1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TIẾT 45-51

12 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 244,5 KB

Nội dung

Tiết 45 Bài 38: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật, nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. - Biết nhà nước nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. 2.Về kĩ năng: - Phân tích bảng số liệu về biến động diện tích rừng ở Việt Nam.biết xử lí số liệu sang % để vẽ biểu đồ cột. 3. Thái độ: Giáo dục HS nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên sinh vật nước ta. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ phân bố động - thực vật VN. Bảng số liệu 38.1. Một số ảnh địa lí minh hoạ. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu giá trị của tài nguyên sinh vật. HS làm việc cá nhân-độc lập suy nghĩ Bước 1: GV yêu cầu học sinh quan sát bảng 38.1 và tìm hiểu về giá trị của tài nguyên sinh vật: Tài nguyên sinh vật ở nước ta có giá trị to lớn như thế nào trong phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống? Xác định trên bản đồ một số vườn quốc gia có giá trị phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: Bước 3: GV nêu câu hỏi: HS thảo luận cặp đôi1 phút:  Giá trị tài nguyên rừng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái như thế nào? GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về bảo vệ tài nguyên rừng: HS thảo luận nhóm, thời gian 5 phút. 1. Giá trị của tài nguyên sinh vật a. Phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống. - Cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến, dược liệu như các cây thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ, thực phẩm. - Là tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn và nghiên cứu khoa học. - Tài nguyên sinh vật có khả năng phục hồi và phát triển. b. Bảo vệ môi trường sinh thái. - Duy trì cân bằng hệ sinh thái tự nhiên: Giữ nước ngầm, hạn chế lũ lụt trong mùa mưa, giảm hạn hán trong mùa khô. - Giảm bớt sự ô nhiễm bầu khí quyển: Hút khí CO2 , thải khí O2 . 2. Bảo vệ tài nguyên rừng: 85 Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 4 nhóm: Nhóm 1,2: Vì sao chúng ta phải bảo vệ tài nguyên rừng? Nhóm 3,4: Nêu một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay? Bước 2: Đại diện các 1,3 nhóm báo cáo và các nhóm 2,4 nhận xét và bổ sung (nếu thiếu). GVTK: Treo biểu đồ độ che phủ rừng thời kì 1943-2005 cho HS thấy được sự gia tăng dân số quá nhanh ở nước ta khi nền kinh tế đang phát triển và trình độ dân trí còn thâp là nguyên nhân cơ bản. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu về bảo vệ tài nguyên động vật: HS làm việc cặp đôi-chia sẻ: Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: Vì sao chúng ta phải bảo vệ tài nguyên động vật? Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên động vật để chúng không bị tuyệt chủng? Bước 2: GV nói thêm một số biện pháp: Thành lập các khu bảo tồn động vật quý hiếm: Các sở thú, vườn quốc gia, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho người dân. Phấn đấu năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng và nâng độ che phủ lên 45%. GV chuẩn kiến thức: - Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng: Có tới 10 triệu ha đất trống và đồi trọc, độ che phủ rừng rất thấp, các cây to và gỗ tốt đã cạn kiệt. - Bảo vệ tài nguyên rừng là trách nhiệm của mọi người. 3. Bảo vệ tài nguyên động vật: - Việc phá rừng đã huỷ diệt nhiều động vật, làm mất đi nguồn gen quý hiếm. - Tập trung đánh bắt hải sản ven bờ quá nhiều, một số hình thức đánh bắt mang tính chất huỷ diệt và nguy hiểm như dùng chất nổ, dùng điện để đánh bắt… - Bảo vệ tài nguyên động vật là trách nhiệm của mọi người dân VN. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Cho biết các giá trị tài nguyên rừng về măt: Phát triển kinh tế-XH, nâng cao đời sống và bảo vệ môi trường sinh thái? 5. Hoạt động nối tiếp: 1. Về nhà làm bài tâp 3/135, lần lượt tính tỉ lệ che phủ (%) các năm (lấy số liệu từng năm * 100 : 33 triệu ha), vẽ biểu đồ cột, lưu ý có quy định về khoảng cách năm chính xác. 2. Chuẩn bị bài 39 tiết sau học, xem kĩ và suy nghĩ các câu hỏi trong bài. 86 Tiết 46 Bài 39: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Trình bày và giải thích được 4 đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam. - Nêu được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - hội ở nước ta. 2.Về kĩ năng: - Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên VN hoặc át Lát VN để nhận biết: sự phân bố độ cao địa Hình, hướng gió chính và các dòng sông lớn của nước ta. Rèn luyện kĩ năng tư duy địa lí tổng hợp các kiến thức đã học về các hợp phần tự nhiên. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam và át lát địa lí Việt Nam. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài: Chứng minh tài nguyên sinh vật ở nước ta có giá trị to lớn về các mặt: phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm. HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: Bước 1: GV treo bản đồ tự nhiên VN lên bảng, sau đó giao nhiệm vụ cho 4 nhóm: Nhóm 1,2: Cho biết tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện như thế nào ở thổ nhưỡng, sông ngòi, sinh vật, khí hậu? Nhóm 3,4: Vùng nào và vào mùa nào tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất? Bước 2: : Đại diện các 1,3 nhóm báo cáo và các nhóm 2,4 nhận xét và bổ sung. GVTK: Thổ nhưỡng có đất feralít màu đỏ hoặc vàng chiếm 65% diện tích. - Sinh vật: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với các thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. - Địa hình: Xâm thực mạnh mẽ ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. - Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa. - Vào mùa đông vùng Bắc Bộ tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về đặc điểm chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ trả lời: Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời: 1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm. - Tính chất này biểu hiện trong mọi thành phần của cảnh quan thiên nhiên nước ta nhưng tập trung nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. - Tuy nhiên có nơi, có mùa lại bị khô hạn, lạnh giá với những mức độ khác nhau: như vào mùa Đông vùng Bắc Bộ tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất. 2. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. 87  Tính xem ở nước ta 1 km 2 tương ứng với bao nhiêu km 2 mặt biển? Diện tích biển 1 000 000 : 331212 = 3,02 km 2 . Là 1 nước ven biền VN có thuận lợi gì trong phát triển kinh tế? Bước 2: GV chỉ trên bản đồ và chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu Việt Nam là 1 nước nhiều đồi núi. HS làm việc cặp đôi- chia sẻ: Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS trao đổi 2 phút:  Dựa vào kiến thức đã học, hãy chứng minh Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi? Miền núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế-xã hội? Bước 2: GV giảng giải thêm quy luật đai cao ở miền núi phá vỡ quy luật địa đới: Cứ lên cao 1 000 m nhiệt độ giảm 5- 6 0 C như Đà Lạt, Sa Pa. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ4: Tìm hiểu thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng, phức tạp. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ trả lời: Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời: Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng và phức tạp biểu hiện như thế nào?Nguyên nhân? Ví dụ: Sự khác biệt từ B vào N: miền Bắc có mùa Đông lạnh nên trồng được rau quả á nhiệt đới. Miến Nam không có. Từ Đ-T : miền Tây Bắc ấm hơn Đông Bắc do tác động của dải Hoàng Liên Sơn che chắn. Nguyên nhân: Do lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài phức tạp. Do vị trí địa lí. Nơi gặp gỡ và chịu tác động của nhiều hệ thống tự nhiên - Biền Đông rộng lớn, bao bọc phía đông và phía Nam phần đất liền nước ta. Có ảnh hưởng tới toàn bộ thiên nhiên nước ta. - Sự tương tác của đất liền và biểnđã tăng cường tính chất nóng, ẩm, gió mùa cho thiên nhiên nước ta. 3. Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi. - Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta. - Cảnh quan vùng núi thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao. ->Thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên đa dạng là nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch. -> Khó khăn: có nhiều thiên tai, môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng, nhiều tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt. 4. Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng, phức tạp. - Biểu hiện rõ trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thành phần tự nhiên. - Biểu hiện qua sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành các vùng, miền. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Hãy nêu cá đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam? 2. Trong quá trình khai thác tự nhiên để phát triển đất nước, cần phảỉ chú ý các vấn đề gì? Có kế hoạch khai thác và sử dụng tự nhiên hợp lí. Chú ý hạn chế tính chất thất thường của khí hậu và phải bảo vệ môi trường. 5. Hoạt động nối tiếp: Học bài và trả lời được các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài 40 tiết sau thực hành, xem kĩ nội dung bài và đem theo át lát địa lí VN. 88 Tiết 47 Bài 40: THỰC HÀNH: ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của một lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên. - Mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên về địa chất, địa hình, khí hậu, thực vật - Sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên: Đồi núi, cao nguyên, đồng bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt và huỷ hoại: đất đai, rừng, động vật quý hiếm. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài: Hãy nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam? Nguyên nhân tạo ra các đặc điểm chung ấy? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về lát cắt tổng bhợp địa lí tự bhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh hoá. HS thảo luận nhóm, thời gian 6 phút Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Làm phần a. Nhóm 2: Làm phần b. Nhóm 3: Làm phần c. Bước 2: Các nhóm cử đại diện lên bảng báo cáo theo tiến trình của bài. Hs dưới lớp nhận xét và bổ sung cho đầy đủ. Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức: a. Xác định tuyến cắt A-B trên lược đồ: - Theo hướng TB-ĐN, qua khu vực Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu và đồng bằng Thanh Hoá. - Độ dài tuyến cắt theo tỉ lệ: 1/2000 000 là 18 * 20cm = 360 km. b. Từ dưới lên trên lát cắt A-B: - Có 4 loại đá, 3 loại đất và 3 kiểu rừng: + Rừng ôn đới khu vực Hoàng Liên Sơn, địa hình cao> 2000 m., khí hậu lạnh quanh năm, mưa nhiều. + Rừng cận nhiệt ở cao nguyên Mộc Châu: địa hình núi thấp< 1000 m, đá vôi chủ yếu, khí hậu cận nhiệt, có lượng mưa và nhiệt độ thấp. + Rừng nhiệt đới: Đã thay bằng hệ sinh thái nông nghiệp: địa hình bồi tụ phù sa thấp, bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới c. Sự khác biệt về khí hậu 3 trạm: - Khu vực Hoàng Liên Sơn: vùng núi cao chắn gió mùa mùa hạ từ biển thổi vào, lượng mưa nhiề nhất 3500-3600 mm/năm, nhiệt độ trung bình 8-17 0 C. - Khu vực cao nguyên Mộc Châu: nằm bên trong đồng bằng, t 0 TB 12,5-23 0 C, lượng mưa TB 1600- 1700 mm/năm. - Khu đồng bằng Thanh Hoá, gần biển, t 0 TB 18- 28 0 C, lượng mưa trung bình từ 1800-1900 mm/năm. 4. Củng cố, đánh giá: Không. 5. Hoạt động nối tiếp: Học bài và chuẩn bị bài 41 tiết sau học. Xem kĩ lược đồ hình 41.1 Hình 41.2 , bảng 41.1 và suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong bài. 89 Tiết 48 Bài 41: MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. - Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. - Biết được những khó khăn do thiên nhiên gây ravà vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. 2.Về kĩ năng: - Sử dụng bản đồ tự nhiên miền Bắc-Đông Bắc Bắc Bộ hoặc át lát địa lí Việt Nam để trình Bày vị trí, giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền. Phân tích được lát cắt địa hình của miền để thấy được hướng nghiêng của địa hình và 1 số đặc điểm của miền. - Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu ở một số địa điểm trong miền. 3. Thái độ: Thấu hiểu những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên có những hạn chế làm ô nhiễm môi trường trong miền, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Hình 41.2 và bảng 41.1. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2. Kiểm tra bài: Không. 3 Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về vị trí phạm vi lãnh thổ.miền. HS làm việc cá nhân-độc lập suy nghĩ. Bước 1: GV treo bản đồ tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lên bảng cho HS quan sát, hỏi: Hãy xác định trên bản đồ vị trí và giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? Bước 2: GV chỉ trên bản đồ và chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về địa hình của miền. HS làm việc cá nhân-độc lập suy nghĩ. Quan sát trên bản đồ, hãy nhận xét về đặc điểm địa hình của miềnBắc và Đông Bắc Bắc Bộ? Xác định trên bản đồ các sơn nguyên, cánh cung núi, đồng bằng và các sông lớn của miền? HĐ2: Tìm hiểu về khí hậu của miền. HS làm việc cặp đôi- chia sẻ: Bước 1: GV nêu câu hỏi cho HS trao đổi 2 phút:  Cho biết đặc điểm khí hậu của miềnVì sao tính chất nhiệt đới của miền bị giảm sút mạnh? Bước 2: GV giải thích miền chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa ĐB lạnh từ phía bắc và 1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ. - Gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng sông Hồng. 2. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp nhưng rất đa dạng, với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo. - Đồi núi thấp, hướng cánh cung và có vùng đồi trung du rộng. - Đồng bằng sông Hồng rộng với nhiều ô trũng. - Nhiều sông lớn, độ dốc nhỏ và hàm lượng phù sa tương đối lớn. 3. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước. 90 trung tâm châu Á tràn xuống. Có vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến á nhiệt đới Nam Trung Quốc. Núi thấp, hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió mùa ĐB lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ4: Tìm hiểu về tài nguyên và các cảnh đẹp của miền HS làm việc cá nhân-độc lập suy nghĩ. Bước 1: GV gọi 1 học sinh đọc phần 4 lên, sau đó nêu câu hỏi Hãy xác định trên bản đồ một số tài nguyên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? Các tài nguyên ấy là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào của miền? Bước 2: GV chỉ trên bản đồ và chuẩn kiến thức: Bước 3: GV nêu tiếp câu hỏi để HS suy nghĩ Nêu một số biện pháp để góp phần bảo vệ môi trường của vùng được trong sạch và phát triển kinh tế bền vững? Bước 4: GV chuẩn kiến thức - Mùa Đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, thường đến sớm và kết thúc muộn. Nhiệt độ có thể xuống dưới 0 0 C ở miền núi và 5 0 C ở đồng bằng. - Mùa Hạ nóng ẩm và mưa nhiều -> Thuận lợi phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng. -> Khó khăn: sương muối, sương giá, lũ lụt, hạn hán xảy ra… 4. Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp đang được khai thác mạnh mẽ. a. Tài nguyên: - Là miền giàu khoáng sản nhất cả nước: Than đá (Quảng Ninh, Thái Nguyên), Sắt (Thái Nguyên), thiếc (Tuyên Quang), Apatít (Lào Cai) Là cơ sở phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim, năng lượng - Nhiều cảnh đẹp: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Cát Bà đang được khai thác mạnh mẽ để phát triển du lịch b. Vấn đề bảo vệ môi trường: - Khai thác khoáng sản làm thay đổi bề mặt địa hình. Bụi than gây ô nhiễm môi trường không khí. - Nước thải từ các khu khai thác quặng, các nhà máy làm ô nhiễm nguồn nước sông và biển của miền. 4. Củng cố, đánh giá: Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3/143, vẽ biểu đồ cột( lượng mưa) biểu đồ đường( nhiệt độ), vẽ 2 trục tung, trục bên trái lượng mưa, trục bên phải là nhiệt độ 5. Hoạt động nối tiếp: Học bài, làm bài tập 3. Chuẩn bị bài 42 tiết sau học. 91 Tiết 49 Bài 42: MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. - Biết được những khó khăn do thiên nhiên gây ravà vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. 2.Về kĩ năng: - Sử dụng bản đồ tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ hoặc át lát địa lí Việt Nam để trình bày vị trí, giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền - Phân tích bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của 1 số địa điểm trong miền để thấy rõ sự khác nhau về mùa mưa. 3. Thái độ: Hiểu được các khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên có những hạn chế làm ô nhiễm môi trường trong miền, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ miền Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Một số ảnh địa lí minh hoạ. Hình 42.1, 42.2. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài: Nêu đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? Giải thích vì sao tính chất nhiệt đới của miền lại bị giảm sút khá mạnh? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu vị trí và phạm vi lãnh thổ miền: HS làm việc cá nhân-độc lập suy nghĩ. Bước 1: GV treo bản đồ tự nhiên của miền lên bảng cho HS quan sát, hỏi: Hãy xác định trên bản đồ vị trí và giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Bước 2: GV chỉ trên bản đồ và chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về địa hình của miền. HS làm việc cá nhân-độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV nêu câu hỏi để HS lên bảng xác định  Cho biết đặc điểm địa hình của miền? Xác định trên BĐ các dãy núi và dòng sông lớn chảy theo hướng TB-ĐN? HĐ3: Tìm hiểu về khí hậu của miền: HS làm việc cặp đôi-chia sẻ: Bước 1: GV nêu câu hỏi,HS thảo luận cặp 2 phút Nêu đặc điểm khí hậu của miền? Vì sao mùa đông của miền lại ngắn hơn, ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?  Quan sát H 42.2, nhận xét về chế độ mưa của 1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ. - Vị trí từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Gồm khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. 2. Địa hình cao nhất Việt Nam. - Núi non trùng điệp, nhiều núi cao và thung lũng sâu nhất nước ta. - Hướng núi TB- ĐN. - Đồng bằng nhỏ, hẹp. - Sông ngòi các sông lớn ở Tây Bắc, sông ở Bắc Trung Bộ ngắn và dốc. 3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình. 92 miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Bước 1: GV giải thích mùa đông của miền lại ngắn hơn, ấm hơn MB và ĐB Bắc Bộ vì các đợt gió mùa ĐB lạnh đã bị chặn lại bởi dải Hoàng Liên Sơn và nóng dần lên khi đi xuống phía nam nên mùa đông của miền đến muộn và kết thúc sớm. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ4: Tìm hiểu về tài nguyên của miền: HS làm việc cá nhân-độc lập suy nghĩ. Bước 1: GV gọi 1 học sinh đọc phần 4 lên, sau đó nêu câu hỏi Hãy xác định trên bản đồ một số tài nguyên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Cho biết giá trị kinh tế của hồ Hoà Bình? Bước 2: GV hồ Hoà Bình xây dựng 1979, hoàn thành 1994, 1 năm sản xuất 8,16 tỉ kw điện. Hồ có sức chứa 9,5 tỉ m 3 nước. Có tác dụng điều tiết cho hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, bảo đảm an toàn về mùa lũ cho Hà Nội và các tỉnh vùng ĐBS Hồng. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, điều hoà khí hậu vùng ven hồ. Tíêu cực: Hồ làm ngập 1 diện tích lớn đất canh tác, rừng và tài nguyên khác, làm biến đổi môi trường tự nhiên vùng ven hồ. Vì sao bảo vệ và phát triển rừng là khâu then chốt để xây dựng cuộc sống bền vững của nhân miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Bước 3: GV chuẩn kiến thức: - Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm (3 tháng). - Mùa Hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng. 4. Tài nguyên phong phú đang được điều tra khai thác. a. Tài nguyên: - Tài nguyên khoáng sản phong phú, Giàu tiềm năng thuỷ điện. - Có nhiều kiểu rừng và bãi tắm đẹp để phát triển du lịch. b. Vấn đề bảo vệ môi trường: - Bảo vệ rừng đầu nguồn tại các sườn núi cao và dốc của vùng núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn. - Bảo vệ và nuôi dưỡng các hệ sinh thái ven biển, đầm phá, cửa sông. - Chủ động phòng chống thiên tai: Lũ quét, gió Tây khô nóng, bão lụt 4. Củng cố, đánh giá: 1. Hiện nay tài nguyên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ như thế nào? Có đủ hệ thống các vành đai thực vật ở Việt Nam. Còn bảo tồn được nhiều loài sinh vật quý hiếm. Tài nguyên biển to lớn và đa dạng. 5. Hoạt động nối tiếp: Học bài và bài tập 3 và 4/ 147. Chuẩn bị bài 43 tiết sau học. 93 Tiết 50 Bài 43: MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. - Biết được những khó khăn do thiên nhiên gây ravà vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. 2.Về kĩ năng: - Sử dụng bản đồ tự nhiên miền Nam Trung Bộ hoặc át lát địa lí Việt Nam để trình bày vị trí, giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền - So sánh một số đặc điểm tự nhiên của 3 miền ở nước ta về địa hình, khí hậu, sông ngòi. 3. Thái độ: Hiểu được các khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên có những hạn chế làm ô nhiễm môi trường trong miền, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. II. Phương tiện dạy học: Bản đồ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Một số ảnh địa lí. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2. Kiểm tra bài: Nêu đặc điểm địa hình và khí hậu miền Tây bắc và bắc Trung Bộ? điểm Khác biệt về khí hậu của miền so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về vị trí và phạm vi lãnh thổ miền. HS làm việc cá nhân-độc lập suy nghĩ. Bước 1: GV treo bản đồ lên bảng cho HS quan sát và hỏi: Hãy xác định trên bản đồ vị trí và giới hạn của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?  Xác định các khu vực Tây Nguyên,Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sôngCửu Long? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu địa hình của miền: HS thảo luận theo nhóm, thời gian 5 phút: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm Nhóm 1,2: Cho biết đặc điểm địa hình của miền? Xác định trên bản đồ 1 số đỉnh núi cao trên 2000m của miền? Nhóm 3,4: So sánh đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long có những nét khác biệt Bước 2: Các nhóm cử đại diện lên bảng báo cáo và nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện. GV TK:Đồng bằng sông Hồng không bằng phẳng, có hệ thống đê lớn ngăn lũ. Có nhiều ô trũng nhân tạo, Có đồi núi thấp. không được bồi đắp hàng năm. Đồng bằng sông Cửu Long: Thấp và tương đối 1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ. - Vị trí từ dãy Bạch Mã đến Cà Mau. - Bao gồm Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. 2. Trường sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn. - Có khu vực núi và cao nguyên 94 [...]... giá: HS lập bảng so sánh 3 miền tự nhiên VN theo mẫu SGK vào vở 5 Hoạt động nối tiếp: Tiết sau thực hành về 3 miền tự nhiên, xem lại kĩ bài 41, 42, 43 về các yếu tố trong Bài tập 3/151 SGK Chuẩn bị ôn thi học kì 2 bài 28 đến bài 43, xem và trả lời lại được các câu hỏi trong bài và cuối các bài và các biểu đồ đã vẽ 95 Tiết 51 Bài 44: THỰC HÀNH BA MIỀN TỰ NHIÊN I Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh... bắc đã giảm sút mạnh mẽ Gió tín phong ĐB khô nóng và gió mùa tây nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu Vì sao mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với 2 miền ở phía bắc? GT: Do mùa khô ở miền Nam thời tiết nắng nóng, ít mưa, độ ẩm nhỏ, khả năng bốc hơi rất lớn vượt xa lượng mưa Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ4: Tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên của vùng: HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV... môi trường xói mòn đất, chống xói mòn đất, gió tây khô hán, cháy rừng cháy rừng, trồng cây, nóng, cháy rừng Chống mặn, phèn gây rừng - Chung sống với lũ 4 Củng cố, đánh giá: Không 5 Hoạt động nối tiếp: Tiết sau ôn tập thi học kì 2 ôn từ bài 28-bài 43 trong vở ghi Đem theo thức đo độ và máy tính, com pa để vẽ biểu đồ 96 . lưu ý có quy định về khoảng cách năm chính xác. 2. Chuẩn bị bài 39 tiết sau học, xem kĩ và suy nghĩ các câu hỏi trong bài. 86 Tiết 46 Bài 39: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. Mục tiêu. bài và trả lời được các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài 40 tiết sau thực hành, xem kĩ nội dung bài và đem theo át lát địa lí VN. 88 Tiết 47 Bài 40: THỰC HÀNH: ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỔNG. động nối tiếp: Học bài và chuẩn bị bài 41 tiết sau học. Xem kĩ lược đồ hình 41.1 Hình 41.2 , bảng 41.1 và suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong bài. 89 Tiết 48 Bài 41: MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC

Ngày đăng: 06/07/2015, 00:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w