Tài liệu ôn tập học kì 1 hóa học 11

8 522 1
Tài liệu ôn tập học kì 1 hóa học 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu ôn tập HKI - Môn Hóa học 11 năm học 2014 - 2015 CHƯƠNG 1 _____________________________________________________________________ SỰ ĐIỆN LI MỨC ĐỘ BIẾT 1. Cho biết trong các chất sau, chất nào là chất điện li: HF, NaClO, CH 4 , C 6 H 6 , C 2 H 5 OH, NaHCO 3 , H 2 S, H 2 SO 3 , MgCl 2 , NaHSO 4 , CH 3 COONa. 2. Viết phương trình biểu diễn sự điện li của các chất sau: HClO, HClO 4 , CH 3 COOH, CH 3 COONa, H 2 S, H 3 PO 4 , HNO 3 , Ba(OH) 2 , Zn(OH) 2 , Al(OH) 3 , NaHCO 3 , NaH 2 PO 4 , Na 2 HPO 3 , Al 2 (SO 4 ) 3 , FeCl 3 , FeSO 4 . 3. Tính nồng độ mol/l của các ion có trong: a. 100ml dung dịch NaOH có chứa 0,4g NaOH. b. 0,4 lít dung dịch có hòa tan 17,1g Ba(OH) 2 . c. dung dịch chứa Na 2 SO 4 0,02M. d. 1,5 lít dung dịch có 5,85g NaCl và 11,1g CaCl 2 . e. Cho 1,6g Fe 2 (SO 4 ) 3 và 6,96g K 2 SO 4 vào nước để được 1,5l dd. f. trộn 150 ml dd BaCl 2 0,5M với 50 ml dd KCl 2M. g. dung dịch H 2 SO 4 15% có d = 1,1g/ml. 4. Tính pH của các dung dịch sau: a. 400ml dung dịch chứa 1,46g HCl. b. 200ml dung dịch chứa 17,1g Ba(OH) 2 . c. dung dịch hỗn hợp chứa HCl 0,1M + H 2 SO 4 0,1M. d. dung dịch hỗn hợp chứa NaOH 0,2M + KOH 0,1M + Ba(OH) 2 0,05M. MỨC ĐỘ HIỂU 1. Hoàn thành các phản ứng sau ở dạng phân tử, ion và ion thu gọn: 1/ NaCl + AgNO 3  2/ NaClO + HNO 3  3/ Mg(NO 3 ) 2 + NaOH  4/ CaCl 2 + AgNO 3  5/ NH 4 Cl + AgNO 3  6/ CuCl 2 + NaOH  7/ CaCO 3 + HNO 3  8/ CH 3 COOK + H 2 SO 4  9/ KHCO 3 + HNO 3  10/ K 2 SO 3 + HCl  11/ Al 2 (SO 4 ) 3 + NaOH  l2/ Al(OH) 3 + NaOH  13/ Zn(OH) 2 + KOH  14/ Fe + HNO 3 đặc, dư  15/ Cu + NaNO 3 + HCl  16/ Fe(OH) 2 + HNO 3 loãng  2. Tìm khối lượng hỗn hợp muối thu được khi cô cạn dung dịch A biết dung dịch A: a. chứa 0,1 mol Na + , 0,2 mol Ba 2+ , 0,1 mol Cl - và x mol NO 3 - . b. chứa 0,1 mol K + , 0,2 mol Al 3+ , 0,3 mol Cl - và x mol SO 4 2- . 3. Theo định nghĩa về axit bazơ của Bronsted, các ion Na + , NH 4 + , CO 3 2– , CH 3 COO – , HSO 4 – , K + , Cl – , HCO 3 – là axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính? Tại sao? Trên cơ sở đó, hãy dự đoán pH của các dung dịch dưới đây có giá trị lớn hơn hay nhỏ hơn 7: Na 2 CO 3 , KCl, CH 3 COONa, NH 4 Cl, NaHSO 4 . 4. Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng thủy phân các muối: NaHCO 3 , NH 4 Cl, NH 4 HCO 3 , K 2 SO 4 . a. Trong các phản ứng này nước đóng vai trò axit hay bazơ ? b. Các dung dịch NaHCO 3 , NH 4 Cl, K 2 SO 4 có môi trường axit, bazơ hay trung tính ? 5. Cho quỳ tím vào các dung dịch sau đây: NH 4 Cl, CH 3 COOK, Ba(NO 3 ) 2 , Na 2 CO 3 , quỳ sẽ đổi màu gì? Giải thích ? 6. Trong 3 dung dịch có các loại ion sau: Ba 2+ , Mg 2+ , Na + , SO 4 2- , CO 3 2- và NO 3 - . Mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion. Cho biết đó là 3 dung dịch muối gì? Hãy chọn một dung dịch axit thích hợp để phân biệt 3 dung dịch muối này. Tài liệu ôn tập HKI - Môn Hóa học 11 năm học 2014 - 2015 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP 1. Tìm x, y biết dung dịch A có chứa 0,1 mol Fe 2+ , 0,2 mol Al 3+ , x mol Cl - và y mol SO 4 2- . Cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam muối khan. 2. Cho dung dịch NaOH có pH = 13 (dung dịch A). a. Cần pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được dung dịch B có pH =12. b. Cho 1,177gam muối NH 4 Cl vào 200ml dung dịch B và đun nóng dung dịch, sau đó làm nguội và thêm một ít quì tím vào. Hỏi dung dịch có màu gì ? 3. Tính giá trị của x khi: a. Trộn 300ml dung dịch NaOH 0,1M với 200ml dung dịch HCl x(M) thu được 500ml dung dịch có pH = 2. b. Trộn 200ml dd hỗn hợp NaOH 1M, Ba(OH) 2 x(M) với 300ml dd hỗn hợp HCl 1,5M; HNO 3 1M thu được 500ml dd có pH = 13. 4. Cho 150ml dung dịch KOH vào 50ml dung dịch H 2 SO 4 1M, thu được dung dịch A có pH > 7. Cô cạn dung dịch A thu được 11,5g chất rắn. Tính nồng độ mol/l của dung dịch KOH và pH của dd A. 5. Trộn lẫn dd HCl 0.2M và dd H 2 SO 4 0.1M theo tỉ lệ 1:1 về thể tích thu được dd X. a. Để trung hòa 100ml dd X cần bao nhiêu ml dd Ba(OH) 2 0.05M ? b. Tính pH của dd Ba(OH) 2 đã dùng ở câu a. c. Tính thể tích dd Ba(OH) 2 0.05M cần dùng để sau phản ứng với 100ml dd X thu được dd có pH = 3. 6. Tính nồng độ của các ion và phân tử CH 3 COOH có trong dung dịch CH 3 COOH 0,043M biết độ điện li α = 20%. Từ kết quả đó hãy xác định pH của dung dịch. 7. Dung dịch X chứa Fe 3+ , NH 4 + , Cl - và SO 4 2- . Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 10,7g kết tủa và 2,24 lít khí (đktc). - Phần 2: Tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư thu được 11,65g kết tủa. Tính khối lượng muối có trong dung dịch X ban đầu. Tài liệu ôn tập Học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO 1. Trộn 250ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 mol/l và H 2 SO 4 0,01 mol/l với 250ml dung dịch Ba(OH) 2 a mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính m và a. 2. Tính nồng độ ion H + , OH - trong các dung dịch sau: a) CH 3 COOH 0,10M (K a = 1,75.10 -5 ). b) CH 3 COONa 0,10M (K b = 5,71.10 -10 ). c) NH 3 0,10M (K b = 1,80.10 -5 ). d) NH 4 Cl 0,10M (K a = 5,56.10 -10 ). 3. Một dung dịch Y có chứa các ion Zn 2+ , Fe 3+ và SO 4 2- . Biết rằng, dùng hết 350ml dung dịch NaOH 2M thì làm kết tủa hết ion Zn 2+ và ion Fe 3+ trong 100ml dung dịch Y, nếu đổ tiếp 200ml dung dịch NaOH thì một chất kết tủa vừa tan hết, còn lại một chất kết tủa màu nâu đỏ. Tính nồng độ mol/l của mỗi ion trong dung dịch Y. 4. Dung dịch A chứa 0,5 mol hỗn hợp các muối CuCl 2 , MgCl 2 , FeCl 2 có khối lượng là 60g. Cho từ từ V (lít) dung dịch hỗn hợp NaOH 1M + Ba(OH) 2 0,5M vào dung dịch A để kết tủa hoàn toàn các ion kim loại trong A. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (dạng ion rút gọn) b. Tính khối lượng hỗn hợp kết tủa đã thu được và giá trị của V. ********** CHƯƠNG 2 _____________________________________________________________________ NITƠ – PHOTPHO MỨC ĐỘ BIẾT 1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau: a. NH 3 (1) (2)   N 2 (3)  Mg 3 N 2 (4)  NH 3 (5)  NH 4 NO 3 (6)  N 2 O (7)  HCl (8)  NH 4 Cl (9)  NH 4 NO 3 (10)  NH 3 (11)   NO (12)  NO 2 (13)  HNO 3 (14)  Cu(NO 3 ) 2 (15)  CuO (16)  N 2 b. NH 4 NO 2  N 2  NO  NO 2  NaNO 3  O 2 NH 3  Cu(OH) 2  [Cu(NH 3 ) 4 ](OH) 2 Fe(OH) 2  Fe(NO 3 ) 3  Fe 2 O 3  Fe(NO 3 ) 3 c. (NH 4 ) 2 CO 3  NH 3  Cu  NO  NO 2  HNO 3  Al(NO 3 ) 3 HCl  NH 4 Cl  NH 3  NH 4 HSO 4 d. (1) P 2 O 5  )3( H 3 PO 4  )4( Na 3 PO 4  )5( Ag 3 PO 4 P (2) H 3 PO 4  )6( Ca 3 (PO 4 ) 2 (7)  Ca(H 2 PO 4 ) 2  )8( CaHPO 4  )9( Ca 3 (PO 4 )   )10( P 2. Viết phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có ) : a. Fe 3 O 4 + HNO 3(l) → b. Ca 3 N 2 + H 2 O → c. Ag + HNO 3(l) → d. Al + HNO 3(đ, nguội) → e. P + HNO 3(đ) → f. (NH 4 ) 2 SO 4 + BaCl 2 → h. N 2 + Cl 2 → g. NaNO 3 + H 2 SO 4(đ) → k. FeCl 2 + HNO 3 → l. H 2 SO 4(đ) + P → m. H 3 PO 4 + NaOH  2:1 n.Ca 3 (PO 4 ) 2 + H 2 SO 4 → 3. Cho NH 3 phản ứng hết với axit clohiđric thu được muối. Lượng muối này phản ứng vừa đủ với 500ml dung dịch NaOH 0,1M. a. Tính khối lượng amoniac đã dùng. b. Nếu lượng amoniac trên phản ứng với dung dịch AlCl 3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. Tài liệu ôn tập Học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 MỨC ĐỘ HIỂU 1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau: a. HNO 3 , NaCl, HCl, NaNO 3 . b. (NH 4 ) 2 SO 4 , NH 4 NO 3 , KCl, KNO 3 . c. NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 , Na 2 SO 4 , NaNO 3 . d. Na 3 PO 4 , NaCl, NaNO 3 , HNO 3 , H 3 PO 4 e. HNO 3 , HCl, H 2 SO 4 , H 2 S. f. KNO 3 , HNO 3 , K 2 SO 4 , H 2 SO 4 , KCl, HCl. 2. Cho Mg phản ứng với dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được dung dịch A và hỗn hợp khí X gồm NO, N 2 O. Cho dung dịch A phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và một chất kết tủa. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn. 3. Từ không khí, nước, muối ăn và các thiết bị, dụng cụ cần thiết, nêu cách điều chế HNO 3 , NH 4 NO 3 . 4. Từ quặng pirit, quặng photphoric và chất vô cơ cần thiết, viết phương trình điều chế axit photphoric. 5. Hấp thụ V lít khí NH 3 (đktc) vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 dư thu được kết tủa A. Nung kết tủa A đến khối lượng không đổi thu được 1,08 gam chất rắn khan. Tính giá trị của V. 6. Nhiệt phân dung dịch hoà tan 21,825 gam hỗn hợp NH 4 Cl và NaNO 2 có tỉ lệ số mol NH 4 Cl : NaNO 2 = 3 : 4. Tính thể tích khí N 2 thu được (đktc). 7. Cho m gam Al phản ứng hết với dung dịch axit nitric thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và N 2 O có tỉ khối so với hiđro bằng 16,5. Tính m. 8. Tính hàm lượng dinh dưỡng của phân đạm amoni. Thực tế, phân đạm amoni clorua thường chỉ có 23% khối lượng nitơ. Tính khối lượng phân bón đủ để cung cấp 40kg nitơ. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP 1. Hoà tan m gam hỗn hợp NH 4 Cl và (NH 4 ) 2 SO 4 có tỉ lệ số mol NH 4 Cl : (NH 4 ) 2 SO 4 = 1 : 2 vào nước được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 13,44 lít NH 3 (đktc). Tính giá trị m. 2. Nung m gam hỗn hợp gồm NH 4 Cl và Ca(OH) 2 , sau phản ứng thu được V lít khí NH 3 (đktc) và 10,175 gam hỗn hợp Ca(OH) 2 và CaCl 2 khan. Để hấp thụ hết lượng NH 3 trên cần tối thiểu 75ml dung dịch H 2 SO 4 1M. Tính giá trị của m. 3. Hòa tan hoàn toàn 3,68g hỗn hợp gồm Zn và Al vào 250ml dung dịch HNO 3 1M loãng vừa đủ. Sau phản ứng kết thúc thì thu được dung dịch ba muối mà không thấy có khí thoát ra. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 4. Hòa tan hoàn toàn 4 (g) hỗn hợp G gồm Mg và MgO vào lượng vừa đủ dung dịch HNO 3 40%, thì thu được 672 ml khí N 2 (đkc). a/ Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp G. b/ Khối lượng dung dịch HNO 3 . c/ Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được. 5. Hòa tan hoàn toàn 3,32g hỗn hợp X gồm bột Mg và Al vào lượng vừa đủ dung dịch HNO 3 1M thì thu được dung dịch Y và chỉ thoát ra khí N 2 O (sản phẩm khử duy nhất) có thể tích 896 ml (đktc). a. Tính khối lượng mỗi chất trong X. b. Cô cạn dung dịch Y rồi nung đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được. 6. Cho 19,2 gam Cu vào 500ml dung dịch NaNO 3 1M, sau đó thêm 500ml dung dịch HCl 2M. a) Mô tả hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên. b) Tính nồng độ mol các ion trong 1 lít dung dịch A thu được sau phản ứng. c) Phải thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,2M để kết tủa hết Cu 2+ chứa trong dung dịch A? 7. Đốt cháy hoàn toàn 3,1g P ta được chất A chia làm 2 phần bằng nhau: - Lấy phần 1 hoà tan hoàn toàn vào 500g nước ta được dung dịch B.Tính nồng độ % của dung dịch B. - Lấy phần 2 cho tác dụng với 400ml dung dịch NaOH 0,3M sau đó đem cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? 8. Cho m gam hỗn hợp A gồm Al, Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 dư, thu được dung dịch B và 11,2 lit khí NO duy nhất (đktc). Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NH 3 đến dư thu được 41,9 gam kết tủa. Tính m và % (m) mỗi kim loại trong A. 9. Cho 25,8g hỗn hợp Al và Al 2 O 3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 2M thu được 2,24 lít NO (ở đktc). a) Xác định phần trăm khối lượng Al và phần trăm khối lượng Al 2 O 3 trong hỗn hợp ban đầu. b) Tìm thể tích dung dịch HNO 3 2M cần dùng. Tài liệu ôn tập Học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO 1. Hòa tan hoàn toàn 1,86g hỗn hợp gồm Mg và Al vào 75,6g dung dịch HNO 3 25%. Sau phản ứng kết thúc thì thu được 560ml khí N 2 O (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28g/ml) cho vào dung dịch X thì thu được: lượng kết tủa lớn nhất, lượng kết tủa nhỏ nhất? 2. Để m g bột Fe ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp B có khối lượng 30 g gồm Fe, FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 . Hòa tan hoàn toàn B vào dung dịch HNO 3 thấy giải phóng ra 5,6 lít khí NO duy nhất (đktc) a.Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b.Tính m. 3. Nung nóng 4,43 gam hỗn hợp NaNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 đến phản ứng hoàn toàn thu được khí A có tỉ khối so với H 2 bằng 19,5. a. Tính thể tích khí A (đktc). b. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. c. Cho khí A hấp thụ vào 198,92 ml nước thu được dung dịch B và còn lại khí C bay ra. Tính nồng độ % của dung dịch B và thể tích khí C ở đktc. CHƯƠNG 3 _____________________________________________________________________ NHÓM CACBON – SILIC (NHÓM IVA) DẠNG 1: VIẾT PTPƯ – GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG Bài 1. Viết phương trình theo chuyển hóa sau: a. CO 2  C  CO  CO 2  CaCO 3  Ca(HCO 3 ) 2  CO 2  tinh bột b. CO 2  CaCO 3  Ca(HCO 3 ) 2  CO 2  C  CO  CO 2  O 2 Bài 2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho C tác dụng với: Ca, Al, Al 2 O 3 , CaO, ZnO. Bài 3. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn xảy ra khi cho dung dịch NaHCO 3 tác dụng với từng dung dịch sau: H 2 SO 4 loãng, KOH, Ba(OH) 2 dư. Bài 4: Viết các phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho CO 2 đi qua dung dịch NaOH. Bài 5. Trình bày hiện tượng xảy ra khi sục khí CO 2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH) 2 . Giải thích. Bài 6. Giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang núi đá vôi. DẠNG 2. NHẬN BIẾT Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt: a. Các khí SO 2 , CO 2 , NH 3 và N 2 b. Các khí CO 2 , SO 2 , N 2 , O 2 và H 2 c. Các khí CO, CO 2 , SO 2 và SO 3 (khí) d. Các khí Cl 2 , NH 3 , CO, CO 2 Bài 2: Nhận biết các lọ mất nhãn chứa các chất sau: a. Chất rắn BaSO 4, BaCO 3 , NaCl, Na 2 CO 3 (chỉ dùng thêm HCl loãng). b. Chất rắn NaCl, Na 2 SO 4 , BaCO 3 ,Na 2 CO 3 (chỉ dùng thêm CO 2 và nước). c. Các dung dịch NaOH, NH 4 Cl, Na 2 SO 4 , , Na 2 CO 3. d. Bốn chất lỏng: H 2 O, HCl, Na 2 CO 3 , NaCl (không dùng thêm hóa chất nào khác) Bài 3: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt: a. Na 2 CO 3 và Na 2 SO 3 . b. SiO 2 , Al 2 O 3 và Fe 2 O 3 . c. Tách Fe 2 O 3 ra khỏi hỗn hợp SiO 2 , Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 . Bài 4. Có một hỗn hợp khí gồm cacbon monooxit, hiđro clorua và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của các khí trên trong hỗn hợp. DẠNG 3: BÀI TẬP VỀ AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT 1. CO 2 VÀ AXIT CACBONIC Bài 1. Dẫn khí CO 2 được điều chế bằng cách cho 100g CaCO 3 tác dụng với dung dịch HCl dư đi qua dung dịch có chứa 60g NaOH. Hãy tính khối lượng muối natri điều chế được. Tài liệu ôn tập Học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 Bài 2. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO 2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH thu được 17,9 gam muối. Tính nồng độ mol/l của dung dịch NaOH. Bài 3. Thổi từ từ CO 2 đến dư vào dung dịch chứa a mol Ca(OH) 2 hoặc Ba(OH) 2 . Sau phản ứng thu được b mol kết tủa. a) Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi số mol kết tủa theo số mol CO 2 , từ đó suy ra số mol CO 2 theo a, b. b) Dẫn V lít CO 2 (đktc) vào 300 ml dd Ca(OH) 2 0,5 M. Sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa. Tính V ? Bài 4. Hòa tan hết 2,8g CaO vào nước được dung dịch A. Cho 1,68 lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch A. Hỏi có bao nhiêu muối được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu. Bài 5. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO 2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH thu được 17,9 gam muối. Tính nồng độ mol/l của dung dịch NaOH. Bài 6. Hòa tan hết 2,8g CaO vào nước được dung dịch A. Cho 1,68 lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch A. Hỏi có bao nhiêu muối được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu. 2. MUỐI CACBONAT Bài 1: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na 2 CO 3 , K 2 CO 3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl 2 . Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Tính m (26,6 gam). Bài 2: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO 3 và R 2 CO 3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Tính m. (14,33 gam) Bài 3: Khi nung 30 gam hỗn hợp CaCO 3 và MgCO 3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Tính thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu. Đs: % CaCO 3 28,41%, %Mg = 71,59% Bài 4: Đem nhiệt phân hoàn tòan 15 gam muối cacbonat của một kim loại hóa trị II. Dẫn hết khí sinh ra vào 200 gam dung dịch NaOH 4% (vừa đủ) thì thu được dung dịch mới có nồng độ các chất tan là 6,63%. Xác định công thức muối đem nhiệt phân. Đáp án: CaCO 3 Bài 5. Khi nung một lượng hiđrocacbonat của kim loại hóa trị 2 và để nguội, thu được 17,92 lít(đktc) khí và 31,8g bã rắn. Xác định tên và khối lượng muối hiđrocacbonat trên. Bài 6. Khi nhiệt phân 0,5kg đá vôi chứa 92% CaCO 3 thu được bao nhiêu ml khí CO 2 (đktc)? Cần dùng tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,22g/ml) để hấp thụ hết lượng khí CO 2 đó? 3. BÀI TOÁN CHO TỪ TỪ AXIT VÀO MUỐI CACBONAT VÀ NGƯỢC LẠI Bài 1. Dung dịch A chứa 0,2 mol HCl. Dung dịch B chứa 0,125mol Na 2 CO 3 . Tính thể tích khí CO 2 thu được khi cho từ từ dung dịch A vào dung dịch B và ngược lại. Bài 2. Cho từ từ 500 ml dung dịch HCl 1M vào 300 ml dung dịch Na 2 CO 3 1M thu được V lít khí CO 2 ở đktc và dung dịch X. a) Tính V? b) Cho vào dung dịch X lượng dư dung dịch Ba(OH) 2 dư. Tính khối lượng kết tủa sau phản ứng. Bài 3. Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na 2 CO 3 thu được V lít khí đktc và dung dịch X. Cho dd Ca(OH) 2 dư vào dung dịch X thấy có kết tủa. Tìm biểu thức liên hệ giữa a, b và V? Bài 4. X là dung dịch hỗn hợp Na 2 CO 3 0,1M và KHCO 3 0,1M. Tính thể tích khí CO 2 thoát ra khi cho từ từ 100 ml dung dịch X vào 240 ml dung dịch HCl 0,1M và ngược lại. Bài 5. Hoà tan a gam hỗn hợp Na 2 CO 3 và KHCO 3 vào nước để được 400 ml dung dịch X. Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và 1,008 lít khí ở đktc. Cho Y tác dụng với Ba(OH) 2 dư thu được 29,55g kết tủa. Tính a? DẠNG 4: BÀI TOÁN VỀ TÍNH KHỬ CỦA CO, C. Phương pháp: bảo tòan electron, bảo toàn nguyên tố, bảo tòan khối lượng để giải nhanh. Bài 1. Dẫn khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt (Fe x O y ) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84 gam sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của Fe x O y. (Đs: Fe 2 O 3 ) Bài 2. Khử hoàn toàn 16 gam hỗn hợp X gồm các oxit kim loại: FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, thu được là 11,2 gam Fe. a) Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc). b) Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M cần để hòa tan hết X. Bài 3. Dẫn khí CO qua ống sứ chứa 15,2 gam hỗn hợp CuO, FeO nung nóng thu được 13,6 gam chất rắn A và hỗn hợp khí B. Sục hết khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được a gam kết tủa C. Xác định A, B, C và tính a. (Đáp án: a = 10 gam) Tài liệu ôn tập Học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 68g hỗn hợp A gồm khí H 2 và CO cần dùng 89,6 lít khí O 2 (đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi. a) Xác định phần trăm về thể tích và khối lượng của hỗn hợp khí trên. b) Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 200 gam dung dịch Ca(OH) 2 7,4%. Tính C% dung dịch thu được. Bài 5. Khi đốt cháy hết 3,6g cacbon trong bình kín chứa 4,48 lít khí O 2 (đktc) sinh ra 1 hỗn hợp gồm hai khí. Xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp khí đó. Bài 6. Cho 5,6 lít (đktc) khí CO 2 đi qua than đốt nóng đỏ rồi cho sản phẩm thu được đi qua ống đốt nóng đựng 72g oxit của một kim loại hóa trị II. Hỏi muốn hòa tan sản phẩm rắn thu được ở trong ống sau khi đã phản ứng cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HNO 3 32%( d= 1,2 g/ml), biết rằng oxit của kim loại đó chứa 20% oxi? Bài 7. Cho khí thu được khi khử 16g Fe 2 O 3 bằng CO đi qua 99,12 ml dung dịch KOH 15% (d= 1,13 g/ml). Tính thể tích khí CO (đktc) đã khử oxit sắt và lượng muối tạo thành trong dung dịch. Bài 8. Khi cho 22,4 lít(đktc) hỗn hợp X gồm hai khí CO và CO 2 đi qua than nóng đỏ (không có mặt không khí) thể tích của hỗn hợp khí tăng lên 5,6 lít (đktc). Khi cho hỗn hợp khí sản phẩm này qua dung dịch Ca(OH) 2 thu được 20,25g Ca(HCO 3 ) 2 . Xác định % thể tích các khí trong X. ********************* CHƯƠNG 4 _____________________________________________________________________ ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ Bài 1. Viết công thức cấu tạo thu gọn và gọi tên các đồng phân: 1) các hidrocacbon sau: C 5 H 12 , C 4 H 8 . 2) các dẫn xuất có CTPT: C 2 H 5 Cl, C 3 H 7 Cl, C 2 H 5 Br, C 2 H 4 Cl 2 , C 3 H 5 Cl 3 Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,9g một chất hữu cơ X có thành phần: C,H,O ta được 1,32g CO 2 và 0,54g H 2 O. Khối lượng phân tử chất đó là 180. a) Xác định công thức nguyên của X. b) Xác định CTPT của chất hữu cơ trên? Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất A thu được 4,4 gam CO 2 và 1,8 gam H 2 O. a) Xác định CTĐGN của A và thành phần % các nguyên tố trong A? b) Biết tỉ khối hơi của A so với He là 7,5. Tìm CTPT của A? Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam HCHC A thu được 3,52 gam CO 2 và 1,8 gam H 2 O. Mặt khác, phân tích 1,29 gam A thu được 336 ml khí N 2 (đktc). Tìm CTPT của A biết khi hoá hơi 1,29 gam A có thể tích đúng bằng thể tích của 0,96 gam oxi trong cùng điều kiện. Bài 5. Phân tích HCHC A chứa C, H, O ta có tỉ lệ khối lượng m C : m H : m O = 2,24 : 0,375: 2 a) Lập CTĐGN của A? b) Xác định CTPT của A. Biết 1 gam A khi làm bay hơi có thể tích 1,2108 lít ở 0 o C và 0,25 atm. Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn 10,4g chất hữu cơ B rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình (1) chứa H 2 SO 4 đậm đặc và bình (2) chứa nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 3,6(g); ở bình (2) thu được 30g kết tủa. Khi hoá hơi 5,2(g) B, thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g oxi ở cùng điều kiện. Xác định CTPT của B. Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn 3,84 g chất hữu cơ Y chứa natri, thu được 4,4 g CO 2 , 1,8 g nước và 2,12 g Na 2 CO 3 . a) Xác định CTN của Y. b) Tìm CTPT của Y, biết khi hóa hơi 0,96g Y thu được thể tích bằng 0,32 g oxi ở cùng điều kiện. c) Viết CTCT có thể có của Y, biết Y là muối của axit hữu cơ. Bài 8. Biện luận tìm CTPT và viết CTCT có thể có của các chất hữu cơ sau : Tài liệu ôn tập Học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 a) A có CTN là (C 3 H 8 O) n . b) B có CTN là (CH 2 Cl) n . Bài 9. Đốt cháy hoàn toàn 1,08g chất hữu cơ X rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ba(OH) 2 thấy bình nặng thêm 4,6g đồng thời tạo thành 6,475g muối axit và 5,91g muối trung hoà. Tỉ khối hơi của X đối với Heli là 13,5. a) Xác định CTPT của X. b) Viết và gọi tên các đồng phân mạch hở của X. Bài 10: Cho 400ml hỗn hợp gồm nitơ và chất hữu cơ B ở thể khí chứa cacbon và hiđro vào 900 ml oxi (dư) rồi đốt. Thể tích hỗn hợp thu được sau khi đốt là 1,4 (lít). Sau khi cho nước ngưng tụ thì còn 800ml hỗn hợp, cho lội qua dd KOH thấy còn 400ml khí. Xác định CTPT của B; biết các thể tích khí đo ở cùng đk về nhiệt độ và áp suất. Đs: C 2 H 6 Bài 12: Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H 2 O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O 2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N 2 . Tìm CTPT của hidrocacbon. Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ (gồm 1/5 thể tích O 2 , còn lại là N 2 ) được khí CO 2 , H 2 O và N 2 . Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư thấy có 39,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch giảm đi 24,3 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 34,72 lít (đktc). Biết 2 OX d < 2. Bài 14: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon trong 0,5 lít hỗn hợp của nó với CO 2 bằng 2,5 lít O 2 thu được 3,4 lít khí. Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1,8 lít, tiếp tục cho hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí. Các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tìm CTPT của hiđrocacbon. Bài 15: Phân tích 0,31gam hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44 gam CO 2 . Mặt khác, nếu phân tích 0,31 gam X để toàn bộ N trong X chuyển thành NH 3 rồi dẫn NH 3 vừa tạo thành vào 100 ml dung dịch H 2 SO 4 0,4M thì phần axit dư được trung hòa bởi 50 ml dung dịch NaOH 1,4M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 1,38 gam. Tìm CTPT của X. Bài 16: Đốt cháy 200 ml hơi một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O trong 900 ml O 2 , thể tích hỗn hợp khí thu được là 1,3 lít. Sau khi ngưng tụ hơi nước chỉ còn 700 ml. Tiếp theo cho qua dung dịch KOH dư chỉ còn 100 ml khí bay ra. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tìm CTPT của Y. Bài 17: Đốt cháy 0,282 gam hợp chất hữu cơ X, cho sản phẩm đi qua các bình đựng CaCl 2 khan và KOH dư. Thấy bình đựng CaCl 2 tăng thêm 0,194 gam còn bình đựng KOH tăng thêm 0,8 gam. Mặt khác nếu đốt cháy 0,186 gam chất X thì thu được 22,4 ml khí N 2 (ở đktc). Biết rằng hợp chất X chỉ chứa một nguyên tử nitơ. Tìm CTPT của X. Bài 18: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 gam CO 2 , 0,09 gam H 2 O. Mặt khác khi xác định clo trong hợp chất đó bằng dung dịch AgNO 3 người ta thu được 1,435 gam AgCl. Tỉ khối hơi của hợp chất so với hiđro bằng 42,5. Tìm công thức phân tử của hợp chất. . dịch AlCl 3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. Tài liệu ôn tập Học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 MỨC ĐỘ HIỂU 1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau: a. HNO 3 , NaCl, HCl,. phân biệt 3 dung dịch muối này. Tài liệu ôn tập HKI - Môn Hóa học 11 năm học 2 014 - 2 015 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP 1. Tìm x, y biết dung dịch A có chứa 0 ,1 mol Fe 2+ , 0,2 mol Al 3+ , x mol. trong dung dịch X ban đầu. Tài liệu ôn tập Học kì 1 môn Hóa học Lớp 11 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO 1. Trộn 250ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 mol/l và H 2 SO 4 0, 01 mol/l với 250ml dung dịch

Ngày đăng: 13/07/2015, 21:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan