1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sách Luận ngữ của khổng tử

91 561 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 611 KB

Nội dung

Sách Luận Ngữ là Ngôn hành của Khổng Phu Tử ,do các học trò của Ngài thâu góp lại , cả thảy hai mươi thiên , là tư tưởng gốc của sáu kinh . Thầy Châu nói : Sách Luận Ngữ công phu ít mà hiệu quả nhiều , sáu kinh công phu nhiều mà hiệu quả ít . Sáu kinh ấy là : Kinh Thi ,Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu . Khổng Tử thường nói : Người đời hiểu ta ở Kinh Xuân Thu , bắt tội ta cũng ở Xuân Thu . Theo GS.TSKH .Hoàng Tuấn trong cuốn Kinh Dịch và Nguyên lý Toán nhị phân thì : “Khổng Tử không phải là người sáng tạo ra năm kinh , mà chỉ là người soạn lại năm bộ sách đó từ chữ Khoa Đẩu (của người Việt cổ) sang chữ Nho xưa mà thôi .” Đó chính là lý do mà Tần Thủy Hoàng Đế coi Nho giáo của Khổng Tử là văn hóa ngoại lai , nên đã đốt bỏ sách Nho , chôn sống học trò . Khổng Tử tên thật là Khâu, tên chữ là Trọng Ni, người làng Xương Bình huyện Khúc Phụ ( Nay là huyện Duyện Châu , tỉnh Sơn Đông , Trung Quốc ) .Là một học giả , một nhà tư tưởng lớn của thời Xuân Thu – Chiến Quốc

LUẬN NGỮ ***@*** LỜI NÓI ĐẦU Sách Luận Ngữ là Ngôn hành của Khổng Phu Tử ,do các học trò của Ngài thâu góp lại , cả thảy hai mươi thiên , là tư tưởng gốc của sáu kinh . Thầy Châu nói : Sách Luận Ngữ công phu ít mà hiệu quả nhiều , sáu kinh công phu nhiều mà hiệu quả ít . Sáu kinh ấy là : Kinh Thi ,Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu . Khổng Tử thường nói : Người đời hiểu ta ở Kinh Xuân Thu , bắt tội ta cũng ở Xuân Thu . Theo GS.TSKH .Hoàng Tuấn trong cuốn Kinh Dịch và Nguyên lý Toán nhị phân thì : “Khổng Tử không phải là người sáng tạo ra năm kinh , mà chỉ là người soạn lại năm bộ sách đó từ chữ Khoa Đẩu (của người Việt cổ) sang chữ Nho xưa mà thôi .” Đó chính là lý do mà Tần Thủy Hoàng Đế coi Nho giáo của Khổng Tử là văn hóa ngoại lai , nên đã đốt bỏ sách Nho , chôn sống học trò . Khổng Tử tên thật là Khâu, tên chữ là Trọng Ni, người làng Xương Bình huyện Khúc Phụ ( Nay là huyện Duyện Châu , tỉnh Sơn Đông , Trung Quốc ) .Là một học giả , một nhà tư tưởng lớn của thời Xuân Thu – Chiến Quốc . Ngài sinh giờ Tý , ngày Tý , tháng Tý , năn Canh Tuất – 551 tr CN, mất tháng Tỵ , năm Nhâm Tuất – 479 tr CN , hưởng thọ bảy mươi ba tuổi . Sau nhiều năm trời nghiền ngẫm hiểu thấu đạo Dịch với nguyên lý : Tâm truyền – Trung – Chính , của Bát quái , Cửu cung , của Hà – Lạc tượng số , Ngài đã xướng xuất tư tưởng Trung Dung , đề cao sự tu thân , tề gia , trị quốc, bình Thiên hạ . Ngài nhiều năm đi du thuyết , kinh qua nhiều nước lớn nhỏ , nhưng ý tưởng vì muôn dân của Ngài , đã chạm phải lợi ích thiêng của vua quan , cùng các quí tộc đương thời, nên đều bị khước từ hoặc bị chối bỏ . Cuối cùng Ngài trở về quê hương,đất nước của mình mà đánh xe Giáo hóa , học trò nhận thụ giáo tới vài nghìn người , Trong đó Hiền Tài hiển đạt có bảy mươi hai người . Phép dạy người của Khổng Tử rất đặc biệt, cho nên được tôn là Bậc Thầy của muôn đời ! ( Vạn đại thế sư ) Dù là Hán Nho hay Việt Nho thì cũng là tài sản trí tuệ chung của loài người , không phân biệt tộc người, quốc gia, lãnh thổ , đó mới thực là Người ! Sự tranh chấp quyền vị chỉ là của giới quyền lực với nhau, còn dân chúng vai trò là cổ động viên , với ai cầm quyền thì dân vẫn cứ là dân . Các học giả Nho học cố gắng tu thân, trau dồi đức hạnh không phải để cầu vinh mà để tránh nhục, đủ điều kiện thì thi thố sở học của mình , giúp ích cho đời, bằng không thì vui cùng cây cỏ nước non , không thẹn với lòng . Trung Dung là đạo xử thế đã hơn hai nghìn năm nay nhưng ít ai theo được ! Nền Nho học bị phế bỏ đã ngót trăm năm ,sợ rằng sẽ mai một như chữ Khoa Đẩu xưa thôi , ai còn hiểu được ? Nay dịch giả Tiến Đức kính ghi ! Đỗ Sơn – Ngày lành - tháng quý Hạ - năm Giáp Ngọ - 2014 . CHƯƠNG THỨ NHẤT – HỌC NHI Đây là chương đầu tiên của sách Luận Ngữ , ý tứ được ghi chép ở đây phần nhiều là cốt chăm lo việc gốc ( Vụ bản) , là cửa vào của Đạo Nho, là nền móng của tích Đức, là chỗ học giả phải chuyên Tâm chăm lo , không thể không hết lòng hết sức mà được . 1- 01 – Khổng Phu Tử dạy rằng : Học mà làm theo điều thầy chỉ dạy , chuyên tâm cho thành thói quyen, khi đã thành thục nhuần nhuyễn rồi , chẳng lấy đó làm vui sao ? Học là nói : học đòi , bắt chước, bản tính của người ta đều Thiện, mà độ giác ngộ có trước có sau, tiên giác là bậc thức tỉnh trước trong đám mê mộng, hậu giác là nhờ sự chỉ bảo dẫn dắt của bậc tiên giác, sau đó cái Thiện mới sáng tỏ , mà trở lại trạng thái thuần phác, con đường học vấn có đa đoan, chung quy lại ở toàn tâm toàn ý , như chim bay không biết mỏi cánh , khung trời rộng mênh mông . Thầy Châu bảo học mà không tập, thì trong ngoài bị ngáng trở ngăn cách không thể thấu suốt , đạo học không tập luyện thường xuyên thì công phu gián đoạn , không nên công trạng gì . Cho nên lý thuyết phải đi đôi với thực hành , học đi liền với tập khiến tâm và lý nuôi lớn lẫn nhau , mà sự hiểu biết ngày càng thấu đạt tinh vi , con người với công việc càng tăng thêm năng lực , thì trong lòng thêm yên ổn, vui vẻ mới hiện ra ngoài . Đó chính là chỗ đạo học bắt đầu . **chú giảng : ví thử như ta học lội , khi chưa bơi được thì nước là sức cản lớn nhất đối với ta , được sự chỉ dạy tận tình của người giỏi bơi lội , ta gắng rèn luyện để có công phu, khi đã có công phu thắng sức cản ngại của nước, ta với nước là một , thì đi dưới nước cũng như đi trên cạn , chẳng vui sao ? 1- 02 – Có người bạn hâm mộ đạo lý ( Cùng khí loại với ta) từ phương xa lặn lội tìm tới thăm ta , cũng chẳng vui sao ? Khi học vấn , tiếng tăm đã vang xa ngoài cõi , có người bạn mộ đạo lý , từ phương xa tìm tới , thì tất cả mọi người gần đều đã biết rồi . Trình tử nói : Khi đem điều thiện phổ cập tới mọi người , mà tín cũng theo kịp đó thì có thể vui vẻ được. Lại nói : Đẹp ở trong lòng thì vui vẻ mới phát lộ ra bên ngoài .Thầy Châu giảng thêm rằng : Cái học của ta đủ để kịp người , mà điều Tín của ta cũng theo kịp đấy, cái đức sáng của ta đã được mọi người đồng lòng, thì niềm vui sướng hồ hởi như dàn nhạc hợp xướng luật lữ hài hòa , còn gì có thể cản ngại được niềm vui ,thế là ta đã học trúng đạo rồi đó! 1- 03 – Ví như mình là người có học vấn , có phẩm hạnh đạo đức , mà người đời không biết đến mình , mình không đem lòng oán giận , mình chẳng phải là người quân tử sao ? (Quân tử là tư cách của người làm chủ , làm thầy ) Như tiết trên đây đã giảng , được mọi người biết đến thì vui vẻ, là thuận lợi 02 … mà dễ dàng ,còn như không được mọi người biết đến, mà không hàm hận ở trong lòng ,thì là nghịch mà khó khăn , nhưng nó là điều kiện cho Đức lớn lên , vì vậy mới nói : học cho ngay , tập cho chín , duyệt cho sâu, đó chính là chỗ quy kết của việc học hỏi . Thầy Châu giảng thêm : Việc học là do ở mình, vì công việc mà phải học, học để nắm lấy chỗ cốt yếu, cũng như việc : Trong nhà có no đủ hay không no đủ ? đâu cần hỏi người ngoài biết hay không biết ! Trình Tử bảo rằng : Vui vẻ do đẹp lòng , sau đó mới có được , cho nên không có được hòa khí , thì không đủ nói là Quân Tử . 2- 00 - Hữu Tử ( Tên là Nhược- người nước Lỗ , học trò cao đệ của Khổng Phu Tử ) nói rằng : Trong số những người có nết Hiếu - Đễ , ít ai ưa phạm thượng , đã không ưa phạm thượng , mà bội nghịch thì chưa từng có ! Hiếu (Thảo thờ cha mẹ) Đễ (Kính anh chị và người trên) là thuận Đức, cho nên không làm việc phạm thượng gây rối . Người giỏi khéo phụng sự cha mẹ là Hiếu, người giỏi khéo phụng sự huynh trưởng là Đễ . Người quân tử chuyên sức chăm lo điều gốc, gốc đã vững thì cành nhánh tốt tươi . Hiếu Đễ là gốc của điều Nhân ( Nhân là chất keo sơn gắn kết con người lại với nhau, để cộng lực tạo nên sức mạnh phi phàm – Trong phép dùng binh “Dốc Nhân” là điều kiện tiên quyết để thắng lợi .) Nhân là tiếng lòng của đức độ , là lí lẽ của yêu thương , mà yêu thương thì không gì hơn đấng sinh thành! Đức độ không gì hơn thương cảm lê dân . Ông Hồ nói : Hữu tử lấy hiếu đễ làm gốc , để vận hành điều Nhân , còn Trình tử lại lấy Nhân làm gốc để vận hành hiếu đễ, thì ra một người vin lấy cành lá để lần ra gốc cội , còn người kia từ gốc cội lần ra cành lá , hai cái đó tự bổ khuyết cho nhau . 