1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI 38-53

12 106 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 155 KB

Nội dung

Tiết 48 Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Biết được các đảo và quần đảo lớn. - Trình bày các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển - đảo thấy được tiềm năng to lớn của 2 ngành và những hạn chế và các giải pháp phải thực hiện. 2.Về kĩ năng: - Xác định trên BĐ vị trí, phạm vi vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo lớn. - Phân tíchbản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để thấy được tiềm năng kinh tế biển-đảo nước ta Và tình hình phát triển của ngành dầu khí hiện nay. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi hải sản, bảo vệ sự trong sạch môi trường biển. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ biển- đảo Việt Nam. BĐ giao thông vận tải và du lịch VN. Một số ảnh địa lí. III.Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài: Không, GV trả và sửa bài kiểm tra 1 tiết. 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHINH HĐ1: Tìm hiểu về biển và đảo Việt Nam. HS làm việc cá nhân, lên bảng xác định. Bước 1: GV treo bản đồ vùng biển VN lên và hỏi: Em hãy giới thiệu sơ lược về vùng biển nước ta? Từ sơ đồ H 38.1, em hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta? Bước 2: GV giải thích từ đảo Cồn Cỏ trở ra chưa xác định được đường cơ sở vì giữa VN và TQ chưa thống nhất và tạm chia vịnh Bắc Bộ: VN là 35,23%, Trung Quốc 46,77%. Vùng biển nước ta gồm 5 bộ phận: - Nội thuỷ: lấy điểm nhô ra nhất của bờ biển và các đảo ngoài cùng của đảo ven bờ. - Lãnh hải: rộng 12 hải lí, ranh giới phía ngoài lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển. - Vùng tiếp giáp: lãnh hải rộng 12 hải lí, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh, kiểm soát thuế quan, di cư và nhập cư. - Vùng đặc quyền kinh tế: tiếp liền lãnh hải, hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về KT nhưng vẫn để nước ngaòi đặt ống dẫn dầu, thả cáp ngầm và tàu thuyền tự do đi lại. - Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: I. Biển và đảo Việt Nam. 1. Vùng biển nước ta. - Đường bờ biển dài 3260 km. - Diện tích khoảng 1 triệu km 2. , là 102 HĐ2: Tìm hiểu về các đảo và quần đảo. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS trả lời, lên bảng xác định Quan sát trên BĐ, em có nhận xét gì về sự phân bố các đảo và quần đảo trong vùng biển nước ta? Xác định trên BĐ các đảo, quần đảo lớn ở nước ta? GV vùng vịnh Hạ Long có 1969 đảo lớn nhỏ. Bước 2: GV chỉ trên bản đồ và chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. HS thảo luận theo nhóm và ạăp đôi-chia sẻ: Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận 5 phút: Nhóm 1,2: Tìm hiểu về ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: tiềm năng, sự phát triển? Nhóm 3,4: Những hạn chế và phương hướng phát triển của ngành? Tại sao phải ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ? Bước 2: Đại diện các nhóm 1,3 báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV hỏi tiếp-HS trao đổi cặp đôi-chia sẻ 1 phút: Em hãy kể một số hình thức đánh bắt mang tính chất huỷ diệt nguồn lợi hải sản đang bị nghiêm cấm? Phát triển nghề nuôi trồng hải sản có ý nghĩa gì? GVTK: Có tiềm năng rất lớn để phát triển, cơ sở vật chất không ngừng được cải tiến. Việc đánh bắt xa bờ cần vốn lớn để thay đổi trang thiết bị, lao động phải có tay nghề cao. Sản lượng nuôi trồng chiếm tỉ lệ nhỏ, gặp nhiều khó khăn do môi trường bị ô nhiễm. Phần lớn xuất khẩu thuỷ sản ở dạng thô nên hiệu quả kinh tế thấp. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: một bộ phận của biển Đông. 2. Các đảo và quần đảo. HS quan sát trên BĐ nêu nhận xét HS lên bảng xác định trên BĐ. - Có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, chia thành các đảo ven bờ và các đảo xa bờ. - Hai quần đảo lớn nhất là Hoàng Sa(Đà Nẵng), Trường Sa(Khánh Hoà). II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. - Có tiềm năng rất lớn. - Phát triển đánh bắt chủ yếu ở ven bờ, sản lượng còn thấp. - Hạn chế phương tiện thô sơ. Nuôi trồng phát triển chưa tương xứng. - Phương hướng phát triển: Ưu 103 HĐ4: Tìm hiểu về du lịch biển-đảo. HS thảo luận theo nhóm, thời gian 5 phút: Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận 5 phút: Nhóm 1.2: Tìm hiểu về du lịch biển-đảo: tiềm năng, sự phát triển? Xác định trên bản đồ một số bãi tắm đẹp? Nhóm 3,4: Những hạn chế và phương hướng phát triển của ngành? Kể một số đảo có thế mạnh phát triển du lịch tắm biển, du lịch sinh thái biển của nước ta? Bước 2: Đại diện nhóm 2,4 báo cáo, nhóm 1,3 nhận xét, bổ sung. GV giải thích thêm: Hoạt động khác ít được khai thác như du lịch sinh thái biển-đảo, nghiên cứu biển-đảo, thể thao trên biển như lướt ván, ca nô. Do thiếu vốn đầu tư, hạn chế về năng lực quản lí, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên. Cần tăng cường quảng bá du lịch biển-đảo của VN trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước như trên truyến hình, Internet, bằng các lễ hội Festi val biển. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các hình thức du lịch. Bảo vệ sự trong sạch của môi trường biển-đảo. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: tiên phát triển đánh bắt xa bờ. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển. 2. Du lịch biển - đảo. - Có tiềm năng rất lớn. - Phát triển chủ yếu du lịch tắm biển. - Hạn chế về hình thức chưa phong phú, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu của du khách. - Phương hướng phát triển: Cải tiến và nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển nhiều loại hình du lịch biển-đảo. 4. Củng cố, đánh giá: 1.Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? 2 .công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản? Chế biến được khối lượng lớn, làm tăng giá trị sản phẩm, tăng nguồn hàng thuỷ sản xuất khẩu, góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống người lao động. 3. Bờ biển và vùng biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch nào? - Du lịch tắm biển và an dưỡng. - Du lịch sinh thái. - Du lịch nghiên cứu khoa học. 5. Hoạt động nối tiếp: Học bài và chuẩn bị bài 39 để tiết sau học, yêu cầu xem kĩ các câu hỏi trong bài, hình 39.2. Đem theo át lát địa lí VN để học. 104 Tiết 49 Bài 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển. Thấy được tiềm năng to lớn của 2 ngành và những hạn chế và các giải pháp phải thực hiện. - Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển-đảo, một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển-đảo. 2.Về kĩ năng: - Xác định trên BĐ vị trí, phạm vi vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo lớn. - Phân tíchbản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để thấy được tiềm năng kinh tế biển-đảo nước ta Và tình hình phát triển của ngành dầu khí hiện nay. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nước ta để phát triển được bền vững. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ giao thông vận tải và du lịch Việt Nam. Một số ảnh địa lí minh hoạ. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài: Trình bày ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản? Vì sao phải ưu tiên phát triển đánh bắt xa bờ? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHINH HĐ1: Tìm hiểu về khai thác và chế biến khoáng sản biển. HS thảo luận theo nhóm, cặp đôi-chia sẻ: Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận 5 phút: Nhóm 1.2: Cho biết tiềm năng, sự phát triển của ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển? Xác định trên bản đồ một khoáng sản chính ở vùng biển nước ta? Nhóm 3,4: Nêu những hạn chế và phương hướng phát triển của ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển? Bước 2: Đại diện nhóm 2,4 báo cáo, nhóm 1,3 nhận xét, bổ sung. GV hỏi tiếp, HS trao đổi cặp đối 2 phút: Kể một số công trình trọng điểm của ngành dầu khí đã được xây dựng xong và đi vào hoạt động sản xuất? Hoạt động khai thác dầu khí gây ô nhiễm môi trường vùng biển như thế nào? Bước 3: GV chuẩn kiến thức: 3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển. - Có tiềm năng khá phong phú: Nguồn muối, cát trắng, dầu khí. - Phát triển:Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, sản lượng khai thác tăng liên tục. Phát triển CN lọc hoá dầu, chế biến khí( SX phân đạm, điện, ga). - Hạn chế: xuất khẩu khoáng sản chủ yếu ở dạng nguyên liệu, giá rẻ. - Phương hướng: Chế biến khí công nghệ cao, kết hợp xuất khẩu 105 HĐ2: Tìm hiểu về phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. HS thảo luận theo nhóm, cá nhân-độc lập: Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận 5 phút: Nhóm 1, 2: Cho biết tiềm năng, sự phát triển tổng hợp giao thông biến? Xác định trên bản đồ một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta? Nhóm 3,4: Nêu những hạn chế và phương hướng phát triển của phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển? Bước 2: Đại diện nhóm 1,3 báo cáo, nhóm 2,4 nhận xét, bổ sung. GV nêu tiếp câu hỏi để HS suy nghĩ, trả lời: Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta? Hoạt động giao thông vận tải biển đã gây ô nhiễm môi trường biển-đảo ở nước ta như thế nào? Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ3:Tìm hiểu về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển-đảo. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ trả lời: Bước 1: GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời: Nêu một số nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển-đảo ở nước ta và hậu quả? Liên hệ với thực tế môi trường biển của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hiện nay như thế nào? Hiện nay diện tích rừng ngập mặn ở ven biển tỉnh Cà Mau giảm do người dân phá rừng nuôi tôm, chất thải của nhiều ngành CN chưa được xử lí đã thải xuống các dòng sông như sông Thị Vải, sông Đồng Nai, đắm tàu chở dầu… khí tự nhiên và khí hoá lỏng. 4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. - Có tiềm năng rất lớn, từ Bắc vào Nam có 90 cảng lớn nhỏ. - Sự phát triển: Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ. - Hạn chế: Phần lớn các cảng có công suất nhỏ, công suất tàu nhỏ. - Phương hướng: Hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Phát triển đội tàu chở công tơ nơ, phát triển dịch vụ hàng hải. III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển-đảo. 1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển-đảo. - Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh. - Đánh bắt hải sản quá mức ở ven bờ. - Chất thải của các đô thị, các khu công nghiệp và giao thông vận tải biển. 2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. ( Học 5 phương hướng SGK/ 143) 4. Củng cố, đánh giá: Chúng ta cần có những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải thuỷ? 5. Hoạt động nối tiếp: học bài và trả lời được các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài 40 tiết sau thực hành. 106 Tiết 50 Bài 40: THỰC HÀNH: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA CÁC ĐẢO VEN BỜ VÀ TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ I. Mục tiêu : 1.Kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Nắm được phần nào về tình hình khai thác và xuất khẩu dầu thô ở nước ta trong những năm gần đây. 2.Kĩ năng: - Qua bài này giúp học sinh rèn luyện khả năng phân tích, tổng hơp kiến thức. - Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ các đảo và quần đảo Việt Nam. Biểu đồ hình 40.1 vẽ. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển? Nêu một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên môi trường biển ở nước ta? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHINH HĐ1: Tìm hiểu tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ. HS thảo luận theo nhóm Bước 1: GV treo BĐ lên bảng để HS quan sát. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, 6 phút: Nhóm 1,2: Dựa vào bảng 40.1, cho biết những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Nhóm 3,4: Quan sát hình 40.1, hãy nhận xét về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta? Bước 1: Đại dhóm1 cử đại diện lên bảng báo cáo kết hợp chỉ bản đồ.c nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Năm 2003 UNESCO công nhận vịnh Nha Trang là một trong 3 vịnh đẹp nhất thế giới trong tổng số 29 vịnh. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta. HS thảo luận theo nhóm và cá nhân: Bước 1: Đại diện nhóm2 cử đại diện lên bảng báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. I. Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ. - Ba đảo có điều kiện thích hợp để phát triển tổng hợp kinh tế biển về các ngành: Nông-lâm-ngư nghiệp, du lịch và dịch vụ biển là: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. 2. Nhận xét về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta? 107 Bước 2: GV nêu tiếp một số câu hỏi, HS độc lập suy nghĩ: Vì sao sản lượng dầu thô khai thác được phần lớn đem xuất khẩu gần hết? Vì sao sản lượng xăng dầu nhập khẩu lại tăng liên tục qua các năm ở nước ta? Từ nhận xét trên, em có kết luận gì về sự phát triển của ngành dầu khí nước ta hiện nay? Bước 3: GV chuẩn kiến thức: - Từ năm 1999-2002, sản lượng: + Dầu thô khai thác tăng liên tục qua các năm và tăng là 1,7 triệu tấn. + Dầu thô xuất khẩu tăng liên tục qua các năm và tăng là 2 triệu tấn. + Xăng dầu nhập khẩu tăng liên tục và tăng 2,6 triệu tấn. Kết luận: Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí chưa đồng bộ: phần lớn dầu thô khai thác được đem xuất khẩu phần lớn với giá rẻ còn xăng dầu nhập khầu 100% với giá đắt nên đã gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước. Hiện nay nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động và đã có sản phẩm xăng dầu phục vụ cho các ngành kinh tế. 4. Củng cố, đánh giá: Nêu lợi ích của việc phát triển CN lọc hoá dầu so với xuất khẩu ở dạng dầu thô? Từ dầu thô, trung tâm lọc dầu sẽ lọc ra 4 loại sản phẩm là: Nhiên liệu, hoá chất - hạt, sợi tổng hợp và phân bón. Việc xuất khẩu dầu thô là thiệt thòi lớn của CN lọc hoá dầu. Nên cần đẩy mạnh xây dựng nhanh chóng ngành CN lọc hoá dầu ở Thanh Hoá và ở Long Sơn-Bà Rịa- Vũng Tàu. 5. Hoạt động nối tiếp: - Học bài và làm bài tập sau: - Dựa vào bảng số liệu sau, đơn vị tính triệu tấn: Năm 1999 2000 2001 2005 Dầu thô khai thác 15,2 16,2 16,8 18,5 Dầu thô xuất khẩu 14,9 15,4 16,7 18,0 Vẽ biểu đồ cột kép thể hiện tình hình khai thác và xuất khẩu dầu thô của nước ta từ năm 1999 đến năm 2005 và nêu nhận xét ? - Chuẩn bị tiếp bài 41 học về địa lí địa phương. Mỗi tổ sưu tầm bằng cách truy cập tài liệu trên mạng về: diều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để học các tiết tiếp theo. 108 ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG cëd Tiết 51 Bài 41: ĐỊA LÍ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và sự phân chia các đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. - Nắm được điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh có những ảnh hưởng đến Phát triển kinh tế của tỉnh 2.Về kĩ năng: Học sinh xác định được giới hạn các đơn vị hành chính trên bản đồ. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ địa lí hành chính tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài: GV kiểm tra vở một số em xem các em vẽ biểu đồ có đạt yêu cầu hay không 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. HS làm việc cặp đôi-chia sẻ 2 phút. Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát để trả lời các câu hỏi: Em hãy cho biết về diện tích và dân số của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu? Xác định vị trí địa lí của tỉnh giáp với những tỉnh thành nào? Vị trí ấy có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế của tỉnh? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về sự phân chia hành chính. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS lên bảng xác định: Quan sát trên BĐ, cho biết tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có bao nhiêu đơn vị hành chính? Huyện nào có DT lớn nhất? nhỏ nhất? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.của tỉnh I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính. 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. - Chiếm 1988,65 km 2 (khoảng 0,6% )diện tich của cả nước. - Phía B giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Đ giáp Bình Thuận và giáp biển. Phía T giáp TP Hồ Chí Minh. Phía N giáp biển. 2. Sự phân chia hành chính. Gồm 8 đơn vị hành chính: - TP Vũng Tàu . - Thị xã Bà Rịa . - Huyện Châu Đức. - Huyện Xuyên Mộc. - Huyện Tân Thành. - Huyện Long Điền. - Huyện Đất Đỏ. - Huyện Côn Đảo. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 109 HS làm việc cặp đôi-chia sẻ: Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS trao đổi 3 phút: Dựa vào kiến thức đã học về vùng ĐNB, hãy cho biết địa hình và khí hậu, đất chính của tỉnh Bà Rịa- VT? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: Nêu một số khó khăn về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh BR- VT? GV chuẩn kiến thức: 1. Thuận lợi: - Địa hình gồm đồi núi thấp và đồng bằng. - Khí hậu cận xích đạo, một năm có 2 mùa mưa khô chia đều 6 tháng. - Thuỷ văn: Sông ngòi ít và ngắn, chế độ nước thay đổi theo mùa. - Đất phù sa, đất ba dan và đất cát pha. - Tài nguyên rừng còn lại ít, có vườn quốc gia Côn Đảo. 2. Khó khăn: - Mùa khô kéo dài 6 tháng gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, gây cháy rừng. - Diện tích rừng còn ít nên nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Xác định trên bản đồ vị trí địa lí và giới hạn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu? 2. Xác định các đơn vị hành chính của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trên bản đồ? Huyện nào có diện tích nhỏ nhất? huyện nào có diện tích lớn nhất? 5. Hoạt động nối tiếp: về nhà học bài và vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích các đơn vị hành chính của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Truy cập tài liệu về dân cư-xã hội và kinh tế của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tiết sau học. 110 Tiết 52 Bài 42: ĐỊA LÍ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Trình bày được dân số và mật độ dân số tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. - Trình bày được một số ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh nhất là sự phát triển của các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của tỉnh là khai thác dầu khí và chế biến khí. 2.Về kĩ năng: Học sinh xác định được các khu công nghiệp trên bản đồ. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ kinh tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài: Không. 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về dân cư và lao động của tỉnh. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời Năm 2008 với DT là 1988,65 km 2 , số dân là 993000 người.Tính mật độ dân số của tỉnh BR -VT? So với mật độ dân số trung bình của vùng ĐNB, em có nhận xét gì về số dân, MĐDS của tỉnh BR-VT? Nêu một số nguyên nhân làm gia tăng dân số nhanh ở tỉnh Bà Rịa-VT? Bước 2: GV năm 2004 mật độ dân số của tỉnh là 460 người/ km 2 , năm 2008 tăng lên 499 người/km 2 , sự gia tăng dân số nhanh chủ yếu do gia tăng cơ giới. GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế tỉnh hiện nay. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ trả lời: Ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng nhất của tỉnh là ngành nào? Năm 2006 đã khai thác được bao nhiêu triệu tấn dầu thô? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: III. Dân cư và lao động. - Số dân là 993 000 người (2008). - Mật độ dân số trung bình là 499 người/km 2 . - Phân bố dân cư không đều, tập trung đông nhất là TP vũng Tàu có mật độ 1859 người/km 2 . - Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Ngành công nghiệp: - Từ năm 2001-2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8-10%. - Dầu khí là ngành CN mũi nhọn của tỉnh, sản lượng khai thác tăng liên tục. CN chế biến khí đã đi vào hoạt động: Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, khí-điện-đạm Phú Mĩ - Toàn tỉnh có 7 khu CN. - Phát triển CN chế biến nông sản nhưng năng suất còn thấp do công nghệ còn lạc hậu. 4. Củng cố, đánh giá: Vẽ biểu đồ cột thể hiện MĐDS của tỉnh Bà Rịa-VT so với vùng ĐNB và cả nước. 5. Hoạt động nối tiếp: 111 . học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài: Không, GV trả và sửa bài kiểm tra 1 tiết. 3 .Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHINH HĐ1: Tìm. 5. Hoạt động nối tiếp: Học bài và chuẩn bị bài 39 để tiết sau học, yêu cầu xem kĩ các câu hỏi trong bài, hình 39.2. Đem theo át lát địa lí VN để học. 104 Tiết 49 Bài 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP. giao thông vận tải thuỷ? 5. Hoạt động nối tiếp: học bài và trả lời được các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài 40 tiết sau thực hành. 106 Tiết 50 Bài 40: THỰC HÀNH: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA

Ngày đăng: 06/07/2015, 00:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w