1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài viết số 6 văn lớp 11

11 609 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 100 KB

Nội dung

Bài viết số 6 văn lớp 11 đề 1: Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay Bài làm Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là "thương người như thế thương thân", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực Xã hội mà có nhiều người "không dại gì" như vậy nên người xấu càng được đà làm càn. Trong cơ quan nhiều người "không dại gì" đấu tranh nên những người nắm quyền muốn làm gì thì làm kể cả vi phạm pháp luật Trong xã hội có nhiều người "không dại gì" nên sẽ tiếp tay cho việc gia tăng nhiều người xấu. Hiện nay đang phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại - đúng hơn là mặt trái thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng "những điều trông thấy" luôn "làm đau đớn lòng". Đó chính là căn bệnh vô cảm mà nhiều người dân Việt - nhất là tầng lớp thanh niên- mắc phải. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Liệu rằng chúng ta đã hiểu rõ căn bệnh này chưa? nguyên nhân hình thành ntn ?tác hại ra sao?đó là 1 khó khăn vô tức là không, cảm tức là tình cảm cảm xúc của con người. Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì.chẳng hạn như : - Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn. - Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ. - Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết - Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. - Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là "thương người như thể thương thân". Căn bệnh vô cảm đã có ở không ít nhân vật được giao trọng trách từ lâu, nó biểu hiện dưới nhiều dạng "lâm sàng" khác nhau nhưng tất cả đều rất dễ phát hiện, chỉ có điều không ai chịu chữa trị hay nói cách khác là đang trong tình trạng vô phương cứu chữa Đã có nhiều bệnh nhân quan chức vô cảm : Đó là các quan chức của UBND huyện Tây Trà - tỉnh Quảng Ngãi. Dân của huyện nhà bị đói, Chính phủ chi nguồn cứu trợ và địa phương đã chuyển trên 100 tấn gạo để cứu đói cho dân.Số gạo này chuyển đến huyện lỵ Tây Trà vào ngày 11/7 với chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi là phải chuyển tận tay người dân trong tháng 7. Thế nhưng, mãi đến cuối tháng 9, số gạo này vẫn còn nằm trong kho lương thực của huyện. Gạo mốc meo, người dân cũng vẫn phải chờ Giải thích cho vụ việc không thể chấp nhận được này, Chủ tịch UBND huyện - ông Hồ Thanh Hùng - lại đưa ra lý lẽ, rằng do giá xăng dầu tăng, nên thiếu 5 triệu đồng kinh phí cho việc vận chuyển số gạo này đến các xã. Không thể tưởng tượng được, một ông chủ tịch huyện lại có thể ăn nói thể hiện sự vô cảm đến tận cùng như vậy. Trước nỗi đau của dân, trước sự mong đợi từng ngày được cứu đói của dân, ông là chủ tịch huyện mà lại thản nhiên như không, chất gạo trong kho chỉ vì thiếu mấy triệu đồng tiền vận chuyển.Dân đói, Chính phủ cấp tốc cứu đói, nhưng cái lo lắng của Chính phủ, sự sốt ruột của lãnh đạo cấp trên chuyển xuống tay ông trở thành nguội lạnh. Ông chủ tịch huyện sống trong no ấm nên quên gạo cứu đói trong kho đến nỗi bị mốc. Không biết ông có bao giờ nghĩ về những người dân đang đói thắt ruột ở các xã vùng sâu, những cụ già, những em bé, những người bệnh mong có được bát cháo cho đỡ xót lòng. Ông đã không nghĩ đến, ông đã thực sự vô cảm.Lời nói ra vừa giả dối vừa thể hiện sự vô trách nhiệm.Giả dối vì cả UBND huyện chẳng lẽ không xoay được vài triệu để mua xăng dầu, nhất là trong tình hình cứu đói khẩn cấp cho dân. Vô trách nhiệm là vì cả một UBND huyện mà không xử lý được mỗi chuyện cỏn con đó, thì còn làm được gì lớn hơn, có ý nghĩa và có ích lợi hơn. Qua vụ việc này cho thấy rằng, căn bệnh vô cãm đang rất đáng lo ngại. Ngăn chặn nó không phải bằng biện pháp hành chính mà bằng chính tấm lòng và dũng khí của mỗi con người, tấm lòng và dũng khí của các cơ quan chức năng. Con người vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Lúc đó thì chẳng còn gì để nói. Vô cảm là một chứng bệnh thường gặp ở một số người bị khủng hoảng tâm lí nặng nề, thường bị sốc nặng sau đó dần dần họ không có cảm giác yêu