1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Hoàn thiện cơ chế quản lý chất thải rắn tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

138 618 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 4,78 MB

Nội dung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii TÓM TẮT LUẬN VĂN “HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH” I/ MỞ ĐẦU Huyện Quỳnh Phụ nằm ở cửa Bắc tỉnh Thái Bình, có vị trí đặc biệt trong việc phát triển kinh tế của tỉnh. Phát triển theo tiến trình CNH – HĐH của đất nước thì tình trạng chất thải hàng năm tăng cả về số lượng và chủng loại đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh. Trong khuôn khổ của luận văn, từ việc đánh giá thực trạng tình hình cơ chế quản lý chất thải rắn tại huyện, thấy được những khó khăn tồn tại, nghiên cứu đi đến việc đề xuất những đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và xử lý CTR tại huyện trong thời gian tới. II/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Khung phân tích Nhằm thấy rõ thực trạng cơ chế QLCTR của huyện Quỳnh Phụ, trong quá trình nghiên cứu tôi tiến hành điều tra một số đối tượng chịu ảnh hưởng và trách nhiệm trong công tác quản lý hiện tại. Do vậy, khung phân tích được xây dựng để có thể hình dung được một cách tổng quát những vấn đề trong quá trình nghiên cứu. 2. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu 3 loại CTR chủ yếu cơ bản đó là CTR sinh hoạt, CTR y tế, CTR sản xuất. Với CTRSH: chọn thị trấn Quỳnh Côi, thị trấn An Bài và xã Quỳnh Hưng làm điểm nghiên cứu. Với CTRYT: lựa chọn 02 bệnh viện đóng trên địa bàn huyện là bệnh viện đa khoa Quỳnh Phụ (thị trấn Quỳnh Côi) và bệnh viện đa khoa Phụ Dực (thị trấn An Bài). Với CTRSX: lựa chọn 03 xí nghiệp trên địa bàn là xí nghiệp may Hoàng Anh, nhà máy sán xuất giày da Sao Vàng nằm trọng cụm công nghiệp Quỳnh Mỹ, công ty thép đặc biệt Shengly nằm trong khu công nghiệp Cầu Nghìn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv 3. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các giáo trình, sách, báo, báo cáo khoa học, các trang web… Các số liệu sơ cấp: Xây dựng 04 loại phiếu điều tra dành cho 04 đối tượng khác nhau gồm: 150 hộ gia đình, 02 bệnh viện, 03 xí nghiệp và 40 nhân viên vệ sinh môi trường. 4. Phương pháp phân tích * Phân tổ thống kê: Phương pháp này dùng để chọn các đơn vị, đối tượng, ước lượng số lượng mẫu chọn trong quá trình điều tra. Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phản ánh quy mô, cơ cấu, động thái và mức độ đại diện của hiện tượng, sự vật. * Thống kê mô tả: Các chỉ tiêu quan trọng như phân tích tài chính, đánh giá khung cơ chế trong việc QLCTR tại huyện, hệ thống QLCTR hiện tại…. * Phương pháp so sánh: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong việc phân tích các số liệu thứ cấp như tình hình đất đai dân số, sản xuất kinh doanh, giáo dục… Nhằm làm nổi bật lên đặc điểm địa bàn với các cơ chế, hệ thống quản lý CTR đặc thù. 5. Phương pháp xử lý số liệu Các phương pháp tính các chỉ số: bình quân gia quyền, hệ số biến động, các số tương đối, tuyệt đối, các chỉ tiêu phân tích… được tính toán dựa trên phần mềm Microsoft Excel. III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá về khung cơ chế trong việc quản lý chất thải rắn tại huyện Quỳnh Phụ 3.1.1 Tổng quan UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho UBND các huyện, thành phố và các ban ngành liên quan, trực tiếp quản lý giám sát các hoạt động liên quan tới công tác QLCTR tại địa phương, đơn vị, cơ quan, hộ gia đình trên đại bàn. Ủy quyền cho Đội VSMT ở từng xã, thị trấn thực hiện việc thu gom, vận chuyển Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v và xử lý CTR đảm bảo VSMT chung. Đồng thời UBND tỉnh có cơ chế để các tổ chức thành phần kinh tế tham gia vào công tác QLCTR. Do nguồn phát sinh CTR diễn ra ngày càng phức tạp cùng với sự phát triển của nền KTXH nên các chính sách, quy định về quản lý cũ đã không còn hợp lý, không đáp ứng đầy đủ kịp thời. Việc kiểm tra giám sát xử lý các vi phạm rất khó khăn, đồng thời chi phí cho QLCTR lại quá lớn, ngân sách của huyện không đáp ứng đủ. 3.1.2 Các tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý chất thải rắn QLCTR là sản phẩm công, công tác QLCTR tại huyện được tiến hành theo công tác xã hội hóa nghĩa là cơ quan quản lý là UBND phối hợp với các phòng ban liên quan chỉ đạo Đội VSMT và người dân cùng làm. 3.1.3 Các vấn đề tồn tại trong thiết lập cơ chế Hiện nay Đội VSMT hoạt động theo hình thức dịch vụ cho chính quyền, được quy đinh bởi luật, nghị định và quy định ở các cấp và doanh thu chủ yếu dưới hình thức giá trị dự toán sản phẩm trừ đi các chi phí. Do tính phức tạp của pháp lý, thiếu sự tự chủ, thiếu năng lực quản lý, kỹ thuật đồng thời thiếu mối quan hệ với khách hàng đã làm cho cơ chế QLCTR tại huyện Quỳnh Phụ trở nên cứng nhắc, thiếu hiệu quả. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi Hình 3.1 Mô hình hóa cơ chế QLCTR tại tỉnh Thái Bình UBND tỉnh Các tổ chức chính trị xã hội Sở TNMT Sở Tài chính Sở Xây Dựng Sở KHCN &MT Sở KHĐT Giao nhiệm vụ Phòng Xây Dựng Phòng TNMT Phòng Tài chính Phòng Công thương Phòng Kế hoạch UBND huyện, thành phố Giao nhi ệm v ụ UBND xã, phườ ng, thị trấn Giao nhiệm vụ Giao nhiệm vụ, quả n lý, giám sát Đội VSMT Giám sát, quản lý, thực hiện Nguồn phát sinh CTR Dịch vụ Tuyên truyền vận động BVMT Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii 3.2 Cơ chế tài chính đối với dịch vụ QLCTR tại huyện Quỳnh Phụ Ngân sách nhà nước cấp cho Huyện do Phòng TNMT quản lý và thực hiện chi trả các hoạt động môi trường cấp huyện. NSNN cấp cho xã, thị trấn do UBND địa phương quản lý và thực hiện chi trả cho các hoạt động môi trường trên địa bàn. UBND huyện hàng năm tiến hành kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và thanh toán số lượng, chất lượng, giá trị thực hiện của các hoạt động môi trường đã thực hiện. Ưu điểm: việc đơn vị trực tiếp làm dịch vụ VSMT sẽ chủ động một phần về tài chính để tổ chức tốt hơn các dịch vụ quản lý chất thải. Tuy nhiên, chi phí ngân sách cho QLCTR sẽ tốn kém. Hiệu quả kinh tế trong QLCTR không cao, tư tưởng ỷ lại, dựa vào nhà nước trong QLCTR làm cho các đơn vị xả thải ít tham gia vào BVMT. 4. Đề xuất một số giải pháp 4.1 Giải pháp về cơ chế - Trên mỗi cụm hành chính cần tiến hành xây dựng ita nhất 01 khu xử lý và chôn lấp rác thải. - Cần xác định rõ mức phạt đối với các đối tượng không thực hiện đúng quy định về địa điểm và thời gian đổ chất thải. - Xây dựng các tiêu chuẩn thải quy định rõ mức thải cho các cơ sở, xí nghiệp đặc biệt tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. - Khuyến khích, trợ cấp cho các doanh nghiệp, cơ sở tiến hành lắp đặt thiết bị giảm thải. - Cần phải có những thay đổi trong việc thu phí để đảm bảo sự công bằng. 4.2 Giải pháp cho hệ thống tái chế rác không chính thức Giải pháp cho khu vực tái chế không chính thức trong tương lai xa không có cách nào tốt hơn đó là chính thức hóa khu vực này. Rác thải sẽ hoàn toàn do khu vực chính thức đảm nhiệm, tức là loại bỏ hoàn toàn khu vực không chính thức, khi đó việc có sự tham gia của trẻ em là không còn. Tuy nhiên, xét về mặt KTXH thì phương án này chỉ áp dụng thành công khi đời Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii sống xã hội khá cao, không còn sự nghèo đói. Đồng thời việc chính thức hóa khu vực không chính thức chỉ có thể được coi là mục tiêu lâu dài. 4.3 Giải pháp cho hệ thống tái chế rác chính thức (chủ yếu dành cho CTRSH) Một hệ thống tái chế rác chính thức bao gồm một nhà máy phân loại rác và một nhà máy ủ phân vi sinh từ rác thải quy mô nhỏ. Việc xây dựng thành công một nhà máy tái chế từ rác thải thành phân vi sinh mang lại nhiều lợi ích: - Tạo ra khả năng cải tạo đất góp phần phát triển nông nghiệp bền vững - Có thể thực hiện linh hoạt ở các mức độ khác nhau. - Có thể tiến hành được với số vốn nhỏ và chi phí vận hành thấp. - Đem lại những hiệu quả tốt đối với vấn đề sức khỏe gây ra do rác thải hữu cơ. - Mang lại cơ hội tốt trong việc cải thiện chương trình tổng thu gom rác thải của huyện. - Có thể hợp nhất các khu vực không chính thức tham gia vào công tác thu gom, phân loại, tái chế hiện nay. 4.4 Giải pháp về kỹ thuật Để sử dụng các thiết bị hiện tại một cách hiệu quả hơn, nên chuyển sang chế độ làm việc có thời gian cụ thể hơn, chính xác hơn để người dân dễ dàng phối hợp. Hệ thống thu gom mới cần thay thế những xe đẩy tay có dung tích lớn hơn, khi đó khối lượng rác thu gom sẽ lớn hơn, khi đó khối lượng rác thu gom sẽ lớn hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí, số chuyến trong mỗi ca làm việc của người công nhân. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận So với mứa độ phát triển hiện nay thì cơ chế QLCTR tại huyện Quỳnh Phụ đã trở nên cứng nhắc. Cần thực hiện một cơ chế QLCTR theo hướng linh hoạt hơn. Tức là tất cả các môi quan hệ liên quan tới dịch vụ môi trường phải Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix được thay thế bằng hợp đồng. Đồng thời thực hiện sự hợp tác giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. 5.2 Kiến nghị Xây dựng đồng bộ hệ thống văn bản liên quan dành riêng cho cơ chế QLCTR mới, tập trung vào việc xử phạt các đối tượng vi phạm; khuyến khích các tổ chức tham gia vào công tác môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn về sinh môi trường và tầm quan trọng của phân loại rác tại nguồn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page x MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT LUẬN VĂN iii MỤC LỤC x DANH MỤC BẢNG xiii DANH MỤC HÌNH xiv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU xv PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5 2.1.1 Lý luận về chất thải rắn, quản lý chất thải rắn 5 2.1.2 Lý luận về cơ chế, cơ chế quản lý 13 2.1.3 Lý luận về cơ chế quản lý môi trường, cơ chế quản lý chất thải rắn 20 2.2 Cơ sở thực tiễn 25 2.2.1 Thực trạng cơ chế quản lý chất thải rắn trên thế giới 25 2.2.2 Thực trạng chất thải rắn và cơ chế quản lý chất thải rắn tại Việt Nam 28 2.2.3 Tóm tắt một số nghiên cứu trong và ngoài nước 33 2.3.4 Kinh nghiệm, kết quả rút ra từ tổng quan cho nghiên cứu của tác giả 34 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page xi PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35 3.1.1 Vị trí địa lý 35 3.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng 36 3.1.3 Khí hậu, thủy văn 36 3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 37 3.2 Phương pháp nghiên cứu 41 3.2.1 Khung phân tích 41 3.2.2 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 42 3.2.3 Nguồn số liệu 43 3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 44 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu 44 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46 4.1 Đánh giá về khung cơ chế trong việc quản lý chất thải rắn tại Thái Bình 46 4.1.1 Tổng quan về mô hình cơ chế quản lý chất thải răn tại Thái Bình 46 4.1.2 Các tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý chất thải rắn 48 4.1.3 Sự tương tác giữa các tổ chức quản lý chất thải rắn tại Thái Bình 48 4.1.4 Các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát rác thải 50 4.1.5 Phân tích các vấn đề tồn tại trong thiết lập cơ chế 51 4.2 Phân tích cơ chế tài chính đối với dịch vụ quản lý rác thải hiện tại 52 4.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn hiện tại ở huyện Quỳnh Phụ 54 4.3.1 Khảo sát khối lượng chất thải rắn của huyện Quỳnh Phụ 54 4.3.2 Vấn đề hạn chế rác thải 57 4.3.3 Cơ chế tái chế rác 57 4.3.4 Hệ thống thu gom và xử lý rác thải 62 4.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế QLCTR tại huyện Quỳnh Phụ 66 4.4 Thực trạng công tác tổ chức quản lý và xử lý CTR tại huyện Quỳnh Phụ 67 4.4.1 Đội VSMT tại huyện Quỳnh Phụ 67 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page xii 4.4.2 Thực trạng công tác tổ chức quản lý và xử lý CTRSH tại huyện Quỳnh Phụ 70 4.4.3 Thực trạng công tác tổ chức quản lý và xử lý CTRYT tại huyện Quỳnh Phụ 74 4.4.4 Thực trạng công tác tổ chức quản lý và xử lý CTRCN tại huyện Quỳnh Phụ 76 4.5 Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chất thải rắn tại huyện Quỳnh Phụ 82 4.5.1 Giải pháp về cơ chế quản lý và cơ chế tài chính 84 4.5.2 Giải pháp cho hệ thống tái chế rác không chính thức 86 4.5.3 Giải pháp về cơ chế thu gom, vận chuyển CTR 88 4.5.4 Giải pháp cho cơ chế xử lý CTR (chủ yếu dành cho CTRSH) 88 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91 5.1 Kết luận 91 5.2 Kiến nghị 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 97 [...]... cơ chế quản lý chất thải rắn, nguyên nhân ảnh hưởng tới cơ chế quản lý chất thải rắn tại huyện Quỳnh Phụ; • Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chất thải rắn tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới 1.3 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cơ chế quản lý chất thải rắn, các nguyên nhân ảnh hưởng tới cơ chế quản lý chất thải. .. thải rắn tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ chế quản lý chất thải rắn ở huyện trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chất thải rắn tại huyện Quỳnh Phụ trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể • Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý chất thải rắn; • Đánh... trong hệ thống QLCTR 12 3.1 Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Phụ 36 3.2 Khung phân tích cơ chế quản lý chất thải rắn 41 4.1 Mô hóa cơ chế QLCTR tại tỉnh Thái Bình 47 4.2 Quy trình quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR tại Thái Bình 49 4.3 Khung cơ chế hiện tại 51 4.3 Công nhân đang cho CRT vào máy ép thành từng kiện 57 4.5 Hệ thống tái chế CTR tại huyện Quỳnh Phụ 59 4.6 Công nhân Đội VSMT làm việc... huyện Đứng trước thực trạng này thì các vấn đề đặt ra là: - Thực trạng CTR hiện nay tại huyện như thế nào? - Cơ chế QLCTR tại huyện hiện nay ra sao? - Những khó khăn tồn tại, ảnh hưởng đến quá trình tổ chức quản lý và xử lý CTR? - Những giải pháp nào là hiệu quả để hoàn thiện cơ chế QLCTR? Nhằm giải quyết những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện cơ chế quản lý chất thải rắn tại. .. sỹ Khoa học Kinh tế Page 12 2.1.2 Lý luận về cơ chế, cơ chế quản lý 2.1.2.1 Lý luận về cơ chế, cơ chế quản lý * Khái niệm: Về mặt pháp lý và chính thống thì không có khái niệm Cơ chế Từ cơ chế là chuyển ngữ của từ “mescanisme” của phương Tây có nghĩa là “cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau” Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng thì Cơ chế (mechanism) là cách thức tổ chức... rỉ Trong nước rò rỉ chứa những chất hòa tan, những chất lơ lửng, chất hữu cơ và nấm bệnh Khi nước này ngấm vào đất làm ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng Mặt khác, nó cũng làm ô nhiễm nguồn nước thổ nhưỡng và nước ngầm [4] 2.1.1.2 Lý luận về quản lý môi trường và quản lý chất thải rắn a Lý luận về quản lý môi trường Theo Nguyễn Thị Kim Thái và cộng sự, 2010[6] Quản lý chất lượng môi trường là sự tác... LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1 Lý luận về chất thải rắn, quản lý chất thải rắn 2.1.1.1 Lý luận về chất thải rắn a Theo quan niệm chung CTR là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động KTXH của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…) Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các... quá ư khiếm tốn Cơ chế chưa hợp lý là do những người làm ra cơ chế Cơ chế bị lỗi thời, không theo kịp sự đòi hỏi của xã hội cũng là một phần trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và những người đứng đầu chưa kịp thời đề xuất hoặc sửa đổi, bổ sung cơ chế (Nguồn: Lưu Tiến Dũng [12]) * Các công cụ của cơ chế quản lý Hiện nay tại Việt Nam sử dụng một số công cụ pháp lý trong cơ chế quản lý - Luật: do Quốc... quản lý môi trường, cơ chế quản lý chất thải rắn 2.1.3.1, Khái niệm và nội dung Hiện nay không có khái niệm cụ thể về cơ chế QLMT cũng như cơ chế QLCTR Tuy nhiên sau việc nghiên cứu tài liệu về QLMT và QLCTR thì ta có thể hiểu một cách ngắn gọn về cơ chế QLMT và cơ chế QLCTR như sau: Cơ chế QLMT là các cách thức tổ chức, hoạt động và các công cụ được sử dụng nhằm mục đích QLMT PTBV Cơ chế QLCTR các cách... án quản lý tối ưu ngay, để tìm được một phương án quản lý hiệu quả nhất thì cần thử các phương án quản lý mới, áp dụng và tiến hành sửa, hoàn thiện phương án đó Tạo ra một phương án tốt hơn, phù hợp hơn b Lý luận về quản lý chất thải rắn Theo Nguyễn Văn Phước, 2010[5] Chức năng của một hệ thống QLCTR là bảo đảm cho phần lớn lượng CTR sau khi đã được thải ra thì đều được thu gom, vận chuyển và xử lý tại . 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5 2.1.1 Lý luận về chất thải rắn, quản lý chất thải rắn 5 2.1.2 Lý luận về cơ chế, cơ chế quản lý 13 2.1.3 Lý luận về cơ chế quản lý môi trường, cơ chế quản lý chất. trạng cơ chế quản lý chất thải rắn, nguyên nhân ảnh hưởng tới cơ chế quản lý chất thải rắn tại huyện Quỳnh Phụ; • Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chất thải rắn tại huyện. mô hình cơ chế quản lý chất thải răn tại Thái Bình 46 4.1.2 Các tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý chất thải rắn 48 4.1.3 Sự tương tác giữa các tổ chức quản lý chất thải rắn tại Thái Bình 48

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w