đề thi thử đại học 2014 môn sử có đáp án

12 392 0
đề thi thử đại học 2014 môn sử có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

4 ĐỀ THI THỬ LỊCH SỬ ĐỀ 1: I/PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (3,0 điểm) Trình bày nội dung luận cương chính trị tháng 10 /1930. So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam thì Luận cương có những điểm hạn chế nào? Những hạn chế đó được Đảng ta giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939 – 1945? Câu II (2 điểm) Nêu hoàn cảnh, diễn biến và ý nghĩa của Cao trào kháng Nhật cứu nước. Câu III (2 điểm) Nêu những hoạt động chủ yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ sau ngày 2/9/1945 đến tháng 12/1946) trong công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc? I. PHẦN RIÊNG Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4a hoặc câu 4b) Câu 4 a. Theo chương trình chuẩn (3 điểm) Trình bày những sự kiện dẫn đến sự đối đầu Đông – Tây trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai Câu 4 b. theo chương trình nâng cao (3 điểm) Trình bày cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài ở Cuba trong những năm 1953 -1959. ĐỀ 2: A/ Phần chung cho tất cả thí sinh Câu 1(2,0 điểm) Hãy nêu vai trò của Nguyễn Aí Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam? Câu 2 (2,0 điểm) So sánh chủ trương chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng của Đảng thời kỳ 1930-1931 với 1936- 1939? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? Câu 3 (2,0 điểm) Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào để đối phó với quân Pháp trong thời gian trước 06/03/1946 và từ 06/03/1946 đến trước 19/12/1946? Câu 4 (2,0 điểm) Qua nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) hãy chứng tỏ Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946- 1954)? B. Phần tự chọn ( Thí sinh chọn một trong hai câu) Câu 5a ( 2,0 điểm) Thế nào là “Chiến tranh lạnh”? Anh (Chị) hãy nêu những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình hình Châu Á? Câu 5b ( 2,0 điểm) Từ năm 1945 đến năm 2000 cách mạng Ấn Độ chia thành mấy giai đoạn? Anh (Chị) hãy trình bày cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ từ 1945- 1950? HẾT ĐÁP ÁN: Câu hỏi Ý chính cần đạt Điểm Câu 1 (2,0 điểm) - 1911-1920: NAQ tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Con đường cách mạng VS (nêu SK 7/1920, 12/1920). - 1921-1929: naq truyền bá CN Mác- Lê nin về nước chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra của chính Đảng VS ở VN ( Nêu SK 1921, 06/1924, 6/1925…) - 1930: Triệu tập HN hợp nhất 3 tổ chức cộng sản sáng lập ra ĐCS VN, soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng… 0,5 0,75 0,75 Câu 2 2,0 điểm a) So sánh: - Xác định kẻ thù: + 1930-1931 thực dân Pháp + PK tay sai + 1936-1939: Bọn phản động Pháp ở thuộc địa và tay sai - Nhiệm vụ cách mạng: + 1930-1931: chống TD Pháp giành độc lập dân tộc, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. + 1936-1939: Chống bọn phản động Pháp ở thuộc 0,25 0,5 địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ. - Khảu hiệu cách mạng: + 1930-1931: Độc lập dân tộc, người cày có ruộng + 1936-1939: Tự do, cơm áo, hòa bình - Tập hợp lực lương: + 1930- 1931: Chủ trương thành lập Hội phản đế đồng minh Đông Dương. + 1936- 1939: Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương. - Hình thức và phương pháp đấu tranh: + 1930- 1931: bí mật, bất hợp pháp, đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang + 1936- 1939: Kết hợp bí mật với công khai, hợp pháp với nửa hợp pháp, chủ yếu đấu tranh chính trị. 0,25 0,25 0,25 b) Giải thích: Do hoàn cảnh lịch sử thay đổi ( HS nêu bối cảnh lịch sử 1936-1939 khác 1930-1931) 0,5 Câu 3 2,0 điểm * Chủ trương: Phân hóa cô lập kẻ thù, tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong khi lực lương cách mạng còn yếu… * Chủ trương sách lược đối với Pháp: a) Trước 6/3/1946: Đánh thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ(dc) b) Từ 6/3/1946- trước19/12/1949: Hòa hoãn với Pháp - 6/3/1946: HCM ký với Pháp hiệp định Sơ bộ 6/3(nd, ý nghĩa) - Chính phủ Việt Nam đàm phán với Pháp tại Đà Lạt, Phông-ten-nơ-blô… - 14/9/1946: HCM ký với Pháp tạm ước 14/9 nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa… => Ý nghĩa: sách lược khôn khéo nhờ đó ta đã loại bớt được 1 kẻ thù, có thời gian hòa bình củng cố chính quyền, xd lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau này. 0,25 0,25 0,75 0,25 0,25 0,25 Câu 4 2,0 điểm a) Nguyên nhân: - Về phía Pháp: Chọn ĐBP…., tập trung 16200 quân, xây dựng 49 cứ điểm, chia 3 phân khu, trang bị vũ khí hiện đại… 0,5 - Về phía ta: Tích cực chuẩn bị cho chiến dịch… =>KL: Là chiến dịch 2 bên có sự chuẩn bị lớn nhất, chu đáo nhất. b) Diễn biến: 3 đợt (13/3-> 7/5/1954) + Đợt 1(13/3-> 17/3/1954): dc + Đợt 2 (30/3->26/4/1954): dc + Đợt 3 (1/5-> 7/5/1954) :dc => KL:Là chiến dịch dài ngày, ác liệt nhất 0,75 c) Kết quả: - Ta loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên (trong đó có 1 thiếu tướng…), hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh… => KL: Là chiến dịch thu được kết quả lớn nhất 0.25 d) Ý nghĩa: - Đập tan kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của TDP… - Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại hội nghị Giownevo tháng lợi. - Là thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ghi vào lịch sử dân tộc một trang chói lọi - Làm nức lòng nhân dân thế giới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc… =>KL: Là thắng lợi lớn nhất, có ý nghĩa quyết định nhất trong cuộc kháng chiến, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp =>ĐBP là đỉnh cao của cuộc kháng chiến 0,5 Câu 5a 2,0 điểm a) Khái niệm: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng, sự chạy đua vũ trang giữa 2 phe TBCN do Mỹ đứng đầu và XHCN do Liên Xô đứng đầu. Cuộc CTL diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa tư tưởng…ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường…Trong thời kỳ CTL tuy không xảy ra chiến tranh thế giới nhưng QHQT luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi… 0,5 b) Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến Châu Á: * Tại Đông Bắc Á: Diễn ra cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) + Nam Triều Tiên: được Mỹ và các nước phương Tây viện trợ 0,5 + Bắc Triều Tiên: được TQ và LX viện trợ =>KQ: 27/7/1953 hiệp định đình chiến được ký kết… * Tại Đông Nam Á: Diễn ra 2 cuộc chiến tranh tiêu biểu: - Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp ( 1945-1954) + Mỹ viện trọ cho Pháp +TQ, LX, các nước XHCN ủng hộ, viện trợ cho cuộc kháng chiên của VN + KQ: 1954 hiệp định Giownevo được ký kết - Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (1954- 1975) + Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược thực dân mới ở VN ( 4 chiến lược chiến tranh) + Nhân dân VN chiến đấu chống Mỹ ( được sự ủng hộ, giúp đỡ của LX, các nước XHCN…) => Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe. 0,5 0,5 Câu 5b 2,0 điểm a) Các giai đoạn: -1945- 1950: Ấn Độ đấu tranh giành độc lập, thành lập nước cộng hòa Ấn Độ - 1950- 2000: Ấn Độ bước vào thời kỳ xây dựng đất nước theo con đường TBCN 0,5 b) Cuộc đấu tranh giành độc lập: - Khái quát về Ấn Độ: Là thuộc địa của Anh, sau CTTG II phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh do Đảng Quốc Đại lãnh đạo… - Từ 1945- 1957: Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh phát triển + 19/12/1946: Khởi nghĩa Bom bay… + Đầu 1947: Cuộc bãi công của công nhân Can-cút- ta… + Kết quả: Anh thay đổi chính sách cai trị, đề ra kế hoạch Mao-bát –tơn…15/8/1947: 2 nhà nước tự trị Ấn Độ, Pakistan ra đời… - 1948- 1950: Sự thành lập nước CH Ấn Độ + Đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh + KQ: 26/1/1950: Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa - Ý nghĩa: + Đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ, 0,25 0,5 0,5 0,25 chấm dứt ách thống trị của thực dân Anh, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử Ấn Độ. + Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. ĐỀ 3: I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm) Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000. Nêu một số thành công và thất bại trong chính sách đối ngoại của Mĩ ở giai đoạn này. Câu 2 (2.0 điểm) Sự ra đời, hoạt động và vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với tổ chức cách mạng này? Câu 3 (2.0 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1945 – 1954 quân ta chủ động mở chiến dịch nào ? Trình bày hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó ? II. PHẦN RIÊNG ( 3.0 điểm ) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B) A. Theo chương trình Chuẩn Câu 4.a (3.0 điểm) Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng cho cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945? Chủ trương đó được hoàn chỉnh như thế nào tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 năm 1941? B. Theo chương trình Nâng cao Câu 4.b (3.0 điểm) Hoàn cảnh ra đời Mặt trận Việt Minh? Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945? Hết ĐÁP ÁN: I. LƯU Ý CHUNG: Đáp án là những nội dung cơ bản nhất mà thí sinh phải đề cập tới, bài thi chỉ được cho điểm tối đa khi đủ ý, trình bày khoa học, lôgíc. II. ĐÁP ÁN: Câu Ý Nội dung trình bày Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 1 Những nét chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000. Nêu một số thành công và thất bại trong chính sách đối ngoại của Mĩ ở giai đoạn này. 3.0 a Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000 - Từ 1945 – 1973: + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. 0.25 + Mục tiêu của chiến lược toàn cầu: ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới; đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế; khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh. 0.5 - Từ 1973 – 1991: + Sau thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mĩ tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu. Với học thuyết Ri-gân, Mĩ tiếp tục tăng cường chạy đua vũ trang. 0.25 + Tháng 12 – 1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, Mĩ vẫn ra sức tác động đến sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. 0.25 - Từ 1991 – 2000: + Mĩ triển khai chiến lược "Cam kết và mở rộng" theo đuổi ba mục tiêu cơ bản: đảm bảo an ninh Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu; tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động, sức mạnh nền kinh tế Mĩ; sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước. 0.5 + Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ tìm cách xây dựng trật tự thế giới đơn cực do mình chi phối. 0.25 b Nêu một số thành công và thất bại trong chính sách đối ngoại của Mĩ - Mĩ đã đạt được những thành công: thành lập những khối quân sự, các tổ chức kinh tế qua đó khống chế các nước tư bản đồng minh; thúc đẩy sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô… 0.5 - Tuy nhiên, Mĩ cũng vấp phải những thất bại nặng nề như thành công của cách 0.5 mạng Trung Quốc (1949), cách mạng Cuba (1959), đặc biệt là thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975). 2 Sự ra đời, hoạt động và vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với tổ chức cách mạng này? 2.0 a Sự ra đời, hoạt động và vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên - Sự ra đời: + Tháng 11 – 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc), mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ; lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1945). Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời một chính đảng vô sản ở Việt Nam. 0.5 - Hoạt động: + Tiếp tục mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng; ra Báo Thanh niên (số báo đầu tiên ra ngày 21 – 6 – 1925); xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh (năm 1927)… 0.25 + Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước… Từ cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội đã đi vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền để tuyên truyền vận động cách mạng. 0.25 + Sau Đại hội lần thứ nhất (5 – 1929), Hội phân hóa thành hai tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng (6 – 1929) và An Nam Cộng sản đảng (8 – 1929). 0.25 - Vai trò: + Góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước, có tác dụng thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ; chuẩn bị về tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. 0.25 b Vai trò của Nguyễn Ái Quốc… - Sáng lập và lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên , vạch ra mục đích và chương trình hoạt động của Hội, trực tiếp giảng dạy trong các lớp huấn luyện chính trị… 0.5 3 Phân tích điều kiện lịch sử bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. 2.0 a Điều kiện khách quan - Ngày 15 – 8 – 1945, Nhật Bản chính thức tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Trong khi đó, quân Đồng minh chưa kịp kéo vào nước ta. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. 0.5 b Điều kiện chủ quan - Từ khi ra đời, Đảng đã tích tích cực chuẩn bị mọi mặt cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền qua các phong trào cách mạng 1930 – 1935, 1936 – 1939 và trực tiếp là giai đoạn 1939 – 1945. 0.5 - Đến tháng 8 – 1945, toàn Đảng, toàn dân đã sẵn sàng hành động, kiên quyết hi sinh phấn đấu giành độc lập tự do. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. 0.5 - Từ ngày 13 – 8 – 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố bản “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Từ ngày 14 đến ngày 15 – 8 – 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa Từ ngày 16 đến ngày 17 – 8 – 1945, Đại hội quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam. 0.5 II. PHẦN RIỀNG 4.a Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng cho cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945? Chủ trương đó được hoàn chỉnh như thế nào tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 năm 1941? 3.0 a Hoàn cảnh lịch sử… - Tháng 9 – 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Năm 1940, quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức. Ở Đông Dương, chính quyền mới của Pháp thực hiện một loạt chính sách vơ vét sức người, sức của dốc vào cuộc chiến tranh. 0.5 - Tháng 9 – 1940, quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung vào miền Bắc Việt Nam. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật. Nhân dân Đông Dương chịu hai tầng áp bức Pháp – Nhật nên đời sống hết sức khổ cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với Pháp – Nhật trở nên gay gắt. 0.5 - Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương chuyển hướng đấu tranh đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Chủ trương đó được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 – 1939 và hoàn chỉnh ở Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 – 1941. 0.5 b Chủ trương đó được hoàn chỉnh tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 – 1941 - Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. 0.5 - Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công… 0.25 - Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội Cứu quốc… 0.25 - Hội nghị xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị cho khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. 0.25 - Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11 – 1939 nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc, có tác dụng động viên toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. 0.25 4.b Hoàn cảnh ra đời Mặt trận Việt Minh? Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945? 3.0 a Hoàn cảnh ra đời mặt trận Việt Minh - Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ… Tháng 9 – 1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng. Nhân dân Đông Dương chịu hai tầng áp bức Pháp – Nhật nên đời sống hết sức khổ cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với Pháp – Nhật trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. 0.5 - Năm 1941, Chiến tranh thế giới đã bước sang năm thứ ba, sau khi chiếm phần lớn Châu Âu, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô; Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, chuẩn bị chiến tranh Thái Bình Dương. 0.25 - Ngày 28 – 1 – 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng và triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (5 – 1941) chủ trương thành lập mặt trận đoàn kết dân tộc lấy tên Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. 0.25 - Ngày 19 – 5 – 1941, Mặt trận Việt Minh chính thức ra đời bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là hội Cứu quốc. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ Việt Minh được công bố chính thức. Chương trình của Việt Minh được đông đảo quần chúng ủng hộ. 0.5 b Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám - Trực tiếp xây dựng lực lượng chính trị quần chúng. Việt Minh tập hợp đông đảo quần chúng hình thành nên lực lượng chính trị đông đảo cách mạng dưới sự 0.5 [...]... tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, tổ chức và lãnh đạo tổng khởi nghĩa thắng lợi đưa đến sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 0 ĐỀ 4: Phần I: Lịch sử thế giới (3,0 điểm) Câu 1 Trình bày quá trình phát triển kinh tế từ những năm 1950 đến nay của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN Qua đó hãy rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay? Phần II: Lịch sử Việt Nam (7,0... thành bảng sau: Thời gian 15.04.1945 16.04.1945 15.05.1945 Tháng 5 – 1945 04.06.1945 15.08.1945 28.08.1945 30.08.1945 09.08.1945 Sự kiện 23.11.1946 Câu 4 (3,0 điểm) Hãy phân tích quá trình chuyển hướng đi đến hoàn chỉnh chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu của Đảng từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 đến Hội nghị Trung ương tháng 5 – 1941 ……………Hết…………… ...lãnh đạo của Đảng, động viên sức mạnh của cả dân tộc, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù - Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng từng bước hình thành và phát triển, cùng với lực lượng . Việt Nam. Câu 3 (1,0 điểm) Hoàn thành bảng sau: Thời gian Sự kiện 15. 04. 1 945 16. 04. 1 945 15.05.1 945 Tháng 5 – 1 945 04. 06.1 945 15.08.1 945 28.08.1 945 30.08.1 945 09.08.1 945 23.11.1 946 Câu 4 (3,0. Trước 6/3/1 946 : Đánh thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ(dc) b) Từ 6/3/1 946 - trước19/12/1 949 : Hòa hoãn với Pháp - 6/3/1 946 : HCM ký với Pháp hiệp định Sơ bộ 6/3(nd, ý nghĩa) - Chính phủ Việt Nam đàm. ngày 2/9/1 945 đến tháng 12/1 946 ) trong công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc? I. PHẦN RIÊNG Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4a hoặc câu 4b) Câu 4 a. Theo

Ngày đăng: 05/07/2015, 07:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan