G I A I T H O Ạ I L Y K Ỳ V Ề V U A K H Ở I N G H I Ệ P N H À T R Ầ N Đối với xã tắc, Trần Thái Tông (Trần Cảnh) có nhiều đóng góp khiến sử sách phải ghi nhận là một vị “Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực là to lớn vậy” (Đại Việt sử ký toàn thư) Khi nhường ngôi, vua khởi nghiệp nhà Trần đã được Triều đình dâng tôn hiệu: “Hiến thiên thể đạo đại minh quang hiếu hoàng đế” (Đại Việt sử ký toàn thư). Vợ chồng thay nhau làm Vua Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, trường hợp vợ chồng thay nhau làm vua chỉ có một - đó là Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh, tức vua Trần Thái Tông. Sử sách chép rằng, sau khi Chiêu Thánh nối ngôi (năm 1224), khi ấy Trần Thủ Độ đã giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ, coi mọi việc quân sự trong ngoài thành, nên đã đưa các cháu trai vào giữ nhiều chức trong nội cung. Trần Cảnh mới tám tuổi giữ chức Chi hậu chính chi ứng cục. Chiêu Hoàng thích viên quan hầu cận này, thường cho gọi vào cung cùng chơi… Với bản lĩnh chính trị già dặn, Thủ Độ biết rằng đây là một cơ hội vô cùng quan trọng, hoặc “họ ta thành hoàng tộc hay sẽ bị diệt tộc!”. Trần Thái Tông (1218 - 1277), vị vua mở đầu nhà Trần, tên húy là Cảnh, còn có tên là Bồ, trong thư từ bang giao với nhà Nguyên thường xưng là Quang Bính. Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần (10/7/1218), là con thứ Trần Thừa, người hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), vốn nhiều đời làm nghề đánh cá và thời ấy đã là một gia tộc có thế lực trong vùng. Trần Thái Tông làm vua từ năm Ất Dậu (1225) đến tháng 2 năm Mậu Ngọ (1258), ở ngôi 33 năm. Năm 1225, dưới bàn tay đạo diễn của Thái sư Trần Thủ Độ và bà Trần Thị Dung, cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh đã được tổ chức. Và rất chóng vánh, cuộc chuyển giao quyền lực giữa nhà Lý và nhà Trần diễn ra vài tháng sau đó, bằng việc Lý Chiêu Hoàng trút bỏ hoàng bào, xuống chiếu truyền ngôi cho chồng. Chiếu truyền ngôi có đoạn viết: “… nay trẫm suy đi tính lại một mình, duy có Trần Cảnh là người văn chất vẹn toàn, thực là thể cách hiền nhân quân tử, uy nghi chễm chệ, có tư chất thánh thần văn võ, dù đến Hán Cao tổ, Đường Thái Tôn cũng không hơn được, sớm tối nghĩ kỹ, xét nghiệm từ lâu, nên nhường ngôi báu, để thuận long trời, để không phụ long trẫm…”. Tượng vua Trần Thái Tông. Ảnh tư liệu Trần Cảnh nhận chiếu nhường ngôi của vợ lên làm vua, cũng là thay đổi cả một triều đại, từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần. Từ ngôi vị vua, Chiêu Thánh trở thành hoàng hậu. Và đó có thể là lý do khiến vua bà Chiêu Hoàng không được thờ trong tôn miếu nhà Lý? Suýt bỏ ngai vàng, lên núi tu Phật Sử sách chép rằng, Trần Thủ Độ 'ép duyên' vua Trần Thái Tông , buộc vua phế truất Chiêu Hoàng, giáng làm công chúa, để “cướp vợ” anh, công chúa Thuận Thiên, cũng là chị ruột vợ, lúc đó đã có mang ba tháng “để nhận lấy chỗ dựa về sau”, thì vị vua trẻ đa cảm đã không chịu nổi sự tổn thương tinh thần. Trần Cảnh đối với Lý Chiêu Hoàng “nghĩa nặng tình sâu”. Với suy nghĩ “phế bỏ hoàng hậu dù vì những lý do cao cả nào thì vẫn là bất cận nhân tình. Chọn ông, Chiêu Hoàng đã mất cả giang sơn, họ tộc, thế mà giờ đây lại để bà trắng tay, chỉ còn một nước chưa phải vào lãnh cung”, nên Trần Cảnh bỏ chạy khỏi kinh thành chính là “chạy trốn” chính bản thân mình. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua trong lòng áy náy, ban đêm, ra khỏi kinh thành đến chỗ quốc sư Phù Vân (quốc sư là bạn cũ của Thái Tông) trên núi Yên Tử rồi ở lại đó”. Lấy cớ “không dám giữ ngôi vua mà làm nhục xã tắc” để trút bỏ ngai vàng, nhưng lời khuyên của Đại sư Trúc Lâm: “Phàm đã là bậc nhân quân tất phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình. Nay muôn dân đã muốn đón bệ hạ về thì bệ hạ không về sao được ” (Thiền tông chỉ nam tự) đã buộc Trần Cảnh trở về. Đây cũng chính là một bước ngoặt trong tư tưởng và trong cuộc đời Trần Cảnh - có chủ kiến, chứng tỏ bản lĩnh thoát khỏi sự sắp đặt của Trần Thủ Độ như trước đây. Đền Thái Vi - nơi vua về tu hành. Ảnh tư liệu Không có miếu hiệu Thái tổ, không phải Thái thượng hoàng đầu tiên Thông thường trong lịch sử, các vua đầu tiên của một triều đại thì miếu hiệu đặt sau khi mất sẽ là Thái Tổ, ví như: Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), Lê Thái Tổ (Lê Lợi)… hoặc đặt là Tiên Hoàng (Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh)…, nhưng với vua đầu triều Trần thì không phải thế. Trần Cảnh là vua mở nghiệp nhà Trần, cha ông là Trần Thừa mất ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1234). Trần Cảnh lên ngôi vua, lấy miếu hiệu cho cha là Huy Tôn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, “Thuỵ là: Khai vận lập cực hoằng nhân ứng đạo thuần chân chí đức thần vũ thánh văn thuỳ dụ chí hiếu hoàng đế”. Đến tháng Giêng năm Mậu Thân (1248), vua lại đổi miếu hiệu cho cha từ Huy Tôn thành Thái Tổ. Do vậy, Trần Cảnh sau khi mất, miếu hiệu chỉ là Trần Thái Tông. Trước đó, vào tháng 10 năm Bính Tuất (1226), Trần Thái Tông tôn Trần Thừa làm Thái thượng hoàng. Vì thế, vô hình chung, Trần Thừa là 'Vua' sáng nghiệp nhà Trần chưa từng ở bệ rồng. . Lĩnh)…, nhưng với vua đầu triều Trần thì không phải thế. Trần Cảnh là vua mở nghiệp nhà Trần, cha ông là Trần Thừa mất ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1234). Trần Cảnh lên ngôi vua, lấy miếu hiệu. trẫm…”. Tượng vua Trần Thái Tông. Ảnh tư liệu Trần Cảnh nhận chiếu nhường ngôi của vợ lên làm vua, cũng là thay đổi cả một triều đại, từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần. Từ ngôi vị vua, Chiêu Thánh. sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực là to lớn vậy” (Đại Việt sử ký toàn thư) Khi nhường ngôi, vua khởi nghiệp nhà Trần đã được Triều đình dâng tôn hiệu: “Hiến thiên