Câu III 3,0 điểm Bốn thắng lợi quân sự nào của quân dân miền Nam có ý nghĩa đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam?. - Ngoại gia
Trang 1CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ
ĐỀ THI THỬ SỐ 7
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (1,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Câu II (3,0 điểm)
Tại sao trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra
đường lối kháng chiến toàn diện ? Kháng chiến toàn diện đã thể hiện trong 9 năm
kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 – 1954) như thế nào ?
Câu III (3,0 điểm)
Bốn thắng lợi quân sự nào của quân dân miền Nam có ý nghĩa đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam ? Hãy giải thích vì sao ?
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị cấp cao Ianta (2 – 1945) và hệ quả của những quyết định đó
Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày những nét chính về chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh
- Hết -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
Trang 2HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 7 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(1 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
+ Thế giới :
Ngày 14 - 8 - 1945 Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, phe phát
xít hoàn toàn thất bại Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
+ Trong nước :
- Từ ngày 14 - 8 đến 28 - 8 - 1945, cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành
được chính quyền trên toàn quốc Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, chính quyền
trong cả nước đã thật sự về tay nhân dân ta
- Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình, Mặt trận Việt Minh tổ chức buổi lễ
ra mắt Chính phủ lâm thời Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn
Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới rằng nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà đã ra đời
II
(3 điểm)
Tại sao trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đề ra đường lối kháng chiến toàn diện ? Kháng chiến toàn diện đã thể hiện trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 – 1954) như thế nào ?
a) Tại sao trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra
đường lối kháng chiến toàn diện ?
- Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6 - 3 - 1946 và Tạm ước 14 - 9 - 1946, thực dân
Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta Ngày 18 - 12 -
1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu,
để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội
- Tình thế khẩn cấp buộc Đảng và Chính phủ ta phải có những quyết định kịp thời
trước vận nước lâm nguy Trong hai ngày 18, 19 - 12 - 1946, Hội nghị Ban Thường
vụ Trung ương Đảng mở rộng đã quyết định phát động cả nước kháng chiến chống
thực dân Pháp Ngày 19 - 12 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến” Ngày 22 - 12 - 1946, Trung ương Đảng ra “Chỉ thị toàn dân
kháng chiến”
- Muốn làm cho khẩu hiệu “toàn dân kháng chiến” có nội dung thực sự thì kháng
chiến phải có nhiều hình thức quân sự, chính trị, kinh tế Thông qua những hình
thức kháng chiến toàn diện như thế thì toàn dân ta mới phát huy được hết năng lực
của mình trong cuộc kháng chiến
- Thực dân Pháp không những đánh ta về mặt quân sự mà còn phá ta về cả kinh tế,
chính trị, văn hóa cho nên ta không những phải kháng chiến trên mặt trận quân sự
mà phải đánh bại mọi âm mưu phá hoại về kinh tế và chính trị của chúng, phải
kháng chiến toàn diện
b) Kháng chiến toàn diện đã thể hiện trong 9 năm kháng chiến chống thực dân
Pháp và can thiệp Mĩ (1946 – 1954) như thế nào ?
- Chính trị: Không ngừng nâng cao khối đoàn kết toàn dân, chống lại âm mưu chia
rẽ của kẻ thù, củng cố và phát triển chính quyền cách mạng, chống âm mưu “dùng
người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của chúng Tăng
cường không ngừng sự lãnh đạo của Đảng làm hạt nhân lãnh đạo đưa kháng chiến
đến thắng lợi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai quyết định đưa Đảng ra hoạt
động công khai và đổi tên Đảng, Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh – Liên Việt
đầu năm 1951 Công tác vận đồng bào miền núi, đồng bào công giáo, quần chúng
trong vùng địch tạm chiếm, công tác vận động Nguỵ binh được Đảng coi trọng
Trang 3- Kinh tế :
+ Xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cấp, tự túc bảo đảm phục vụ kháng chiến,
ổn định đời sống nhân dân; thực hiện chủ trương “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”
+ Đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại kinh tế của địch, bảo vệ mùa màng, thóc
gạo
+ Đặc biệt Đảng ta không ngừng thực hiện từng bước nhiệm vụ dân chủ cho nông
dân (các chính sách giảm tô, giảm tức,chia ruộng công, thuế nông nghiệp nhất là
chủ trương triệt để giảm tô giảm tức và cải cách ruộng đất trong thời kì 1953 –
1954)
+ Nhờ đó đã động viên sức mạnh to lớn của hậu phương cho kháng chiến thắng lợi
Cơ sở công nghiệp quốc phòng được xây dựng khá nhiều với quy mô vừa và nhỏ ở
khắp các vùng tự do và chiến khu
- Ngoại giao : Đại hội thành lập liên minh chiến đấu ba nước Việt – Miên – Lào
đầu năm 1951; Việt Nam cử quân tình nguyện sang giúp nhân dân Miên và Lào;
năm 1950 Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận nước ta; cuộc đấu tranh
trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương năm 1954
- Quân sự : Thắng lợi trên các mặt kháng chiến nói trên đã góp phần tạo ra và thúc
đẩy thắng lợi ngày càng to lớn của nhân dân ta trên các chiến trường
+ Mở đầu kháng chiến, quân và dân ta đã chặn đứng âm mưu đánh nhanh thắng
nhanh của giặc Pháp, tiêu hao và vây hãm chúng trong các thànhh phố và thị xã, tạo
điều kiện cho cả nước đi vào kháng chiến lâu dài, lực lượng vũ trang nhân dân với
ba thứ quân không ngưng trưởng thành về mọi mặt
+ Cùng với tiến công đánh địch ngày càng mạnh mẽ ở vùng sau lưng địch, giải
phóng đất đai, đẩy địch ngày càng xa vào thế bị động khốn đốn; chiến thắng Việt
Bắc thu - đông 1947 đập tan hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp,
đưa kháng chiến tiến lên một bước mới
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 ta đã phá tan thế bao vây phong toả
của kẻ thù, giành thế chủ động ở chiến trường chính Bắc Bộ - với một loạt chiến
thắng : Trung du (1950), Đường số 18 (1951), Hà Nam Ninh (1951), Hoà Bình
(Đông Xuân 1951 - 1952), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953) đã đẩy địch vào
tình trạng lúng túng hơn nữa Đỉnh cao nhất của kháng chiến là cuộc tổng tiến công
chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn
toàn kế hoạch Nava, buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ và rút quân về
nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
Nhờ kháng chiến toàn diện, ta đã đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng
lợi, xây dựng được chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề để đưa đất nước đi lên chủ
nghĩa xã hội sau này
III
(3 điểm)
Bốn thắng lợi quân sự nào của quân dân miền Nam có ý nghĩa đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam ? Hãy giải thích vì sao ?
a) Thắng lợi cơ bản phá sản hoàn toàn chiến lược Chiến tranh đơn phương là phong
trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)
Lí giải :
- Đối với Mĩ - Diệm: giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ; làm
lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm Buộc đế quốc Mĩ phải chuyển sang
hình thức chiến lược Chiến tranh đặc biệt ngay sau đó vào năm 1961
- Về phía Ta: đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: từ thế
giữ gìn lực lượng sang thế tiến công Từ khí thế đó, ngày 20 - 12 -1960, Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đoàn kết toàn dân đấu tranh chống
Mĩ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản
b) Các trận làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt là: Chiến dịch Đông Xuân
1964 - 1965 mà tiêu biểu là trận Bình Giã (2 - 12 - 1964)
Trang 4Lí giải :
- Sau Ấp Bắc đã chứng tỏ quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại
chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ – Ngụy, và dấy lên phong trào thi đua Ấp
Bắc giết giặc lập công trên toàn miền Nam Quân giải phóng nhanh chóng trưởng
thành và tiến lên ngày càng đánh lớn nhất là từ cuối năm 1964
- Chiến thắng Bình Giã vào tháng 12 - 1964 đã loại khỏi vòng chiến đấu 1700 tên
địch (có 60 cố vấn Mĩ), phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, tạo đà cho quân và
dân miền Nam liên tiếp phản công và giành toàn thắng
- Năm 1965, Mĩ buộc phải chấm dứt Chiến tranh Chiến tranh đặc biệt và chấp nhận
thất bại hoàn toàn Thắng lợi này chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng
đắn và sự trưởng thành nhanh chóng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
c) Chiến tranh cục bộ
Thắng lợi quyết định : Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968
Lí giải :
- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ
- Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh (tức thừa nhận thất bại chiến
tranh cục bộ) và chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến bàn hội
nghị Pari đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
d) Việt Nam hóa chiến tranh
Thắng lợi quyết định : Cuộc tiến công chiến lược năm 1972
Lí giải :
- Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giáng một đòn mạnh
mẽ vào quân Ngụy và quốc sách bình định của chiến lược Việt Nam hóa chiến
tranh
- Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa trở lại chiến tranh”, tức là thừa nhận sự thất bại
của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
II PHẦN RIÊNG 3 điểm)
IV.a
(3 điểm)
Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị cấp cao Ianta (2 – 1945) và phân tích
hệ quả của những quyết định đó
a) Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta :
- Từ ngày 4 đến 11 - 2 - 1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập ở Ianta (Liên Xô)
với sự tham dự của ba nguyên thủ ba cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô… Hội nghị
diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa ba cường quốc và cuối cùng đã đi tới những
quyết định quan trọng :
+ Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt
Nhật…
+ Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới
+ Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh
hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á…
b) Phân tích hệ quả :
- Việc giải quyết vấn đề các nước phát xít và khu vực phát xít chiếm đóng, thành
lập tổ chức Liên hợp quốc và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước thắng trận
tại Hội nghị Ianta đã tạo ra khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, hoàn toàn khác
trước (không còn hoàn toàn bị chủ nghĩa đế quốc chi phối, mà đã có sự tham gia
tích cực của các lực lượng dân chủ đứng đầu là Liên Xô và việc giải quyết các vấn
đề an ninh thế giới dựa trên cơ chế an ninh tập thể thông qua Liên hợp quốc…)
- Khuôn khổ trật tự thế giới này chịu sự chi phối sâu sắc của hai siêu cường Mĩ và
Liên Xô Thế giới phân thành hai cực, hai phe : TBCN và XHCN
- Những biến đổi to lớn và sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô
những năm 1989 – 1991 đã dẫn tới việc chấm dứt “Trật tự thế giới hai cực Ianta”
và một trật tự thế giới mới đang hình thành
Trang 5IV.b
(3 điểm)
Trình bày những nét chính về chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh
a) Từ năm 1945 – 1952 :
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với
Mĩ Nhật Bản kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô (8 - 9 - 1945) và kết thúc
chế độ chiếm đóng của quân Đồng Minh (năm 1952)
- Cũng vào ngày 8 - 9 - 1951, Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết Hiệp
ước này có giá trị trong 10, sau đó được kéo dài vĩnh viễn Theo đó, Nhật Bản
chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ chiếm đóng
và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản
b) Từ năm 1952 – 1973 :
- Năm 1956, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và cũng trong
năm này Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản vì hòa bình, dân chủ và dân sinh,
chống chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ
c) Từ năm 1973 – 1991 :
- Với sức mạnh kinh tế - tài chính ngày càng lớn, từ nửa sau những năm 70,
Nhật Bản cố gắng đưa ra chính sách đối ngoại riêng của mình
- Năm 1973, Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (21 - 9), bình
thường hòa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc Năm 1978, Hiệp ước Hòa bình
và Hữu nghị Nhật – Trung được kí kết
- Sự ra đời của học thuyết Phucưđa vào tháng 8 - 1977 được coi như là mốc
đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật, trong khi vẫn coi trọng quan hệ
Nhật – Mĩ
- Học thuyết Kaiphu do Thủ tướng Kaiphu đưa ra năm 1991 là sự phát triển tiếp
tục học thuyết Phucưđa trong điều kiện mới Nội dung chính của học thuyết là
củng cố mối quan hệ với các nước Đông Nam Á trong các lĩnh vữ kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội và là bạn hàng bình đẳng của các nước ASEAN
-