Kiểm tra học kì II sinh 7_Đề 2(2010-2011)

3 188 0
Kiểm tra học kì II sinh 7_Đề 2(2010-2011)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Xuân Canh Họ tên HS: Lớp: KIỂM TRA CUỐI HK II – NH: 2010 – 2011 Môn: Sinh học 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM ĐỀ BÀI I) PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1: Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau: 1) Tim thằn lằn giống tim ếch ở chỗ: A. Tâm thất có thêm vách hụt C. Tim có 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) B. Máu giàu ôxi D. Cả 3 câu trên đều sai 2) Nhiệt độ cơ thể của chim và bò sát là: A. Ở chim là đẳng nhiệt, bò sát là biến nhiệt C. Ở chim và bò sát đều đẳng nhiệt B. Ở chim là biến nhiệt, bò sát là đẳng nhiệt D. Ở chim và bò sát đều biến nhiệt 3) Vì sao Dơi có đời sống bay lượn nhưng được xếp vào lớp thú? A. Vì thân có lông mao bao phủ C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa B. Vì miệng có răng phân hóa D. Ba câu A, B và C đều đúng 4) Những động vật nào sau đây đều thuộc bộ guốc lẻ? A. Lợn, Bò, Hươu sao, Tê giác C. Trâu, Ngựa, Voi, Tê giác B. Tê giác, Ngựa vằn, Ngựa, Lừa D. Ngựa, Voi, Tê giác, Bò rừng Câu 2: Hãy đánh dấu (X) vào ô đúng hoặc sai cho phù hợp? Câu hỏi Đúng Sai 1) Ở chim có nước tiểu đặc và thiếu bóng đái làm giảm tải trọng chim lúc bay, đúng hay sai? 2) Ở chim và bò sát đều có nước tiểu đặc, đúng hay sai? 3) Ở chim và bò sát đều thiếu bóng đái, đúng hay sai? 4) Tâm thất phải có thành cơ dày, sức co bóp khỏe, đẩy máu đi nuôi cơ thể, đúng hay sai? II) PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật? Phân biệt các hình thức sinh sản đó? Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính? Câu 2: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng? Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật như thế nào? Câu 3: Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? (Phần trắc nghiệm HS làm tại đề, nộp đề bài kèm với bài kiểm tra) Đề số: 2 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Sinh học 7 Năm học: 2010 – 2011 Đề số: 2 I) PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Mỗi câu lựu chọn đúng: 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 Đáp án C A D B Câu 2: (2 điểm) Mỗi câu xác định đúng: 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 Đáp án Đúng Đúng Sai Sai II) PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu hỏi Nội dung Điểm 1 Ở động vật có 2 hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính. * Phân biệt 2 hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính Sinh sản vô tính không có sự kết hợp TB sinh dục đực và cái - Hình thức sinh sản: + Phân đôi cơ thể + Sinh sản sinh dưỡng: Mọc chồi và tái sinh Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa TB sinh dục đực và cái tạo thành hợp tử *) sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính - Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản thể hiện : + Thụ tinh ngoài → thụ tinh trong + Đẻ nhiều trứng→ đẻ ít trứng→đẻ con. + Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai→phát triển trực tiếp có nhau thai + Con non không được nuôi dưỡng→được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ→được học tập thích nghi với cuộc sống. 0,5 1 1 2 * Đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng: Môi trường đới lạnh Hoang mạc đới nóng Cấu tạo - Động vật thường có bộ VD chuột nhảy có chân dài, mảnh giúp lông rậm và lớp mỡ dưới da rất dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chống rét cơ thể nằm cao so với mặt cát nóng, mỗi bước nhảy rất xa > tránh nóng - Lạc Đà có chân cao, móng rộng để không bị lún trong cát, có đệm thịt dày chống nóng, có bướu dự trữ mỡ (có thể biến đổi thành nước khi cần) - Nhiều loài có bộ lông màu nhạt giống màu cát để không bắt nắng và dễ lẩn trốn kẻ thù Tập tính Nhiều loài có tập tính di cư tránh rét hoặc ngủ đông để tiết kiệm năng lượng. Nhiều loài có bộ lông thay đổi theo mùa để ngụy trang che mắt kẻ thù Động vật có khả năng nhịn khát giỏi, có khả năng đi xa tím nước - Hoạt động chủ yếu về đêm để tránh nóng - Nhiều động vật nhỏ có tập tính chui rúc sâu trong cát để chống nóng * Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật: Ở những môi trường có khí hậu quá khắc nghiệt, quá lạnh như ở môi trường đới lạnh hoặc quá khô và nóng như môi trường hoang mạc đới nóng, động vật có độ đa dạng thấp (số lượng loài ít). Ở những nơi đó chỉ tồn tại những loài thích nghi được với điều kiện khí hậu khắc nghiệt kể trên. 1 1 3 * Lợi ích của đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học đã cung cấp cho nhân dân thực phẩm, sức kéo, dược liệu, sản phẩm công nghiệp (da, lông, sáp ong, cánh kiến ), sản phẩm nông nghiệp (thức ăn gia súc, phân bon ), nhiều loài có tác dụng tiêu diệt sinh vật gây hại, có giá trị văn hóa (cá cảnh, chim cảnh ), nhiều giống vật nuôi đem lại giá trị kinh tế lớn (cá tra, cá basa, tôm càng xanh ) * Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học: + Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật + Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển. - Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học: + Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường + Thuần hóa, lai tạo giống để tăng cường đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài 0,5 0,5 0,5 . dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? (Phần trắc nghiệm HS làm tại đề, nộp đề bài kèm với bài kiểm tra) Đề số: 2 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Sinh. Trường THCS Xuân Canh Họ tên HS: Lớp: KIỂM TRA CUỐI HK II – NH: 2010 – 2011 Môn: Sinh học 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM ĐỀ BÀI I) PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu. không có sự kết hợp TB sinh dục đực và cái - Hình thức sinh sản: + Phân đôi cơ thể + Sinh sản sinh dưỡng: Mọc chồi và tái sinh Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa TB sinh dục đực và cái

Ngày đăng: 30/06/2015, 16:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan