Phân tích mô hình kinh doanh sách qua mạng của trang web vinabook.com
Trang 1Đề tài 4: Phân tích mô hình kinh doanh sách qua mạng
của trang web vinabook.com
I ĐẶT VẤN ĐỂ
I.1 Tính cấp thiết của để tài:
Sự phát triển như vũ bão của KHCN và internet đã làm thay đổi cuộc sống một cách rõ rệt Con người sống trong môi trường tiện nghi với các thiết bị hiện đại và các mối quan hệ của họ không còn bó hẹp trong 1 địa phương, đất nước mà vươn ratoàn thế giới Chính điều đó đã làm thay đổi hoạt động kinh doanh của các DN, chuyền từ kinh doanh TM truyền thống sang TM điện tử
Bắt kịp với xu hướng đó mô hình kinh doanh thương mại điện tử cũng đã được áp dụng vào VN trong những năm gần đây Với sự tiện lợi trong trao đổi giữa người mua và người bán, TMĐT đang trở thành sự lựa chọn của nhiều cư dân mạng, những người bận rộn nhưng do sự yếu kém về CSHT đã làm cho mô hình kinh doanh này gặp phải một số hạn chế
Để hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh mới mẻ này, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đềtài phân tích mô hình kinh doanh sách qua mạng của trang web vinabook.com
I.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
I.2.1/ Mục đích: Phân tích và đưa ra giải pháp đối với mô hình kinh doanh sách
- Phân tích khả năng quản lý, quan hệ khách hàng
- Đưa ra các giải pháp cho công ty
I.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
I.3.1/ Đối tượng nghiên cứu: Trang web vinabook.com
I.3.2/ Phạm vi nghiên cứu:
- Một số trang web mua bán sách trên mạng
- Từ năm 2004 cho tới nay
I.4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 2- Duy vật biện chứng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê
II Cơ sở lý luận
II.1/ Thương mại điện tử
II.1.1/ Khái niệm:
Thương mại điện tử có tên tiếng anh là Electronic Commerce hay Ecommerce: là các ứng dụng cho phép trao đổi giữa người mua và người bán, hỗ trợ khách hàng vàquản lý cơ sở dữ liệu khách hàng hoàn toàn trên mạng Đây là hình thức giao dịch giữa người bán và người mua (Business to customer hay viết tắt là B2C)
II.1.2/ Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử:
Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử (phương tiện điện tử) ba gồm: điệnthoại, fax, truyền hình, điện thoại không dây, các mạng máy tính có kết nối với nhau, và mạng Internet
Gần đây các giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử đa dạng hơn, các thiết bị điện tử di động dần dần cũng chiếm vị trí quan trọng, hình thức này được biết đến với tên gọi thương mại điện tử di động (m- commerce)
II.1.3/ Bản chất của thương mại điện tử
TMĐT gồm toàn bộ các chu trình và các hoạt động kinh doanh của các tổ chức
và cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử
TMĐT được xây dựng trên cơ sở hạ tầng vững chắc bao gồm cơ sở hạ tầng về kinh tế, công nghệ, pháp lý và nguồn nhân lực
TMĐT là sự kết hợp tinh tế giữa thương mại và công nghệ thông tin
TMĐT phát triển sẽ hình thành mô hình kinh doanh thương mại điện tử trên nền các doanh nghiệp truyền thống hoặc các mô hình kinh doanh điện tử mới
TMĐT vẫn hướng tới các mục đích cơ bản trong hoạt động thương mại đó là doanh số, lợi nhuận, thị phần, vị thế doanh nghiệp, lợi ích của khách hàng, tổ chức
và xã hội
II.1.4/ Phân loại thương mại điện tử
Người tiêu dùng
C2C (consumer to consumer) người tiêu dùng với người tiêu dùng
C2B (consumer to business) người tiêu dùng với doanh nghiệp
C2G (consumer t government) người tiêu dùng với chính phủ
Doanh nghiệp
B2C (business to consumer) doanh nghiệp với người tiêu dùng
Trang 3 B2B (business to business) doanh nghiệp với doanh nghiệp.
B2G (business to government) doanh nghiệp với chính phủ
B2E (business to employee) doanh nghiệp với nhân viên
Chính phủ
G2C (government to consumer) chính phủ với người tiêu dùng
G2B (government to business) chính phủ với doanh nghiệp
G2C (government to consumer) chính phủ với người tiêu dùng
II.1.5/ Đặc điểm của thương mại điện tử
So với các hoạt động của thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau:
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp vớinhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới
Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng
và các cơ quan chức năng
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ kiệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thịtrường
Có sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin và tiền tệ qua mạng máy tính và các phương tiện điện tử khác
Có khả năng cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả đói với các quá trình sản xuất khinh doanh
Có thể ứng dụng ngay và các ngành dịch vụ (chính phủ điện tử, đào tạo trực tuyến, du lịch, tư vấn)
Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liên và tác động qua lại với sự phát triểncủa công nghệ thông tin
II.1.6/ Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
Lợi ích:
Lợi ích đối với tổ chức:
Mở rộng thị trường
Giảm chi phí sản xuất
Cải thiện hệ thống phân phối
Trang 4 Vượt giới hạn về thời gian.
Sản xuất hàng theo yêu cầu
Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường
Giảm chi phí thông tin liên lạc
Giảm chi phí mua sắm
Củng cố quan hệ khách hàng
Thông tin cập nhật
Chi phí đăng ký kinh doanh
Các lợi ích khác
Lợi ích đối với người tiêu dùng
Vượt giới hạn về thời gian và không gian
Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ
Giá thấp hơn
Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được
Thông tin phong phú, thuận tiện, chất lượng cao hơn
Đấu giá
Cộng đồng thường mại điện tử
Đáp ứng mọi nhu cầu
Thuế
Lợi ích đối với xã hội
Hoạt động trực tuyến
Nâng cao mức sống
Lợi ích cho các nước nghèo
Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn
Hạn chế
Về kỹ thuật
Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy
Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ững được yêu cầu của người tiêu dùng, nhất là trong thương mại điện tử
Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển
Khó khăn khi kết hợp các phần mềm thương mại điện tử và các phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu truyền thống
Cấn có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư
Chi phi truy cập Internet còn cao
Trang 5 Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự đọng lớn.
Về thương mại
An ninh và riêng tư là hai cản trở lớn về tâm lý đối với người tham gia thương mại điện tử
Thiếu lòng tin vào thương mại điện tử và người bán hàng trong thương mại điện
tư do không trực tiếp được gặp nhau
Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ
Chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển
Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt được lợi thế về quy mô
Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của thương mại điện tử
II.1.7/ Ảnh hưởng của thương mại điện tử
Tác động đến hoạt động ngoại thương
II.1.8/ Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT
Có chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng
Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông
Cho phép người dân và tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết bị CNTT
và truyển thông như máy tính và các thiết bị xử lý
Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản và internet với giá rẻ
Thiết lập các hệ thống mạng viễn thông cố định và không dây mạnh