3- 00- Khổng Phu Tử dạy rằng : Người trú trọng lời nói khéo (sảo ngôn), hình dong chau chuốt cầu kì ( lệnh sắc: bị sắc đẹp sai khiến) thì ít có lòng Nhân . (… bản sách mất một tờ ) 4- 00 – Tăng Tử ( tên thật là Sâm , tên tự là Tử Dư, vốn người Trung Tín , là học trò cao đệ của Đức Khổng ) nói rằng : Hằng ngày ta tự xét cảnh tỉnh về mình ba điều này : 1- Cùng với người mưu việc ta có chỗ nào chẳng ngay thẳng chăng ? 2- Cùng bạn bè kết giao ta có chỗ nào chẳng tin thực chăng ? 3- Đạo lí thầy dạy ta có chỗ nào chẳng hay tu tập chăng ? Họ Hoàng nói : Tăng tử Thiên tư thuần hậu chí học khẩn đốc. Ông Hồ nói : Tăng tử sớm biết dùng cái Một để xuyên suốt tất cả , có thể thấy sự học chí thành không ngừng nghỉ , ba điều cảnh tỉnh hàng ngày là động lực, thúc đẩy sự giác ngộ nhất quán , để đạt tới công phu cao . Không thể nói là một sớm một chiều mà có được . 03 5 – Khổng Phu Tử dạy rằng : Đạo làm chủ một nước có nghìn cỗ binh xa ( Nước có nghìn cỗ binh xa là một nước chư hầu , một cỗ binh xa phòng chiến tranh tương đương với 100 nhà dân ) , việc dù lớn nhỏ cũng phải giữ cho được: Kính sự mà tín thực, Tiết dụng mà yêu thương người , sai khiến dân lấy thời . Đạo ở đây là nói về phương pháp cai trị , phu tử không nói trị mà nói đạo là dụng tâm , là nói lý lẽ ở tâm không phải ở việc . Kính sự là thận trọng trong công việc, nói kính là nói một trong vô địch , việc làm của nhà cầm quyền mà thận trọng , thì được nhân dân tin tưởng , họ giao phó mạng sống của họ cho nhà cầm quyền . Tín là là không lừa dối nhân dân, không nói một đường làm một nẻo . Thời là thời vụ, vì là một quốc gia nông nghiệp chiếm đại đa số, cho nên vấn đề thời vụ rất quan trọng, nhà nước sai khiến họ , mà không làm ảnh hưởng tới mùa vụ của họ, họ no đủ thì quốc gia mới vững mạnh được . Tiết dụng là dè sẻn trong chi tiêu , chi dùng hoang phí thì của cải hao vơi , của cải hao vơi thì dân phải đóng góp nhiều, cho nên thương dân thì trước tiên phải tiết dụng , tiết dụng là ngầm nuôi dưỡng sức dân, trữ của cho nước. Năm yếu quyết nêu trên , chính là chăm lo tới cội rễ của trị an một nước . Họ Dương nói : Người trên không thận trọng , để kẻ dưới khinh nhờn , người trên bất tín để kẻ dưới sinh ngờ , cho nên trước tiên việc phải thận trọng , tín thực ở chính nơi mình trước đã . Họ Trần nói : Ra một khuôn phép chắc như vàng đá , ban hành một mệnh lệnh tín như bốn mùa . Chỗ sống còn của nền Nhân Chính là Tâm , điều mục của Nhân Chính là văn hóa, phong tục, lễ nghi , hòa khí, kỉ cương văn chương, chốt lại ở Hình luật . 6 - Đức Khổng nói rằng : Phận làm con em thì nhập Hiếu xuất Đễ, kín kẽ mà thực tin, thương yêu mọi người, mà gần gũi điều Nhân, làm được bấy nhiêu đã , còn dư sức hãy học thi thư lục nghệ .( lục nghệ : lễ - nhạc – xạ - ngự - thư – số ) Họ Y giải rằng : Đức hạnh là gốc , còn văn chương , sáu nghề là ngọn . Biết đến chỗ cùng tột của gốc ngọn , có trước có sau,cho nên có thể nhập Đức. Họ Hồng nói : Chưa dư sức đã học văn thì văn diệt chất, có dư sức mà không học văn , thì chất thắng mà thô lậu . Thầy Châu nói : cái học của người lớn là học lý lẽ trước tiên , còn cái học của trẻ con là học việc trước tiên , cho nên có sự khác nhau . 7 – Tử Hạ ( họ Bốc , tên Thương, người nước Vệ ) nói rằng : Trong Thiên hạ người hiền biết đổi lòng yêu gái đẹp, ra lòng yêu người hiền , thờ cha mẹ hết sức, thờ bậc trưởng thượng đến quyên mình, kết giao với bạn lời nói có Tín, tuy nói là chưa được học, ta tất bảo rằng : Họ đã học rồi! 4 Người có đức hạnh tài năng hơn người, mà đổi lòng háo sắc ra háo thiện là có Thành thực . Toàn thiên Học Nhi đều chú trọng chăm lo cái gốc, luân lý làm người có gì trọng hơn Tổ Quốc và Cha Mẹ , thế cho nên phải nói tới người tài giỏi ở đấy trước, đã khát mong điều thiện , lại có thành thực, mới có thể triển khai rộng ra được . 8 – Đức Khổng nói rằng : Người đứng trụ , làm thầy , mà không tự hậu trọng thì chẳng có uy nghiêm, cái học không vững chắc, thì lấy Trung Tín làm chủ , không cùng khí chất với mình thì không kết bạn , có lỗi không ngại sửa chữa . Người không Trung Tín thì việc không thực chất , cho nên lời nói ắt phải Trung Tín , việc làm tất phải Trung Tín, thì Đức mới tiến được . Họ Trần bàn thêm : Cái học của người làm chủ , làm thầy phải lấy sâu nặng dày dặn , tiềm tàng - làm chất , càng phải lấy Trung Tín làm phò tá, lấy vượt lên chính mình làm bạn , sau chót là lấy sửa lỗi lầm làm Dũng khí , tất cả đều không ngoài thành thực . 9 – Tăng tử nói : Thận chung , truy viễn , dân đức theo về dày dặn . Thận chung là kín kẽ hết mức trong các quy ước , nghi thức của cuộc sống . Truy viễn là xét tới chỗ cùng cực của thành thật .Ở ngôi cao mà làm được như thế, thì dân cảm mến đức độ mà tự tìm về bản chất chân chính . 10- Tử Cầm ( họ Trần, tên Cang , người nước Trần ) hỏi bạn học là Tử Cống ( họ Đoan Mộc , tên là Tứ, người nước Vệ ) rằng : Thầy của ta đi chu du đến nước nào , cũng được dự nghe chính sự của nước họ , như thế thì do thầy của ta tự cầu , hay vua nước họ cưỡng nghe ? Tử Cống trả lời rằng : Thầy của ta có đủ năm đức là : Ôn hòa , Lương thiện, Cung kính, Kiệm ước, Khiêm nhượng , cho nên được như vậy, chỗ cầu của thầy ta khác với chỗ cầu của mọi người . Họ Tạ bàn rằng : Người có tri thức có thể xét xem trong khoảng uy nghi của Thánh nhân , cũng có thể tiến đức ! Tử Cống cũng là người giỏi quán xét Thánh nhân , cũng có thể nói là thiện ngôn - thiện hành . 11- Khổng Phu Tử dạy rằng : Khi cha mẹ còn sống ở trên đời , nên xem xét học tập theo chí hướng của cha mẹ , khi cha mẹ quá cố đi rồi , nên xem xét việc cha mẹ đã làm , trong khoảng ba năm để tang, tạm đảm nhiệm điều hành , thực thi công việc mà không rối lẫn , không phải thay đổi đạo nghệ của cha mẹ, cũng có thể gọi là người con giỏi thờ cha mẹ vậy ! . Chương này Khổng phu tử giảng về nết Hiếu của người làm con rất thiết thực , cha truyền con tiếp nối, hoằng dương được sự nghiệp của cha mẹ là rất khó , không phải ai cũng làm được . Cho nên người giỏi thờ cha mẹ , cũng có thể lo việc , giúp được cho bậc quốc trưởng là ý ấy . 5 12- Hữu Tử nói rằng : Đặt ra các quy chế xử thế (Lễ) để dùng chung phải lấy Hòa làm sang trọng , đạo của tiên vương đẹp vì nó chứa hòa khí (Chữ hòa ở đây là hòa trong phối khí phối âm của dàn nhạc giao hưởng ) , việc lớn việc nhỏ đều từ đó mà ra . Chương này bàn về Lễ, theo chú giải thì lễ là tiết văn của lẽ trời, là nghi tắc của việc người , là Thể , tuy nghiêm nhưng đều xuất phát từ lí lẽ tự nhiên. Cho nên chỗ Dụng của nó thong dong không bó buộc, cốt trang trọng (kính) để tạo ra sự phối kết hợp ăn ý , việc lớn việc nhỏ đều thế cả . Tuy nói hòa là quý, nhưng nếu có chỗ vướng cản không thi hành được , mà không dùng nghi tắc (Lễ) để tiết chế , thì cũng không thể thi hành được . Thầy Châu nói : Lễ ở chỗ hòa là lễ trong nhạc , nhạc có trật tự tiết tấu là nhạc trong lễ , có thể thấy lễ nhạc gắn kết không dời nhau . 13 – Hữu Tử nói : Tín gần với nghĩa , lời nói có thể đáp lại , cung gần với lễ , xa thẹn nhục . Vì không để mất chỗ thân cận, cũng có thể thâu tóm được tất cả . Chương này giải rằng : Trong phép xử thế , điều tín ước với người mà hợp nghĩa ( vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội ), thì mình phải thực hiện cho được điều mình đã hứa , không thất tín thì lời nói được đáp lại . Kính cẩn mà hợp nghi lễ - phép tắc thì xa lánh được xấu hổ nhục nhã , không để mất các mối gần gũi với mọi người , thì có thể thâu tóm được mà làm chủ . 14- Đức Khổng Tử dạy rằng : Làm người Quân Tử ăn không cầu no, ở không cầu yên, nhạy cảm trong công việc , mà kín đáo ở lời nói , nhóm họp có đường lối , mà xếp đặt cho ngay ngắn , có thể nói học đã được rồi . Quy luật của vũ trụ là vận động không ngừng, cuộc đời cũng đầy biến động khó lường . Cho nên người làm chủ , làm thầy , với mối lo thường trực , ăn để mà sống , sống để làm việc ! Vì vậy không cầu ăn sao cho sướng miệng, cho ngon , cho no nê . Sự tồn tại của mỗi con người trên cõi đời có hạn định, đối với người quân tử , sự yên ổn của họ là trong lòng xã hội và dân tộc , cho nên không cầu nhà sang chỗ ở tĩnh cho riêng mình .Không có cái phải tuyệt đối ,cũng không có cái quấy tuyệt đối , sự linh mẫn trong công việc, sự thận trọng trong lời nói , cầu người có đạo lí để học hỏi thêm , đủ học vấn chỉnh lí thị phi, đắc chính thôi chưa đủ , cần phải đắc trung nữa mới hợp đức . Những điều qua học hỏi mà biết được, chỉ là giọt nước trong đại dương của sự chưa biết , cho nên việc học là vô cùng - vô tận . Tuy nhiên nếu có thể nắm giữ được các việc như phu tử nêu ở đây , là đã học trúng đạo lí rồi đó . 15 – Tử Cống hỏi Thầy rằng : Người mà nghèo không xiểm nịnh, giàu không kiêu căng , thì phẩm hạnh như thế nào ? Khổng phu tử trả lời rằng : Cũng khá !Nhưng không bằng nghèo có hòa khí, giàu mà ưa phép tắc ! 6 Người thường chìm đắm trong giàu nghèo mà không biết tự giữ mình , không nịnh hót , không kiêu căng , là đã biết tự giữ mình , nhưng vẫn chưa vượt thoát ra ngoài vòng giàu nghèo .Có được hòa khí, vui vẻ thì tâm mở rộng, mà cơ thể sáng đẹp ,quyên cả cái nghèo, giàu có mà chuộng phép tắc thì yên ổn nơi tốt lành, vui cùng lí lẽ cũng chẳng hay biết mình là người giàu có . Tử Cống nhờ buôn bán mà trước nghèo sau giàu, mà phải dụng lực tự thủ , cho nên lấy đó để hỏi Thầy, phu tử đáp lại như thế , là vì muốn Tử Cống phát huy cái mình đang có, mà cố gắng vươn lên chỗ chưa tới . Tử Cống lại hỏi : Kinh thi có câu : “Như cắt như cứa, như dồi như mài” thưa Thầy có phải nói chỗ đó không ạ ? Khổng phu tử trả lời : Như trò Tứ đây mới có thể cùng nói được về Kinh Thi, ta mới nói chỗ đã qua , mà trò đã biết ngay chỗ sắp tới . Kinh thi chương : Vệ phong kì úc có nói : Người thợ làm đồ xương đồ sừng trước phải cắt gọt sửa cho chỉnh , sau đó mài nhẵn đánh bóng kỹ. Người thợ làm đồ ngọc đá phải chuốt, phải mài cho đến độ tinh sảo trong tinh sảo . Ý nói phải nghiền ngẫm đạo lí tỉ mỉ , để đạt tới chỗ tinh túy thượng hạng . Cho nên mới mượn Thi để nói cho rõ ý nghĩa . Cái đã qua là nói là nói chỗ đạo của giàu nghèo, cái sắp tới là nói chỗ công phu của học tập . 16 – Đức Khổng dạy rằng : Chẳng phải lo người đời không biết mình, chỉ lo mình không biết người thôi. Y thị nói : Người học đạo làm chủ , làm thầy , tự cầu ở mình, cho nên khỏi phải suy nghĩ việc người ta có biết mình hay không ? Còn việc không biết người thì phải trái, chính tà , không phân biện được, cho nên lấy làm lo lắng. ____________ CHƯƠNG HAI – VI CHÍNH (Gồm 24 tiết đoạn ) Họ Hùng bình luận rằng : Trong năm tiết đoạn bàn về chính sự đều lấy Đức độ làm gốc . 01 – Khổng Phu Tử nói rằng : Người làm chính trị dùng đức trị dân , cũng ví như sao Bắc Thần , chỉ ở nhiệm sở của mình , mà tất cả các vì sao đều hướng về chầu đấy . Nói chính trị là nói chủ trì sắp đặt lại cho đúng đắn , cho ngay ngắn , sở dĩ phải chính , là vì người ta có chỗ bất chính cần phải sửa trị . Nói Đức là nói chỗ đắc vị, đạo lí đem thi hành được lòng người ủng hộ . Bắc Thần là Bắc Cực ở Thiên Khu tinh ,chỗ ở của nó yên định không lay động, mà các chòm sao ở khắp các kinh độ , vĩ độ , đều hướng chầu về , bốn mặt vây bọc mà cùng hướng về .Làm chính trị dùng đức độ , là vô vi mà đạt yên định ,để Thiên hạ theo về, giống như tượng sao Bắc Thần trên bầu trời. 7 Trình tử nói : Làm chính sự lấy đức làm gốc , để rồi Vô Vi mà ổn trị . Họ Phạm bàn rộng thêm : Làm chính trị lấy đức làm căn bản , thì dẫu không phát động mà tự chuyển hoá, không nói mà tin , không làm mà xong, chỗ lấy dùng của nó là : Đơn giản hay chế ngự phiền phức, thật tĩnh hay chế ngự loạn động ,cốt chăm lo gốc cội cho vững , mà dân chúng tự phục. Thầy Châu giảng : Đức với Chính không phải là hai việc, chỉ vì là lấy đức làm căn bản cho nền chính trị , thì khiến dân mến phục mà theo về với mình. Làm chính trị dùng đức độ không phải là không dùng hình phạt hiệu lệnh , chỉ là lấy đức làm đầu mối cho tất cả mà thôi . Không phải là ông phỗng không làm việc gì cả , chỉ là không sinh sự nhiễu dân, đức sửa ở nơi mình , không đợi làm mà Thiên hạ tự theo về với mình, chưa từng thấy dấu vết của có làm (hữu vi) . Làm chính trị dùng đức làm căn bản, người ta tự cảm hoá, nhưng người ta cảm hoá : Không phải ở chính sự , trên hết đều ở Đức của người trên . 02 – Khổng Phu tử bảo rằng : Kinh Thi cả thảy có ba trăm mười một thiên , chỉ một lời có thể bao quát tất cả , đó là : Niềm nghĩ luôn ngay thẳng ( Tư vô tà ) . Tư vô tà : không được có ý niệm quàng xiên trong tâm tưởng . Kinh Thi là một trong năm Kinh của nhà Nho, là một dạng ca dao tục ngữ của cư dân nông nghiệp,trước đó đã được lưu truyền , sau được Khổng phu tử san định thành kinh sách , đọc nó người thiện cảm phát thiện tâm, người ác lấy đó làm răn , khiến cái chí của người ta vượt thoát khỏi sự bó buộc tầm thường , chỗ dùng của nó qui về ở chỗ : Khiến tinh thần của người ta được chính mà thôi . Nhưng mà ngôn từ của nó vi diệu , uyển chuyển , vì mỗi việc lại có yêu cầu chỉ định riêng, , khó mà rõ hết được . Họ Phạm bàn rằng : Học giả tất phải nắm được chỗ cốt yếu , biết được chỗ cốt yếu rồi thì có thể thủ ước , đã thủ ước được thì có thể mở rộng ra đến vô cùng . Cho nên Kinh Lễ ba trăm điều , Khúc Lễ ba ngàn điều , cũng chỉ thâu tóm trong một lời : Không gì không kính trọng ( Vô bất kính ) Ông Hồ nói : Hai chữ “Trấp – Trung” nắm trọn lăm mươi tám chương Kinh Thư, một chữ “Thời” nắm trọn ba trăm tám mươi tư hào của Kinh Dịch , cho nên không thể không biết . 03 – Đức Khổng nói rằng : Đạo làm Chính trị lấy dẫn dắt làm đầu , dùng hình luật để cán triền , dân sợ phạm luật hình phải cố tránh , mà không biết xấu hổ . Đạo làm Chính trị lấy Đức độ cảm hoá , dùng Lễ chế thúc ước , dân tự biết xấu hổ , mà không phạm luật hình , vả lại còn tiến tới chỗ thật Thiện . Đạo ở đây là nói dẫn đạo trước tiên , Chính là nói pháp chế , cấm lệnh . Nhà cầm quyền dùng luật lệnh áp chế , dân sợ mà không dám phạm pháp, … 8 Tuy không dám làm ác, nhưng ác tâm vẫn luôn thường trực . Lễ là nói chế độ phẩm tiết, lời nói việc làm đi đôi với nhau, cho nên dân có chỗ để trông cậy, cảm động mà cùng hưng khởi, tuy có nông sâu dày mỏng khác nhau, nhưng phép tắc có thể dùng được, dân tự biết xấu hổ ở chỗ bất thiện, mà có chí tiến lên ở thiện . Đó là công hiệu của đức lễ, khiến dân hằng ngày dời đến chỗ thiện , mà không tự biết . Do thời bấy giờ , các nhà cầm quyền chuyên dùng hình luật áp chế dân để ngăn loạn , mà chiến sự vẫn xảy ra liên miên , xét kĩ việc đời và lòng người, mà phu tử đề xướng tư tưởng : Muốn dân vào trị thì nhà cầm quyền tự sửa đức trị trước đi , để dân lấy đó làm gương . Hình luật có đấy nhưng trên dưới không phạm , là vì đều biết chỗ sỉ nhục . 04 – Đức Khổng thuật lại rằng : Ta mười lăm tuổi dốc chí vào sự học tập , ba mươi tuổi lập thân đứng vững , bốn mươi tuổi không còn ngờ lạ , lăm mươi tuổi biết mệnh trời , sáu mươi tuổi nghe thuận Tâm thông , bảy mươi tuổi thuần hậu tự nhiên . Chương này Khổng phu tử - tự thuật về cuộc đời theo đuổi học vấn của mình , tuổi tác tăng tiến cùng đạo lí tăng tiến, đến thang bậc cuối cùng của cuộc đời là : điều muốn của lòng ăn nhập với đạo lí tự nhiên , việc làm tự chuẩn chỉ , không còn bị bó buộc , dù muốn điều chi cũng không sái phép . 05 – Mạnh Ý Tử ( Đại phu nước Lỗ, họ Trọng Tôn ,tên là Hà Kỵ ) hỏi Phu tử về nết Hiếu , Đức Khổng trả lời : Không làm trái . Phàn Trì ( tên Tu , người Lỗ ) đánh xe cho Khổng tử , phu tử nói chuyện với ông ta rằng : Vừa rồi Mạnh Tôn hỏi Hiếu ở ta , ta trả lời : Không làm trái .Phàn Trì hỏi lại : Sao thầy lại bảo vậy ? Phu tử trả lời : Việc sống bày tỏ kính ý , chết chôn bày tỏ kính ý , cúng tế bày tỏ kính ý , ngưòi ta thờ cha mẹ từ đầu chí cuối, đều là bày tỏ kính ý . mà không cẩu thả trong việc tôn thân .(Đương lúc này ba nhà Mạnh , Thúc , Quý, cậy thế lấn ép quốc chủ , là bất kính , cho nên phu tử dùng lời này để cảnh tỉnh , lời lẽ kín đáo , mà không lộ ý ba nhà họ chuyên quyền ) . Họ Hồ bàn rằng : Người ta muốn báo hiếu cha mẹ mình , Tâm tuy vô cùng , mà phận thì hữu hạn , được làm mà không làm , cùng với không được phép làm mà cứ làm , đều là bất hiếu , bảo rằng phải dùng lễ tiết để bày tỏ kính ý, là ở chỗ được làm mà làm đó thôi . 06 – Mạnh Võ Bá ( con ông Mạnh Ý Tử , tên là Trệ ) hỏi phu tử về Hiếu , Đức Khổng trả lời rằng : Cha mẹ chỉ lo con mình tật bệnh . Nói về lòng thương yêu con của cha mẹ, không chỗ nào không tới, chỉ sợ con mình không khoẻ, thường lấy làm lo lắng . Thân thể của con là tâm tình của cha mẹ , người con biết đặt trọng tâm của mình vào chỗ trọng tâm của cha mẹ, thì phải giữ mình cẩn thận không mảy may sơ thất . 9 07 – Tử Du ( họ Ngôn, tên Yến, người nước Ngô) hỏi về nết Hiếu , Khổng phu tử trả lời rằng : Nết Hiếu đời nay có thể nói là : Cung phụng đầy đủ thức ăn , thức uống cho cha mẹ chớ gì ? Đến như chó - ngựa cũng nuôi cho ăn uống đầy đủ , còn như bất kính thì lấy gì để biện biệt đây ? Tử Du là học trò cao đệ của đức Khổng ,chắc không đến như thế, nhưng phu tử sợ niềm yêu thương vợ con , lấn lướt sự kính trọng cha mẹ , cho nên mới cảnh giới như thế . 08 – Tử Hạ hỏi về nết Hiếu , phu tử trả lời rằng : Sắc nan ! (người con giữ hiếu với cha mẹ , mà khó nhất là giữ cho nhan sắc thường thấy vui vẻ ) còn như có việc đệ tử hết lòng nhọc sức làm , có rượu thịt thỉnh mời cha anh tới ăn uống, từng được xem là hiếu chăng ? Người con hiếu có lòng yêu thương sâu nặng, ắt có hoà khí, có hoà khí ắt có sắc mặt hoà nhã vui vẻ ,có sắc mặt hoà nhã vui vẻ ắt có dung mạo đẹp đẽ . Cho nên phụng sự cha mẹ , lúc nào cũng vui vẻ thường trực trên khuôn mặt, là việc rất khó khăn, còn như chịu khó làm việc, vâng nuôi , chưa đủ là hiếu . Trình Tử bàn rằng : Điều mà đức Khổng bảo cho Ý Tử biết cũng là bảo chung cho mọi người , (phụng sự cha mẹ phải đúng Lễ , thì người ta làm việc mới thông suốt ). Điều mà đức Khổng bảo cho Võ Bá biết , là vì người ấy có nhiều việc đáng lo , Tử Du hay nuôi mà lỡ thất kính ( Tử Du người giản dị , tiết văn còn có chỗ chưa tới ) . Tử Hạ hay trực nghĩa mà thiếu chút sắc nhuần ấm ( Tử Hạ tính cách nghiêm cẩn, khiến cho người ta phải nể sợ, uy nghiêm lạnh lùng , không hợp chỗ phụng sự cha mẹ được ) . Phu tử dựa vào thực lực được hỏng, của mỗi người mà chỉ dạy , cho nên cùng điều hỏi mà câu trả lời khác nhau , chủ ý giữ mực Tâm truyền - Trung – Chính . 09 – Đức Khổng bảo rằng : Ta thuyết giảng trò Hồi (họ Nhan, tự Tử Uyên, người nước Lỗ ) nghe trọn ngày mà không hỏi vặn điều gì, ngỡ như ngu tối, khi trở về ở riêng , ta thấy trò ấy lĩnh hội đủ cả , còn có phát kiến thêm , Hồi giỏi vậy . Đức Khổng tuy dạy về phép tắc làm việc chung , mà rất coi trọng việc tự học nghiêm khắc của học trò . ( Thận độc chi học ) . 10 – Đức Khổng dạy rằng : Hãy coi xem việc họ làm ở chỗ làm , lại coi xem nguyên do vì đâu đưa tới việc họ làm ? Còn phải xét tới chỗ an lạc của họ , người sao giấu được vậy thay ? Người sao giấu được vậy thay ? Làm Thiện là người có tầm , có thể làm chủ , làm thầy, làm Ác là kẻ có tâm địa nhỏ mọn, nhìn thực tế mà so sánh , thì có thể rõ được , việc tuy Thiện nhưng tâm địa chưa Thiện , thì cũng chưa làm chủ , làm thầy được . Thầy Châu nói : Xem xét người cũng là tự xem xét mình , nghe lời nói, nhìn tròng ngươi, hiểu biết được gan mật của người, thì lành dữ thấu đáo rõ ràng . [...]... thể truyền đạo đạt được , chỉ có một mình Nhan Hồi mà thôi 03 – Tử Hoa ( Công Tây Xích ) đi sứ sang nước Tề ( Khổng Tử đang giữ chức Tư Khấu của nước Lỗ , Tử Hoa là sứ giả của Khổng Tử ) Nhiễm Dư xin Khổng Tử cấp thóc cho mẹ của Tử Hoa Khổng Tử bảo rằng : hãy cấp cho ăn lộc phũ ( một phũ bằng sáu đấu bốn thăng ) Nhiễm Dư xin thêm Khổng Tử nói : Thì cấp cho ăn lộc dữu (16 đấu) Nhiễm Dư cấp thóc cho... được 11 – Khổng phu tử bảo Tử Hạ rằng : Nhà ngươi nên làm Nho Quân Tử , không nên làm Nho Tiểu Nhân Tử Hạ chất thuần mà thiếu tầm xa lớn , sợ bị chìm đắm trong tư lợi , cho nên Phu Tử mới nhắc nhở như vậy Điều Khổng phu tử nhắc nhở Tử Hạ , cũng là nhắc nhở các môn sinh khác 12 – Tử Du làm quan Tể ấp Võ Thành , Khổng Phu Tử hỏi rằng : Ngươi đã tìm được người cộng sự nào như ý nguyện chưa ? Tử Du trả... loạn lạc tránh khỏi phạt giết ,( là bậc hiền) nên Phu Tử đem cháu gái , con của người anh , gả cho Nam Dung 02 – Khổng phu tử bảo Tử Tiện ( Họ Mật , tên Bất Tề , người nước Lỗ ) rằng : Quân tử thay ! Nếu người Lỗ không có bậc quân tử ở đấy , thì người ấy lấy gì để thành đức quân tử ? Tử Tiện hay tôn hiền kết bạn , thành đức quân tử, cho nên phu tử khen là hiền , đồng thời cũng biểu dương các bậc phụ... Trần hỏi Khổng tử rằng : Vua Chiêu Công biết Lễ chăng ? Khổng Tử đáp rằng : Biết Lễ ! Khổng Tử lui ra , quan Tư bại vái chào Vu Mã Kỳ mà tiến tới hỏi rằng : Tôi nghe nói người Quân tử không a rua với ai , người Quân tử cũng thiên vị chăng ? 33 Vua nước Lỗ lấy người cùng họ ở nước Ngô làm vợ, gọi là Ngô Mạnh Tử , vua Lỗ mà biết Lễ thì còn ai không biết Lễ ? Vu Mã Kỳ đem lời đó nói với Khổng Phu Tử Ngài... làm việc của mỗi người thì dễ thấy , đức của bản tâm thì khó toàn , cho nên phu tử không trả lời về điều Nhân ! 08 – Khổng phu tử bảo Tử Cống rằng : Trò cùng với trò Hồi thì ai hơn ai ? Tử Cống thưa rằng : Tứ này đâu dám vọng tranh với Hồi , Hồi nghe một biết mười , Tứ nghe một chỉ biết được hai thôi ! Khổng Phu tử nói : Chẳng bằng ! Ta cùng ngươi đồng ý chẳng bằng ! 09 – Tể Dư ngủ ngày Phu Tử bảo rằng... chỗ chuộng của ta ! 12 – Khổng Phu tử rất kín kẽ trong các việc trai giới , chiến tranh , tật bệnh 13 – Khổng phu tử ở nước Tề nghe nhạc Thiều , trong suốt ba tháng không biết đến mùi vị thịt cá Ngài nói rằng : Không lột tả nổi niềm hoà khí chứa đựng trong đó ! 14 – Nhiễm Hữu hỏi Tử Cống rằng : Thầy ta giúp vua Vệ chăng ? Tử Cống đáp : Vâng ! Tôi vào hỏi điều đó Tử Cống vào hỏi Khổng phu tử rằng :... gì vậy thưa thầy ? Phu tử trả lời : Có nền trắng rồi mới vẽ màu lên thành tranh Tử Hạ nói : Cần có tố chất trước, Lễ kế tiếp ở sau, phải không ạ thưa Thầy ? Phu tử nói : Phát khởi được ý của ta là trò Thưong vậy ! Vì thế ta mới đem ý nghĩa của Kinh Thi mà giảng giải cho Họ Tạ nói : Tử Cống nhân luận học mà biết Thi , Tử Hạ nhân luận Thi mà biết học , cho nên đều có thể bàn luận về Kinh Thi Tố chất... Vấn ở ẩn Trình tử nói : Môn sinh của Khổng Trọng Ni , từ chối làm quan cho nhà đại phu có hai người là Mẫn Tử và Tăng Tử Họ Quý chuyên quyền , lấn át vua Lỗ, muốn cất nhắc người hiền tài cai trị thành Phí, mong chống cự lại vua Lỗ, cho nên Mẫn Tử Khiêm từ chối , bất hợp tác, không để thất tiết , vấy bẩn thanh danh của mình 08 – Bá Ngưu ( họ Nhiễm , tên Canh ) có bệnh nặng Khổng Phu tử tới thăm, đứng... cho thuyết học của mình đứng vững , không lo người ta không biết mình , mình nên cầu cho đạo hạnh ngày một khá , để lấp đầy chỗ biết của người 15 – Đức Khổng bảo rằng : Sâm này ! Đạo của ta dùng cái đơn nhất quán thông tất cả !( Nhất Dĩ Quán Chi ) Tăng tử đáp : Dạ ! Phu tử đi ra ngoài các môn sinh hỏi Tăng tử rằng : Vừa rồi Thầy nói với anh như thế có nghĩa là gì ? Tăng tử đáp : Đạo của Thầy ta là... trạng của Nhân cũng gắn kết luôn ở đấy Hay gần lấy hiểu biết, có thể gọi đấy là phương thuật của đức Nhân vậy ! Trình tử nói : Nhân ấy là lấy trời đất muôn vật cùng làm một thể Họ Lữ giảng rằng : Tử Cống có chí ở Nhân, theo đuổi việc cao xa, nhưng chưa biết phương cách, Khổng phu tử nhân tính cách vốn có của Tử Cống mà chỉ dạy cho CHƯƠNG BẢY : THUẬT NHI ( gồm 37 tiết ) 01 – Khổng . mười lăm tu i dốc chí vào sự học tập , ba mươi tu i lập thân đứng vững , bốn mươi tu i không còn ngờ lạ , lăm mươi tu i biết mệnh trời , sáu mươi tu i nghe thuận Tâm thông , bảy mươi tu i thuần. Quốc . Ngài sinh giờ Tý , ngày Tý , tháng Tý , năn Canh Tu t – 551 tr CN, mất tháng Tỵ , năm Nhâm Tu t – 479 tr CN , hưởng thọ bảy mươi ba tu i . Sau nhiều năm trời nghiền ngẫm hiểu thấu đạo Dịch. rằng : Tu i tác của cha mẹ không thể không biết , một thì để vui, một thì để lo sợ . Phải biết tu i của cha mẹ , ghi nhớ lấy để vui mừng , vì cha mẹ viên thọ, mà lại lo lắng , vì cha mẹ tu i cao

Ngày đăng: 12/07/2015, 19:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w