CHƯƠNG 09 TRANSISTOR – CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN CỰC 9.1.TỔNG QUAN VỀ TRANSISTORS: 9.1.1.CẤU TRÚC CỦA TRANSISTORS: BJT Bipolar Junction Transistor được tạo nên từ ba lớp bán dẫn phân các
Trang 1CHƯƠNG 09
TRANSISTOR – CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN CỰC
9.1.TỔNG QUAN VỀ TRANSISTORS:
9.1.1.CẤU TRÚC CỦA TRANSISTORS:
BJT (Bipolar Junction Transistor) được tạo nên từ ba lớp bán dẫn phân cách nhau bởi hai mối nối pn, xem hình H9.1
Ba vùng bán dẫn trong transistor được gọi
là : vùng Phát (Emitter) ; Nền (Base) và Thu
(Collector) Các hình vẽ dùng biểu diễn cấu trúc vật
lý của các loại transistor : pnp và npn trình bày trong
hình H9.2
Mối nối pn giữa vùng nền
và vùng thu được gọi là mối nối thu (Base–Collector Junction) Tương
nền-tự mối nối pn giữa vùng nền và vùng phát là mối nối nền phát (Base – Emitter Junction)
Các đầu ra của linh kiện được đặt trên mỗi vùng và ký hiệu bằng các ký tự E (Phát) ; B (Nền) và C( Thu)
Vùng Nền chứa ít tạp chất
và rất mỏng so với vùng Phát có nhiều tạp chất nhất và vùng Thu có
số lượng tạp chất trung bình
Trong hình H9.3, trình bày các ký hiệu cho
các loại transistor npn và pnp
9.1.2.NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRANSISTORS:
Muốn transistor hoạt động như bộ khuếch
đại, hai mối nối pn phải được phân cực đúng bằng
các nguồn DC ngoài Trong chương này chúng ta
dùng transistor npn khảo sát, nguyên lý hoạt động của
transistor pnp được suy ra một cách tương tự ngoại
trừ các qui luật về điện tử và lổ trống, cực tính của các
nguồn áp phân cực và hướng của dòng qua linh kiện
Trong hình H9.4 trình bày phương pháp phân cực cho các transistor npn và pnp để linh kiện tác động như một bộ khuếch đại (amplifier) Cần nhớ:
Mối nối Nền – Phát được phân cực thuận
Mối nối Nền – Thu được phân cực nghịch
Để giải thích hoạt động của transistor, chúng ta cần khảo sát các sự kiện xãy ra bên trong transistor npn
HÌNH H 9.1
Lớp kim loại tiếp xúc Lớp Oxid
HÌNH H 9.2
Mối nối Nền –Phát (Base –Emitter Junction)
Mối nối Nền –Thu (Base –Collector Junction)
Transistor pnp
Transistor
npn
HÌNH H 9.3
Trang 2
Trong hình H9.4 trình bày
các mạch phân cực cho transistor npn và pnp
Mối nối BC phân cực nghịch
và mối nối BE phân cực thuận
Khi phân cực thuận mối nối pn Nền Phát , vùng nghèo tại mối nối thu hẹp
Khi phân cực nghịch mối nối pn Nền Thu , vùng nghèo tại mối nối mở rộng , hình H9.5
Vì vùng Phát là bán dẫn loại n có nồng độ tạp chất cao đẩy ào ạt các điện tử tự do
(trong dảy dẫn) khuếch tán dễ dàng qua mối nối pn Nền Phát để vào lớp bán dẫn p tại vùng Thu Tại vùng này các điện tử trở thành các hạt tải thiểu, tương tự như trường diode phân cực thuận
Vì vùng Nền hẹp và là bán dẫn cố nồng độ tạp chất thấp nhất , do đó số lượng lỗ trống trong vùng này hữu hạn Như vậy, một phần nhỏ các điện tử sau khi qua mối nối Nền Phát có thể tái hợp với số lổ trống hữu hạn trong cực nền Một số rất ít các điện tử không tái hợp đi ra khỏi cực nền là dòng điện tử hóa trị, hình thành dòng điện nhỏ trong cực nền
Phần lớn các điện tử từ cực phát đi vào vùng nền không thực hiện quá trình tái hợp nhưng khuếch tán vào vùng nghèo của mối nối pn Nền Thu Ngay khi đến vùng này các điện
tử được kéo qua vùng mối nối phân cực nghịch do tác động của điện trường tạo bởi lực hấp dẫn giữa các ion dương và âm Thực sự chúng ta có thể thấy các điện tử được kéo sang vùng nghèo của mối nối phân cực nghịch Nền Thu do điện áp của nguồn ngoài đang đặt trên cực thu Các điện tử đi ngang qua vùng Thu đến cực Thu và đi về cực dương của nguồn áp ngoài đang cấp vào cực thu Điều này hình thành dòng cực thu I C Dòng cực thu có giá trị rất lớn hơn
so với dòng qua cực nền I B Đây chính là lý do tạo được độ lợi dòng điện (current gain)
9.1.3.CÁC THÀNH PHẦN DÒNG ĐIỆN QUA TRANSISTORS
Trang 3Trong hình H9.6 trình bày các thành phần dòng điện và hướng của dòng qua transistor npn và pnp Quan hệ giữa các thành phần dòng điện thỏa định luật Kirchhoff 1 như sau:
Nên nhớ giá trị dòng qua cực nền I B rất nhỏ so với dòng I C Các chỉ số dùng trong các
ký hiệu dòng điện được ghi bằng các chữ in hoa để xác định các thành phần dòng điện này là dòng một chiều DC
Phân cực Nghịch mối nối Nền Thu
Dòng điện tử cực Thu ( I C )
Dòng điện tử cực Phát
Trang 49.1.4.CÁC THÔNG SỐ VÀ ĐẶC TUYẾN CỦA TRANSISTORS:
Khi các transistor npn hay pnp được kết nối với các nguồn áp DC phân cực, gọi : V BBlà nguồn áp
DC phân cực thuận mối nối nền phát và V CClà nguồn áp DC phân cực nghịch mối nối nền thu ,
xem hình H9.7
9.1.4.1.HỆ SỐ DC VÀ HỆ SỐ DC :
Hệ số DC được gọi là độ lợi dòng điện DC và được định nghĩa là tỉ số dòng DC qua
cực thu I C so với dòng DC qua cực nền I B Ta có:
C DC B
I I
Hệ số DC còn được gọi là h FE là thông số của transistor trong mạch tương đương tính theo thông số h thường được áp dụng khi thiết kế các mạch khuếch đại dùng transistor Giá trị của hệ số DC h FE trong phạm vi từ 20 đến 200 hay lớn hơn
Hệ số DC được định nghĩa là tỉ số dòng DC qua cực thu I C so với dòng DC qua cực phát I E Ta có:
C DC E
I I
Hệ số DC ít được sử dụng hơn so với hệ số DC trong quá trình tính toán hay thiết kế Giá trị của hệ số DC trong phạm vi từ 0,95 đến 0,98 hay lớn hơn
9.1.4.2.GIẢI TÍCH ÁP VÀ DÒNG TRONG MẠCH PHÂN CỰC TRANSISTOR:
Trong mạch phân cực hình H9.8, gọi:
V là áp phân cực ngược mối nối nền thu (BC) Khi
mối nối BE phân cực thuận, tương tự như diode
điện áp giữa mối nối BE là: V BE 0,7 V
HÌNH H 9.7
HÌNH H 9.8
Trang 5Mặc dù trong các transistor thực sự, áp V BE có thể cao đến mức 0,9 V và phụ thuộc vào dòng điện, trong tài liệu này chúng ta dùng giá trị 0,7 V để đơn giản trong quá trình phân tích các vấn đề cơ bản
Áp dụng định luật Kirchhoff 2 cho mắt lưới phía cực nền, ta có quan hệ:
Suy ra:
BB BE B
Áp dụng quan hệ (9.2) suy ra dòng qua cực thu là: I C DC B I 150 0,43 64,5mA
Áp dụng quan hệ (9.1) hay định luật Kirchhoff 1, ta có: I E I C I B 64,5 0,43 64,93mA
Áp dụng quan hệ (9.7) để xác định áp V CE, ta có: V CE 10 100 0,0645 3,55 V
Áp dụng định luật Kirchhoff2 ta có: V CB V CE V BE 3,55 0,7 2,85 V
9.1.4.3.ĐẶC TUYẾN CỰC THU CỦA TRANSISTOR:
Áp dụng mạch điện trong hình H9.10 để xác định đặc tuyến cực thu bằng thực nghiệm Đặc tuyến cực thu của transistor là đồ thị mô tả quan hệ giữa áp V CE theo dòng I C, khi chọn dòng I B làm thông số
Đặc tuyến cực thu của transistor được trình
bày trong hình H9.11
HÌNH H 9.9
HÌNH H 9.10
Trang 6Giả sử áp V BB được chỉnh để tạo ra giá trị I B bất kỳ và áp V CC 0 V Tại điều kiện này các mối nối BE và BC phân cực thuận vì áp V BE 0,7 V trong khi áp V CE 0 V Khi các mối nối
BE và BC phân cực thuận, transistor hoạt động trong vùng bảo hòa
Khi tăng áp V CC, áp V CEtăng dần khi dòng I C tăng; quá trình được xác định bởi đoạn đặc tuyến AB trong hình H9.11a I C tăng khi V CC tăng vì V CEduy trì giá trị nhỏ hơn 0,7 V tùy thuộc vào sự phân cực thuận mối nối nền thu
Một cách lý tưởng, khi V CE vượt cao hơn giá trị 0,7 V, mối nối BC bắt đầu phân cực nghịch và transistor bắt đầu đi vào vùng hoạt động hay vùng tuyến tính Khi mối nối BC phân cực nghịch dòng I C ngừng tăng và duy trì giá trị không đổi tương ứng với giá trị của dòng I B
khi áp V CE tiếp tục gia tăng. Thực sự dòng I C có hơi gia tăng giá trị khi V CE gia tăng do độ rộng của vùng nghèo tại mối nối nền thu Hệ quả này do một số ít lổ trống thực hiện quá trình tái hợp trong vùng nền làm hệ số DC hơi giảm thấp giá trị Quá trình này được trình bày bằng đoạn BC trên đặc tuyến cực thu Phần đặc tuyến này trình bày quan hệ I C DC B I
Khi V CE ăng đến mức đủ lớn, mối nối BC phân cực nghịch đạt đến trạng thái phá vở phân cực nghịch và dòng cực thu gia tăng rất nhanh Quá trình này được biểu diễn bằng đoạn
đặc tuyến phía phải điển C trong hình H9.11a Các transistor không được tính toán để hoạt động trong vùng phá vở phân cực nghịch của mối nối nền thu
Họ đặc tuyến cực thu là các đồ thị trình bày quan hệ giữa dòng I C theo áp V CE khi thay đổi giá trị I B, hay chọn dòng I B làm thông số Họ đặc tuyến cực thu được trình bày trong hình H9.11b Khi I B 0 transistor hoạt động trong vùng ngưng dẫn (cut off) mặc dù ta có thể định được giá trị rất nhỏ của dòng I C
HÌNH H 9.11: Đặc tuyến cực thu của transistor
Vùng BREAK DOWN
Vùng
bảo
hòa
Vùng hoạt động
I B1 < I B2 < I B2 <
Vùng ngưng dẫn
Trang 7THÍ DỤ 9.2:
Cho mạch dùng xác định đặc tính cực thu như trong hình
H9.10, giả sử transistor có hệ số khuếch đại DC DC 100, giá trị của dòng I B khảo sát trong phạm
vi từ : 5 A 25 A
Dạng của họ đặc tuyến cực thu được xác định theo phân tích
trên trình bày trong hình H9.12 với
thông số I B thay đổi nhày cấp tương ứng với 5 A
9.1.4.4.VÙNG NGƯNG DẪN (CUT OFF):
Như đã trình bày trong mục trên khi dòng
B
I 0; transistor hoạt động trong vùng ngưng
dẫn , trong hình H9.13 cực nền hở mạch mô tả
dòng qua cực nền triệt tiêu Trong điều kiện này,
sẽ có dòng điện rò qua cực thu rất nhỏ , I CEO
phụ thuôc vào điều kiện nhiệt tác động lên các
hạt tải Trong quá trình giải tích, thường bỏ qua
giá trị I CEO tại vùng ngưng dẫn và xem như
V V Trong vùng ngưng dẫn các mối nối
pn nền phát và nền thu đều phân cực nghịch
9.1.4.5.VÙNG BÀO HÒA (CUT OFF):
Khi mối nối nền phát phân cực thuận
và dòng I B gia tăng, dòng cực thu I Ccũng gia tăng theo quan hệ I C DC B I , lúc này áp V CE
được xác định theo quan hệ (9.6) hay:
9.1.4.6.ĐƯỜNG TẢI DC (DC LOAD LINE):
HÌNH H 9.12: Họ đặc tuyến cực thu của transistor
HÌNH H 9.13: Dòng điện rò cực thu I CEO tại trạng thái ngưng dẫn (cut off)
HÌNH H 9.14: Dòng I B tăng làm I Ctăng và V CEgiảm
Khi transistor bảo hòa dòng I Ctăng không phụ thuộc vào
tốc độ tăng của dòngI B
Trang 8Vùng bảo hòa và vùng ngưng dẫn trong đặc tuyến cực thu
có quan hệ với đường tải điện DC Khi cấp nguồn cho transistor hoạt
động theo mạch trong hình H9.10 hay H9.14; phương trình cân bằng
áp trong mắt lưới chức cực thu phát của transistor được viết theo quan
hệ (9.6), ta có: V CE V CC R I C C
Với giá trị V CC và R C cho trước, ta xem áp V CE là hàm theo biến số I C Đồ thị mô tả quan hệ
V f I có dạng đường thẳng chính là đường tải DC Đường thẳng này cắt trục hoành tại điểm có tọa độ VCE V ; ICC C 0 tại vùng ngưng dẫn
; vị trí này nằm sâu trung vùng bảo hòa, xem hình
H9.15 Phạm vi còn lại của đường tải DC là vùng hoạt động tuyến tính của transistor
THÍ DỤ 9.3:
Cho mạch transistor theo hình H9.16, giả sử áp bảo hòa V CE SAT 0,2 V; xác định trạng thái hoạt động của transistor
So sánh kết quả của dòng I C vừa tìm được với giá trị dòng I CSAT ta kết luận I C I CSAT
nên transistor đang làm việc trong trạng thái bảo hòa
HÌNH H 9.15: Đường tải DC
HÌNH H 9.16
Trang 99.1.4.7.ẢNH HƯỞNG NHIỆT ĐỘ LÊN HỆ SỐ KHUẾCH ĐẠI DÒNG DC :
Hệ số khuếch đại DC hay h FElà thôngsố quan trọng của transistor, khi phân tích hay thiết
kế ta cần khảo sát thông số này một cách kỹ lưởng và chi tiết hơn Thực sự DC không hoàn toàn
là hằng số, giá trị này thay đổi khi dòng I C và nhiệt độ môi trường thay đổi , xem hình H9.17
Khi duy trì nhiệt độ của các mối nối pn ổn định và gia tăng dòng I Chệ số DCtăng đến mức tối đa
Khi duy trì giá trị I Ckhông đổi và thay đổi nhiệt độ, DC thay đổi trực tiếp khi nhiệt độ thay đổi: nhiệt độ tăng hệ số DCtăng và ngược lại nhiệt độ giảm hệ số DCgiảm
Trong các tài liệu kỹ thuật thường cho giá trị DC hay h FEtại giá trị dòngI Cđịnh trước Hơn nữa, với giá trị dòng I C tại nhiệt độ định trước, hệ số DC cũng thay đổi theo từng linh kiện dù rằng các linh kiện này có cùng mã số; sự kiện này phụ thuộc vào phương thức sản xuất của mỗi nhà sản xuất Hệ số DCđược xác định ứng với giá trị nào đó của dòng I Cvà thường là giá trị cực tiểu
DCmin
mặc dù giá trị cực đại và các giá trị mẫu của DC đôi khi cũng được đề cập đến trong các tài liệu kỹ thuật
9.1.4.8.CÔNG SUẤT CỰC ĐẠI CỦA TRANSISTOR:
Transistor cũng như các linh kiện điện tử khác đều có giới hạn trong phạm vi hoạt động Các giới hạn này được xác định theo thông số định mức qui định bởi các nhà sản xuất và trình bày trong các tài liệu kỹ thuật Theo tiêu chuẩn, giá trị tối đa cho phép của các thông số transistor bao gồm điện áp: V CB; V CE; V BE; dòng I C và công suất tiêu tán P D Trong đó:
Tích số của V CE và I C không được vượt quá mức công suất tiêu tán cực đại cho phép Dmax
P và các giá trị V CE và I C không thể đạt giá trị tối đa cùng lúc
HÌNH H 9.17: Ảnh hưởng cũa nhiệt độ lên hệ số khuếch đại DC DC
Trang 10THÍ DỤ 9.4:
Cho Transistor trong hình H9.18 có các giá trị cực đại của các thông số như sau:
Dmax
Xác định giá trị tối đa cho phép của nguồn
áp V CC có thể điều chỉnh không vượt qua các giới hạn cho phép Thông số nào sẽ vượt giá trị cho phép trước tiên
9.1.4.9.SỰ THAY ĐỔI CÔNG SUẤT CỰC ĐẠI THEO NHIỆT ĐỘ:
Tương tự như các linh kiện bán dẫn khác, giá trị công suất tiêu tán P Dmax thường được cho tại điều kiện nhiệt độ 25o C Khi nhiệt độ làm việc của môi trường tăng lên giá trị P Dmaxcần hiệu chỉnh giảm thấp xuống Hệ số giảm công suất tiêu tán K PD có đơn vị tính theo mWo
Trang 119.2.1.1.CÁC ĐẠI LƯỢNG DC VÀ AC:
Trước khi trình bày chế độ khuếch đại của transistor, chúng ta cần xác định ký hiệu dùng cho các đại lương dòng, áp và điện trở trong mạch; vì mạch khuếch đại sẽ hoạt động đồng thời với các đại lượng xoay chiều AC và một chiều DC
Trong mục này, chúng ta dùng các ký hiệu chữ in hoa cho dòng (I) và áp (V) để biểu thị cho giá trị hiệu dụng, giá trị trung bình và giá trị đỉnh đến đỉnh (peak to peak) của áp AC Các ký hiệu viết bằng chữ thường dùng biểu diễn các giá trị tức thời cho dòng (i) và áp (v)
Các đại lượng DC được đánh chỉ số bằng các ký tự in hoa, thí dụ như I B, I C hay V BE, V CE các ký hiệu V C, V B,V E là áp tính từ các cực của transistor tính đến điểm mass chung (nút chuẩn 0V) của mạch
Các đại lượng AC là các đại lượng thay đổi theo thời gian được đánh chỉ số bằng các ký
tự in thường, thí dụ như i b, i c hay v be, v ce các ký hiệu v c, v b,v e là áp AC từ các cực của
transistor tính đến điểm mass chung (nút chuẩn 0V) của mạch
Các điện trở trong mạch được ký hiệu bằng chữ in hoa R, các nội trở trong transistor được
ký hiệu là r ', r ' e Các điện trở mạch ngoài dùng cho giải tích với tín hiệu DC có các chì số lả chữ
in hoa như: R E; R B các điện trở mạch ngoài dùng cho giải tích với tín hệu AC có chỉ số là các chữ thường như: R e
9.2.1.2.KHẢO SÁT MẠCH KHUẾCH ĐẠI DÙNG TRANSISTOR:
Theo các nội dung đã khảo sát nêu trong các mục trên, dòng qua cực thu của transistor được khuếch đại vì bằng tích số dòng qua cực nền với hệ số khuếch đại Giá trị dòng điện cực nền thường rất nhỏ so với dòng cực thu và cực phát, do đó có thể xem dòng cực thu và cực phát có giá trị xấp xỉ bằng nhau
Xét mạch điện trong hình H9.19, nguồn áp AC v in được cung cấp xếp chồng với áp DC
phân cực V BB tại cực nền bằng cách đấu nối tiếp các nguồn và nối tiếp với điện trở cực nền R B Điện áp phân cựcV CC nối đến cực thu thông qua điện trở R C
Trang 12Nguồn áp AC tạo ra
dòng AC qua cực nền dẫn đến dòng AC qua cực thu Dòng AC
qua cực thu tạo áp AC ngang qua điện trở R C Tác động của transistor trong trường hợp này khuếch đại tín hiệu AC cấp vào cực nền và được đưa ra trên điện trở R C Cần nhớ áp AC nhận trên R C đảo pha so với áp
AC cấp vào trên cực nền Do
mối nối nền phát phân cực thuận nên điện trở nội xét đối với tín hiệu AC có giá trị rất thấp
Gọi r ' elà điện trở nội cực phát xét đối với tín hiệu AC, dòng cực phát tính đối với áp AC là:
Vì R Clà điện trở ngoài và có giá trị rất lớn so với điện trở nội r ' eđiện áp ra nhận được luôn
có biên độ rất lớn hơn so với điện áp cấp vào
THÍ DỤ 9.6:
Cho mạch khuếch đại áp AC dùng transistor như trong hình H9.20; xác định độ lợi điện áp và áp ngõ ra; biết điện trở nội r ' e 50
GIẢI:
Áp dụng quan hệ (9.10) ta có:
C v e
Trang 139.2.2.CHẾ ĐỘ ĐÓNG NGẮT:
Trong hình H9.21
trình bày nguyên lý hoạt động cơ bản của transistor như một khóa điện dùng đóng ngắt mạch
Trong hình
H9.21a transistor hoạt động trong vùng ngưng dẫn (cut off) vì mối nối nền phát không được phân cực thuận. Với điều kiện này xem như
cực thu và phát hở mạch và được ký hiệu bằng khóa điện tương đương hở mạch.
Trong hình H9.21b transistor hoạt động trong vùng bảo hòa (saturation) vì mối nối nền phát và mối nối nền thu được phân cực thuận; dòng cực nền có giá trị đủ lớn tạo ra dòng cực thu đạt đến mức bảo hòa Với điều kiện này xem như cực thu và phát kín mạch và được ký hiệu bằng khóa điện tương đương kín mạch Thực sự khi transistor đạt đến mức bảo hòa, giá trị V CEsat có giá trị trong khoảng 0,3 V đến 0,5 V
9.2.2.1.ĐIỀU KIỆN ĐẠT TRẠNG THÁI NGƯNG DẪN:
Theo phân tích trên, transistor hoạt động trong vùng ngưng dẫn khi mối nối nền phát không phân cực thuận Bỏ qua ảnh hưởng c của dòng điện rò, tất cả các dòng điện khác trong mạch có giá trị bằng 0 và áp V CE bằng áp nguồn ngoài V CC Tóm lại:
9.2.2.2.ĐIỀU KIỆN ĐẠT TRẠNG THÁI BẢO HÒA:
Theo phân tích trên, khi mối nối nền phát phân cực thuận và dòng cực nền đủ lớn để tạo dòng qua cực thu cực đại, transistor đạt trạng thái bảo hòa Khi đạt trạng thái bảo hòa, ta
C
V I
Trang 14b./ Khi bỏ qua ảnh hưởng của áp V CE SAT, dòng I Bmin được xác định như sau:
CC CSAT
Cho dòng điện qua LED khi phát sáng là 30
mA Áp cấp vào cực nền có dạng xung chữ nhựt Biết:V CC 9 V;V CE SAT 0,3V; R C 270;
B
Xác định biên độ của sóng xung chữ nhựt
đủ để transistor bảo hòa Khi tính toán chọn dòng
điện qua cực nền bằng 2 lần giá trị I Bmin để đảm bảo transistor bảo hòa hoàn toàn
HÌNH H 9.22
HÌNH H 9.23
Trang 15GIẢI:
Trước tiên với các giá trị của phần tử mạch ta xác định giá trị dòng điện I Bmin trước tiên; ta
có dòng I C SAT xác định theo quan hệ sau:
CC CE SAT CSAT
Tóm lại biên độ xung chữ nhựt cần có để transistor bảo hòa là V in 4,95 V
9.3.HÌNH DẠNG VÀ VỊ TRÍ CHÂN RA CỦA TRANSISTOR:
HÌNH H 9.24: Transistor vỏ nhựa dùng trong các ứng dụng tổng quát với tín hiệu có biên độ nhỏ.
HÌNH H 9.25: Transistor vỏ kim loại dùng trong các ứng dụng tổng quát với tín hiệu có biên độ nhỏ.
Trang 16HÌNH H 9.26: Cấu tạo của Transistor package, nhiều transistor chứa trong cùng một vỏ.
HÌNH H 9.27: Transistor có công suất trung bình đến công suất lớn (Transistor công suất).
Trang 179.4.CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN CỰC TRANSISTOR:
9.4.1 ĐIỂM LÀM VIỆC DC:
9.4.1.1 PHÂN CỰC DC:
Phân cực là thao tác xác định điểm làm việc DC cho các bộ khuếch đại hoạt động trong vùng tuyến tính Nếu bộ khuếch đại không được phân cực đúng điểm làm việc DC đối với tín hiệu áp ngõ vào và ngõ ra, có thể dẫn đến quá trình ngưng dẫn hay bảo hòa khi cấp tín hiệu vào bộ khuếch đại
Trong hình H9.29 trình bày
các ảnh hưởng khi phân cực DC thích hợp hay không thích hợp cho các bộ khuếch đại đảo pha
Trong hình a tín hiệu ra được khuếch đại, nhưng đảo pha so với tín hiệu ngõ vào Tín hiệu ra dao động quanh giá trị mức áp V DC
phân cực trên ngõ ra
Phân cực không thích hợp sẽ tạo ra sự sái dạng của tín hiệu ra như trường hợp trình bày trong hình b và c
Trong hình b phần áp dương của tín hiệu ra bị giới hạn là do
điểm Q điểm làm việc DC) phân cực quá gần vùng ngưng dẫn
Trong hình c phần áp âm của tín hiệu ra bị giới hạn là do điểm Q (điểm làm việc DC) phân cực quá
gần vùng bảo hòa.
9.4.1.2 GIẢI TÍCH MẠCH DÙNG ĐỔ THỊ:
Transistor trong hình H9.30 được phân cực khi thay đổi áp V CC và V BB để đạt được các giá trị I B ; I C; I E và V CE Họ đặc tuyến cực thu của transistor được trình bày trong hình H9.30b, ta sử dụng các đặc tuyến này để mô tả kết quả đặt được từ phương pháp phân cực DC Trong hình
H9.31, chúng ta xác định 3 giá trị dòng I B để khảo sát sự thay đổi giá trị của dòng I C và áp V CE
Đầu tiên điều chỉnh áp V BB để có được dòng I B 200 A , xem hình H9.31a; từ quan hệ
I .I suy ra I C 20mA, ta có áp V CE xác định như sau:
HÌNH H 9.28: Transistor dùng trong các ứng dụng có tần số cao (RF transistors).
HÌNH H 9.29: Khuếch đại tuyến tính và phi tuyến.
Ký hiệu của bộ khuếch đại
hiệu vào nhưng không bị sái dạng
hiệu vào nhưng bị xén đầu phía trên do transistor ngưng dẫn
hiệu vào nhưng bị xén đầu phía dưới do transistor bảo hòa
Trang 18HÌNH H 9.30: Phân cực transistor dùng đồ thị
b./ Họ đặc tuyến cực thu a./ Mạch phân cực
HÌNH H 9.31: Phân cực thay đổi điểm làm việc Q của transistor.
Trang 19CE CC C C
Điểm làm việc Q được ký hiệu là Q 1 xác định trong hình H9.31a
Kế tiếp trong hình H9.31b, giá trị V BB được tăng lên để tạo ra dòng I B 300 A và dòng
C
I 30mA, ta có:
CE
Điểm làm việc Q được ký hiệu là Q 2 xác định trong hình H9.31b
Sau cùng trong hình H9.31c, giá trị V BB được tăng cao hơn để tạo ra dòng I B 400 A
và dòng I C 40mA, ta có:
CE
Điểm làm việc Q được ký hiệu là Q 3 xác định trong hình H9.31c
9.4.1.3 ĐƯỜNG TẢI DC (DC LOAD LINE):
Cần chú ý khi dòng I B tăng, dòng I C tăng và áp V CEgiảm
và ngược lại khi dòngI B giảm, dòng I C giảm và áp V CEtăng Khi điều chỉnh tăng hay giảm
áp V BB điểm làm việc DC của transistor sẽ di chuyển trên đường thẳng được gọi là
đường tải DC (xem lại mục
9.1.4.6)
Đường tải DC cắt trục
hoành tại 10V tương ứng với quan hệ V CE V CC Đây là điểm ngưng dẫn vì I C I E 0
Thực sự tại vị trí ngưng dẫn ta có dòng rò I CBO có giá trị rất nhỏ, thông thường chúng ta bỏ qua giá trị này
Đường tải DC cắt trục tung tại vị trí I C 45,5mA đây là điểm bảo hòa của transistor vì dòng I C đạt giá trị tối đa Thực sự có giá trị áp rất nhỏ V CE SAT đặt ngang qua cực thu và phát và dòng I C SAT hơi nhỏ hơn giá trị I C 45,5mA, xem hình H 9.33
Đường tải DC có dạng đường thẳng xác định theo quan hệ hàm như sau:
V 1
Trang 209.4.1.4 VÙNG LÀM VIỆC TUYẾN TÍNH
Vùng dọc theo đường tải DC từ vị trí bảo hòa đến vị trí ngưng dẫn được gọi là vùng làm việc tuyến tính của transistor Khi transistor hoạt động trong vùng này, điện áp ra được tái tạo một cách tuyến tính với điện áp vào
Trong hình H9.34 trình bày một thí dụ về hoạt động của transistor trong vùng tuyến tính Khi chưa cấp áp v in vào cực nền, điểm làm việc Q được xác định qua các phép tính sau:
BQ
này đưa đến dòng cực thu có biên độ là
10mAdao động quanh
điểm làm việc Q có dòng
CQ
I 30mA Với sự thay đổi của dòng cực nền và dòng cực thu khi cấp áp sin dẫn đến áp giữa cực thu và phát có biên độ là
2,2 V dao động quanh điểm làm việc Q có
CEQ
Điểm A trên đường tải DC trong hình H9.35 ứng với đỉnh dương của áp sin vào v in
Điểm B trên đường tải DC trong hình H9.35 ứng với đỉnh âm của áp sin vào v in
Điểm Q trên đường tải DC trong hình H9.35 ứng với điểm 0 của áp sin vào v in