Trang 6Nâng cao năng lực đường truyền với hệ thống băng thông rộng, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vào các ứng dụng thương mại điện tử của mình với chi phí có thể chấp nhận được.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển thương mại điện tử
Xây dựng hạ tầng kiến trúc- chính sách về đào tạ nhân lực
Xây dựng hệ thống bảo mật trong thương mại điện tử
Xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp
II.2/ Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử từ phía công ty
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử từ phía công ty mô tả chu trình quản lý việc mua hàng của khách hàng, tức là các hoạt động công ty cần thực hiện để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong quá trình mua hàng: hoàn thành đơn hàng vàgiao hàng cho khách hàng cũng như thực hiện các hoạt động hậu cần cho kinh doanh của công ty
Một trong những nhân tố quan trọng đối với thương mại điện tử là thương mại điện tử dựa trên khái niệm “chuỗi cung cấp kéo”, khởi điểm từ đơn hàng của khách hàng
Chuỗi cung cấp và quản lý chuỗi cung cấp:
Chuỗi cung cấp là dòng các nguyên vật liệu đầu vào, thông tin và dịch vụ cung cấp đầu tiên qua các nhà máy, kho hàng tới người tiêu dùng cuối cùng Chuỗi cung cấp cũng bao gồm các tổ chức, quá trình tạo lập và phân phối các sản phẩm, dịch
vụ và thng tin tới khách hàng tiêu dùng cuối cùng
Chuỗi cung cấp đẩy và chuỗi cung cấp kéo
Chuỗi cung cấp “kéo” được đặc trưng bởi tính “cá nhân hóa” đối với khách hàng Chuỗi cung cấp kéo cho phép hỗ trợ khả năng đa dạng hóa sản phẩm, giảm thời gian từ khi sản xuất đến khi sản phẩm đến tay khách hàng; tăng chất lượng và giảmgiá thành sản xuất Chuỗi cung cấp kéo hoạt động nhịp nhàng hơn
Để quản lý chuỗi cung cấp kéo, công ty cần:
Thu thập các yêu cầu của khách hàng thật nhanh và chính xác
Nhanh chóng lựa chọn chính xác phương án thỏa mãn nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất
Công bố phương án cho toàn bộ chuỗi cung cấp từ mua nguyên liệu dầu vào đến sản xuất/ lắp ráp sản phẩm
Phân phối sản phẩm tới khách hàng và thu tiền hàng
Quản lý đơn hàng trong thương mại điện tử B2C
Trang 7Quản lý đơn hàng không chỉ đơn thuần là việc cung cấp những gì họ yêu cầu theo đúng phù hợp mà còn cung cấp các dịch vụ khách hàng có liên quan.
Quá trình thực hiện đơn hàng trong thương mại điện tử gồm nhiều họat động, có những họat động thực hiện cùng lúc, có những hoạt động đòi hỏi phải thực hiện từng bước Các hoạt động đó như sau:
Đảm bảo việc thanh toán của khách hàng
Kiểm tra hàng hóa có trong kho
Cổng mua hàng có thể là cổng hỗn hợp hoặc cổng đơn
Cổng hỗn hợp là cổng có nhiều đường dẫn tới các người bán khác nhau cung cấpcác loại sản phẩm khác nhau
Cổng mua hàng đơn chuyên môn một sản phẩm cụ thể, cung cấp thông tin và đường dẫn cho việc mua những sản phẩm và dịch vụ
Dịch vụ khách hàng và quản lý quan hệ khách hàng (CRM-Customer
Relationship Management)
Vai trò của dịch vụ khách hàng và quản trị quan hệ khách hàng
Dịch vụ khách hàng là một hoạt động được tổ chức nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng Dịch vụ khách hàng có chức năng giải quyết mọi vấn đề khách hàng gặp phải trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình mua hàng hoặc trong chu kỳ sốngcủa sản phẩm
Dịch vụ khách hàng là một bộ phận quan trọng của công tác quản lý quan hệ khách hàng (CRM- customer relationship manegement) Theo quan niệm hiện đại thì khách hàng là trung tâm của hoạt động kinh doanh và thành công của công ty
Trang 8thùy thuộc vào cách thức công ty quản trị mối quan hệ với khách hàng CRM hướng vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng nhằm cung cấp lợi ích ch cả khách hàng và cho cả công ty.
Có các cách định nghĩa khác nhau về CRM:
- Nó là một ứng dụng kỹ thuật tìm hiểu từng khách hàng và khả năng đáp ứng cho từng người một
- Đó là một sự đối đãi với khách hàng một cách hiểu biết và nhạy cảm
(Theo Philip Kotler-Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z)
Việc tạo sự hấp dẫn trong thương mại điện tử cho khách hàng bao gồm 5 bước sau:
Tạo thuận lợi cho khách hàng thực hiện giao dịch
Chú trọng vào khách hàng cuối cùng
Thay đổi giao diện kinh doanh với khách hàng phù hợp với quan điểm của kháchhàng cuối cùng
Thiết kế mô hình thương mại điện tử toàn diện và hợp lý
Chú trọng thúc dẩy sự trung thành của khách hàng, chìa khóa cho sự thành công trong thương mại điện tử
Các trang web cá nhân hóa
Các câu hỏi thường gặp FAQs
Các công cụ theo dõi
Phòng chat
Email và tự động trả lời
II.3 Kiến thức Marketing căn bản:
Ma trận SWOT: Là ma trận được thiết lập dựa trên sự phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp
• Từ môi trường bên ngoài ta xác định được các cơ hội(O) và thách thức(T) đối với doanh nghiệp
• Từ môi trường bên trong ta xác định các điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) của
Trang 9doanh nghiệp Dựa trên bốn yếu tố đó doanh nghiệp đưa ra các chiến lược:
Kết hợp SO: Tận dụng điểm mạnh của mình để phát huy các cơ hội, lợi thế từ bên ngoài
Kết hợp ST: Tận dụng điểm mạnh để hạn chế các đe dọa
Kết hợp WO: Tận dụng cơ hội để hạn chế tối đa các điểm yếu
Kết hợp WT: Hạn chế điểm yếu và đe dọa của thị trường
Phối thức marketing:
Sản phẩm: Là tất cả những gì thõa mãn mong muốn hay nhu cầu và được cung ứng cho thị trường nhằm mục đích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng (Theo Philip Kotler)
Sản phẩm của một doanh nghiệp thông thường bao gồm cả phần cứng (lợi ích hữu hình- nhìn thấy được) và phần mềm (dịch vụ- không nhìn thấy được)
Giá là khoản tiền bỏ ra để đổi lấy một món hàng hoặc dịch vụ
Phân phối là hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình chuyển đưa hàng hóa từngười sản xuất đến người tiêu dùng
Xúc tiến: Bản chất của các hoạt động xúc tiến là truyền tin về sản phẩm và doanhnghiệp đến khách hàng để thuyết phục họ mua
III Nội dung:
III.1/ Sơ lược về trang Web Vinabook.com
Đơn vị chủ quản: công ty MeKongcom Việc đăng tải đầy đủ thông tin của đơn vịchủ quản nhằm khẳng định tư cách pháp nhân và uy tín của công ty, tăng thêm lòngtin cho khách hàng
Thành lập tháng 12 năm 2004
Mặt hàng kinh doanh: Sách
Mô hình kinh doanh: B2C
Tên truy cập: http://www.Vinabook.com
3 năm liền (2005-2007) là một trong 10 website thương mại điện tử hàng đầu do
bộ thương mại bình chọn
Là website bán sách có lượng người truy cập nhiều nhất ở Việt Nam, đứng đầu về
số khách hàng giao dịch và là một địa chỉ uy tín
(Theo chợ điện tử-Chodientu.vn)
Với giao diện đơn giản bao gồm hệ thống menu dọc là các loại sách được phân theo chủ đề (như Kinh tế, văn học ), hệ thống menu ngang là các nhóm sách được phân theo các tính chất như sách giảm giá, sách bán chạy giúp cho khách hàng
Trang 10định hướng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn khi đến vơi trang web vinabook.com.
Hệ thống sách được trình bày ở giữa là các sách mới và sách do Vinabook giới thiệu giúp cho khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các đầu sách mới trên thịtrường
III.2/ Mô hình thương mại điện tử của trang web Vinabook là mô hình B2C.
Đối tượng mục tiêu mà trang web Vinabook hướng tới là Việt Kiều và khách hàng là người Việt Nam ở trong nước
Với tổng số Việt Kiều khoảng 3 triệu người như hiện nay cùng với tốc độ phát triển của Internet, số lượng người sử dụng Internet… ngày càng tăng thì đây là những yếu tố thuận lợi tạo cơ hội cho Vinabook phát triển bởi vì:
Nhu cầu của Việt Kiều đối với sách Việt là rất lớn, một địa chỉ bán sách trên mạng là cái có thể giúp họ tìm được và mua được những cuốn sách mình cần
Đây là thời đại của sự phát triển công nghệ thông tin, xu hướng kinh doanh qua mạng sẽ nhanh chóng phát triển ở Việt Nam, sự gia tăng với tốc độ nhanh của cư dân mạng Do đó sự ra đời của Vinabook.com không chỉ để thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng là Việt Kiều mà nó còn đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong nước
Cơ cấu người truy cập vào trang web Vinabook.com được thống kê cho thấy:
(Nguồn: Alexa.com)
Tuy quy mô khách hàng nội địa lớn hơn nhưng do sự cạnh tranh của những nhà sách thương mại truyền thống, sự hạn chế về thói quen tiêu dùng, mua bán qua mạng vv… của người tiêu dùng nên việc khai thác khách hàng nội địa vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng của nó Theo số liệu năm 2006 thìdoanh thu từ khách hàng Việt Kiều và khách hàng nội địa là xấp xỉ 30-70 Khách hàng trong nước mua sách ngoài bộ phận không có điều kiện “đi dạo mua sách” (Nhân viên công sở, người lớn tuổi…) còn có một bộ phận mua sách vì những đầu sách đó không có trong những nhà sách truyền thống
Quy mô khách hàng của Vinabook hiện nay khoảng 24.000 khách hàng Đây là
số lượng người đã từng mua sách ở công ty, trong đó khách hàng là Việt Kiều khoảng 12.000
(Theo Saigongiaiphong.org.vn)
Xét trên góc độ người cung cấp – mô hình thương mại điện tử B2C từ phía công ty
Trang 11 Chuỗi cung cấp của công ty là chuỗi cung cấp kéo.
Thực hiện chuỗi cung cấp kéo: xuất phát từ đơn đặt hàng của khách hàng, những mặt hàng nào chưa bị thông báo “hết sách” sẽ được công ty Vinabook liên hệ các kho hàng để lấy sách cung cấp cho khách hàng
Mặc dù cả hai mô hình thương mại điện tử và thương mại truyền thống đều có sự nghiên cứu thị trường – Nhu cầu khách hàng tuy nhiên trong chuỗi cung cấp hàng của mô hình thương mại điện tử thì điểm xuất phát và kết thúc là khách hàng còn
mô hình truyền thống thì bắt đầu từ việc sản khách hàng. trung gian xuất
Để thực hiện tốt chuỗi cung cấp kéo này công ty MekongCom đã thành lập các
bộ phận chuyên trách đặc biệt như:
- Bộ phận xử lý đơn hàng: tiếp nhận, phân loại đơn hàng của khách hàng
- Bộ phận liên lạc khách hàng: kiểm tra, đối chiếu những thông tin khách hàng cung cấp có trùng khớp với thực tiễn không thông qua việc gọi điện thoại theo số khách hàng cung cấp, xác nhận địa chỉ hành chính,…
Ở trang web Vinabook.com hiện nay hai bộ phận này hoạt động, xử lý thông tin rất nhanh Sau khi đặt mua sách thì khoảng 30 phút sau bộ phận liên lạc đã liên lạc với khách hàng để đối chiếu thông tin
- Bộ phận soạn sách: soạn sách theo từng đơn hàng và đóng thành kiện nhằm tạo thuận lợi cho việc chuyển phát cho khách hàng theo đúng thời hạn đơn hàng
Giá bán = Giá bìa (Giá sách giảm giá) + Chi phí vận chuyển (nếu ở tỉnh, thành khác