thương hay ghét bỏ nào nữa là trạng thái tâm lí có thể do vô tình hoặc hữu ý mà gây ra, vì lúc đó con người coi nưh không có nhận thức, suy nghĩ, và tình cảm Thời gian gần đây , Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố, bắt tạm giam vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương để điều tra về hành vi hành hạ cháu Nguyễn Thị Bình suốt hơn 10 năm qua - phải chịu cảnh bị tra tấn, đối xử dã man ở giữa một thành phố lớn, và giữa một khu dân cư mà căn nhà đó có nhiều người đến ăn phở, đưa hàng chứng kiến. Ở một đơn vị hành chính, chúng ta có UBND phường, công an phường, có cảnh sát khu vực, có đội thanh niên xung kích, có tổ dân phố, có chi bộ, có hội cựu chiến binh, có đoàn thanh niên, phụ nữ Ấy thế mà một số phận con người đày đoạ như vậy nhưng họ không thấy, không biết. Cơ quan chức năng thì không biết với lý do là không được cháu Bình tố cáo (!?). Chờ người bị đối xử như con vật, không biết chữ, không gia đình đi tố cáo ư? Thật là chuyện hoang đường. Tất cả lý do đưa ra lúc này là chuyện nực cười. Chỉ có một lý do duy nhất đúng là bệnh thờ ơ đang phá ruỗng nhân cách con người. Ngay cả cơ quan chức năng (được giao quyền, được trang bị nhân lực, phương tiện bảo vệ con người) khi đứng trước vụ người khác bị làm nhục thì lại nói rằng: Chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can khi nạn nhân tố cáo. Cách lập luận vô trách nhiệm đó đúng ra chỉ có ở một xã hội mông muội! Bệnh thờ ơ đã lan sang cả ở những cơ quan công quyền. Như thế thì thật đáng sợ. Như vậy là những kẻ dã man đã bị pháp luật ngăn chặn. Nhưng vấn đề không chỉ là như vậy. Sau sự phẫn nộ đối với những người dã man kia là sự phẫn nộ trước sự thờ ơ của con người ! Trong vụ việc cháu Nguyễn Thị Bình, rất may mắn là có một người đàn bà giàu lòng thương và sự can đảm - bà Hà Thị Bình, bán hàng ở chợ - đã giải thoát cho cháu. Người đàn bà đó có phẩm chất và sức nặng hơn rất nhiều số đông với cả hệ thống những cơ quan chính quyền, đoàn thể ở phường, ở quận! Người đàn bà đó rất đáng được kính trọng hơn ngàn lần những người chỉ nói chuyện to tát với những lời có cánh ở chỗ đông người, mà không có việc làm nào cụ thể để cứu vớt những số phận đáng thương không những liên quan đến quan chức cấp cao , mà nó càng ngày càng lay lan sang 1 bộ phận mới.Cụ thể là :cái chết oan ức của em học sinh Huỳnh Nguyễn Bích Loan (13 tuổi) tại BVĐK tỉnh. Đây là một biểu hiện bệnh vô cảm của những thầy thuốc tiếp nhận bệnh nhân hôm đó. Em Loan bị đau bụng dữ dội, được gia đình đưa vào viện kịp thời, thế nhưng thầy thuốc chủ quan không nghĩ là bệnh cần cấp cứu và để em nằm viện suốt buổi sáng không xử lý. Khi bệnh nhân tử vong và được báo chí phỏng vấn, lại không thừa nhận trách nhiệm của mình mà đổ lỗi do bệnh nhân bất hợp tác, quá mập không thể khám lâm sàng được, căn bệnh quá khó, siêu âm bên ngoài không đáng tin cậy (?) Đây chỉ là những trường hợp bệnh nhân tử vong vì bệnh thầy thuốc vô cảm được báo chí phanh phui, còn biết bao trường hợp khác bị tật nguyền di chứng hay chết oan uổng mà báo chí không phát hiện được. Một bệnh viện dù được trang bị tối tân hiện đại, có một đội ngũ thầy thuốc có trình độ cao, thế nhưng chỉ một số ít thầy thuốc mắc bệnh vô cảm cũng đủ gây tai họa cho người bệnh. Bệnh thầy thuốc vô cảm xuất phát từ sự thiếu nhiệt tình và thiếu tri thức. Thiếu nhiệt tình làm thầy thuốc, không đam mê công việc, không muốn gần gũi người bệnh, khám chữa bệnh qua loa chiếu lệ, không thật lòng thương yêu người bệnh. Thiếu tri thức làm thầy thuốc chủ quan, bảo thủ trong việc đưa ra quyết định, luôn luôn tự cho mình là đúng, không tôn trọng đồng nghiệp, không cầu tiến trong công việc.Nếu biết được hai yếu tố trên tạo nên bệnh thầy thuốc vô cảm, thì chúng ta có thể có những biện pháp khắc phục được. Tất cả nguyên nhân chủ quan dẫn đến bệnh thầy thuốc vô cảm, gây ra những cái chết thương tâm cho người bệnh đều phải được xử lý bằng pháp luật. Không nên bao che cho thầy thuốc vô cảm vì bất cứ lý do gì. Đã đến lúc, không thể tiếp tục rao giảng đạo lý y đức cho những thầy thuốc mang bệnh vô cảm do chủ quan, mà chỉ có sự xử lý nghiêm minh bằng luật pháp và sự lên án nghiêm khắc của dư luận thì mới hy vọng rằng, trong tương lai sẽ không còn những cái chết oan uổng của người bệnh bên cạnh đó luôn luôn tồn tại những con ngưòi , những cơ quan , những chính quyền cố gang loại bỏ căn bệnh này.tiêu biểu như: Phong trào “Ký tên vì công lý” trở thành sự kiện tại VN là tín hiệu vô cùng khả quan của các nạn nhân chất độc da cam. Đi đâu cũng thấy người trẻ, người già, sinh viên học sinh hỏi nhau “đã ký tên vì công lý chưa?” mà thấy vui trong lòng. Điều đó minh chứng chúng ta không vô cảm trước nỗi đau của dân tộc mình. Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh . Nhân loại đang bó tay trước căn bệnh của thế kỷ: bệnh nan y HIV/AIDS. Căn bệnh thứ hai cũng nan y không kém là bệnh vô cảm! Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn! Bệnh HIV/AIDS vốn đã nguy nan, bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết!cần xây dựng 1 xã hội đồng cảm và chia sẻ. Bài viết số 6 lớp 11 đề 2 : Anh ( chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích" một "căn bệnh" gây tác hại ko nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay Bài làm Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục. Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích. Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi, Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B, nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm! Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng. Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình. Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường. Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”. Bài viết số 6 lớp 11 đề 3 :Hãy phân tích tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử .Theo anh( chị) phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó ? Bài làm Gợi ý dàn bài. 1. Mở bài Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả ) 2. Thân bài (Theo mình thì đề bài này yêu cầu phân tích tác hại, nên cần đi sâu vào luận điểm đó, xong nếu chỉ có tác hại mà bỏ qua biểu hiện, nguyên nhân thì không thể được, mà nếu có tác hại rồi lại không nêu ra hướng giải quyết thì bài văn sẽ đi bài hướng bế tắc đó ) LĐ1: Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì? - Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra. -Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực) LĐ2: Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh - Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi. -Có những người cũng có kiến thức xong cứ đến giờ kiểm tra là họ không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài. LĐ3: Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ bên ngoài - Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực: nào học thêm, nào con nhất định phải đạt học sinh giỏi khiến các con cũng phải oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sắn tính trời." - Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn. LĐ4: Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử - Không có kiến thức khi bước vào đời -Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn. - Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi -Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận. -Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế. LĐ5: Biện pháp khắc phục - Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ 8x, 9x chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thàn tích giả. - Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất - Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay. 3. Kết bài: Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục Ngoài ra đưa thêm các thông tin này vào bài: Thật đáng buồn khi ngành giáo dục, một ngành đào tạo và góp phần xây dựng nên nhân cách con người, lại nhiễm phải một căn bệnh thành tích trầm kha như vậy. Khi người đào tạo bị nhiễm bệnh thành tích thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là những thế hệ bị nhiễm bệnh thành tích. Như thế quả là tai hại cho xã hội nếu như căn bệnh này tiếp tục hoành hành trong ngành giáo dục như hiện nay. Bệnh thành tích đang tồn tại trong nhiều ngành, nhiều cấp ở nước ta hiện nay, nhưng sự tồn tại của nó như một căn bệnh kinh niên trong ngành giáo dục là vấn đề đã và đang gây nhiều bức xúc cho dư luận! Thực trạng bệnh thành tích trong ngành giáo dục nước ta quả là đáng báo động. Nó đem lại cho chúng ta cảm giác ảo về chất lượng giáo dục được nâng lên vượt bậc không ngừng. Điều này được khẳng định qua kết quả thi tốt nghiệp và tỉ lệ lên lớp hàng năm của các bậc học phổ thông. Tin được không khi đa số các địa phương trong cả nước có tỉ lệ học sinh tốt ngiệp trung học phổ thông trên 90%, thậm chí như ở Hà Tây lên đến 99,27%, Hải Phòng, Nam Định gần 99%, trong lúc tỉ lệ học sinh có học lực thực sự yếu kém ở các nhà trường là không nhỏ?! Thầy giáo Đỗ Viết Khoa, người đã dũng cảm đứng lên tố cáo tiêu cực ở hội đồng thi Phú Xuyên A, Hà Tây từng phải nói trong bức xúc rằng: “Khắp nơi trên địa bàn, các em không chịu học, có nhét vào đầu chúng cũng không được chữ nào. Ngay tại hai lớp 11 tôi đang dạy, mỗi lớp không có tới 10% học lực trung bình”. Thực tế như vậy nên con số 99,27% tỉ lệ học sinh THPT ở Hà Tây đỗ tốt nghiệp một cách xứng đáng thì không ai tin! Một thầy giáo đang dạy ở bậc THPT cho biết: “Nếu như tỉ lệ học sinh tốt nghiệp hoặc lên lớp thấp thì không những nhà trường mất danh hiệu tiên tiến mà các giáo viên còn bị cắt hết danh hiệu cá nhân như lao động giỏi, lao động tiển tiến… Vì vậy, không giáo viên nào dám để học sinh ở lại lớp, cho dù học lực của học sinh có yếu, điểm kiểm tra có thấp thì cũng phải nâng để chúng lên lớp cho đạt chỉ tiêu…” Một giáo viên dạy trung học cơ sở cho biết thêm: “Nay cả nước đang phổ cập trung học cơ sở nên ở bậc học này hầu như không có học sinh ở lại lớp, một phần vì quan điểm cho chúng lên lớp để cho xong phổ cập, nhưng quan trọng hơn vì chỉ tiêu thi đua của trường, lớp; không dại gì cho học sinh ở lại để bị trừ điểm thi đua cá nhân và ảnh hưởng đến kết quả thi đua của nhà trường…” Chung quy lại nguyên nhân sâu xa của bệnh thành tích trong ngành giáo dục hiện nay là do kết quả xét danh hiệu thi đua của ngành dựa trên tiêu chí tỉ lệ học sinh tốt nghiệp và lên lớp là chính. Mọi danh hiêu như trường, lớp tiên tiến, lao động giỏi, lao động tiên tiến… đều từ đó mà ra. Chính vì vậy mà các trường, các tổ chức giáo dục thường tìm mọi cách cố tạo ra một tỉ lệ tốt nghiệp hoặc lên lớp cao để được khen thưởng. Thật đáng buồn khi ngành giáo dục, một ngành đào tạo và góp phần xây dựng nên nhân cách con người, lại nhiễm phải một căn bệnh trầm kha như vậy. Khi người đào tạo bị nhiễm bệnh thành tích thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là những thế hệ bị nhiễm bệnh thành tích. Như thế quả là tai hại cho xã hội nếu như căn bệnh này tiếp tục hoành hành trong ngành giáo dục như hiện nay. Thiết nghĩ, để khắc phục được căn bệnh này, chúng ta cần có nhiều biện pháp tổng hợp, trong đó có các biện pháp sau: Thứ nhất, sửa đổi lại cách đánh giá các danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể nhà trường một cách sát thực hơn. Thay vì lấy tiêu chí học sinh lên lớp, đậu tốt nghiệp làm cơ sở chính để xét thi đua thì ngành giáo dục dùng các biện pháp như tăng cường dự giờ, thao giảng, kiểm tra sổ sách, lấy ý kiến phản hồi từ học sinh về khả năng và phương pháp dạy - hiểu của giáo viên đối với học sinh, khả năng tổ chức quản lý dạy học của nhà trường… Thứ hai, giáo dục thêm cho các giáo viên ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình đối với các biểu hiện thiếu trung thực về thành tích dạy học cũng như các vấn đề tiêu cực khác trong nhà trường. . cháu”. Bài viết số 6 lớp 11 đề 3 :Hãy phân tích tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử .Theo anh( chị) phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó ? Bài làm Gợi ý dàn bài. 1. Mở bài . Bài viết số 6 văn lớp 11 đề 1: Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay Bài làm Người Việt Nam có truyền thống vô. đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết!cần xây dựng 1 xã hội đồng cảm và chia sẻ. Bài viết số 6 lớp 11 đề 2 : Anh ( chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích" một

Ngày đăng: 05/07/2015, 05:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w