Giáo trình tự học photoshop CS6 căn bản nâng cao cộng đồng coder việt nam

268 475 1
Giáo trình tự học photoshop CS6 căn bản  nâng cao   cộng đồng coder việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỰ HỌC PHOTOSHOP CS6 (Sưu tầm và biên soạn) Mục lục Bài 1 - Các tính năng cơ bản Photoshop CS6 4 1. Giao diện làm việc 4 2. Tuỳ biến Photoshop CS6 11 3. Các xác lập của Photoshop 18 Bài 2 - Đưa vào các File ảnh 31 1. Đưa ảnh vào Photoshop 31 2. Bố cục ảnh 38 3. In ảnh 45 Bài 3 - Tinh chỉnh các vùng sáng và tối 52 1. Sử dụng các Histogram 52 3. Sử dụng các tính năng điều chỉnh tự động 57 4. Levels và Curves 59 5. Một số công cụ khác 67 Bài 4 – Tùy chỉnh màu sắc 77 1. Màu trong Photoshop CS6 77 2. Điều chỉnh màu trong Photoshop 85 3. Chỉnh sửa các tông màu da 105 Bài 5 - Hoà trộn các lớp màu với nhau 107 1. Cách hoạt dộng của chế độ lớp 107 2. Tách màu và tông màu 122 Bài 6 – Vùng chọn trên ảnh 132 1. Xác định nơi làm việc với các vùng chọn 132 2. Một vùng chọn trên ảnh 133 3. Feathering và Anti-aliasing 135 4. Tạo các vùng chọn với các công cụ 137 5. Các lệnh chọn 144 6. Các mặt nạ 153 7. Các điều chỉnh 160 Bài 7 - Kết hợp ảnh với các lớp 165 1. Kết hợp các phần nhỏ với các lớp 165 2. Bộ lọc Vanishing Point 173 3. Kết hợp các ảnh tự động 177 4. Thêm các hiệu ứng mỹ thuật và sáng tạo 182 Bài 8 – Tinh chỉnh ảnh và tạo hiệu ứng 196 1. Hoàn chỉnh các bức chân dung 196 2. Làm cho các ảnh đẹp hơn 196 3. Giảm nhiễu trong các ảnh 206 4. Loại bỏ các thành phần không cần thiết khỏi ảnh gốc 209 5. Tạo bong bóng trong bức ảnh 215 6. Tạo hiệu ứng ảnh lồng nhau 233 7. Tạo hiệu ứng phóng to trong bức ảnh 247 8. Tạo hiệu ứng gợn nước trong bức ảnh 254 Bài 1 - Các tính năng cơ bản Photoshop CS6 1. Giao diện làm việc Trong bài này không trình bày chi tiết tất cả các menu, Palette, và công cụ Photoshop CS6 mà chỉ nêu một số khái niệm hoạt động cơ bản. Tuy nhiên, bạn đừng lo, bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng các lệnh và các công cụ nhất định trong suốt cuốn sách này, trong các bài phù hợp nhất với chúng. Trong bài này, bạn sẽ khám phá như cách nhận biết các lệnh menu nào có các hộp thoại, tam giác nhỏ nằm ở một góc của Palette có chức năng gì, và những công cụ nào không sử dụng thanh Options. Bạn cũng sẽ tìm hiểu cách tạo tuỳ biến môi trường Photoshop để làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Kế tiếp, bạn sẽ học cách cài đặt Preferences và Color Settings của Photoshop. Mục cuối của bài – đây có lẽ là mục quan trọng nhất trong toàn bộ cuốn sách này - giải thích những gì cần thực hiện Photoshop có vẻ hoạt động không đúng cách. a. Các Palette Photoshop (và các chương trình khác trong bộ Adobe Creative Suite) sử dụng các Palette di động. Các Palette này luôn xuất hiện ở phần trên cùng của cửa sổ ảnh. Một số chúng nằm dọc theo mép phải của màn hình. Cửa sổ ảnh sẽ không bao giờ che giấu các Palette. (Tuy nhiên, các Palette có thể che dấu các Palette khác). Thanh Options (nằm ngang qua đỉnh của vùng làm việc) và Toolbox (hay thanh công cụ) nằm dọc theo mép trái của màn hình cùng các Palette. Các Palette có các tính năng Photoshop mà bạn có thể cần truy cập thường xuyên. Không phải lúc nào bạn cũng cần có các Palette hiển thị. Trong Photoshop, nhấn phím Tab để che giấu tất cả các Palette hoặc nhấn Shift+Tab để che dấu cả ngoại trừ Toolbox và thanh Options. Với ít Palette hiển thị hơn, Palette bạn có thể tạo nhiều chỗ hơn cho ảnh của bạn. Bạn có thể che giấu và hiển thị các Palette một cách có chọn lọc thông qua menu Windows. Như bạn thấy ở hình trên nhiều Palette có thể được xếp lồng (được nhóm lại với nhau). Để đưa một Palette ra phía trước, hãy nhấp vào tab của nó. Bạn cũng có thể rê tab của một Palette để di chuyển nó khỏi một nhóm đến một vị trí bất kỳ trên màn hình hoặc vào một nhóm khác. Ngoài ra, ở cuối bên phải của thanh Options là Palette Well. Theo mặc định Palette Well này chứa các Palette Brushes, Tool Pre-sets, và Layer Comp. Hãy rê tab của một Palette vào Palette Well để đưa nó ra theo cách của bạn nhưng vẫn giữ cho nó dễ truy cập. Nếu nhiều Palette của Photoshop có thể được định lại kích cỡ. Giống như một cửa sổ ảnh, bạn rê góc phía dưới bên phải của Palette để mở rộng hay thu hẹp nó. Bạn cũng có nhiều nút để điều khiển tính hiển thị và kích cỡ của Palette hay nhóm Palette. Hãy xem hình minh họa phía dưới, những người dùng Macintosh có ba nút ở góc trên bên trái của Palette, và những người dùng Windows có một cặp nút nằm ở phía trên bên phải. - Nhấp nút phải để che giấu Palette (hay nhóm Palette) - Nhấp nút trái để tối ưu hoá. Hầu như tất cả Palette Photoshop đều có một menu Palette. Bạn có thể chọn nhiều tuỳ chọn khác nhau trong nenu này. (Toolbox và thanh Options không có các menu). Bạn mở menu Palette bằng cách nhấp vào tam giác nhỏ nằm ở góc trên bên phải của Palette. Menu Palette chứa những tuỳ chọn như kích cỡ thumbnail (chẳng hạn các Palette Layers, Channels, và Paths), cách hiển thị các mục trong Palette (Swatches, Styles, và Brushes trong số các mục khác), hoặc kích cỡ và nội dung của Palette (info và Histogram). Khi Palette được nêu cố định trọng Palette Well, tam giác vốn có tác dụng mở menu sẽ xuất hiện trong tab của Palette. Nội dung của một số Palette thay đổi tự động khi bạn làm việc với ảnh của bạn. Hãy thêm vào một lớp và Palette Layer sẽ hiển thị một lớp mới. Nếu bạn lưu một vùng chọn, Palette Channel sẽ hiển thị một kênh alpha mới. Khi bạn rê một cộng cụ xếp, Palette Layer nhận một lớp mới và Palette Path hiển thị mặt nạ vector của lớp đó. Bạn điều khiển một số Palette khác bằng cách tải (và xoá) nội dung thông qua các menu Palette hoặc bằng lệnh Edit | Preset Manager. Hãy sử dụng Preset Manager để lưu các tập hợp tuỳ biến của bạn cũng như để tải và xoá các mục ra khỏi các Palette. Ngoài nội dung của các Palette Brushes, Swatches, Styles, và Tool Presets, bạn sử dụng Preset Manager với một số picker (bộ chọn). Các picker là một loại mini-Palette, chỉ có sẵn với các công cụ và tính năng nhất định. Các picker Gradient và Custom Shape được truy cập thông qua thanh Options khi các công cụ đó đang được sử dụng. Picker Pattern được tìm thấy trong hộp thoại Fill, hộp thoại Layer Style, và (với một số công cụ) trong thanh Options. Picker Contour được sử dụng với 6 hiệu ứng trong hộp thoại Layer Style. Photoshop CS6 giới thiệu một số sự thay đổi quan trọng đối với Palette Layers, như minh họa ở hình dưới đây: Các tập hợp lớp không còn nữa. Cột Link cũng biến mất. Thay vào đó, Photoshop CS6 cung cấp cho bạn tính năng để chọn nhiều lớp bằng cách nhấn Shift+nhấp và Ctrl+nhấp. Bạn có thể biến đổi nhiều lớp, nhưng bạn không thể thêm nội dung vào nhiều lớp cùng lúc – giả sử, lắp đầu một vùng chọn trên hay hay ba lớp bạn cũng không thể áp dụng một style lớp cho nhiều lớp đồng thời. Bạn có thể liên kết và tạo các nhóm lớp (tương đương chức năng của các tập hợp lớp) từ các lớp được chọn thông qua menu Layers. b. Các công cụ Bạn điều khiển sự hoạt động của các công cụ Photoshop thông qua thanh Options. Ngoại trừ một vài công cụ liên quan đến đường dẫn (Direct Selection, Add Anchor Point, Delete Anchor Point, và con- vert Point), mọi công cụ trong Photoshop đều có các tuỳ chọn. Thanh Options thay đổi khi bạn chuyển đổi các công cụ. Và trong một số trường hợp, thanh Options thay đổi trong khi bạn làm việc với công cụ. Trong trường hợp của công cụ Crop, như hình minh họa dưới đây: Bạn có một tập hợp tuỳ chọn trước khi bạn rê công cụ và một tập hợp khác sau khi thiết lập hộp biên. Cách hoạt động của một số công cụ thay đổi khi bạn thêm một hay nhiều phím chỉnh sửa (Ctrl, Shift, và Alt). Chẳng hạn, các phím chỉnh sửa có thể tác động đến sự hoạt động của công cụ. Chúng ta sẽ xem xét các công cụ Rectangular Marquee và Elliptical Marquee. - Nhấn giữ phím Shift trong khi rê: Thông thường các công cụ chọn marquee là có dạng tự do - bạn rê theo bất kỳ cách nào bạn thích. Mặt khác, khi bạn nhấn giữ phím Shift lúc bạn đang rê bạn ép buộc các tỉ lệ của vùng chọn theo một hình vuông hay hình tròn (thay vì một hình chữ nhật hay êlip) - Nhấn giữ phím Atl trong khi rê: Khi bạn nhấn giữ phím Option/Alt trong khi đang rê một công cụ chọn marquee, vùng chọn sẽ được đặt ngay chính giữa điểm mà bạn đã nhấp lần đầu tiên. Thay vì là một góc của vùng chọn, điểm bắt đầu đó là tâm của vùng chọn. - Nhấn giữ các phím Shift và Alt trong khi rê: Bạn có thể chọn từ tâm trong khi ép buộc các tỉ lệ bằng cách sử dụng các phím Shift và Alt kết hợp với nhau. - Sử dụng phím Shift để thêm vào một vùng chọn hiện có: Nếu bạn đã có một vùng chọn hoạt động trong ảnh, việc nhấn Shift+rê một cộng cụ chọn sẽ thêm vào vùng đó. (Nhấn Shift trước khi bạn [...]... Các xác lập của Photoshop Preferences ở cấp chương trình và Color Settings luôn giúp bạn trong mọi việc bạn thực hiện trong Photoshop Các tuỳ chọn mà bạn chọn trong Preferences của Photoshop (hay gọi đơn giản là Prefs) điều khiển nhiều khía cạnh hoạt động cơ bản của chương trình Các mục được chọn trong hộp thoại Color Settings xác định diện mạo của tác phẩm, cả trên màn hình và trong bản in a Xác lập... trọng Photoshop, hãy xem xét việc sử dụng một foder thứ hai cho các plugins đó, bên ngoài folder Photoshop và gọi foder đó là Additional Plugin Folder trong Preferences Việc có thêm các plugin bên ngoài folder Photoshop có nghĩa là bạn sẽ không phải cài đặt lại chúng nếu bạn phải thay thế Photoshop Nếu có bất kỳ một trong các plugin đó thuộc Photoshop 6 và vẫn làm việc, bạn có thể cần nhập số seri của Photoshop. .. mới trong Photoshop CS6 là có nhiều cách để hiện thị các con trỏ cho các công cụ tô Trong các phiên bản trước đây, bạn có thể hiển thị biểu tượng công cụ (Standard), một dấu thập nhỏ (Precise), hay một dạng trình bày đầu cọ của công cụ, nhằm cho biết kích cỡ và hình dạng của cọ (Precise), với các cọ có mép mèm, con trỏ brush size sẽ cho biết nơi công cụ sẽ được áp dung với của bạn 50% hoặc cao hơn Tuỳ... (hoặc nhò Photoshop hỏi bạn vào mỗic lần) Ngay cả khi bạn không dự định chia xẻ các file với một mày Windows, bạn cũng nên luôn đưa vào phần mở rộng file trong tên file bằng cách chọn tuỳ chọn Always Tương tự, bạn nên luôn tăng tối đa tính tương thích file PSD và PSB Điều này bảo đảm rằng các file Photoshop CS6 của bạn có thể được mở (với càng nhiều tính năng được giữ lại càng tốt) trong các phiên bản trước... biết mà bạn đang sử dụng Thoát khỏi Photoshop và khởi động lại chương trình với nhấn giữ các phím Ctrl+Alt+Shift Khi được hỏi bạn có muốn xoá folder Settings hay không, hãy thả các phím bổ xung và xác nhận việc xoá; sau đó cho phép Photoshop hoàn tất việc khởi động Xác lập lại Preferences và Color Settings đồng thời tải lại các thành phần tuỳ biến của bạn - Cài đặt lại Photoshop: Nếu việc thay thế Prefs... đề, hãy thử lại Photoshop Lưu tất cả các thành phần tuỳ biến của bạn (như đã nêu trước đây) và sau đó xoá Photoshop và các file liên quan Chọn Start | Control Panel | Add or Remove Programs để loại bỏ Photoshop và bất kỳ plug-in thuộc nhóm thứ ba (Thận trọng khi loại bỏ các thành phần chia sẻ nếu bạn có các chương trình khác trong bộ Adobe Creative Suite được cài đặt) Sau khi bạn loại bỏ bản sao cũ, hãy... tấm ảnh (bới mặt úp xuống) lên trên tấm kính của máy scan Bạn đẩy một nút, nó tự động xuất hiện trên mànhình máy tính của bạn Đó là hoạt động scan ở khía cạnh cơ bản nhất Nếu phần mềm của máy scan đã cài đặt một plug-in tương thích Photoshop vào foder Import/Export bên trong Plug-ins của Photoshop, bạn có thể scan từ trong Photoshop (Menu File | Import sẽ hiển thị máy scan của bạn theo tên) Xác định... tắt hiện hành Gõ phím tắt mới Lưu ý rằng Photoshop cảnh báo bạn về việc phím tắt đã được sử dụng Chỉ cần thay đổi lệnh Print sang Ctrl+Alt+P để giải quyết sự xung đột - Thay đổi Ctrl+Z để sử dụng Step Backward: Trong phần lớn các chương trình, việc Ctrl+Z sẽ liên tục undo - đảo ngược qua một chuỗi các hành động trước đây trong chương trình Tuy nhiên, trong Photoshop, tổ hợp phím tắt đó chuyển đổi một... tiêu đề và nội dung chính, các hiệu ứng đặc biệt à type trọng tậm, và thậm chí cả thông tin bản quyền Một đơn cử lôgíc khác cho các tool preset là công cụ Crop Như sẽ được trình bày ở bài tiếp theo, một bức ảnh chụp từ một máy ảnh kỹ thuật số cấp cao có một tỉ số hướng (mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của ảnh) là 2:3, các tỉ số hướng của các tấm ảnh in và khung ảnh là 4:5 (đối với các tấm... Adobe Creative Suite được cài đặt) Sau khi bạn loại bỏ bản sao cũ, hãy cài đặt lại Photoshop từ CD gốc Nhớ tắt tất cả phần mềm chống viruts và bất kỳ phần mềm auto-backup trước khi cài đặt, và cài đặt vào vị trí mặc định Kiểm tra Photoshop trước khi cài đặt bất kỳ plug-in của nhóm thứ ba vào Nếu việc cài đặt lại Photoshop CS6 vẫn không giải quyết được vấn đề, nguyên nhân có thể là do cấp độ hệ điều hành . TỰ HỌC PHOTOSHOP CS6 (Sưu tầm và biên soạn) Mục lục Bài 1 - Các tính năng cơ bản Photoshop CS6 4 1. Giao diện làm việc 4 2. Tuỳ biến Photoshop. năng cơ bản Photoshop CS6 1. Giao diện làm việc Trong bài này không trình bày chi tiết tất cả các menu, Palette, và công cụ Photoshop CS6 mà chỉ nêu một số khái niệm hoạt động cơ bản. Tuy. tính năng điều chỉnh tự động 57 4. Levels và Curves 59 5. Một số công cụ khác 67 Bài 4 – Tùy chỉnh màu sắc 77 1. Màu trong Photoshop CS6 77 2. Điều chỉnh màu trong Photoshop 85 3. Chỉnh

Ngày đăng: 12/07/2015, 08:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan