1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

trắc nghiệm vật lí hay

12 432 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lời Nói Đầu Trước tiên nhóm admin ANBUYQH thuộc Câu Lạc Bộ Lý+Hóa 200 xin gửi lời chào đến những ai đọc mẫu bài tập này. Sau cũng xin phép trình bày một số nội dung sau, nếu có chỗ nào chưa vừa ý, các bạn hãy gửi tin nhắn vào CLB nhé!!! “7 ngày 7 điểm, Các em học thầy thì khi vào phòng thi cứ việc xếp hình là có thể đạt được 7 điểm,…”. Nghe bùi tai và có vẻ sướng đúng không ạ? Các em nên tin đi, sự thật đấy, mỗi năm cả nước có tầm gần hoặc hơn 1.000.000 thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc Gia(tính theo thời điểm này) chắc cũng có tầm nhiều lắm là 5-6 em làm được điều này từ học sinh học kém môn này. Điều đặt ra ở đây là trong 1 triệu em đó, ai sẻ là người làm được điều đó, có khi nào là mình không? Các em có chắc chắn rằng các em không thi mà chỉ khi còn 1-2 tháng các em mới bắt tay vào ôn mà đạt được kết quả cao không? Câu trả lời là “Không” vì học tập là cả một quá trình, chứ không đem ra đùa rỡn được. Xin phép được nói với các em điều này chứ, đó chỉ là câu nói vý von của các thầy cô thôi, mục đích chỉ để các em vững tâm lý khi vào phòng thi. Vậy các em định đánh liều vào sự may mắn đó, hay là bắt tay vào ôn thi ngày từ ngày đầu lớp 12, các em hãy chuẩn bị thật tốt để khi vào phòng thi không phải sock nhé!!! Sau này, rời ghế nhà trường các em còn thấy nhiều thứ lắm… Trên đây là một số phân tích nho nhỏ của nhóm ANBUYQH nhé, không có ý muốn nói đến ai, ám chỉ ai nhưng các em hãy tự ngẫm mà xem, điều đó có đúng không? Dưới đây nhóm Admin ANBUYQH xin giới thiệu qua về Khóa bài tập Lý+Hóa 200 dành cho các em 1998. Bài tập được gửi tới các em đăng ký hàng tuần vào mỗi sáng thứ hai thông qua Gmail, bắt đầu từ tháng 09/2015 đến 06/2016. + 200 bài tập Lý. + 200 bài tập Hóa. Sau khi tham khảo, em nào cảm thấy hợp, và muốn thử sức thì đăng ký nhé!!! Đây là mẫu bài tập nên các admin ANBUYQH không để mật khẩu nhưng khi các em đăng ký thì cứ mỗi 10 sẽ có chung 1 mật khẩu, mật khẩu sẽ được cấp lại sau mỗi tháng. Để đảm bảo quyền lời của các em đăng ký. Học phí cả năm: 100.000VND (36 tháng,từ 09/2015 đến 06/2016) Cách đóng học phí đơn giản, không thể gian lận. B1: Các em đến bất kỳ ngân hàng nào trên cả nước để nộp tiền(chú ý: Không có tài khoản ngân hàng vẫn chuyển được tiền nhé). B2: Nộp tiền vào tài khoản Ngân Hàng + Chủ tài khoản: Lê Tất Đạt. + Số tài khoản: 4551.0000.449370 + Tên Ngân Hàng: BIDV Hòa Bình. (Sau khi nộp sẽ có tờ giấy màu hồng, các em nhớ dữ nhé.) B3: Điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu trên FanPage: Câu Lạc Bộ Lý+Hóa 200. Như vậy là không thể gian lận ở đây được, các em có muốn gian lận cũng không thể vì đã có thống kê chi tiết. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ Page Câu Lạc Bộ Lý+Hóa 200 hoặc Gmail: caulacbolyhoa200@gmail.com Thông tin chi tiết xem tại: https://www.facebook.com/pages/C%C3%A2u-L%E1%BA%A1c- B%E1%BB%99-L%C3%BDH%C3%B3a-1998/875260979220467 Biểu mẫu đăng ký sau khi các em đã nộp tiền tại ngân hàng: https://docs.google.com/forms/d/191ne3tlQwoDoKxek9IsLYle14S6gX2k3XfB1UYWAsIY/viewform?usp=se nd_form Bài Tập Mẫu 2.2 Lý 200 FanPage: Câu Lạc Bộ Lý+Hóa 200 Câu 1: Sóng điện từ có tần số 10 MHz truyền trong chân không với bước sóng là A. 3 m. B. 6 m C. 60 m. D. 30 m. Câu 2: Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có A. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ. B. năng lượng liên kết càng lớn. C. năng lượng liên kết càng nhỏ. D. năng lượng liên kết riêng càng Câu 3: Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,75 µm. Công thoát êlectron ra khỏi kim loại này bằng A. 2,65.10 –32 J. B. 26,5.10 -32 J. C. 26,5.10 -19 J. D. 2,65.10 -19 J. Câu 4: Một khung dây dẫn phẳng, dẹt, hình chữ nhật có diện tích 60 cm 2, quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của khung) trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn 0,4 T. Từ thông cực đại qua khung dây là A. 1,2.10 –3 Wb. B. 4,8.10 –3 Wb. C. 2,4.10 -3 Wb. D. 0,6.10 –3 Wb. Câu 5: Gọi  là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ; L là năng lượng của phôtôn ánh sáng lục, V là năng lượng của phôtôn ánh sáng vàng. Sắp xếp nào sau đây đúng? A.  V > L > . B. L> V >  C. L>  > V. D.  > V > L. Câu 6: Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây đúng? A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f xác định, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau. B. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên. C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn. D. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ. Câu 7: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát A. khoảng vân tăng lên. B. khoảng vân giảm xuống. C. vị trí vân trung tâm thay đổi. D. khoảng vân không thay đổi. Câu 8: Trong chân không, ánh sáng có bước sóng lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lam, tím là A. ánh sáng vàng. B. ánh sáng tím. C. ánh sáng lam D. ánh sáng đỏ. Câu 9: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 600 nm, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Khoảng vân quan sát được trên màn có giá trị bằng A. 1,5 mm. B. 0,3 mm. C. 1,2 mm. D. 0,9 mm Câu 10: Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ? A. Tia . B. Tia  +. C. Tia α. D. Tia X. Câu 11: Một hạt có khối lượng nghỉ m 0. Theo thuyết tương đối, khối lượng động (khối lượng tương đối tính) của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) là A. 1,75m 0. B. 1,25m0. C. 0,36m0. D. 0,25m0. Câu 12: Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa với chu kì 0,2 s và cơ năng là 0,18 J (mốc thế năng tại vị trí cân bằng); lấy  2 = 10. Tại li độ 3 2 cm, tỉ số động năng và thế năng là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 13: Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân trung tâm 4,2 mm có vân sáng bậc 5. Giữ cố định các điều kiện khác, di chuyển dần màn quan sát dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe ra xa cho đến khi vân giao thoa tại M chuyển thành vân tối lần thứ hai thì khoảng dịch màn là 0,6 m. Bước sóng λ bằng A. 0,6 µm. B. 0,5 µm. C. 0,7 µm. D. 0,4 µm. Câu 14: Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. B. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hóa học khác nhau thì khác nhau. C. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng. D. Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím. Câu 15: Giả sử một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 7,5.10 14 Hz. Công suất phát xạ của nguồn là 10 W. Số phôtôn mà nguồn sáng phát ra trong một giây xấp xỉ bằng A. 0,33.10 20. B. 0,33.1019. C. 2,01.1019. D. 2,01.1020. Câu 16: Êlectron là hạt sơ cấp thuộc loại A. nuclôn. B. hipêron. C. mêzôn. D. leptôn. Câu 17. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi A. prôtôn, nơtron và êlectron. B. nơtron và êlectron C. prôtôn, nơtron. D. prôtôn và êlectron. Câu 18. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ A. các prôtôn. B. các nơtrôn. C. các nuclôn. D. các electrôn. Câu 19. Hạt nhân nguyên tử X A Z được cấu tạo gồm A. A. Z nơtron và A prôtôn. B. Z nơtron và A nơtron. C. Z prôtôn và (A – Z) nơtron. D. . Z nơtron và (A – Z) prôton. Câu 20. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạt nhân nguyên tử ? A. Hạt nhân có nguyên tử số Z thì chứa Z prôtôn B. Số nuclôn bằng số khối A của hạt nhân. C. Số nơtron N bằng hiệu số khối A và số prôtôn Z D. Hạt nhân trung hòa về điện Câu 21. Trong hạt nhân nguyên tử C 14 6 có A. 14 prôtôn và 6 nơtron. B. 6 prôtôn và 14 nơtron. C. 6 prôtôn và 8 nơtron. D. 8 prôtôn và 6 nơtron. Câu 22. Hạt nhân Na 24 11 có A. 11 prôtôn và 24 nơtron. B. 13 prôtôn và 11 nơtron. C. 24 prôtôn và 11 nơtron. D. 11 prôtôn và 13 nơtron. Câu 23. Hạt nhân Al 27 13 có A. 13 prôtôn và 27 nơtron. B. 13 prôtôn và 14 nơtron. C. 13 nơtron và 14 prôtôn. D. 13 prôtôn và 13 nơtron. Câu 24. Hạt nhân U 238 92 có cấu tạo gồm A. 238p và 92n. B. 92p và 238n. C. 238p và 146n. D. 92p và 146n. Câu 25. Cho hạt nhân X 10 5 . Hãy tìm phát biểu sai ? A. Số nơtrôn là 5. B. Số prôtôn là 5. C. Số nuclôn là 10. D. D. Điện tích hạt nhân là 6e. Câu 26. Kí hiệu của hạt nhân nguyên tử X có 3 proton và 4 notron là A. X 4 3 . B. X 7 3 . C. X 7 4 . D. X 3 7 . Câu 27. Các chất đồng vị là các nguyên tố có A. cùng khối lượng nhưng khác điện tích hạt nhân. B. cùng nguyên tử số nhưng khác số nuclôn. C. cùng điện tích hạt nhân nhưng khác số prôtôn. D. cùng điện tích hạt nhân nhưng khác số nơtrôn. Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số khối A bằng nhau. B. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số prôton bằng nhau, số nơtron C. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số nơtron bằng nhau, số prôton khác nhau D. . Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có khối lượng bằng nhau. Câu 29. Các đồng vị của cùng một nguyên tố thì A. có cùng khối lượng. B. có cùng số Z, khác số A. C. có cùng số Z, cùng số A. D. cùng số A. Câu 30. Các đồng vị của cùng một nguyên tố thì có cùng A. khối lượng nguyên tử B. số nơtron. C. số nuclôn. D. số prôtôn. Câu 31. Số nguyên tử có trong 2 (g) Bo 10 5 là A. A. 4,05.10 23 B. 6,02.10 23 C. 1,204.10 23 D. 20,95.10 23 Câu 32. Số nguyên tử có trong 1 (g) Heli (m He = 4,003 u) là A. 15,05.10 23 B. 35,96.10 23 C. 1,50.10 23 D. 1,80.10 23 Câu 33. Độ lớn điện tích nguyên tố là |e| = 1,6.10 -19 C, điện tích của hạt nhân 1 0 B là A. 5e. B. 10e. C. –10e. D. –5e. Câu 34. Hạt nhân pôlôni Po 210 84 có điện tích là A. 210e. B. 126e. C. 84e. D. 0e. Câu 35. Hạt nhân Triti có A. 3 nơtrôn và 1 prôtôn. B. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtrôn C. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn. D. . 3 prôtôn và 1 nơtrôn. Câu 36. Các đồng vị của Hidro là A. Triti, đơtêri và hidro thường. B. Heli, tri ti và đơtêri. C. Hidro thường, heli và liti. D. . heli, triti và liti. Câu 37. Theo định nghĩa về đơn vị khối lượng nguyên tử thì 1u bằng A. khối lượng của một nguyên tử hiđrô H 1 1 B. khối lượng của một hạt nhân nguyên tử cacbon C 12 6 C. 1/12 khối lượng hạt nhân nguyên tử của đồng vị cacbon C 12 6 . D. 1/12 khối lượng của đồng vị nguyên tử Oxi Câu 38. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của khối lượng? A. kg. B. MeV/C. C. C. MeV/c 2 . D. . u. Câu 39. Khối lượng proton m P = 1,007276u. Khi tính theo đơn vị kg thì A. A. m P = 1,762.10 -27 kg. B. m P = 1,672.10 -27 kg. C. m P = 16,72.10 -27 kg D. m P = 167,2.10 -27 kg. Câu 40. Khối lượng nơtron m n = 1,008665u. Khi tính theo đơn vị kg thì A. m n = 0,1674.10 -27 kg. B. m n = 16,744.10 -27 kg. C. m n = 1,6744.10 -27 kg. D. m n = 167,44.10 -27 kg. Câu 41 Thực hiện thí nghiệm giao thoa Y âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4 m  , khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là 1m. Trên màn quan sát, vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm A. 1,6mm B. 4,8mm C. 2,4mm D. 3,2mm Câu 42 Pin quang điện biến đổi trực tiếp: A. Cơ năng thành điện năng B. Nhiệt năng thành điện năng C. Quang năng thành điện năng D. Hóa năng thành điện năng Câu 43. Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng từ 0,38 m  đến 0,76 m  . Tần số của ánh sáng nhìn thấy có giá trị: A. từ 3,95.10 14 Hz đến 7,89.10 14 Hz B. từ 3,95.10 14 Hz đến 8,50.10 14 Hz C. . từ 4,20.10 14 Hz đến 6,50.10 14 Hz D. từ 4,20.10 14 Hz đến 7,89.10 14 Hz Câu 44. Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; hạt nhân 4 2 He lần lượt là 1,0073 u; 1,0087 u; 4,0015 u và 1u = 931,5 MeV/c 2 . Năng lượng liên kết của hạt nhân 4 2 He là: A. 14,21 MeV. B. 28,41 MeV. C. 30,21 MeV. D. 18,3 MeV Câu 45. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B. . Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. C. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. D. . Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng. Câu 46. Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số f. Biết giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là I 0 và giá trị cực đại của điện tích trên một bản tụ là q 0 . Giá trị của f được xác định là: A. 0 0 2 I q B. 0 0 q I  C. 0 0 2 I q  D. 0 0 2 q I  Câu 47. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân trên màn quan sát là 1mm. khoảng cách giữa hai vân sáng bậc ba là: A. A. 6mm B. 4mm C. 3mm D. 5mm Câu 48. Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do thì: A. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn. B. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm. C. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi. D. . năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện. Câu 49. Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất? A. Tia   B. . Tia  C. Tia   D. Tia  Câu 50. Một vòng dây dẫn phẳng có diện tích 100 cm 2 , quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của vòng dây), trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay. Biết từ thông cực đại qua vòng dây là 0,004Wb . Độ lớn của cảm ứng từ là: A. 0,2T B. 0,6T C. 0,8T D. 0,4T Câu 51. Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo dừng N của electron trong nguyên tử hidro là: A. 132,5.10 -11 m B. 84,8.10 -11 m C. 21,2.10 -11 m D. 47,7.10 -11 m. Câu 52. Pho tôn có năng lượng 0,8eV ứng với bức xạ thuộc vùng: A. sóng vô tuyến B. Tia hồng ngoại C. Tia X D. Tia tử ngoại. Câu 53. Trong phản ứng hạt nhân 19 1 16 9 1 8 F p O X   , hạt X là: A. electron B. Proton C. hạt  D. pôzitron Câu 54. Công thoát electron của một kim loại bằng 3,43.10 -19 J. Giới hạn quang điện của kim loại này là: A. 0,30 m  B. 0,5 m  C. 0,43 m  D. 0,38 m  Câu 55. Hạt nhân 35 17 Cl có: A. 35notron B. 18 proton C. 35nuclon D. 17notron. Câu 56. Hạt nhân 210 84 Po phóng xạ  và biến thành hạt nhân 206 82 Pb . Cho chu kì bán rã của 210 84 Po là 138 ngày và ban đầu có 0,02g 210 84 Po nguyên chất. Khối lượng 210 84 Po còn lại sau 276 ngày là: A. 7,5mg B. 10mg C. 5mg D. 2,5mg. Câu 57. Tia Rơn- ghen (tia X) có tần số: A. nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại B. Nhỏ hơn tần số của tia màu đỏ. C. lớn hơn tần số của tia gamma D. Lớn hơn tần số của tia màu tím. Câu 58. Một chùm electron, sau khi được tăng tốc từ trạng thái đứng yên bằng hiệu điện thế không đổi U, đến đập vào một kim loại làm phát ra tia X. Cho bước sóng nhỏ nhất của chùm tia X này là 6,8.10 -11 m. Giá trị của U bằng: A. 9,2kV B. 18,3kV C. 36,5kV D. 1,8kV Câu 59. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của nó có: A. Cùng khối lượng, khác số notron B. cùng số notron, khác số proton. C. cùng số proton, khác số notron. D. cùng số nuclon, khác số proton. Câu 60. Chiếu bức xạ có tần số f vào một kim loại có công thoát A gây ra hiện tượng quang điện. Giả sử một electron hấp thụ pho ton sử dụng một phần năng lượng làm công thoát, phần còn lại biến thành động năng K của nó. Nếu tần số của bức xạ chiếu tới là 2f thì động năng của electron quang điện đó là: A. 2K+A B. 2K-A C. K+A D. K-A. Câu 61. Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì T. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là 10 -8 C và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm là 62,8mA. Giá trị của T là: A. 2 s  B. 1 s  C. 3 s  D. 4 s  . Câu 62. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp dao động cùng pha được đặt tại A và B cách nhau 18cm. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 3,5cm. Trên đoạn AB, số điểm mà tại đó phần tử nước dao động với biên độ cực đại là: A. 10 B. 9 C. 11 D. 12 Câu 63. Một vòng dây kín, phẳng có diện tích S đặt trong một từ trường đều với cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Nếu cho vòng dây quay một góc 0 180 xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng của nó thì trong vòng dây có một điện lượng Q di chuyển. Bỏ qua độ tự cảm của vòng dây. Nếu cho vòng dây quay đều xung quanh trục này với tốc độ góc không đổi  , thì cường độ dòng điện cực đại trong vòng dây là: A. / 2.Q  B. 2.Q  C. .Q  D. /2.Q  Câu 64. Laze A có bước sóng 400 nm với công suất 0,6 W. Laze B có bước sóng λ với công suất 0,2W. Trong cùng một đơn vị thời gian số phôtôn do laze A phát ra gấp 2 lần số phôtôn do laze B phát ra. Một chất phát quang có khả năng phát ánh sáng màu đỏ và lục. Nếu dùng laze B kích thích chất phát quang trên thì nó phát ra ánh sáng màu A. đỏ. B. đỏ và lục. C. lục. D. vàng. Câu 65. Cho phản ứng hạt nhân: 3 2 4 1 1 2 .T D He X   Biết độ hụt khối của các hạt nhân T, D và He lần lượt là 0,009106u; 0,002491u; 0,030382u và 1u = 931,5 MeV/c 2 . Năng lượng tỏa ra của phản ứng xấp xỉ bằng A. 17,499 MeV. B. B. 21,076 MeV. C. 200,025 MeV. D. 15,017 MeV. Câu 66. Chiếu vào mặt bên một lăng kính có góc chiết quang A một chùm ánh sáng trắng hẹp coi như một tia sáng dưới góc tới i khác không. Biết góc lệch của tia màu lục đạt giá trị cực tiểu, khi đó: A. tia ló màu tím đối xứng với tia tới qua mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. B. tia ló màu lục đối xứng với tia tới qua mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. C. góc lệch của tia màu lục nhỏ hơn góc lệch của tia màu đỏ. D. tia màu đỏ bị phản xạ toàn phần. Câu 67. Các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức 2 13,6/ ( ) ( 1,2,3 ). n E n eV n   Nguyên tử đang ở trạng thái kích thích thứ nhất. Kích thích nguyên tử để bán kính quỹ đạo electron tăng 9 lần. Tỉ số giữa bước sóng hồng ngoại lớn nhất và bước sóng nhìn thấy nhỏ nhất mà nguyên tử có thể phát ra bằng A. 32/7. B. 32/5 C. 8/3. D. 200/11 Câu 68. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Nguồn S phát ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Vùng phủ nhau giữa quang phổ bậc hai và bậc ba có bề rộng là A. 1,52 mm. B. 0,38 mm. C. 0,76 mm. D. 1,14 mm. Câu 69. Hạt Pôlôni 210 84 0 ()P đứng yên phóng xạ hạt  tạo thành chì 206 82 ( ).Pb Hạt  sinh ra có động năng 5,768 .K MeV   Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo u xấp xỉ bằng số khối của nó. Năng lượng mà mỗi phân rã toả ra bằng A. 9,255 MeV B. 6,659 MeV C. 5,880 MeV. D. 4,275 MeV. Câu 70. Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây? A. Quang điện. B. Kích thích sự phát quang. C. Chiếu sáng. D. Sinh lí Câu 71. Có thể coi hạt nhân nguyên tử như một quả cầu bán kính 15 3 1,2.10 ( ),R A m   trong đó A là số khối. Mật độ điện tích của hạt nhân vàng 197 79 Au là A. 17 3 2,3.10 / .Cm B. 24 3 8,9.10 / .Cm C. 15 3 1,2.10 / .Cm D. 24 3 1,8.10 / .Cm Câu 72. Hai tấm kim loại A và B đặt song song đối diện nhau và nối với hai cực của nguồn điện một chiều. Chiếu chùm ánh sáng vào khoảng giữa hai tấm kim loại: khi chùm sáng chỉ đến được tấm A thì trong mạch không có dòng điện, còn khi chiều đến được tấm B thì trong mạch có dòng điện. Ta có thể kết luận: A. Tấm A nối với cực âm, còn tấm B nối với cực dương của nguồn điện B. Tấm A nối với cực dương, còn tấm B nối với cực âm của nguồn điện. C. Giới hạn quang điện của tấm B nhỏ hơn giới hạn quang điện của tấm A. D. Nếu hoán đổi vị trí hai tấm kim loại cho nhau thì có thể cả hai trường hợp đều không có dòng điện. Câu 73. Một chùm ánh sáng hẹp song song gồm hai thành phần đơn sắc tím và đỏ, có bề rộng .a Được chiều từ không khí đến mặt khối thủy tinh dưới góc tới 60 0 . Biết chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng tím và ánh sáng đỏ lần lượt là 1,732 và 1,712. Tỉ số giữa bề rộng chùm khúc xạ tím và đỏ trong thủy tinh là A. 0,962. B. 1,040. C. 0,996. D. 1,004. Câu 74. Hạt  có động năng 5MeV bắn vào hạt nhân 9 4 Be đứng yên sinh ra hạt X và hạt nơtrôn. Biết hạt nơtrôn sinh ra có động năng 8MeV và bay theo hướng hợp với hướng chuyển động của hạt  một góc 0 60 . Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo u xấp xỉ bằng số khối của nó. Động năng của hạt X bằng A. 18,3 .MeV B. 1,3 .MeV C. 2,9 .MeV D. 2,5 .MeV Câu 75. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc 12 0,45 ; 0,75 .mm      Giả sử bề rộng trường giao thoa đủ lớn, quan sát trên màn sẽ A. không có vị trí vân sáng trùng vân tối. B. không có vị trí vân giao thoa. C. không có vị trí hai vân sáng trùng nhau. D. không có vị trí hai vân tối trùng nhau. Câu76. Trong phản ứng phân hạch hạt nhân, năng lượng mà phản ứng tỏa ra chủ yếu dưới dạng động năng của A. các mảnh sản phẩm B. các êlectron. C. các prôtôn. D. các nơtron. Câu 77. Điện từ trường được sinh ra bởi A. quả cầu tích điện không đổi đặt cố định. B. tụ điện có điện tích không đổi đặt cô lập. C. dòng điện không đổi trong ống dây xác định. D. tia lửa điện. Câu 78. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Sóng điện từ mang năng lượng. B. Sóng điện từ tuân theo quy luật giao thoa, nhiễu xạ. C. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. D. Sóng điện từ là sóng ngang. Câu 79. Trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô, các vạch nằm trong vùng tử ngoại thuộc các dãy: A. Lai-man và Pa-sen. B. Ban-me và Lai-man. C. Lai-man, Ban-me và Pa-sen. D. Ban-me và Pa-sen. Câu 80. Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất? A. Tia .  B. Tia .   C. Tia .  D. Tia .   Câu 81. Một hạt nhân có số khối A phóng xạ .  Lấy khối lượng của hạt nhân tính theo u bằng số khối của nó. Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân con và hạt nhân mẹ sau 2 chu kỳ bán rã bằng A. 3( 4)/ .AA B. ( 4)/ .AA C. ( 4)/(3 ).AA D. 3 /( 4).AA Câu 82. Chiếu ánh sáng đơn sắc vào máy quang phổ lăng kính, nếu mở rộng khe của ống chuẩn trực lên một chút thì vạch quang phổ sẽ A. xê dịch đi. B. không thay đổi. C. mở rộng ra. D. thu hẹp lại. Câu 83. Trạng thái kích thích của các nguyên tử Hiđrô trong trường hợp chỉ thu được 6 vạch quang phổ phát xạ của nguyên tử Hiđrô là A. trạng thái M. B. trạng thái O. C. trạng thái P. D. trạng thái N. Câu 84. Một mạch dao động điện từ lý tưởng LC và đang duy trì một dao động điện, với dòng điện có biểu thức 5 0,01cos10 ( ).i t A   Muốn dùng mạch dao động này để thu sóng điện từ thì sóng đó thuộc dải A. sóng trung. B. sóng dài. C. sóng ngắn. D. sóng cực ngắn. Câu 85. Chiếu lần lượt các bức xạ có bước sóng ; 2 ; 3    vào ca tốt của tế bào quang điện thì độ lớn hiệu điện thế hãm cần thiết để triệt tiêu dòng quang điện lần lượt là ; 2 ; .kU U U Giá trị của k bằng A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 86. Một ống Cu-lit-giơ phát ra tia X có bước sóng nhỏ nhất là 80 pm. Lấy hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 Js; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Nếu tăng hiệu điện thế giữa anốt và catốt thêm 5 kV thì tia X phát ra có tần số lớn nhất bằng [...]... 2,28.108 m/s D 2,13.108 m/s C 1,85 108 m/s Câu 98 Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m Nguồn S phát ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm Vùng phủ nhau giữa quang phổ bậc hai và bậc ba có bề rộng là A 1,52 mm B 0,38 mm D 1,14 mm C 0,76 mm Câu 99 Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức... quang chỉ bằng 0,08% công suất của chùm sáng kích thích Một phôtôn ánh sáng phát quang ứng với bao nhiêu phôtôn ánh sáng kích thích? A 425 B 625 D 500 C 2500 Câu 91 Ánh sáng chiếu vào hai khe trong thí nghiệm Y- âng là ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ Tại một điểm M nằm trong vùng giao thoa trên màn cách vân trung tâm là 2,16 mm có hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe đến đó bằng 1,62 μm Nếu bước sóng... 3,45 eV Lấy h = 6,625.10-34Js; c = 3.108m/s Để êlectron bật khỏi bề mặt tấm nhôm thì ánh sáng kích thích phải có bước sóng A 0,37 m B 0,38 m D 0,36 m C = 0,39 m Câu 94 Trong thí nghiệm Y- âng, ánh sáng chiếu vào khe F là ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,64 μm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là 1,8 m Hai điểm M và N nằm trong vùng giao thoa cách nhau 4,8 mm là vị trí... có 5 vân tối Khoảng cách giữa hai khe bằng A 1,5 mm B 1,2 mm D 0,6 mm C 0,9 mm Câu 95 Trong máy phát thanh vô tuyến điện không có bộ phận A micrô B tách sóng D biến điệu C khuếch đại Câu 96 Trong thí nghiệm Y - âng, chiếu sáng khe F đồng thời hai bức xạ đơn sắc: màu tím có bước sóng λ1 = 0,42 μm và màu đỏ λ2 = 0,70 μm Hai điểm C và D nằm trong vùng giao thoa trên màn và ở cùng một phía so với vân sáng... phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ như nhau C Năng lượng của một phôtôn không đổi khi truyền đi D Trong một chùm sáng đơn sắc, các phôtôn có năng lượng bằng nhau Câu 89 Trong mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, khi điện tích của một bản tụ có giá trị cực đại thì cường độ dòng điện trong mạch B có giá trị cực đại A bằng ½ lần giá trị cực đại C bằng 0 D có giá trị cực tiểu . phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ. Câu 7: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên. sát A. khoảng vân tăng lên. B. khoảng vân giảm xuống. C. vị trí vân trung tâm thay đổi. D. khoảng vân không thay đổi. Câu 8: Trong chân không, ánh sáng có bước sóng lớn nhất trong số các ánh. đích chỉ để các em vững tâm lý khi vào phòng thi. Vậy các em định đánh liều vào sự may mắn đó, hay là bắt tay vào ôn thi ngày từ ngày đầu lớp 12, các em hãy chuẩn bị thật tốt để khi vào phòng

Ngày đăng: 08/07/2015, 22:02

Xem thêm: trắc nghiệm vật lí hay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w