Năng lượng Các giải pháp quản lý năng lượng hướng đến sự phát triển bền vững

25 550 3
Năng lượng  Các giải pháp quản lý năng lượng hướng đến sự phát triển bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GVHD: PGS.TS Lê Chí Hiệp MỤC LỤC PHẦN MỞ BÀI 3 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LƯỢNG 3 CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 9 CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ NGUỒN NĂNG LƯỢNG 12 CHƯƠNG 4.CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DẦN SANG NỀN KINH TẾ ÍT PHÁT THẢI CARBON TRONG THẾ KỶ 21 17 PHẦN KẾT LUẬN 26 Phan Công Minh –QLMT-K2010 1 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GVHD: PGS.TS Lê Chí Hiệp PHẦN MỞ BÀI Năng lượng có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người. Quốc gia nào tự chủ về năng lượng thì quốc gia đó sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Năng lượng chính là thước đo sự giàu có của nền kinh tế một quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác quá mức và ồ ạt các nguồn năng lượng đã làm cho nguồn năng lượng trở nên cạn kiệt. Bênh cạnh đó, việc sử dụng lãng phí nguồn năng lượng không những làm cho nguồn năng lượng cạn kiệt mà còn góp phần làm ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước vì những chi phí bỏ ra cho việc đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng và khắc phục những thiệt hại do việc phát thải CO2 ra môi trường là quá lớn. Bởi vì, nhu cầu sử dụng năng lượng càng cao, thì việc khai thác năng lượng sẽ gia tăng dẫn đến việc xả thải CO2 và các khí độc khác gây hủy hoại môi trường càng trầm trọng, nó gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của con người và gây ra hiệu ứng nhà kính. Hiện nay và đến gần cuối thế kỷ 21, năng lượng hóa thạch đặc biệt là dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng quan trọng nhất chưa có dạng năng lượng nào có thể thay thế được. Nhưng đây là dạng năng lượng không tái tạo, dù trữ lượng có lớn đến đâu rồi thì cũng sẽ đến lúc cạn kiệt, giá thành cao và sử dụng gây ra ô nhiễm. Việc sử dụng các loại nhiên liệu hoá thạch trong nhiều thập kỷ qua đã gây ra những hậu quả về biến đổi khí hậu ngày nay. Đây thực sự là mối đe dọa với nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Trước thực trạng như thế, việc tìm ra các giải pháp để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang là vấn đề thời sự nóng bỏng, và là mối quan tâm lớn của các cơ quan chức năng và cộng đồng. Việc sử dụng năng lượng bền vững là một trong số những giải pháp cho sự phát triển bền vững và góp phần ứng phó tích cực đối với sự biến đổi khí hậu. Bài tiểu luận “Năng lượng - Các giải pháp quản lý năng lượng hướng đến sự phát triển bền vững” sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin tổng quát về năng lượng, hiện trạng sử dụng năng lượng, các giải pháp để thực hiện việc quản lý tiết kiệm năng lượng và hiệu quả để hướng đến sự phát triển năng lượng bền vững trong tương lai. Phan Công Minh –QLMT-K2010 2 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GVHD: PGS.TS Lê Chí Hiệp CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LƯỢNG 1.1 Khái niệm về năng lượng và chất mang năng lượng 1.1.1 Năng lượng - Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất. - Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thủy quyển (gió, sóng, thủy triều, các dòng hải lưu…), năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu). Còn năng lượng lòng đất bao gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th, Po… Ngoài ra, năng lượng còn được định nghĩa như sau: Năng lượng là năng lực làm vật thể hoạt động. Có nhiều dạng năng lượng như: động năng làm dịch chuyển vật thể, nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của vật thể…v.v. 1.1.2 Chất mang năng lượng Là chất có khả năng tạo ra năng lượng dưới dạng công cơ học hoặc nhiệt, hoặc để thực hiện các quá trình hóa học hoặc vật lý. Những chất hoặc vật mang năng lượng như là: Than, dầu, khí, đập ngăn nước của trạm thủy điện, ánh nắng mặt trời v.v. Chúng có năng lượng dưới những hình thức khác nhau và có thể chuyển hóa thành những dạng năng lượng có các lợi ích khác nhau để sử dụng khi cần thiết. Chất mang năng lượng này có thể là những chất đốt hoặc nhiên liệu động cơ, nhưng cũng có thể là những chất không thuộc hai loại trên như điện hoặc nhiệt. 1.2 Các đơn vị đo năng lượng theo Hệ Quốc Tế (International system of units -SI) 1.2.1. Các bội số đơn vị năng lượng Trong các thống kê liên quan đến năng lượng theo hệ quốc tế SI, thường sử dụng đi kèm các tiền tố của hệ thập phân, biểu thị mức độ lớn hơn theo các bội số như sau (bảng 1.1): Bảng 1.1. Các tiền bội số của các đơn vị năng lượng thường được sử dụng Bội số Tên gọi Viết tắt 101 deca da Phan Công Minh –QLMT-K2010 3 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GVHD: PGS.TS Lê Chí Hiệp 102 hecto h 103 kilo k 106 mega M 109 giga G 1012 tera T 1015 peta P 1018 exa E Ghi chú: Từ kilo trở xuống viết chữ thường, từ mega trở lên viết chữ hoa. 1.2.2.Các đơn vị năng lượng theo SI Đơn vị năng lượng theo hệ quốc tế (SI) là Joule (J). Có nhiều năng lượng khác được sử dụng để biểu thị định lượng về năng lượng vì lý do lịch sử như tấn than tương đương (tonne of coal equivalent – tce), ngày nay đã được thay thế bằng đơn vị tấn dầu tương đương (tonne of oil equivalent – toe), được xác định bằng 41,868 gigajoules (GJ). Về quan hệ giữa tce và toe, 1tce = 0,7toe. Nhiều số liệu thống kê về năng lượng vẫn còn dùng đơn vị này nhưng hiện nay thường sử dụng đơn vị terajoule (TJ) như khuyến cáo của Tổ chức Tiêu chuẩn Thế Giới (International standards organization – ISO). Năng lượng nhiệt được tính bằng calorie (cal) cũng được sử dụng dùng làm đơn vị năng lượng, tương đương với 4,1868 joules. Đơn vị nhiệt cũng được quốc tế thừa nhận sử dụng là đơn vị nhiệt của Anh – (British thermal unit – Btu), tương đương với 1,055,06 joules. Sản lượng điện được đánh giá bằng gigawatt-h (GW-h), công suất máy phát điện được đánh giá bằng megawatts (MWe). Tuy nhiên, trong trường hợp nhà máy điện mặt trời, công suất được đánh giá trên một đơn vị 1.000 m 2 tấm panel mặt trời, còn đối với nhiên liệu sinh học, công suất nhà máy nhiên liệu sinh học được đánh giá bằng tấn/năm (tonne/year) vì phụ thuộc vào vụ canh tác và thu hoạch trong năm. 1.3 Năng lượng sơ cấp và năng lượng thứ cấp 1.3.1.Năng lượng sơ cấp Năng lượng sơ cấp là năng lượng chứa trong tài nguyên thiên nhiên. Chẳng hạn như: dầu mỏ, khí thiên nhiên, than…Trong các thống kê về năng lượng, trữ Phan Công Minh –QLMT-K2010 4 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GVHD: PGS.TS Lê Chí Hiệp lượng hoặc cung cấp, tiêu thụ năng lượng thường sử dụng khái niệm năng lượng sơ cấp. 1.3.2.Năng lượng thứ cấp Quá trình chuyển hóa năng lượng dạng sơ cấp có thể thu được các chất mang năng lượng để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Các chất mang năng lượng này được gọi là năng lượng thứ cấp. Chẳng hạn như, từ than, dầu mỏ, khí thiên nhiên bằng cách đốt cháy tạo ra nhiệt và hơi nước quay tua bin để phát điện, điện chính là năng lượng thứ cấp. Hoặc là, bằng các quá trình chế biến, chuyển hóa than, dầu, khí thành các chất mang năng lượng khác như các sản phẩm nhiên liệu xăng, dầu, than cốc, khí hóa lỏng…để sử dụng làm nhiên liệu trong đời sống, trong sản xuất công nông nghiệp, giao thông vận tải, các sản phẩm này gọi là năng lượng thứ cấp. Những sản phẩm của quá trình chuyển hóa năng lượng sơ cấp không sử dụng với mục đích năng lượng, không thuộc loại năng lượng thứ cấp như các sản phẩm hóa dầu cho công nghiệp tổng hợp hóa học, các dung môi dầu mỏ, các loại dầu mỡ bôi trơn, các loại bitum nhựa đường. 1.4 Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo 1.4.1 Năng lượng tái tạo a.Định nghĩa Nguồn tài nguyên thiên nhiên sau khi chuyển hóa thành các chất mang năng lượng để sử dụng chúng, tuy đã biến mất, không còn gì nữa nhưng sau đó được thiên nhiên bù đắp ngay trở lại để chuyển hóa thành nguồn năng lượng mới. Nguồn tài nguyên thiên nhiên như vậy được gọi là nguồn tài nguyên năng lượng có thể tái tạo được. Các dạng năng lượng như: bức xạ mặt trời, sinh khối, động năng của gió, động năng của nước sông, suối trong đất liền, của sóng biển, thủy triều ngoài đại dương, nhiệt độ cao của các địa tầng trong lòng đất được thu lại và chuyển hóa thành các chất mang năng lượng có thể sử dụng được như điện, nhiệt hoặc nhiên liệu các loại thì được xem là những nguồn tài nguyên thiên nhiên chứa năng lượng có thể tái tạo được. b.Phân loại Các nguồn năng lượng tái tạo kể trên có thể phân chia thành ba nhóm sau đây: - Nhóm I, bao gồm những nguồn năng lượng nước (năng lượng sông và năng lượng đại dương), năng lượng gió, năng lượng mặt trời (dưới dạng pin mặt trời quang điện và pin mặt trời quang điện hóa học). Đặc điểm của nguồn năng lượng nhóm này là không thể tồn chứa, tích trữ nhưng trữ lượng vô hạn. Năng lượng của nhóm này sau khi thu nhận từ thiên nhiên được chuyển hóa sang chất mang năng lượng dưới dạng điện năng. Phan Công Minh –QLMT-K2010 5 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GVHD: PGS.TS Lê Chí Hiệp - Nhóm II, bao gồm những nguồn năng lượng địa nhiệt, năng lượng mặt trời (dưới dạng nhiệt năng). Đặc điểm của những nguồn năng lượng thuộc nhóm này giống với nhóm I. Năng lượng của nhóm này sau khi thu nhận từ thiên nhiên được chuyển hóa sang chất mang năng lượng cả dưới dạng điện năng và nhiệt năng, sử dụng cho các mục đích khác nhau. - Nhóm III, bao gồm những nguồn năng lượng sinh khối và chất thải rắn hoặc lỏng. Đặc điểm của những nguồn năng lượng này có thể tồn chứa, tích trữ và bằng cách đốt cháy trực tiếp để thu nhiệt năng hoặc điện năng, hoặc chuyển hóa phức hợp sang chất mang năng lượng dạng nhiên liệu (khí, lỏng, rắn) sử dụng cho nhiều mục đích, chủ yếu làm nhiên liệu thay thế nhiên liệu từ dầu khí. Các nguồn năng lượng kể trên khi sử dụng hoàn toàn không có phát thải CO2 và các khí thải độc hại. Vì vậy nó là nguồn năng lượng không phát thải carbon. 1.4.2 Năng lượng không tái tạo a.Khái niệm Nguồn tài nguyên thiên nhiên mang năng lượng, khi chuyển hóa thành chất mang năng lượng để sử dụng, đã tiêu hao mất đi, không còn nữa trong thiên nhiên, sau đó thiên nhiên không thể tạo lại kịp nguồn tài nguyên này để chúng ta sử dụng tiếp, được gọi là nguồn tài nguyên năng lượng không thể tái tạo. Năng lượng thu được từ nguồn tài nguyên thiên nhiên này được gọi là năng lượng không thể tái tạo. b.Phân loại Năng lượng hóa thạch: Là năng lượng được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Nhiên liệu hóa thạch chủ yếu là than đá và dầu mỏ. Việc tạo thành than đá, dầu mỏ đều là do thiên nhiên mà ra, nó được hình thành từ các vật liệu hữu cơ chứa carbon trong thiên nhiên (xác thực vật, động vật trên cạn, dưới nước), qua những quá trình biến đổi phức tạp trong lòng đất xảy ra từ nhiều triệu năm của các niên đại địa chất trước đây. Nhưng vì tốc độ tạo thành của thiên nhiên là quá chậm so với tốc độ sử dụng quá lớn của con người ngày nay, nên khi chúng bị cạn kiệt, thiên nhiên không thể tái tạo kịp những mỏ than, mỏ dầu để sử dụng. Bên cạnh đó, về phương diện phát thải CO2, khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ xảy ra việc phát thải CO2, tương ứng với hàm lượng carbon chứa trong nó. Lượng CO2 này phải trải qua hàng triệu năm sau thì thực vật mới hấp thụ hết và tạo sự cân bằng CO2. Vì vậy, nguồn năng lượng này được xem là nguồn năng lượng có phát thải carbon. Năng lượng hạt nhân: được tạo ra do quá trình phân rã hạt nhân nặng thành các hạt nhân nhẹ hơn từ kim loại phóng xạ urani (U) không chứa nguyên tố carbon (C), nên nguồn năng lượng này được xem là nguồn năng lượng không phát thải carbon. Phan Công Minh –QLMT-K2010 6 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GVHD: PGS.TS Lê Chí Hiệp 1.5 Vai trò của năng lượng Năng lượng có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người. Quốc gia nào tự chủ được năng lượng, giàu có về năng lượng, quốc gia đó sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ và giữ được độc lập dân tộc. Trong thời kỳ sơ khai của loài người, nhiệt sinh ra do đốt than hoặc khí chỉ được sử dụng trực tiếp vào việc sưởi ấm và nấu nướng. Sau đó, nhiệt được dùng để chạy máy móc và xe cộ. Ngoài ra, nhiệt còn làm chạy tua-bin máy phát điện để sản xuất điện năng. Điện năng rất tiện lợi, có thể sử dụng ngay lập tức chỉ bằng việc ấn nút nên được sử dụng rất rộng rãi. Theo một số nghiên cứu lịch sử thì năng lượng dầu mỏ (dạng asphalt) đã được sử dụng cách đây khoảng 4.000 năm để xây dựng các bức tường của tháp Babylon. Từ năm 1859 dầu mỏ bắt đầu được khai thác ở Hoa Kỳ, sản phẩm chủ yếu từ dầu là dầu hỏa dùng để thay thế cho các loại dầu động vật (như cá voi) đắt tiền. Vào cuối thể kỷ 18, máy hơi nước dùng nhiên liệu than đá được phát minh ở Anh. Từ đó, cuộc cách mạng về năng lượng tạo động lực bùng nổ và dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp. Trong xã hội văn minh ngày nay, chúng ta không thể sống mà thiếu năng lượng. Chẳng hạn như, nguồn năng lượng điện đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta không thể có cuộc sống văn minh mà không có điện, điện phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người, phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng v.v. Bên cạnh đó, năng lượng gió mang lại rất nhiều lợi ích cho con người và xã hội. Năng lượng gió góp phần làm cho môi trường trong sạch. Hiện nay, năng lượng được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch chiếm khoảng 67% năng lượng được cung cấp cho toàn cầu, nhưng lại làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vì khí CO2 mà chúng thải ra. Khí CO2 được chứng minh là khí nhà kính tạo ra những thay đổi khủng khiếp về môi trường và đang hủy hoại dần cuộc sống của chúng ta.Tua-bin điện gió tạo ra năng lượng mà không tạo ra khí CO2. Chỉ cần mất khoảng từ 2-3 tháng để sản xuất ra tua-bin, rồi sau đó lắp đặt và đưa vào sử dụng. Ngoài ra, nếu đưa năng lượng gió vào hệ thống cấp điện sẽ làm giảm tổng thể giá điện vì: Thứ nhất là, tua-bin gió không tiêu thụ nhiên liệu nên chi phí bảo trì không cao. Điều này có nghĩa là khi xây dựng một trang trại gió, nhà đầu tư sẽ đỡ phải tốn một khoản tiền lớn để chi mua nhiên liệu mà còn khai thác được tối đa tiềm năng từ gió. Thứ hai là, vì điện gió không thải ra CO2 nên các nhà đầu tư tiết kiệm được một khoản tiền để đầu tư cho các thiết bị máy móc thân thiện với môi trường hay các phí khác phải đóng khi thải ra khí CO2 vượt mức cho phép. Ngoài ra, nguồn năng lượng gió còn tạo công ăn việc làm cho người dân. Một minh chứng cụ thể là tại Châu Âu. Dựa trên số liệu thống kê từ Eurostat, việc làm trong lĩnh vực năng lượng gió sẽ chiếm khoảng 7.3% việc làm so với ngành điện, khí đốt, hơi nước, cấp Phan Công Minh –QLMT-K2010 7 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GVHD: PGS.TS Lê Chí Hiệp nước. Hiện tại, năng lượng gió cung cấp khoảng 3.7% nhu cầu năng lượng của EU. Và theo dự đoán của EWEA, vào năm 2020 thì các dự án của ngành năng lượng gió sẽ chiếm khoảng 318.000 nhân công (bao gồm nhân công trực tiếp và gián tiếp) nếu liên minh Châu Âu đạt được mục tiêu là sử dụng 20% nguồn năng lượng tái tạo. Ngoài ra, những nguồn năng lượng khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Phan Công Minh –QLMT-K2010 8 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GVHD: PGS.TS Lê Chí Hiệp CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Hiện trạng sử dụng năng lượng ở Việt Nam Theo số liệu của Bộ Công thương, tỉ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng ở Việt Nam hiện tăng ở mức gấp đôi so với tỉ lệ tăng trưởng GDP. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỉ lệ này chỉ ở mức dưới 1. Tiêu thụ năng lượng của Việt Nam ngày càng gia tăng, gấp gần 5 lần trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 (từ mức 4,21 triệu tấn dầu qui đổi lên 19,55 triệu tấn theo thứ tự), với một mức tăng trung bình hằng năm trong giai đoạn này là 11,7%/năm. Dự kiến, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng từ năm 2015 Căn cứ vào cơ cấu tiêu thụ năng lượng có thể thấy nhu cầu năng lượng ở nước ta đang tăng khá nhanh. Nếu lấy số liệu so sánh trong khoảng thời gian giữa 2 năm 1990 và năm 2007, thì tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đã tăng từ 16,76 triệu tấn dầu qui đổi (TOE) lên 40,75 triệu TOE, trong đó tiêu thụ than tăng từ 7,9% lên 14,9%; xăng dầu tăng từ 14,8% lên 34,4%; khí đốt tăng từ 0,03% lên 1,33%; điện tăng từ 3,2% lên 12,9%. Trong khi đó, tình trạng lãng phí năng lượng lại rất lớn và hiệu quả sử dụng năng lượng còn rất thấp. Cụ thể, trong khâu sản xuất ra năng lượng, hiệu suất sử dụng năng lượng tại các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 28 - 32% (thấp hơn mức thế giới 10%), hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt chừng 60%). Trong khâu tiêu thụ năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng kém hiệu quả càng trầm trọng. Trong sản xuất công nghiệp (hộ tiêu thụ lớn nhất, chiếm hơn 50% số năng lượng phát ra), tỷ suất năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều không chỉ so với các nước tiên tiến, mà so cả với những nước trong khu vực. Theo tính toán cường độ năng lượng trong công nghiệp của nước ta cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5 đến 1,7 lần (nghĩa là để làm ra một giá trị sản phẩm như nhau, nước ta phải dùng nhiều hơn họ gấp 1,5 đến 1,7 lần năng lượng). Ví dụ để sản xuất 1 tấn thép từ quặng, các nhà máy thép của ta cần 11,32 - 13,02 triệu Kcal thì các nước tiến tiến chỉ cần 4 triệu Kcal, tái chế thép phế liệu, ta cần 2,82 triệu Kcal, thế giới chỉ cần 2 triệu Kcal. Việc sử dụng năng lượng thiếu hiệu quả và lãng phí chính là tiềm năng tiết kiệm năng lượng (TKNL) khi được đưa vào nề nếp. Theo những điều tra tính toán của Bộ Công Thương, ở các ngành công nghiệp nặng (xi măng, sắt thép, hóa chất, sành sứ ), công nghiệp nhẹ (sản xuất hàng tiêu dùng), công nghiệp thực phẩm (đông lạnh, chế biến) tiềm năng TKNL có thể lên tới trên 20%, các lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới trên 30%. Khu vực sinh hoạt và dịch vụ có tiềm năng tiết kiệm cũng không nhỏ do tình hình lãng phí năng lượng đang rất phổ biến. Phan Công Minh –QLMT-K2010 9 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GVHD: PGS.TS Lê Chí Hiệp Việc sử dụng năng lượng không hiệu quả có nhiều nguyên nhân như công nghệ lạc hậu, các thiết bị sản xuất cũ kỹ và chậm đổi mới, tỷ lệ hao hụt quá nhiều trong khâu chuyển tải. Công tác quản lý việc sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp chưa được chú ý đúng mức và một điều rất quan trọng là sự thiếu hiểu biết, chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng ở mỗi tổ chức, cá nhân trong xã hội. 2.2 Hiện trạng sử dụng năng lượng trên thế giới Theo số liệu thống kê của BP Statistical Review of word Energy 2003, tổng lượng tiêu thụ các dạng năng lượng trên thế giới hàng năm đã tăng lên trên 10 lần trong thế kỷ 20, và trong năm 2002 đã tiêu thụ khoảng 10.800 Mtoe. Các dạng năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than, khí thiên nhiên) có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung ứng năng lượng cho nhu cầu tiêu thụ của thế giới. Cho đến ngày nay, nó được xem là năng lượng truyền thống, trong khi đó những nguồn năng lượng tái tạo được xem là những nguồn năng lượng phi truyền thống chiếm thị phần nhỏ bé, chỉ khoảng hơn 10% trong tổng số các nguồn năng lượng sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Trong năm 2003, mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp tăng lên ở tất cả các khu vực trên thế giới. Nơi có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là châu Á Thái Bình Dương, lên tới 6,3%. Bắc Mỹ được ghi nhận là tăng yếu nhất, chỉ khoảng 0,2%. Năm 2003 cũng chứng kiến những biến động mạnh trên thị trường năng lượng. Giá dầu mỏ và khí tự nhiên liên tục đứng ở mức cao, cùng với đó là mức tăng tiêu thụ năng lượng sơ cấp đạt 2,9% do sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới Các sản phẩm dầu mỏ hiện là nguồn năng lượng chính trên thế giới. Tuy nhiên, trong năm 2003 tiêu thụ than lại đạt mức độ tăng cao nhất so với các dạng năng lượng khác, khoảng 6,9% trên toàn cầu. Tiêu thụ khí tự nhiên chỉ tăng với tốc độ khiêm tốn là 2% do ảnh hưởng bởi mức tiêu thụ khí của Mỹ (thị trường tiêu thụ khí lớn nhất thế giới). (Nguồn: BP Statistical Review of World Energy – 6/2004) Tiêu thụ năng lượng sơ cấp tính trên đầu người: khu vực tiêu thụ lớn nhất là Bắc Mỹ với trên 250 GJ /người trong một năm. Trong khi đó khu vực Châu Á do số dân đông lại chậm phát triển nên mức tiêu thụ tính trên đầu người chưa bằng một nửa so với mức trung bình của thế giới. Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng trên thế giới, trong hai thập kỷ tới sẽ chưa có thay đổi lớn về tỉ trọng các dạng năng lượng sử dụng. Tiêu thụ năng lượng vẫn tăng mạnh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong đó các nước Châu Á đang phát triển sẽ chiếm 40% trong tổng số năng lượng tiêu thụ tăng trên toàn cầu. Theo đánh giá của tạp chí IEO2004, tiêu thụ năng lượng của thế giới sẽ vẫn chủ yếu là các nhiên liệu hoá thạch trong thời gian từ nay đến 2025. Dầu lửa vẫn sẽ là nguồn nhiên liệu chính (chiếm 39% tổng năng lượng tiêu thụ trên thế giới), tuy Phan Công Minh –QLMT-K2010 10 [...]... quản lý năng lượng Do đó, nếu họ có kiến thức về lĩnh vực năng lượng thì việc quản lý, xử lý công việc sẽ thuận lợi hơn Bên cạnh đó, người quản lý năng lượng còn có nhiệm vụ làm minh bạch các hoạt động quản lý năng lượng trong toàn cơ sở, phác thảo các chính sách năng lượng, đánh giá các cơ hội mang tính tiềm năng nhằm cải tiến các hoạt động quản lý năng lượng, nhận dạng các cơ hội tiết kiệm năng lượng. .. sẽ chiếm khoảng 5% năng lượng sơ cấp tiêu thụ trên toàn thế giới vào năm 2025, trong khi đó năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 8% Phan Công Minh –QLMT-K2010 11 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GVHD: PGS.TS Lê Chí Hiệp CHƯƠNG 3 QUẢN LÝ NGUỒN NĂNG LƯỢNG 3.1 Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng Như chúng ta đã biết, nguồn năng lượng rất quan trọng... dùng các giải pháp nào để vận hành nó, giải pháp đó có giúp tiết kiệm được năng lượng hay không Ngoài ra, phải đặt ra mục tiêu và chiến lược rõ ràng để thực hiện Phải đào tạo cán bộ quản lý năng lượng, huấn luyện đội ngũ chuyên phụ trách về năng lượng, phải cập nhật thường xuyên các kiến thức về năng lượng để họ nắm bắt kịp thời, lồng ghép việc tiết kiệm năng lượng với các hệ thống đánh giá chất lượng. .. thiết và cấp bách 3.2 Hệ thống quản lý năng lượng 3.2.1 Các vấn đề chung Để đạt được mục đích sử dụng năng lượng hiệu quả thì trước tiên phải thực hiện nó một cách liên tục và phải bắt đầu từ trên xuống, bên cạnh đó, cần phải quản Phan Công Minh –QLMT-K2010 12 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GVHD: PGS.TS Lê Chí Hiệp lý sự tiêu thụ điện năng của các thiết bị, máy móc trong nhà... năng lượng, tức đầu tư vào tài sản là chính Trong khi đó, năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo còn lại chủ yếu được tập trung thu hút đầu tư vào nghiên cứu công nghệ R&D và hệ thiết bị thuchuyển đổi năng lượng có hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao và giá thành thiết bị rẻ nhằm hạ giá thành sản phẩm năng lượng thu được Phan Công Minh –QLMT-K2010 17 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các. .. nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng Đã đến lúc phải tìm kiếm giải pháp để khắc phục điều đó Hiện nay, con người đang tính đến các giải pháp tìm kiếm những nguồn năng lượng mới để thay thế dần các nguồn năng lượng không tái tạo được, thực hiện điều này không chỉ vì mục đích khắc phục nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên hữu hạn mà còn giúp giảm bớt sự hủy hoại... này theo hướng tăng dần tỷ lệ năng lượng tái tạo không phát thải carbon sẽ đem lại sự suy giảm lớn trong phát thải carbon Các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện năng và nhiệt năng cho thấy đang góp phần ngày càng quan trọng trong sự thay đổi tỷ lệ của hỗn hợp năng lượng, có nghĩa là đang chuyển biến dần sang hướng có lợi cho việc cắt giảm phát thải carbon, đồng thời với việc giảm dần sự lệ thuộc... sự lệ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch đã giúp bình ổn tình hình căng thẳng về năng lượng của nhiều nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng năng lượng và tăng giá dầu mỏ vừa qua Trong các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng gió và năng lượng sinh khối được xem như đã hoàn thiện và chín mùi về công nghệ, giá thành sản phẩm năng lượng đã cạnh tranh được với năng lượng truyền thống, nên... khác của cơ sở 3.2.2 Các bước trong quản lý năng lượng Như chúng ta đã biết, với nhu cầu sử dụng năng lượng nhiều như hiện nay thì chắc chắn trong tương lai không xa giá cả và chi phí năng lượng sẽ gia tăng Điều nay sẽ gây tổn thất lớn đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung Vậy làm thế nào để quản lý được lượng năng lượng tiêu hao và phí tổn năng lượng? Để trả lời cho... bền vững các nguồn năng lượng GVHD: PGS.TS Lê Chí Hiệp Vai trò của Nhà nước trong việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch có tính chất quyết định Những biện pháp về quản lý của Nhà nước cũng là một công cụ tạo ra động cơ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo như là xây dựng tiêu chuẩn về các loại năng lượng tái tạo, đòi hỏi một tỷ lệ lượng điện bán ra . dần sang công nghệ mới: công nghệ sản xuất điện tích hợp với sản xuất các nguồn năng lượng khác bằng công nghệ sạch Đó là công nghệ sản xuất theo chu trình khí hóa tích hợp IGCC. Công nghệ. phát thải CO2 bằng 0: bản chất của công nghệ sạch. Công nghệ sạch là công nghệ sử dụng than không phát thải carbon, tức là phát thải CO2 bằng 0. Bản chất của công nghệ CCS là khí CO2 tạo ra khi. điện năng theo công nghệ mới: Công nghệ Chu trình liên hoàn khí hóa tích hợp (Integrated Gasifier combined cycle - IGCC). Sản xuất điện năng theo công nghệ truyền thống (tức công nghệ cũ) có

Ngày đăng: 06/07/2015, 20:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Khái niệm về năng lượng và chất mang năng lượng

    • 1.1.1 Năng lượng

    • 1.1.2 Chất mang năng lượng

    • 1.2 Các đơn vị đo năng lượng theo Hệ Quốc Tế (International system of units -SI)

      • 1.2.1. Các bội số đơn vị năng lượng

      • 1.2.2.Các đơn vị năng lượng theo SI

      • 1.3 Năng lượng sơ cấp và năng lượng thứ cấp

        • 1.3.1.Năng lượng sơ cấp

        • 1.3.2.Năng lượng thứ cấp

        • 1.4 Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo

          • 1.4.1 Năng lượng tái tạo

            • a.Định nghĩa

            • b.Phân loại

            • 1.4.2 Năng lượng không tái tạo

              • a.Khái niệm

              • b.Phân loại

              • 1.5 Vai trò của năng lượng

              • 2.2 Hiện trạng sử dụng năng lượng trên thế giới

              • 3.1. Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng

              • 3.2 Hệ thống quản lý năng lượng

                • 3.2.1 Các vấn đề chung

                • 3.2.2 Các bước trong quản lý năng lượng

                  • a. Xây dựng các cam kết

                  • b. Định lượng hiệu quả

                  • c.Xác định các mục tiêu

                  • d.Tạo ra kế hoạch hành động

                  • e.Thực hiện kế hoạch hành động

                  • f.Đánh giá kết quả đạt được

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan