1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN CƠ SƠ DỮ LIỆU NÂNG CAO ĐiỀU KHIỂN TƯƠNG TRANH VÀ LẬP LỊCH TRONG CSDL THỜI GIAN THỰC

33 521 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 238,42 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ **************** CÁC THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN TƯƠNG TRANH VÀ LẬP LỊCH TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU THỜI GIAN THỰC GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN HÀ NAM NHÓM THỰC HIỆN: (Nhóm 17) LƯU MINH ĐỨC CHU THỊ THẮM HÀ NỘI – 03/2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: CÁC HỆ THỐNG CSDL THỜI GIAN THỰC 4 1.1 Định nghĩa CSDL thời gian thực 4 1.2 Khái niệm về giao dịch và tính khả tuần tự 5 1.3. Mô hình CSDL thời gian thực 6 1.4. Lập lịch các giao dịch CSDL thời gian thực 7 1.5. Quản lý bộ nhớ 11 1.6 Lập lịch đọc/ghi (I/O) 13 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH TRONG CÁC HỆ THỐNG CSDL THỜI GIAN THỰC 17 2.1 Điều khiển đồng thời 15 2.2 Điều khiển tiếp nhận (Admission Control) 27 2.3 Quản lý bộ nhớ (Buffer management) 28 2.4 Lập lịch đĩa (Disk Scheduling) 31 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, các hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) thời gian thực đã và đang ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Hệ thống CSDL thời gian thực là sự kết hợp các hệ thống thời gian thực và hệ thống CSDL, trong đó ngoài việc đóng vai trò tương tự như các hệ quản trị CSDL truyền thống gồm lưu trữ, cung cấp các chức năng truy vấn và xử lý dữ liệu, hệ thống CSDL thời gian thực còn phải đáp ứng các yêu cầu về mặt thời gian đối với dữ liệu được quản lý, các ràng buộc thời gian của giao dịch, và các mục tiêu xác định về mặt hiệu năng. Các lĩnh vực ứng dụng CSDL thời gian thực bao gồm cơ sở hạ tầng mạng, viễn thông, thị trường tài chính, hàng không với các ứng dụng điển hình như hệ thống điều khiển không lưu, giao dịch cổ phiếu chứng khoán, đặt chỗ máy bay, du lịch, tính cước trả trước viễn thông Với sự phát triển nhanh chóng của mạng internet, viễn thông và các dịch vụ toàn cầu hóa, đòi hỏi phải có những hệ thống CSDL thời gian thực để đáp ứng được các yêu cầu của người dùng. Trong lĩnh vực viễn thông, đang có sự phát triển vượt bậc của các thuê bao di động với tỷ lệ các thuê bao trả trước chiếm tới hơn 80%. Do đó, bài toán tính cước cho thuê bao điện thoại di động là hết sức quan trọng. Với xu hướng người dùng chuyển sang sử dụng thuê bao di động mà dịch vụ trả trước là phần lớn, và trong tương lai mạng viễn thông được nâng cấp lên thế hệ 4G với rất nhiều dịch vụ phong phú, đa dạng thì các yêu cầu đặt ra cho bài toán tính cước trả trước là hết sức thiết thực, cấp bách. Đó là làm sao phải tính toán được nhanh chóng, chính xác, kịp thời mà vẫn phải đảm bảo được hoạt động của mạng lưới. Như vậy, với thực tại và định hướng phát triển nêu trên, việc nghiên cứu các vấn đề trong CSDL thời gian thực đặc biệt là yếu tố giải quyết tương tranh và lập lịch là một trong những việc làm rất cấp bách. Trang- 3 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực CHƯƠNG 1: CÁC HỆ THỐNG CSDL THỜI GIAN THỰC Nội dung chính của chương này trình bày đầy đủ toàn bộ những lĩnh vực liên quan của các Hệ thống CSDL thời gian thực và phân tích một số chủ đề đáng chú ý. Mở đầu chương là phần giới thiệu các khái niệm về giao dịch và tính khả tuần tự (serializability) thể hiện tính đúng đắn của các hệ CSDL truyền thống. Phần tiếp theo trình bày định sự khác biệt giữa các hệ thống cấp thiết theo thời gian và các hệ CSDL phi thời gian thực, và trình bày một mô hình của một Hệ CSDL thời gian thực để phác họa sự pha trộn của các tài nguyên liên quan và biểu diễn các thành phần quan trọng cần xem xét. 1.1 Định nghĩa CSDL thời gian thực CSDL thời gian thực là một hệ thống tích hợp những đặc điểm chung của hệ thống thời gian thực và CSDL. Nghĩa là, hệ thống CSDL thời gian thực có nhiệm vụ xử lý các giao dịch CSDL và đáp ứng các yêu cầu ràng buộc xác định về mặt thời gian của hệ thống. Trên thực tế, việc thiết kế tổng thể một hệ thống CSDL thời gian thực bao hàm các vấn đề có liên quan như sau: 1. Các mô hình hệ thống CSDL thời gian thực 2. Lập lịch các giao dịch CSDL thời gian thực. a. Điều khiển đồng thời b. Giải quyết tương tranh c. Tắc nghẽn 3. Khả năng chịu lỗi và khắc phục sự cố 4. Điều khiển tiếp nhận (Admission Control) 5. Quản lý bộ nhớ 6. Lập lịch vào/ra và ghi đĩa 7. Tính toán không chính xác 8. Các hệ thống CSDL bộ nhớ chính (Main Memory Database Systems) Trang- 4 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực 9. Giảm thiểu hỗ trợ giao dịch, nghĩa là nới lỏng tính khả tuần tự (Relaxing Serializability) 10.Tính bất biến truy nhập (Access Invariance) 11.Khả năng dự báo trước (Predictability) Do sự pha trộn của nhiều vấn đề, các giới hạn, và mục đích nghiên cứu, nên ở đây chỉ chú ý đến một số vấn đề trọng tâm. Các vấn đề khác sẽ được nghiên cứu sau. 1.2 Khái niệm về giao dịch và tính khả tuần tự Trạng thái của một giao dịch bao gồm các bản ghi, sự xác nhận về các giá trị của những bản ghi này, và một tập những chuyển đổi được phép có thể áp dụng cho các giá trị của những bản ghi đó. Những sự xác nhận này được gọi là những ràng buộc nhất quán. Một điều có lẽ cần thiết để tạm thời vi phạm tính nhất quán của trạng thái hệ thống trong khi sửa nó. Vì vậy, để chuyển đổi một trạng thái hệ thống nhất quán sang một trạng thái nhất quán khác, hệ thống cung cấp các tập hành động theo dạng các hoạt động đọc và ghi. Một giao dịch là một tập của những hành động như vậy, trong khi bao gồm một sự chuyển đổi nhất quán của trạng thái hệ thống. Mỗi giao dịch, khi được thực thi một mình, sẽ chuyển đổi một trạng thái nhất quán thành một trạng thái nhất quán mới; nghĩa là, các giao dịch bảo trì tính nhất quán của thông tin CSDL thời gian thực. Các hệ thống quản lý CSDL truyền thống (DBMS) cấm những sự không nhất quán bằng cách thỏa mãn bốn tính chất được kết hợp với các giao dịch, được gọi là các tính chất ACID, đó là: - A (Atomicity) Tính nguyên tử. - C (Consistency) Tính nhất quán - I (Isolation) Tính cô lập. - D (Durability) Tính bền. Trong khi mỗi giao dịch duy trì tính nhất quán của CSDL tại các giới hạn của nó, các giao thức phục hồi được sử dụng để đảm bảo các tính chất nguyên tử và tính bền. Cuối cùng, tính cô lập có thể được bảo đảm bởi các giá trị điều khiển đồng thời. Trang- 5 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực Một sự thực thi được nói là có tính khả tuần tự nếu nó sinh ra cùng kết quả và có cùng ảnh hưởng đến CSDL như một số sự thực hiện tuần tự của cùng các giao dịch. Do các thực thi tuần tự là đúng đắn, và do mỗi thực thi tuần tự hóa có cùng ảnh hưởng giống như một thực thi tuần tự, nên tính khả tuần tự trở thành khái niệm của tính đúng đắn trong bất kỳ hệ quản trị CSDL thời gian thực nào. 1.3. Mô hình CSDL thời gian thực Các giao dịch trong một hệ thống CSDL thời gian thực đi qua các thành phần khác nhau cho đến khi kết thúc. Trong phần này đã xét một mô hình hệ thống CSDL thời gian thực, như thể hiện trong hình 2.1 dưới đây, và mô tả các thành phần khác nhau của nó. Phần còn lại sẽ xét hệ thống CSDL thời gian thực sẽ thừa nhận các giao dịch là đơn vị có thể lập lịch ngược với các tác vụ trong các hệ điều hành thời gian thực truyền thống. Nên, không như một số mô hình trong đó tải của hệ thống bao gồm chỉ các tác vụ, và mỗi tác vụ có thể chứa một số các giao dịch trong đó, mô hình này bao gồm có các giao dịch như các đơn vị lập lịch bộ đếm cho các tác vụ. Trong mô hình này các tác vụ là đơn vị có thể lập lịch chính. Một mô hình phải xét các vấn đề sau: - Kiểu của thời hạn cuối được kết hợp với một tác vụ, nghĩa là, soft, hard hay firm. - Kiểu của thời hạn cuối được kết hợp với các giao dịch trong một tác vụ; nghĩa là soft, firm, hay hard - Suy diễn một thời hạn cuối cho mỗi giao dịch trong một tác vụ cũng như tất cả các tác vụ còn lại là phải khả thi lúc đầu, - Các giao dịch trong một tác vụ là hợp tác hoặc độc lập, - Sự thực thi của các giao dịch trong một tác vụ là tuần tự hoặc đồng thời, - Nếu một thời hạn cuối của giao dịch là soft, thì những gì xảy ra nếu một giao dịch nhỡ thời hạn cuối của nó? Đó là, nếu một giao dịch được phép thực hiện đã qua thời hạn cuối của nó, thì một hành vi như vậy có thể hủy hoại sự thực thi của các giao dịch khác trong tác vụ không? - Nếu sự cố của giao dịch báo hiệu sự cố của tác vụ, thì sự cố của một giao dịch đã làm hỏng thực thi của các giao dịch còn lại trong hệ thống. Trang- 6 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực Hình 1.1 Mô hình CSDL thời gian thực Mô hình trên được đề xuất với những hiểu biết tốt nhất đến thời điểm này, tuy nhiên, một sự xem xét mô hình kỹ lưỡng vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu mở. Mô hình trên, nói cách khác, chỉ gồm các giao dịch, trong đó mỗi giao dịch có các thuộc tính giống như các tác vụ trong các hệ điều hành thời gian thực truyền thống; ví dụ, các thời hạn cuối, tính định kỳ, tính cấp thiết, mức ưu tiên, vv. Hơn nữa, CSDL tự nó được xét với sự lập lịch các truy cập đến CSDL, mà là một vấn đề riêng biệt với lập lịch CPU. Không những thế, lập lịch CPU được thừa nhận tồn tại ở một mức thấp hơn mức CSDL. Các mức ưu tiên có thể được gán cho các giao dịch thời gian thực theo nhiều chiến lược giống nhau được dùng để gán mức ưu tiên cho các tác vụ thời gian thực. 1.4. Lập lịch các giao dịch CSDL thời gian thực Yếu tố quyết định hiệu năng cơ bản trong một hệ thống CSDL thời gian thực là chính sách được sử dụng để lập lịch các giao dịch. Một chính sách lập lịch xác định khi nào dịch vụ được cấp cho giao dịch, do đó trực tiếp ảnh hưởng đến việc giao dịch có đáp ứng được thời hạn cuối của nó hay không. Một điểm đặc biệt của các hệ thống CSDL thời gian thực, ngoài các tài nguyên vật lý chuẩn, là các đối tượng dữ liệu được Trang- 7 Điều khiển tiếp nhận Gán ưu tiên Tính toán Điều khiển đồng thời Khởi tạo lại Truy nhập bộ đệm Giao dịch Yêu cầu/giải phóng một đối tượng dữ liệu Chặn Đĩa Nhỡ Đạt Ngắt Gửi Gửi lại Hủy Xác nhận Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực lưu trong CSDL, và các giao dịch truy nhập dữ liệu này phải được lập lịch theo các mục tiêu hiệu năng thời gian thực. Quy trình lập lịch của các giao dịch trong một hệ thống CSDL thời gian thực bao gồm điều khiển đồng thời (concurrency control) và giải quyết tương tranh (conflict resolution) và gián tiếp bao hàm phục hồi. Trong chương này sẽ thảo luận ngắn gọn hai vấn đề trên, phần chi tiết sẽ được trình bày trong chương sau. 1.4.1 Điều khiển đồng thời Một giao dịch CSDL điển hình là một chuỗi các thao tác được thực hiện trên một CSDL. Các hệ CSDL thông thường được tập trung vào các tính chất ACID – atomicity – nguyên tử, consistency – nhất quán, isolation – cô lập, và durability – tính bền. Hệ quản trị CSDL phải bảo đảm những tính chất này trong khi cung cấp tối đa sự đồng thời để tăng thông lượng, và duy trì tính đúng đắn của CSDL. Dữ liệu là tài nguyên duy nhất, và vì thế yêu cầu một hình thức lập lịch riêng biệt so với các tài nguyên phần cứng khác được xét. Tính khả tuần tự là khái niệm được thiết lập tốt về tính đúng đắn cho việc lập lịch xen kẽ các hành động giao dịch. Các chính sách lập lịch truy nhập dữ liệu được sử dụng trong một hệ CSDL nói chung được tham chiếu đến như các giao thức điều khiển đồng thời. Các giao thức điều khiển đồng thời bảo toàn tính toàn vẹn CSDL bằng cách giải quyết các thực thi đồng thời không tuần tự theo một cách mà bao gồm một trật tự tuần tự hóa trong số các giao dịch tranh chấp. Nghĩa là, điều khiển đồng thời là một cơ chế để đảm bảo sự không giao thoa của thực thi giao dịch; đó là, tính cô lập của các giao dịch đang thực hiện đồng thời. 1.4.2 Giải quyết tương tranh Các tranh chấp thường là kết quả của các thực thi đồng thời của các giao dịch thực hiện các hành động không tương thích; nghĩa là, đọc và ghi trên cùng mục dữ liệu tại cùng thời điểm. Các bộ lập lịch bất đồng khi phát hiện các tranh chấp tài nguyên trong số các giao dịch và cách thức trong đó các tranh chấp được giải quyết một khi chúng được tìm ra. Với các tài nguyên CSDL dùng chung, giao dịch bị đoạt quyền thường phải được hoàn tác nếu các cập nhật không đúng chỗ được sử dụng [3], [5]. Trang- 8 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực Khi một giao dịch yêu cầu một khóa trên mục dữ liệu trong khi khóa đã bị giữ, trong chế độ tranh chấp, bởi một giao dịch khác, cả hai giao dịch đều có các ràng buộc thời gian, thì chỉ một giao dịch có thể giữ khóa. Tranh chấp nên được giải quyết theo các đặc điểm của các giao dịch tương tranh. Giải quyết tương tranh Wound-Wait dựa trên mức ưu tiên Kỹ thuật Wound-Wait ban đầu được đề xuất bởi Rosenkrantz để tránh tắc nghẽn. Lược đồ ban đầu được thiết kế có sử dụng các nhãn thời gian. Tuy nhiên, hai tác giả Abbott và Garcia-Molina đã sửa bản lược đồ để cho chúng sử dụng các mức ưu tiên thay vì các nhãn thời gian và được áp dụng cho phiên bản được sửa để giải quyết tương tranh trong các hệ CSDL thời gian thực. Phiên bản được sửa mới gọi là High- Priority (HP) – Ưu tiên mức cao và như Priority-Abort (PA) – Hủy bỏ theo mức ưu tiên [2], [3]. Phác họa thuật toán chung là như sau: Gọi P(T i ) là ưu tiên của giao dịch T i T r yêu cầu một khóa trên mục dữ liệu D If (không tranh chấp) then T r truy nhập D else - T h đang giữ mục dữ liệu được yêu cầu, giải quyết tương tranh như sau if (P(T r ) > P(T h )) then T h bị hủy bỏ else T r đợi khóa, nghĩa là, chặn. Trong lược đồ HP, nếu hai giao dịch tham gia vào một tranh chấp, thì giao dịch có mức ưu tiên thấp hơn sẽ bị hủy nhằm giải phóng tài nguyên theo yêu cầu cho giao dịch có mức ưu tiên cao hơn. Để bảo trì tính khả tuần tự, giao dịch có mức ưu tiên thấp hơn bị đoạt quyền sẽ được hoàn tác, và khi được khởi động lại nó phải thực hiện từ đầu. Tuy nhiên, một giao dịch ưu tiên thấp hơn trong phương pháp HP được phép đợi giao dịch có mức ưu tiên cao hơn. Nên, tất cả các tranh chấp được giải quyết để ưu tiên cho các giao dịch ưu tiên cao hơn. Phụ thuộc vào cách thức các mức ưu tiên của các giao dịch được sinh ra, các giao thức giải quyết tương tranh khác nhau có thể được tạo. Trang- 9 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực 1.4.3 Tắc nghẽn Sự sử dụng các lược đồ khóa có thể gây ra một sự tắc nghẽn, do đó yêu cầu phát hiện tắc nghẽn xảy ra, ngăn tắc nghẽn, hay tránh tắc nghẽn. Trong phần này sẽ chỉ thảo luận sự phát hiện tắc nghẽn do nó là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong các hệ quản trị CSDL thông thường. Một lược đồ phát hiện tắc nghẽn được gọi khi một giao dịch ở trong hàng đợi một mục dữ liệu bị khóa. Bất cứ khi nào một tập các giao dịch tham gia vào một vòng đợi thì một tắc nghẽn sẽ xảy ra. Nếu chu trình tắc nghẽn được phát hiện, một trong số các giao dịch liên quan trong chu trình phải bị hủy bỏ nhằm phá vỡ chu trình đó. Trong những trường hợp như vậy, một giao dịch tham gia trong chu trình được chọn để hủy nhằm phá vỡ sự tắc nghẽn. Trong một hệ CSDL thời gian thực, giao dịch bị hủy bỏ nên được chọn sao cho đảm bảo số lượng lớn nhất các giao dịch còn lại có thể đáp ứng được thời hạn cuối của chúng. Các giao dịch trong bất kỳ hệ thống cấp thiết thời gian nào bị hủy bỏ sẽ được xét các yêu cầu thời gian của chúng ngoài việc hệ thống phải chịu một giá tối thiểu. Năm chính sách giải quyết tắc nghẽn mà đưa các tính chất thời gian vào của các giao dịch và cái giá của các hành động bị hủy như sau: Chính sách 1: Luôn luôn hủy giao dịch gọi phát hiện tắc nghẽn. Chính sách 2: Lưu vết chu trình tắc nghẽn, và hủy giao dịch chậm đầu tiên gặp phải trong một chu trình tắc nghẽn. Nếu không có giao dịch chậm nào tìm thấy, thì hủy giao dịch với thời hạn cuối lâu nhất. Chính sách 3: Lưu vết chu trình tắc nghẽn, và hủy giao dịch chậm đầu tiên gặp phải trong một chu trình tắc nghẽn. Nếu không có giao dịch chậm nào tìm thấy, thì hủy giao dịch với thời hạn cuối sớm nhất. Chính sách 4: Lưu vết chu trình tắc nghẽn, và hủy giao dịch chậm đầu tiên gặp phải trong một chu trình tắc nghẽn. Nếu không có giao dịch chậm nào tìm thấy, thì hủy giao dịch ít cấp thiết nhất. Chính sách 5: Hủy giao dịch không khả thi với tính cấp thiết thấp nhất. Nếu tất cả các giao dịch là khả thi, thì hủy một giao dịch khả thi với tính cấp thiết thấp nhất. Chính sách này là nhạy cảm với độ chính xác của thời gian tính toán vì nó yêu cầu thông tin Trang- 10 [...]... sau Trang- 14 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH TRONG CÁC HỆ THỐNG CSDL THỜI GIAN THỰC Nội dung chương này sẽ trình bày chi tiết một số vấn đề quan trọng đã được quan tâm nghiên cứu nhiều trong CSDL thời gian thực Đó là các vấn đề điều khiển đồng thời, quản lý bộ nhớ và lập lịch ghi đĩa 2.1 Điều khiển đồng thời 2.1.1 Điều khiển đồng thời theo khóa... chặn được xếp hàng trong trình quản lý khóa Kỹ thuật Trang- 15 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực được dùng trong tổ chức hàng đợi này là điều quan tâm lớn trong các hệ thống cấp thiết thời gian Nếu mọi giao dịch trong một lịch tuân theo giao thức 2PL, lịch sẽ được bảo đảm là khả tuần tự và không cần được xác minh Đồng bộ hóa các giao dịch CSDL thời gian thực trong các giao thức... Trang- 28 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực khung bộ đệm còn trống giữa các giao dịch CSDL đồng thời, trong khi các chiến lược thay thế bộ đệm cố gắng giảm thiểu tỉ lệ lỗi bộ đệm Trong một môi trường thời gian thực, mục tiêu của bộ đệm dữ liệu không chỉ là giảm thời gian đáp ứng giao dịch, nhưng quan trọng hơn, là tăng số lượng giao dịch thỏa mãn các ràng buộc thời gian của... phóng đủ không gian bộ đệm cho các giao dịch mới đến Trang- 31 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực KẾT LUẬN Với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ trên mạng internet và viễn thông hiện nay, nhu cầu áp dụng các hệ thống CSDL thời gian thực vào nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra là một xu thế tất yếu Mặc dù các hệ thống CSDL thời gian thực bước đầu đã được áp dụng trong một số... CSDL thời gian thực Trong các hệ thống CSDL truyền thống, một chính sách giải quyết tương tranh dựa trên khóa bảo quản được tài nguyên, trong khi một cách tiếp cận lạc quan với chính Trang- 21 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực sách giải quyết tương tranh dựa trên khởi tạo lại có xu hướng lãng phí tài nguyên Trong các hệ thống CSDL thời gian thực, những giao thức này có xu hướng... xét đến CSDL lớn ở bên trên điểm cắt Tr % an hTr N chT an 2 h ấph ốC caP ỡĐi ch i oấp ỡ L ể ưC u m th S H gi ấp D Hình 2.1 Quan hệ giữa kích cỡ CSDL và tỉ lệ nhỡ hạn của giao dịch ao P L nh au Trang- 23 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực 2.1.4 Điều khiển đồng thời suy đoán (Speculative) Một bất lợi lớn của OCC cổ điển khi được sử dụng trong các hệ thống CSDL thời gian thực là... thống CSDL thời gian thực Trong thuật toán kết quả, OCC-BC, khi một giao dịch xác nhận, nó thông báo cho các giao dịch hiện thời đang chạy khác mà tranh chấp với nó, và những giao dịch đang tranh chấp này được trực tiếp khởi tạo lại Chú ý rằng không cần kiểm tra các tranh chấp với các giao dịch vừa được xác nhận, vì nếu giao dịch Trang- 20 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực. . .Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực về thời gian thực thi còn lại; nên, tổng các yêu cầu thời gian thực thi tại thời điểm bắt đầu mỗi giao dịch phải được biết 1.5 Quản lý bộ nhớ Khả năng sẵn sàng của bộ nhớ ảnh hướng đến thời gian đáp ứng giao dịch theo hai cách Thứ nhất, trước khi một giao dịch bắt đầu thực hiện, bộ đệm (các trang nhớ) phải... thấp vào hệ thống Tuy nhiên, chiến lược Max có thể hạn chế nghiêm trọng mức đa lập trình nếu mọi giao dịch yêu cầu một lượng đáng kể bộ nhớ Chiến lược Max thích hợp hơn nếu bộ nhớ dồi dào; trong khi chiến lược Min-Max phù hợp với các hệ thống có bộ nhớ hạn chế Trang- 30 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực 2.4 Lập lịch đĩa (Disk Scheduling) Trong các hệ CSDL thời gian thực, ... thực, việc đọc và ghi dữ liệu lưu trữ là điều cốt tử Nên, khi các giao dịch có các ràng buộc thời gian thì việc lập lịch ghi đĩa trở thành một vấn đề quan trọng do sự khác biệt lớn về mặt tốc độ giữa CPU và hệ thống vào/ra Trong một hệ CSDL dùng đĩa, thao tác vào/ra đĩa chiếm một phần lớn của thời gian thực thi giao dịch Cùng với lập lịch CPU, các thuật toán lập lịch đĩa nhận biết thời gian có thể giúp . giải quyết tương tranh và lập lịch là một trong những việc làm rất cấp bách. Trang- 3 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực CHƯƠNG 1: CÁC HỆ THỐNG CSDL THỜI GIAN THỰC Nội. 28 2.4 Lập lịch đĩa (Disk Scheduling) 31 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, các hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) . tượng dữ liệu Chặn Đĩa Nhỡ Đạt Ngắt Gửi Gửi lại Hủy Xác nhận Điều khiển tương tranh và lập lịch trong CSDL thời gian thực lưu trong CSDL, và các giao dịch truy nhập dữ liệu này phải được lập lịch

Ngày đăng: 08/07/2015, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w