1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de thi ls tham khao

3 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

PHÒNG GD – ĐT PHÚ GIÁO TRƯỜNG THCS BÙI THỊ XUÂN KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Lịch Sử 8 Thời Gian: 45 phút ( Không kể thời gian phát đề) I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đem quân xâm lược nước ta? A. Triều Nguyễn đóng cửa không thông thương buôn bán. B. Triều Nguyễn đàn àp phong trào khởi nghĩa nông dân trong nước . C. Lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô. D. Vì triều Nguyễn tấn công tàu Pháp trên biển đông. Câu 2: Thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lươc nước ta vào năm nào? A. Năm 1857. B. Năm 1858. C. Năm 1859. D. Năm 1860. Câu 3: Ai là người được nhân dân phong làm Bình Tây đại nguyên soái? A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Trung trực. C. Trương Định. D. Trương Quyền. Câu 4: Hai lần bị giặc bắt, được thả ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị đưa đi hành hình ông vẫn ung dung làm thơ. Ông là ai? A. Nguyễn Đình Chiểu. B. Nguyễn Hữu Huân. C. Hồ Huân Nghiệp. D. Phan Văn Trị. Câu 5: Thực dân Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào? A. Ngày 3/4/1882 B. Ngày 13/4/1882 C. Ngày 4/3/1882 D. Ngày 14/3/1882 . Câu 6: Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) là ai? A. Nguyễn Thiện Thuật B. Đinh Gia Quế C. Phan Đình Phùng D. Hoàng Hoa Thám Câu 7: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế? A. Sự suy yếu của kinh thành Huế. B. Sau thất bại của trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng. C. Pháp được tăng viện binh. D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục Câu 8: Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là: A. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884). B. Quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An – cửa ngõ của kinh thành Huế, triều đình phải xin đình chiến (1883). C. Vua Tự Đức qua đời, triều đình rối loạn (1883) D. Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội, đại diện triều đình là Tổng đốc Hoàng Diệu đã tự vẫn (1882) Câu 9: Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “chiếu Cần Vương” nhằm làm gì A. Kêu gọi nhân dân cả nước kháng chiến giúp phái chủ chiến. B. Kêu gọi nhân dân cả nước kháng chiến giúp vua cứu nước C. Kêu gọi văn thân và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước D. Kêu gọi sự giúp đỡ của triều đình phong kiến Mãn Thanh ở Trung Quốc Câu 10: Cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra trong thời gian nào? A. Đêm mồng 6 rạng ngày mồng 7/ 7/1885. B. Đêm mồng 5 rạng ngày mồng 6/ 7/1885. C. Đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5/ 7/1885. D.Đêm mồng 3 rạng ngày mồng 4/ 7/1885. Câu 11: Khởi nghĩa Yên Thế khác các cuộc khởi nghĩa khác ở chỗ nào? A. Lực lượng tham gia cơ bản là nông dân. B. Bị thực dân Pháp đàn áp giã man C. Là cuộc khởi nghĩa mang tính tự phát. D. Diễn ra ở Miền núi Câu 12: Ai là người đầu tiên khởi xướng việc đưa thanh niên Việt Nam ra nước ngoài học? A. Phan Châu Trinh. B. Phan Bội Châu. C. Lương Văn Can. D. Nguyễn Thiện Thuật. II/ TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. (4 đ) Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nôt. Căn cứ vào đâu để nói rằng: với Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến? Câu 1: (2 đ) Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất tại Việt Nam thực dân Pháp đã thực hiện chính sách kinh tế như thế nào? Câu 3: (1 đ) Hoàn thành bảng niên biểu sau đây: Thời gian Sự kiện Khởi nghĩa Ba Đình Phong trào Đông Du Phong trào Đông kinh nghĩa thục Cuộc vận động Duy tân. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B C B A A D A C C A B II. TỰ LUẬN:(7 điểm) Câu 1. ( 3,5 điểm ) Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng. ( 1 điểm ) - Triều đình chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp. - Thu hẹp địa giới quản lí của triều đình ( chỉ còn Trung Kì ) - Quyền ngoại giao do Pháp nắm. - Triều đình phải rút quân từ Bắc Kì về Trung Kì. * Nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa-tơ-nôt ( 1 điểm ) - Căn bản giống hiệp ước Hác-măng. - Sửa đổi địa giới Trung Kì. - Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng TDP. - Từ đó trở đi nươc ta là nước thuộc địa nửa phong kiến. * Lí giải (1,5 điểm ) Với Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nôt, VN mất quyền tự chủ trên phạm vi toàn quốc, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp, mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của VN đều do Pháp nắm, thực chất triều đình Huế chỉ là bù nhìn. . 4/3/1882 D. Ngày 14/3/1882 . Câu 6: Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) là ai? A. Nguyễn Thi n Thuật B. Đinh Gia Quế C. Phan Đình Phùng D. Hoàng Hoa Thám Câu 7: Lợi dụng cơ hội nào Pháp. mồng 4/ 7/1885. Câu 11: Khởi nghĩa Yên Thế khác các cuộc khởi nghĩa khác ở chỗ nào? A. Lực lượng tham gia cơ bản là nông dân. B. Bị thực dân Pháp đàn áp giã man C. Là cuộc khởi nghĩa mang tính. niên Việt Nam ra nước ngoài học? A. Phan Châu Trinh. B. Phan Bội Châu. C. Lương Văn Can. D. Nguyễn Thi n Thuật. II/ TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. (4 đ) Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng và Hiệp

Ngày đăng: 30/06/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w