1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạn chế nợ xấu trong cho vay tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng

26 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 195,4 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số : 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014 C C ô ô n n g g t t r r ì ì n n h h đ đ ư ư ợ ợ c c h h o o à à n n t t h h à à n n h h t t ạ ạ i i Đ Đ Ạ Ạ I I H H Ọ Ọ C C Đ Đ À À N N Ẵ Ẵ N N G G N N g g ư ư ờ ờ i i h h ư ư ớ ớ n n g g d d ẫ ẫ n n k k h h o o a a h h ọ ọ c c : : TS. VÕ DUY KHƯƠNG P P h h ả ả n n b b i i ệ ệ n n 1 1 : : P P G G S S . . T T S S . . V V õ õ T T h h ị ị T T h h ú ú y y A A n n h h P P h h ả ả n n b b i i ệ ệ n n 2 2 : : T T S S . . H H ồ ồ K K ỳ ỳ M M i i n n h h L L u u ậ ậ n n v v ă ă n n đ đ ư ư ợ ợ c c b b ả ả o o v v ệ ệ t t r r ư ư ớ ớ c c H H ộ ộ i i đ đ ồ ồ n n g g c c h h ấ ấ m m L L u u ậ ậ n n v v ă ă n n t t ố ố t t n n g g h h i i ệ ệ p p T T h h ạ ạ c c s s ĩ ĩ Q Q u u ả ả n n t t r r ị ị k k i i n n h h d d o o a a n n h h h h ọ ọ p p t t ạ ạ i i Đ Đ ạ ạ i i h h ọ ọ c c Đ Đ à à N N ẵ ẵ n n g g v v à à o o n n g g à à y y 2 2 2 2 t t h h á á n n g g 3 3 n n ă ă m m 2 2 0 0 1 1 4 4 . . C C ó ó t t h h ể ể t t ì ì m m h h i i ể ể u u l l u u ậ ậ n n v v ă ă n n t t ạ ạ i i : : - - T T r r u u n n g g t t â â m m T T h h ô ô n n g g t t i i n n - - H H ọ ọ c c l l i i ệ ệ u u , , Đ Đ ạ ạ i i h h ọ ọ c c Đ Đ à à N N ẵ ẵ n n g g - - T T h h ư ư v v i i ệ ệ n n T T r r ư ư ờ ờ n n g g Đ Đ ạ ạ i i h h ọ ọ c c K K i i n n h h t t ế ế , , Đ Đ ạ ạ i i h h ọ ọ c c Đ Đ à à N N ẵ ẵ n n g g 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đang là một trong những nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp đối với nền kinh tế nói chung và đối với hệ thống ngân hàng nói riêng. Để cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đạt kết quả, công việc đầu tiên phải giải quyết tốt và phải giải quyết trước là vấn đề nợ xấu ở các ngân hàng. Theo kết quả giám sát của NHNN, nợ xấu của hệ thống các TCTD đến cuối năm 2012 lên tới trên 200 ngàn tỷ đồng chiếm trên 8% tổng dư nợ của các TCTD. Tỷ lệ nợ xấu cao như hiện nay là hệ quả tất yếu của nhiều năm chất lượng tín dụng yếu kém ở các NHTM. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng vẫn duy trì được tốc độ tăng ở hoạt động huy động vốn và cho vay. Tuy nhiên, nợ xấu đang có xu hướng tăng mạnh, thuộc nhóm chi nhánh ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trên địa bàn. Nợ xấu cao đã làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh, làm giảm uy tín của Ngân hàng nên việc hạn chế nợ xấu hiện nay đang là vấn đề đặc biệt quan tâm đối với NH TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Đà Nẵng. Xuất phát từ thực trạng đó, với mong muốn tìm ra những biện pháp để hạn chế nợ xấu tại MHB Đà Nẵng, để ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và đất nước nói chung, tôi chọn đề tài: “Hạn chế nợ xấu trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng” để nghiên cứu cho luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và nợ xấu, hệ thống các tiêu chí đánh giá nợ xấu và công tác quản lý, xử 2 lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần hạn chế nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nợ xấu và hạn chế nợ xấu trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: + Về nội dung: Tập trung vào nội dung hạn chế nợ xấu trong cho vay, bao gồm phòng ngừa nợ xấu và xử lý nợ xấu đã phát sinh, không bao gồm tất cả những vấn đề về hạn chế rủi ro tín dụng. + Không gian: Tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng. + Thời gian: sử dụng các dữ liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, diễn dịch và quy nạp kết hợp với thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, đánh giá Dựa vào dữ liệu đã có ở quá khứ, kết hợp với quan sát thực tiễn để tìm ra những tồn tại, từ đó rút ra giải pháp nhằm hạn chế tối đa nợ xấu trong cho vay. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hạn chế nợ xấu trong cho vay của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hạn chế nợ xấu trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng. 3 Chương 3: Các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, tác giả đã tìm đọc các đề tài viết về nợ xấu, như: (1) Đề tài do học viên Lê Hữu thực hiện “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á – Chi nhánh Nha Trang” hoàn thành năm 2011. (2) Đề tài do học viên Nguyễn Xuân Quang thực hiện “Hạn chế nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Đà Nẵng” hoàn thành năm 2012. (3) Đề tài do học viên Nguyễn Bá Diệp thực hiện “Một số giải pháp xử lý nợ xấu tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam” hoàn thành năm 2011. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NỢ XẤU TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thương mại a. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại - Khái niệm cho vay Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng thực hiện điều hòa 4 vốn trong nền kinh tế dưới hình thức phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được từ xã hội để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống. - Phân loại cho vay: * Phân loại theo thời hạn cho vay: + Cho vay ngắn hạn + Cho vay trung hạn + Cho vay dài hạn * Phân loại theo phương thức cho vay: + Cho vay từng lần + Cho vay theo hạn mức tín dụng + Cho vay theo dự án đầu tư + Cho vay hợp vốn + Cho vay trả góp + Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng + Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng + Cho vay theo hạn mức thấu chi. * Phân loại theo mục đích cho vay: + Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp + Cho vay kinh doanh chứng khoán + Cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản + Cho vay sản xuất nông nghiệp + Cho vay tiêu dùng… * Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: + Cho vay có bảo đảm bằng tài sản + Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản - Nguyên tắc vay vốn + Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. + Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. 5 b. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại - Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền được hẹn trả theo hợp đồng (tiền lãi, tiền gốc, hoặc cả hai) từ các khoản cấp tín dụng và các chứng khoán đầu tư sẽ không được trả đầy đủ. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được coi là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. - Phân loại rủi ro tín dụng Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, phân chia thành 2 loại: + Rủi ro khách quan + Rủi ro chủ quan Căn cứ vào tính chất của rủi ro tín dụng: + Rủi ro tín dụng đặc thù + Rủi ro tín dụng hệ thống - Đặc điểm của rủi ro tín dụng: + Rủi ro tín dụng có tính tất yếu + Rủi ro tín dụng có tính gián tiếp + Rủi ro tín dụng có tính đa dạng và phức tạp 1.1.2. Nợ xấu trong cho vay của ngân hàng thương mại a. Khái niệm nợ xấu * Theo định nghĩa của IMF: Một khoản nợ xấu được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả lãi từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc trả chậm theo thỏa thuận; hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được 6 thanh toán đầy đủ. Tại Việt Nam, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 22/4/2005 thì nợ xấu được định nghĩa như sau: Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu theo phương pháp định tính của Việt Nam cũng được xác định dựa theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. b. Phân loại nợ xấu - Theo phương pháp định lượng: Trên cơ sở thời gian quá hạn của khoản vay, ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau: a) Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn b) Nhóm 2 - Nợ cần chú ý c) Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn d) Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ đ) Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn - Theo phương pháp định tính: Trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng, NHTM cũng phân loại nợ theo 5 nhóm. Các khoản nợ được xếp vào nhóm 3, 4, 5 được xác định là các khoản nợ xấu. c. Tác hại của nợ xấu - Đối với Ngân hàng: + Làm giảm lợi nhuận ngân hàng + Làm giảm khả năng khoản và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh + Làm giảm uy tín của Ngân hàng + Không duy trì được đội ngũ nhân viên - Đối với nền kinh tế: Nợ xấu làm giảm tính tích cực của tín dụng đối với nền kinh tế, gây rối loạn lưu thông tiền tệ trong nước, gây đình trệ sản xuất và khủng hoảng kinh tế, gây mất ổn định an sinh xã hội. 7 1.2. HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Nội dung của công tác hạn chế nợ xấu - Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý - Đa dạng hóa danh mục cho vay - Xây dựng và khai thác tốt nguồn thông tin tín dụng - Thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay của ngân hàng Để thực hiện tốt quy trình cho vay cần tập trung vào một số vấn đề như sau: Xếp hạng tín dụng nội bộ; Nâng cao chất lượng công tác phân tích và thẩm định cho vay; Kiểm tra, giám sát vốn vay chặt chẽ. - Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay + Cho vay có bảo đảm bằng tài sản + Mua bảo hiểm khoản cho vay - Cơ cấu lại nợ vay: + Điều chỉnh kỳ hạn nợ + Gia hạn nợ - Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay - Bán các khoản nợ - Sử dụng các biện pháp để thu hồi nợ - Sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng 1.2.2. Những chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả hạn chế nợ xấu của NHTM - Tổng nợ xấu - Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ - Tỷ lệ nợ xấu đã thu hồi: nợ xấu đã thu hồi/tổng dư nợ - Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro = Dự phòng rủi ro đã trích/ tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ xấu đã xử lý rủi ro= Tổng số nợ xấu đã xử lý rủi ro/ tổng dư nợ. 8 Trên cơ sở các chỉ tiêu trên, kết quả hạn chế nợ xấu của ngân hàng được đánh giá thông qua: - Mức tăng, giảm tổng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, tỷ lệ nợ xấu đã thu hồi, tỷ lệ nợ xấu đã xử lý rủi ro. - Sự biến động của cơ cấu các nhóm nợ trong nợ xấu 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế nợ xấu trong cho vay của Ngân hàng thương mại a. Nhóm nhân tố bên ngoài - Nhóm nhân tố từ phía môi trường: Môi trường tự nhiên, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - chính trị. - Nhóm nhân tố từ phía khách hàng. b. Nhóm nhân tố bên trong - Chính sách tín dụng - Công tác quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng: + Quy trình tín dụng nội bộ + Cơ cấu cho vay + Hoạt động kiểm toán nội bộ - Năng lực và đạo đức của CBTD - Công nghệ Ngân hàng - Cơ cấu tổ chức CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG [...]... lãi cho vay lại giảm 16,87% so với năm 2011 Tổng chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi năm 2012 tăng hơn 68 lần so với năm 2011 Kết quả năm 2012 chi nhánh lỗ 113.339 triệu đồng 10 2.2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.2.1 Tình hình thực hiện công tác hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long,. .. hoạch do Hội sở MHB giao CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của MHB Đà Nẵng trong những năm đến - Đẩy mạnh công tác huy động vốn theo từng... tổng nợ xấu cho thấy công tác hạn chế nợ xấu tại MHB Đà Nẵng chưa tốt b Nợ xấu phân theo loại hình tổ chức của khách hàng vay Nợ xấu trong cho vay Công ty cổ phần, công ty TNHH luôn chi m tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu, năm 2011 chi m 59%, năm 2012 chi m 90,8% Dư nợ cho vay của Công ty cổ phần, công ty TNHH năm 2012 chi m 79,64% tổng dư nợ nhưng nợ xấu chi m đến 90,8% trong tổng nợ xấu, cho thấy MHB... có biện pháp hữu hiệu trong hạn chế nợ xấu đối với đối tượng cho vay này c Nợ xấu phân theo cho vay có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm Nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản chi m tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu d Nợ xấu phân theo mục đích vay Nợ xấu tập trung ở lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay thương mại Sự tập trung tín dụng quá mức trong lĩnh vực cho vay đầu tư, kinh doanh... tăng; cho vay đối với tư nhân, cá thể ngày càng giảm Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn luôn cao hơn tỷ trọng cho vay ngắn hạn, luôn chi m trên 50% dư nợ cho vay của toàn chi nhánh Khách hàng vay vốn trung dài hạn chủ yếu là tổ chức vay để đầu tư tài sản cố định và kinh doanh bất động sản c Kết quả kinh doanh qua các năm Thu nhập, chi phí tại MHB Đà Nẵng chủ yếu là về hoạt động tín dụng Năm 2012 chi cho. .. lý nợ xấu Xây dựng chi n lược và kế hoạch để thu hồi được nợ xấu nhanh với chi phí hợp lý 3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 3.2.1 Xây dựng danh mục cho vay hiệu quả MHB Đà Nẵng cần xây dựng danh mục cho vay đa dạng, phù hợp và hiệu quả theo hướng: đa dạng hóa các nghành nghề, lĩnh vực, đối tượng vay vốn…để giảm thiểu... bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng (MHB Đà Nẵng) được thành lập theo Quyết định số 112/QĐ-NHN-HĐQT ngày 04 tháng 12 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) về việc thành lập Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Đà Nẵng, theo đó MHB Đà Nẵng là một chi. .. hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng, tôi đã phân tích và nêu ra những mặt đạt được và tồn tại đối với công tác hạn chế nợ xấu trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng, từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để khắc phục những tồn tại, góp phần hạn chế nợ xấu trong cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh... năng lực điều hành của Ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác chỉ đạo, giám sát việc cho vay, quản lý nợ, phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay - Ưu tiên tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào hiệu quả của việc cho vay Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả - Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho CBTD, lãnh đạo phòng kinh doanh,... cao, trong đó có sự tăng mạnh của nợ nhóm 5 13 2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG CHO VAY TẠI NHTM CP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.3.1 Những mặt đạt được - MHB Đà Nẵng đã đưa ra các giải pháp nhằm đạt được các chỉ tiêu kế hoạch do Hội sở giao và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nhà nước - MHB Đà Nẵng thực hiện đúng các bước của quy trình cho . Phân loại cho vay: * Phân loại theo thời hạn cho vay: + Cho vay ngắn hạn + Cho vay trung hạn + Cho vay dài hạn * Phân loại theo phương thức cho vay: + Cho vay từng lần + Cho vay theo hạn. chế nợ xấu trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Đà Nẵng. 3 Chương 3: Các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát. VỀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NỢ XẤU TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thương mại

Ngày đăng: 08/07/2015, 13:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN