4 là: A. Zn B. quỳ tím C. NaHCO 3 D. Dung dịch Ba(HCO 3 ) 2 29. Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất halogenua trong dung dịch là: A. Dung dịch Ba(OH) 2 . B. Dung dịch Cu(NO 3 ) 2 . C. Dung dịch AgNO 3 . D. Dung dịch Ba(NO 3 ) 2 30. Khi mở một lọ đựng dung dịch axit HCl 37%, trong không khí ẩm thấy có khói trắng bay ra. A. HCl phân huỷ tạo thành H 2 và Cl 2 . B. HCl bay hơi. C. HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit HCl. D. Hơi nước trong axit bay ra. 31. Axit HCl có thể phản ứng được với các chất trong dãy nào sau đây? A. Cu, CuO, Ca(OH) 2 , AgNO 3 . B. Fe 3 O 4 , CuO, CaO, NaOH, CaCO 3 . C. Zn, Na 2 SO 4 , Ba(OH) 2 , quỳ tím. D. MnO 2 , Cu, BaSO 4 , quỳ tím. 32. Nguyên tắc điều chế Flo là: A. Cho dung dịch HF tác dụng với các chất ôxi hoá mạnh. C. Nhiệt phân các hợp chất chứa Flo. B. Điện phân hỗn hợp KF và HF nóng chảy. D. Cho muối F tác dụng với chất ôxi hoá. 33. Có 4 dung dịch để riêng biệt là KOH, H 2 SO 4 , NaCl, BaCl 2 . Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên: A. Quỳ tím. B. Dung dịch Na 2 CO 3 . C. Dung dịch HCl. D. Fe. 34. Nguyên tắc điều chế Clo trong phòng thí nghiệm là: A. Dùng chất giàu Clo để nhiệt phân ra Cl 2 B. Điện phân các muối Clorua. C. Ôxi hoá axit clohiđric đặc bằng các chất ôxi hoá mạnh. D. Dùng Flo để đẩy Clorua khỏi dung dịch muối của nó. 35. Phương pháp điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là: A. Tổng hợp trực tiếp từ Cl 2 và H 2 . B. Đốt H 2 cháy trong bình Clo. C. Dùng H 2 SO 4 đậm đặc tác dụng với NaCl tinh thể. D. Clo tác dụng với H 2 O. 36. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIIA (halogen) là: A. ns 2 np 4 B. ns 2 np 5 C. ns 2 np 3 D. ns 2 np 6 Giáo viên Phạm Duy Nghĩa (THPT Phú Ngọc) Bài tập chương Halogen (năm học 2010 – 2011) Trang 5 37. Từ flo đến iot, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi biến đổi theo quy luật: A. tăng B. không thay đổi C. giảm D. vừa tăng vừa giảm. 38. Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 - 15 phút. Khả năng diệt khuẩn của dung dịch NaCl là do: A. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl - có tính khử. B. vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu. C. dung dịch NaCl độc. D. một lí do khác. 39. Để khử một lượng nhỏ khí clo không may thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hoá chất nào sau đây: A. dung dịch NaOH loãng. B. dung dịch Ca(OH) 2 . C. dung dịch NH 3 loãng. D. dung dịch NaCl. 40. Dung dịch axit HCl đặc nhất ở 20 0 C có nồng độ là: A. 27% B. 47% C. 37% D. 33% 41. Axit clohiđric có thể tham gia phản ứng oxi hoá- khử với vai trò: A. là chất khử B. là chất oxi hoá C. là môi trường D. Vừa oxh vừa khử 42. Brom lỏng hay hơi đều rất độc Để huỷ hết lượng brom lỏng chẳng may bị đổ với mục đích bảo vệ môi trường, có thể dùng một hoá chất thông thường dễ kiếm sau: A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Ca(OH) 2 . C. dung dịch NaI. D. dung dịch KOH. 43. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm từ các hoá chất đầu sau: A. Thuỷ phân muối AlCl 3 B. Tổng hợp từ H 2 và Cl 2 C. Clo tác dụng với nước D. NaCl tinh thể và H 2 SO 4 đặc 44. Chọn câu đúng trong số các câu sau đây. Phản ứng hóa học giữa hiđro và clo xảy ra ở điều kiện: A. trong bóng tối, nhiệt độ thường. B. có chiếu sáng. C. nhiệt độ thấp. D. trong bóng tối. 45. Hiện tượng nào xảy ra khi đưa một dây đồng mảnh, được uốn thành lò xo, nóng đỏ vào lọ thủy tinh đựng đầy khí clo, đáy lọ chứa một lớp nước mỏng? A. Dây đồng không cháy. B. Dây đồng cháy mạnh, có khói màu nâu. C. Dây đồng cháy mạnh, có khói màu nâu, khi khói tan, lớp nước ở đáy lọ thủy tinh có màu xanh nhạt. D. Không có hiện tượng gì xảy ra. 46. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí HCl trong công nghiệp từ các hoá chất đầu sau: A. Thuỷ phân muối AlCl 3 . B. Tổng hợp từ H 2 và Cl 2 . C. Clo tác dụng với nước. D. NaCl tinh thể và H 2 SO 4 đặc. 47. Thuốc thử để nhận ra iot là: A. Hồ tinh bột. B. Nước brom. C. Phenolphtalein. D. Quỳ tím. 48. Nhận xét sai về CaOCl 2 là A. Là chất bột trắng, luôn bôc mùi clo. B. Là muối kép của axit hipoclorơ và axit clohỉđic. C. Là chất sát trùng, tẩy trắng vải sợi. D. Là muối hỗn tạp của axit hipoclorơ và axit clohidric. 49. Phản ứng hóa học nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử? A. HCl + NaOH NaCl + H 2 O B. HCl + Mg MgCl 2 + H 2 C. 4HCl + MnO 2 MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O D. HCl + NH 3 NH 4 Cl 50. Clo và axit clohidric tác dụng với kim loại nào thì cùng tạo ra một hợp chất? A. Fe B. Cu C. Ag D. Zn 51. Hòa tan clo vào nước thu được nước clo có màu vàng nhạt. Khi đó một phần clo tác dụng với nước. Vậy nước clo bao gồm những chất nào? A. Cl 2 , HCl, HClO, H 2 O. B. HCl, HClO, H 2 O. C. Cl 2 , HCl, HClO. D. Cl 2 , H 2 O, HCl. B. Bài tập 52. Để điều chế 6,72 lít O 2 (đktc) trong phòng thí nghiệm, cần dùng một lượng KClO 3 là : A. 12,5 g B. 24,5 g C. 36,75 g D. 73,5 g 53. Cho Na tác dụng vừa đủ với 1 halogen thu được 11,7 gam Natri halogenua. Cũng lượng halogen đó tác dụng vừa đủ với nhôm tạo ra 8,9 gam nhôm halogennua. Halogennua đó là: A. Flo B. Brom C. Clo D. Iôt 54. Cho 5,4g một kim loại hóa trị n tác dụng hết với Clo được 26,7g muối clorua. Kim loại đó là: A. Fe B. Al C. Zn D. Mg 55. Cần bao nhiêu gam KMnO 4 và bao nhiêu ml dung dịch axit clohidric 1M để điều chế đủ khí Clo tác dụng với sắt tạo nên 32,5g FeCl 3 ? A. 19,86g; 958ml B. 18,96g; 960ml C. 18,86g; 720ml D. 18,68g; 880ml Giáo viên Phạm Duy Nghĩa (THPT Phú Ngọc) Bài tập chương Halogen (năm học 2010 – 2011) Trang 6 56. Cho axit H 2 SO 4 đặc tác dụng vừa đủ 29,25 gam NaCl đun nóng. Khí thu được hòa tan vào 73 gam H 2 O nồng độ % dung dịch thu được là: A. 25% B. 23,5% C. 20% D. 22% 57. Hòa tan 2,24 lít khí hidro clorua (đktc) vào 46,35 gam nước thu được dung dịch HCl có nồng độ là: A. 7,3% B. 73% C. 67% D. 6,7% 58. Cho 12,1g hỗn hợp 2 kim loại A, B đều có hóa trị (II) tác dụng với HCl tạo ra 0,2 mol H 2 . Hai kim loại là: A. Mg, Fe B. Mg, Ca C. Fe, Zn D. Ba, Fe 59. Hòa tan 11 gam hỗn hợp bột 2 kim loại Al, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 8,96l H 2 (đktc). Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp là: A. 2,8g Fe ; 8,2g Al B. 8,3g Fe ; 2,7g Al C. 5,6g Fe ; 5,4g Al D. 11,2g Fe ; 2,7g Al 60. Muốn hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Zn và ZnO người ta phải dùng 100,8ml dung dịch HCl 36,5% (d = 1,19g/ml) thì thu được 8,96 lít khí (đktc) . % khối lượng Zn và ZnO trong hỗn hợp là: A. 40% ; 59,8% B. 61,6% ; 38,4% C. 52,5% ; 47,5% D. 72,15% ; 27,85% 61. Khi cho 10,5g NaI vào 50ml dung dịch nước Br 2 0,5M. Khối lượng NaBr thu được là: A. 3,45g B. 4,67g C. 5,15g D. 8,75g 62. Hòa tan hoàn toàn 13g một kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 27,2g muối khan. Kim loại đã dùng là: A. Fe B. Zn C. Mg D. Ba. 63. Cho 26,6g hỗn hợp KCl và NaCl hòa tan vào nước để được 50g dung dịch. Cho dung dịch trên tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO 3 thu được 57,4g kết tủa. % Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp KCl, NaCl lần lượt là: A. 45%; 55% B. 58%; 42% C. 56%; 44% D. 60%; 40% 64. Cho 100g dung dịch gồm NaCl và NaBr có nồng độ bằng nhau tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch AgNO 3 8% (d = 1,0625g/ml). Nồng độ % của hai muối NaCl và NaBr là : A. 1,865% B. 1,685% C. 1,879% D. 1,978% 65. Cho 15,8g KMnO 4 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc. Thể tích khí clo thu được ở đktc là: A. 5,6 lit. B. 0,56 lit. C. 0,28 lit. D. 2,8 lit. 66. Cho 200 g dung dịch HX (X: F, Cl, Br, I) nồng độ 14,6%. Để trung hòa dung dịch trên cần 250ml dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch axit trên là: A. HF B. HCl C. HBr D. HI 67. Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 55,5g. B. 91,0g. C. 90,0g. D. 71,0g. . Giáo viên Phạm Duy Nghĩa (THPT Phú Ngọc) Bài tập chương Halogen (năm học 2010 – 2011) Trang 1 Chương 5. NHÓM HALOGEN Phần 1. Tự luận 1. Hoàn thành các dãy chuyển. Nghĩa (THPT Phú Ngọc) Bài tập chương Halogen (năm học 2010 – 2011) Trang 3 Phần 2. Trắc nghiệm A. Lý thuyết 1. Kết luận nào sau đây là không đúng đối với các halogen ? Theo chiều điện. Br 2 . 17. Các nguyên tố nhóm halogen có tính chất hoá học cơ bản là: as as o t cao o t Giáo viên Phạm Duy Nghĩa (THPT Phú Ngọc) Bài tập chương Halogen (năm học 2010 – 2011)