Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
658,58 KB
Nội dung
17 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NHẢY MẪU Trong sản xuất công nghiệp, đối với mỗi mã hàng chúng ta không chỉ sản xuất một cỡ mà phải sản xuất nhiều cỡ vóc khác nhau. Các cỡ vóc do khách hàng yêu cầu hoặc do chúng ta tiến hành nghiên cứu nhân trắc học đưa ra. Chúng ta không thể thiết kế từng cỡ một để đưa vào sản xuất, sẽ rất tốn thời gian và công sức. Vì vậy, chúng ta chỉ cần thiết kế mẫu cỡ trung bình, các cỡ còn lại dùng phương pháp biến đổi hình học để thiết kế, được gọi là nhảy mẫu. • Điều kiện nhảy mẫu: để tiến hành công việc nhảy mẫu chúng ta phải có đủ các tài liệu kỹ thuật của mã hàng. Bao gồm: - Mẫu giấy chuẩn của một cỡ số, thông thường là cỡ số trung bình. - Hệ thống cỡ số của mã hàng. - Bảng thông số thành phẩm của một mã hàng, hệ số nhảy mẫu, bước nhảy. + Hệ số nhảy mẫu: độ chênh lệch giữa các cỡ, ký hiệu là r. + Bước nhảy: là cự ly di chuyển của điểm nhảy mẫu từ cỡ này sang cỡ khác (rx: cự ly di chuyển theo trực ox, ry: cự ly di chuyển theo trục oy). • Các nguyên tắc khi nhảy mẫu - Dựa vào bảng thông số để lập bảng hệ số nhảy mẫu cho các cỡ. - Nhảy các chi tiết nhỏ đến chi tiết lớn. - Đối với các chi tiết lớn phải khớp mẫu giữa các chi tiết trước khi nhảy mẫu. Trong khi nhảy mẫu ta phải xác định các yếu tố: 1. Hai trục ngang và trục dọc cố định mà theo đó ta di chuyển các điểm chủ yếu của mẫu. 2. Xác định cự ly di chuyển của từng điểm trên mẫu. Cự ly này phụ thuộc vào độ chênh lệch nhau giữa các cỡ của cùng một chi tiết trong bảng thông số và phụ thuộc vào công thức chia cắt mẫu. Sau khi đã xác định được các điểm chủ yếu nối các điểm đó lại theo hình dáng mẫu. 18 Nhảy mẫu thân trước theo phương pháp 2.1. Các phương pháp nhảy mẫu 2.1.1. Phương pháp tia • Khái niệm: Phương pháp tia là phương pháp biến đổi hình học dựa trên cơ sở dựng các tia đi qua gốc tọa độ và các điểm thiết kế quan trọng, xác định các điểm nhảy mẫu. • Phương pháp - Đặt mẫu lên một hệ trục tọa độ, xác định các điểm thiết kế quan trọng, nối gốc tọa độ với các điểm quan trọng tạo ra một chùm tia. - Trên các tia xác định các điểm theo hệ số nhảy mẫu tương ứng với các kích thước của bảng thông số. - Nối các điểm vừa xác định được với nhau ta được cỡ mới. • Ưu, nhược điểm - Ưu điểm: Áp dụng đối với các chi tiết đồng dạng. - Nhược điểm: Độ chính xác không cao, nhất là khi thiết kế các đường cong 19 Ví dụ, nhảy mẫu thân trước áo sơ mi Bảng thông số thành phẩm áo sơ mi (đơn vị: inch) TT Vị trí đo XS S M L XL Độ chênh l ệch ( r ) 1 Dài áo đo từ họng cổ 25 25 3/4 26 1/2 27 1/4 28 3/4 2 1/2 Rộng ngang ngực 16 16 3/4 17 1/2 18 1/4 19 3/4 3 1/2 Rộng ngang eo 15 15 3/4 16 1/2 17 1/4 18 3/4 4 1/2 Rộng ngang gấu 16 1/2 17 1/4 18 18 3/4 19 1/2 3/4 5 1/2 Rộng ngang vai 7 1/2 7 3/4 8 8 1/4 8 1/2 1/4 6 Sâu cổ trước 3 3 1/4 3 1/2 3 3/4 4 1/4 7 Ngang cổ trước 5 5 3/4 6 6 1/4 6 1/2 1/4 • Phương pháp: - Đặt mẫu thân trước lên hệ trục tọa độ như hình vẽ, xác định các điểm thiết kế quan trọng: sâu cổ, ngang cổ, đầu vai, hạ nách, ngang gấu. Sau đó nối các điểm đó với gốc tọa độ tạo ra một chùm tia. - Trên các tia xác định các điểm nhảy theo hệ số nhảy mẫu ứng với các kích thước của bảng thông số thành phẩm. + Điểm đầu cổ: rSâu cổ trước = 1/4 nên hệ số nhảy theo trục ox là 1/4". + Điểm họng cổ: rDài áo = 3/4" ( rx = 3/4). 1/2rNgang cổ = 1/8” (ry = 1/8). + Điểm đầu vai: rDài áo = rx = 3/4". rNgang vai = 1/4” ry = 1/4". + Điểm hạ nách: rx = 21/32” (độ chênh lệch hạ ngực 3/32). ry = 3/8”. + Điểm ngang gấu: rĐộ chênh lệch ngang gấu ry = 3/8”. rx = 0. 20 Nhảy mẫu bằng phương pháp này thì độ chính xác thu được là không cao, nhất là đối với các đường cong. Nếu nhảy mẫu với nhiều cỡ khác nhau thì sẽ không giữ được hình dáng ban đầu. Ví dụ, như đối với trường hợp nhảy mẫu sản phẩm áo sơ mi và bảng thông số trên ta tiến hành đo độ chênh lệch vòng nách thu được kết quả: Như vậy, phương pháp này có độ chính xác không cao và chỉ có thể áp dụng được với các chi tiết đồng dạng. Đối với mã hàng CS-09 độ chênh lệch giữa các cỡ thay đổi cho nên chúng ta không sử dụng phương pháp nhảy mẫu này. 21 2.1.2. Phương pháp nhóm • Khái niệm: Phương pháp ghép nhóm là phương pháp biến đổi hình học dựa trên cơ sở nối các điểm thiết kế quan trọng của hai mẫu, chia đoạn thẳng đó thành n điểm, nối các điểm đã chia ta được mẫu mới. • Phương pháp - Đặt hai mẫu của hai cỡ khác nhau lên cùng một hệ trục tọa độ. Nối các điểm thiết kế tương ứng của hai mẫu lại với nhau. - Trên đoạn thẳng nối đó chia thành n đoạn (n là số cỡ số xuất hiện trong khoảng hai mẫu đã có). Xác định các điểm đầu mỗi đoạn (điểm nhảy). - Nối các điểm nhảy đó ta được một mẫu mới. - Trường hợp cần nhảy mẫu lớn hơn hoặc nhỏ hơn mẫu cơ sở, kéo dài đoạn thẳng nối đó về hai phía. Xác định điểm của mẫu mới (theo hệ số nhảy), nối các điểm đó ta được mẫu mới. • Ưu, nhược điểm - Ưu điểm: Độ chính xác cao hơn phương pháp tia - Nhược điểm: Chuẩn bị hai bộ mẫu làm tốn thời gian và nguyên liệu làm mẫu, không đảm bảo chắc chắn sự tương ứng về mạt hình dáng của các cỡ còn lại. Nhảy mẫu theo phương pháp nhóm 22 Ví dụ: Nhảy mẫu thân trước áo sơ mi Bảng thông số thành phẩm áo sơ mi STT Vị trí đo XS S M L XL Độ chênh lệch (r) 1 Dài áo đo từ họng cổ 25 25 3/4 26 1/2 27 1/4 28 3/4 2 1/2 Rộng ngang ng ực 16 16 3/4 17 1/2 18 1/4 19 3/4 3 1/2 Rộng ngang eo 15 15 3/4 16 1/2 17 1/4 18 3/4 4 1/2 Rộng ngang gấu 16 1/2 17 1/4 18 18 3/4 19 1/2 3/4 5 1/2 Rộng ngang vai 7 1/2 8 8 1/2 9 9 1/2 1/2 6 Sâu cổ trước 3 3 1/4 3 1/2 3 3/4 4 1/4 7 Ngang cổ trước 5 5 3/4 6 6 1/4 6 1/2 1/4 • Phương pháp: - Đặt hai mẫu của hai cỡ XS và XL lên cùng một hệ trục tọa độ. Nối các điểm thiết kế tương ứng của hai mẫu lại với nhau. - Chia đoạn thẳng vừa nối thành 4 đoạn (vì có cỡ S – L xuất hiện trong khoảng hai cỡ). - Nối các điểm nhảy đó ta được mẫu mới. So sánh kết quả thu được của việc áp dụng 2 phương pháp trên ta thấy được nhảy mẫu theo phương pháp này được kết quả chính xác hơn. 23 2.1.3. Phương pháp nhảy mẫu theo công thức thiết kế • Khái niệm: Là phương pháp dựa trên cơ sở tính toán mối tương quan tỷ lệ trên cùng một hệ trục tọa độ, số gia chia làm hai phần: - Phương ngang - Phương thẳng đứng + 1( X 1 ,Y 1 ) r x1 , r y1 + 2( X 2 , Y 2 ) r x2 , r y2 X2 X1 = 1 2 ∆Χ ∆Χ , 2 1 Υ Υ = 1 2 ∆Υ ∆Υ Khoảng cách các điểm thiết kế đến điểm thiết kế đến trục tọa độ, số gia của các điểm được tính theo hai phần: + Theo phương nằm ngang + Theo phương thẳng đứng Số gia toàn phần là tổng hai vectơ • Phương pháp - Xác định các điểm nhảy mẫu quan trọng - Xác định hệ trục tọa độ cho từng chi tiết - Xác định độ chênh lệch cự ly cho từng điểm - Xác định cự ly di chuyển theo hệ trục tọa độ + Điểm thiết kế trên trục ox dịch chuyển theo trục ox + Điểm thiết kế trên trục oy dịch chuyển theo trục oy + Điểm thiết kế ở vị trí bất kỳ dịch chuyển theo cả hai phương 24 Đối với phương pháp này thì việc xác định hệ trục tọa độ là rất quan trọng. • VD: - Áo sơ mi: + Trục đứng là đường gập nẹp, sống lưng, sống tay. + Trục ngang là đường hạ ngang nách, hạ mang tay. - Quần âu: + Trục đứng là ly chính + Trục ngang là đũng quần Còn các chi tiết phụ dựa vào hình dáng của chi tiết để xác định hệ trục tọa độ. • Ưu, nhược điểm - Ưu điểm: Cho kết quả chính xác khi hai điểm thiết kế có mối liên hệ chặt chẽ, thường dùng cho chiết ly hoặc đề cúp. - Nhược điểm: Độ chính xác của phương pháp này không cao khi giữa các điểm thiết kế không có mối liên hệ với nhau. Trong sản xuất may công nghiệp, khi nhân mẫu thông thường ít thay đổi các số đo: độ to bản cổ, chân cổ, thép tay, moi, cạp… 2.1.4 Phương pháp tổng hợp • Khái niệm: Phương pháp nhảy mẫu tổng hợp là xác định các điểm thiết kế của sản phẩm kết hợp với việc dựng hệ trục tọa độ để tính toán thông số theo bảng thông số từ đó nhảy mẫu theo các trục tọa độ. • Phương pháp - Xác định các điểm thiết kế quan trọng trên mẫu chi tiết - Đặt mẫu chi tiết lên hệ trục tọa độ - Xác định tọa độ của các điểm thiết kế quan trọng - Xác định số gia nhảy mẫu của điểm đầu tiên (bằng cách dựa vào hệ công thức thiết kế). - Tính số gia nhảy mẫu của các điểm còn lại (bằng cách dựa vào hệ công thức thiết kế và bảng thông số thành phẩm). - Sự dịch chuyển các tiêu điểm thiết kế tong chi tiết mẫu theo hệ trục tọa độ phương nằm ngang theo trụ hoành, phương thẳng đứng theo trục tung. Trên cơ sở giữ đúng hình dáng các chi tiết trong quá trình tiến hành nhảy. 25 - Ngoài điều kiện như hai phương pháp trên ta phải xác định được hệ trục nhảy mẫu cho từng chi tiết tính tại mỗi tiêu điểm thiết kế, theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang. - Đối với phương pháp này việc xác định hệ trục tọa độ và các điểm thiết kế là rất quan trọng. • Ưu, nhược điểm - Ưu điểm: Phương pháp này cho độ chính xác cao. 26 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NHẢY MẪU SẢN PHẨM QUẦN 3.1. Phương pháp chung - Rộng cạp = 1/4 hệ số nhảy cho mỗi thân. - Dài quần + Nhảy dài quần về phía gấu + Nhảy rộng quần về phía dọc + giàng = 1/2 hệ số nhảy cho một thân + Nhảy vòng mông thì nhảy về phía đũng + dọc quần = 1/4 hệ số nhảy cho một thân - Rộng ngang gấu =1/2 hệ số nhảy cho một thân - Hạ đũng: + Có thông số dài giàng thì lấy bằng thông số còn lại là hạ đũng. Khi nhảy mẫu lấy lên phía trên theo thông số. + Có thông số dài đũng thì lấy bằng thông số dài đũng. + Nếu không có dài giàng, dài đũng thì khi nhảy mẫu lấy độ chênh lệch là 3/8 – 5/8 inch. + Theo công thức thiết kế thì cự ly di chuyển của hạ đũng = 1/4 rVm + P (P = 0) Tức là cự ly di chuyển của hạ đũng tính theo 1/4 độ chênh lệch vòng mông. - Rộng ngang đũng: Cự ly di chuyển rộng ngang đũng = 1/4rVm + P (P = 0) - Vòng gối: + Rộng ngang gấu = 1/2rVòng gấu = hệ số nhảy cho một thân. + Hạ gối: Theo công thức thiết kế chung thì: rHạ gối = 1/2rDài quần + P(P=0) Theo công thức thiết kế phương Tây thì: rHạ gối = 1/2rTừ hạ đũng đến gấu + P(P=0) Có bảng thông số thì lấy hạ gối theo thông số va nhảy mẫu theo bảng thông số. Việc lựa chọn công thức nhảy mẫu tùy thuộc vào việc thiết kế mẫu theo công thức nào. [...]... sau 35 Độ chênh lệch dài giàng Độ chênh lệch vòng cạp 36 17 18 17 18 Cạp quần cỡ M Cạp quần nhảy mẫu Độ chênh lệch vòng cạp 37 16 16 Đáp khóa cỡ M Đáp moi cỡ M Đáp moi nhảy mẫu Đáp khóa nhảy mẫu Từ kết quả thu được bằng cách đo trực tiếp độ chênh lệch giữa các cỡ trên phần mềm Gerber ta thấy phương pháp nhảy mẫu này sai số đo được là rất nhỏ so với độ lệch cho phép ở bảng thông số, mang lại độ chính... phẩm chúng tôi lựa chọn phương pháp tổng hợp để nhảy mẫu Việc xác định hệ trục tọa độ trong khi nhảy mẫu là rất quan trọng Mỗi hệ trục tọa độ khác nhau sẽ đưa ra hệ số nhảy mẫu ở từng vị trí khác nhau Vì vậy chúng ta phải lựa chọn được hệ trục tọa độ phù hợp để vừa không phải mất thời gian tính toán mà độ chính xác vẫn cao Chúng tôi chọn phương án nhảy mẫu với hệ trục tọa độ như sau: Trục ox = đường... 0 3/4 0 1 3/4 47 Tạo lập bảng Rule table và nhập dữ liệu vào máy 1 13 2 11 12 8 11 12 4# 9 7 10 6 Thân trước cỡ M Thân trước nhảy mẫu 48 5 4 3 Độ chênh lệch vòng nách thân trước 10 5 9 4# 4 3 21 22 14 22 15 49 Thân sau cỡ M Thân sau nhảy mẫu 50 Độ chênh lệch vòng nách thân sau 26 24 24# 23 23 23 24# 25 27 Tay áo cỡ M Tay áo nhảy mẫu 51 Sau khi nhảy mẫu đo độ chênh lệch ở đầu tay có kết quả: Kết quả... 2 8 Thân trước cỡ M Thân trước nhảy mẫu Sau khi nhảy mẫu xong tiến hành đo độ chênh lệch giữa các cỡ ta thu được kết quả: 32 Độ chênh lệch vòng đũng trước Độ chênh lệch dài giàng Độ chênh lệch vòng bụng 33 Sau khi gán luật nhảy mẫu thân trước xong tiến hành bổ túi thân trước ta thu được Thân trước cỡ M 9 13 7 5 3 1 11 0 2 14 6 12 Thân sau cỡ M 34 10 8 4 Thân sau nhảy mẫu Độ chênh lệch giữa các cỡ như... phương pháp nhảy mẫu tổng hợp, dựa vào độ chênh lệch giữa các vòng và mối tương quan giữa các điểm nhảy mẫu để đưa ra được hệ số nhảy mẫu phù hợp, đảm bảo thông số của sản phẩm Chọn trục: Trục ox = đường sẹp, sống lưng, sống tay Trục oy = ngang cổ 44 Cự ly nhảy mẫu Vị trí TT diểm Công thức XS S M L XL rx nhảy 1 rNgang cổ 2 rSâu cổ trước 3 rNgang vai 4 rVị trí đo ngang ngực ry rx ry rx ry rx ry rx ry... lệch đầu tay giữa các cỡ là lớn khoảng 0.169” và độ chênh lệch của vòng nách vẫn nằm trong khoảng độ chênh lệch cho phép Tuy nhiên, đầu tay nhìn không được tròn đều cho nên chúng ta sẽ chỉnh lại thông số nhảy bằng cách: chúng ta sẽ nhảy lên trên 1/4" và nhảy xuống dưới hạ nách thông số còn lại Ta được: Tay áo nhảy mẫu sau khi chỉnh sửa 52 ... gán các điểm trùng nhau (điểm hạ đũng thân sau có hệ số nhảy trùng với hệ số nhảy ở điểm hạ đũng thân trước) 40 CHƯƠNG IV: NHẢY MẪU SẢN PHẨM ÁO SƠ MI 4.1 Phương pháp chung - Vòng cổ + Nếu bảng thông số cho độ chênh lệch của hạ sâu cổ và ngang cổ thì nhảy mẫu theo độ chênh lệch trong bảng + Nếu bảng thông số chỉ cho vòng cổ thì ta tính cự ly di chuyển của hạ sâu cổ và ngang cổ như sau: - Cự ly di chuyển...Đối với những sản phẩm bổ thân thì tiến hành nhảy các chi tiết lớn rồi mới tiến hành bổ thân Các phương án nhảy mẫu quần 27 3.2 Nhảy mẫu sản phẩm quần với bảng thông số BẢNG THÔNG SỐ SẢN PHẨM QUẦN (đơn vị: inch) ST Vị trí đo T Độ XS S M L XL 1/2 30 31 32 33 34 1/2 lệch (+/-) 1 Vòng cạp đo... THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CÁC CHI TIẾT NHẢY MẪU ÁO STT Tên chi tiết Số lượng Ghi chú 1 Thân trước áo 2 Dọc canh sợi 2 Thân sau 1 Dọc canh sợi 3 Tay áo 2 Dọc canh sợi 4 Bản cổ 1 Dọc canh sợi 5 Bản cổ lót 1 Ngang canh sợi 6 Chân cổ 2 Dọc canh sợi 7 Bác tay 2 Dọc canh sợi 8 Bác tay lót 2 Ngang canh sợi Sản phẩm áo sơ mi với bảng thông số trên chúng tôi quyết định chọn phương pháp nhảy mẫu tổng hợp, dựa vào độ chênh... thời gian tính toán mà độ chính xác vẫn cao Chúng tôi chọn phương án nhảy mẫu với hệ trục tọa độ như sau: Trục ox = đường ly chính Trục oy = đường ngang cạp 29 Ta có bảng quy tắc nhảy mẫu sản phẩm quần STT Công thức Cự ly nhảy mẫu XS S M L XL rx ry rx ry rx ry rx ry rx ry 1 r1/8Vb 0 -1/4 0 -1/8 0 0 0 1/8 0 1/4 2 r1/8Vb 0 1/4 0 1/8 0 0 0 -1/8 0 -1/4 3 Vị trí đo mông trên 0 -1/4 0 -1/8 0 0 0 1/8 0 1/4 0 . kế mẫu cỡ trung bình, các cỡ còn lại dùng phương pháp biến đổi hình học để thiết kế, được gọi là nhảy mẫu. • Điều kiện nhảy mẫu: để tiến hành công việc nhảy mẫu chúng ta phải có đủ các tài liệu. lập bảng hệ số nhảy mẫu cho các cỡ. - Nhảy các chi tiết nhỏ đến chi tiết lớn. - Đối với các chi tiết lớn phải khớp mẫu giữa các chi tiết trước khi nhảy mẫu. Trong khi nhảy mẫu ta phải xác. số xuất hiện trong khoảng hai mẫu đã có). Xác định các điểm đầu mỗi đoạn (điểm nhảy) . - Nối các điểm nhảy đó ta được một mẫu mới. - Trường hợp cần nhảy mẫu lớn hơn hoặc nhỏ hơn mẫu cơ sở, kéo