Thiết kế mạch tạo xung điều khiển động cơ bước

93 569 1
Thiết kế mạch tạo xung điều khiển động cơ bước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây động cơ bước đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ điều khiển chính xác. Động cơ bước được ứng dụng nhiều trong ngành Tự động hoá, chúng được ứng dụng trong các thiết bị cần điều khiển chính xác. Động cơ bước là một loại động cơ điện nhưng có nguyên lý và ứng dụng khác biệt với đa số các động cơ điện thông thường. Động cơ bước không quay theo cơ chế thông thường, chúng quay theo từng bước nờn cú độ chính xác rất cao về mặt điều khiển học. Chúng làm việc nhờ các bộ chuyển mạch điện tử đưa các tín hiệu điều khiển vào stato theo thứ tự và một tần số nhất định. Tổng số góc quay của rụto tương ứng với số lần chuyển mạch, cũng như chiều quay và tốc độ quay của rụto phụ thuộc vào thứ tự chuyển đổi và tần số chuyển đổi. Chính vì vậy luôn tồn tại những vấn đề phát sinh trong việc điều khiển một cách có hiệu quả động cơ này. Do đó, em lựa chọn đề tài này để đưa ra một số phương pháp điều khiển động cơ bước để động cơ có những dịch chuyển chính xác theo yêu cầu đặt ra.

Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thu Hường PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây động cơ bước đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ điều khiển chính xác. Động cơ bước được ứng dụng nhiều trong ngành Tự động hoá, chúng được ứng dụng trong các thiết bị cần điều khiển chính xác. Động cơ bước là một loại động cơ điện nhưng có nguyên lý và ứng dụng khác biệt với đa số các động cơ điện thông thường. Động cơ bước không quay theo cơ chế thông thường, chúng quay theo từng bước nờn cú độ chính xác rất cao về mặt điều khiển học. Chúng làm việc nhờ các bộ chuyển mạch điện tử đưa các tín hiệu điều khiển vào stato theo thứ tự và một tần số nhất định. Tổng số góc quay của rụto tương ứng với số lần chuyển mạch, cũng như chiều quay và tốc độ quay của rụto phụ thuộc vào thứ tự chuyển đổi và tần số chuyển đổi. Chính vì vậy luôn tồn tại những vấn đề phát sinh trong việc điều khiển một cách có hiệu quả động cơ này. Do đó, em lựa chọn đề tài này để đưa ra một số phương pháp điều khiển động cơ bước để động cơ có những dịch chuyển chính xác theo yêu cầu đặt ra. 2. Nội dung đề tài Nôi dung đề tài là ”Cỏc phương pháp điều khiển động cơ bước”. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về Động cơ bước và nguyên lý hoạt động của động cơ bước, đồng thời tìm hiểu về ứng dụng của vi xử lý trong điều khiển động cơ bước. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu, vi xử lý. Xây dựng mạch thực nghiệm. Líp: K57A - Khoa SPKT Trường ĐHSP Hà Nội 1 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thu Hường 5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo. Nội dung của khóa luận được chia làm hai phần: Phần a: Phần lý thuyết Chương I: Giới thiệu chung về động cơ bước Chương II: Các phương pháp điều khiển động cơ bước Phần b: Phần thực nghiệm Thiết kế mạch tạo xung điều khiển động cơ bước. Líp: K57A - Khoa SPKT Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thu Hường PHẦN A: PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ BƯỚC 1.1 Giới thiệu động cơ bước Động cơ bước là loại động cơ điện được dùng để biến đổi các lệnh cho dưới dạng xung điện thành sự dịch chuyển dứt khoát về góc quay hay đường thẳng –như là bước từng bước mà không cần cảm biến phản hồi. Động cơ làm việc phải có kèm theo bộ đổi chiều điện tử dùng để chuyển đổi các cuộn dây điều khiển của động cơ bước với thứ tự và tần số tùy theo lệnh đã cho. Góc quay tổng hợp động của roto động cơ bước tương ứng chính xác với số lần chuyển đổi các cuộn dây điều khiển, chiều quay phụ thuộc theo thứ tự chuyển đổi, tốc độ quay phụ thuộc tần số chuyển đổi. Như vậy trong trường hợp tổng quát có thể xem động cơ bước với bộ điều khiển đổi chiều điện tử như một hệ thống điều chỉnh tần số của động cơ đồng bộ với khả năng định vị trí góc xoay roto, tức là bằng cách thay đổi tần số cho đến không. Trong điều khiển chuyển động kỹ thuật số, động cơ bước là một cơ cấu chấp hành đặc biệt hữu hiệu bởi nó có thể thực hiện trung thành các lệnh đưa ra dưới dạng số, hoặc như một phần tử phụ biến đổi cỏc mó xung thành tín hiệu điều chế cho một hệ thống nào đó. Động cơ bước được ứng dụng nhiều trong ngành tự động hoá, chúng được ứng dụng trong các thiết bị cần điều khiển chính xác. Ví dụ: Điều khiển robot, điều khiển tiêu cự trong các hệ quang học, điều khiển định vị trong các hệ quan trắc, điểu khiển bắt, bám mục tiêu trong các khí tài quan sát, điều khiển lập trình trong các thiết bị gia công cắt gọt, điều khiển các cơ cấu lái phương và chiều trong máy bay Trong công nghệ máy tính, động cơ bước được sử dụng cho các loại ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, máy in… Líp: K57A - Khoa SPKT Trường ĐHSP Hà Nội 3 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thu Hường Hình 1.1: Động cơ bước Với nhiệm vụ và chức năng nói trên, động cơ bước đòi hỏi những yêu cầu riêng về kĩ thuật, ngoài những yêu cầu chung: • Có bước chuyển dịch bé. • Moment đồng bộ hóa đủ lớn đảm bảo được sai số góc nhỏ nhất khi thực hiện bước di chuyển. • Không tích lũy sai số khi tăng bước. • Tác động nhanh. • Làm việc đảm bảo khi có cuộn dây điều khiển ít nhất. • Động cơ và cả bộ điều khiển đổi chiều có cấu tạo đơn giản. Tùy theo cấu tạo động cơ bước có những loại như: • Chỉ thị hay động lực. • Thuận nghịch hay không thuận nghịch. • Có một stato hay nhiều stato. • Có một hay nhiều cuộn dây điều khiển (quấn tập trung hay quấn rải). • Roto phản kháng (không có dây quấn)và roto tác dụng (có dây quấn kích thích hoặc nam châm vĩnh cửu). • Roto hình đĩa hay roto mạch in. • Bước dịch chuyển xoay hay dịch chuyển thẳng trực tiếp. 1.2 Các loại động cơ bước và nguyờn lớ hoạt động Động cơ bước được chia làm hai loại: nam châm vĩnh cửu và biến từ trở (cũng có loại động cơ hỗn hợp nữa, nhưng nó khụng khác biệt gì với động cơ nam châm vĩnh cửu). Nếu mất đi nhón trờn động cơ, các bạn vẫn có thể phân Líp: K57A - Khoa SPKT Trường ĐHSP Hà Nội 4 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thu Hường biệt hai loại động cơ này bằng cảm giác mà không cần cấp điện cho chúng. Động cơ nam châm vĩnh cửu dường như cú cỏc nấc khi bạn dùng tay xoay nhẹ rotor của chúng, trong khi động cơ biến từ trở thì dường như xoay tự do (mặc dù cảm thấy chúng cũng có những nấc nhẹ bởi sự giảm từ tính trong rotor). Bạn cũng có thể phân biệt hai loại động cơ này bằng ohm kế. Động cơ biến từ trở thường có 3 mấu, với một dây về chung, trong khi đó, động cơ nam châm vĩnh cửu thường có hai mấu phân biệt, có hoặc không có nút trung tâm. Nút trung tâm được dùng trong động cơ nam châm vĩnh cửu đơn cực. Động cơ bước phong phú về góc quay. Các động cơ kém nhất quay 90 độ mỗi bước, trong khi đó các động cơ nam châm vĩnh cửu xử lý cao thường quay 1.8 độ đến 0.72 độ mỗi bước. Với một bộ điều khiển, hầu hết các loại động cơ nam châm vĩnh cửu và hỗn hợp đều có thể chạy ở chế độ nửa bước, và một vài bộ điều khiển có thể điều khiển cỏc phõn bước nhỏ hơn hay còn gọi là vi bước. Đối với cả động cơ nam châm vĩnh cửu hoặc động cơ biến từ trở, nếu chỉ một mấu của động cơ được kích, rotor (ở không tải) sẽ nhảy đến một góc cố định và sau đó giữ nguyên ở gúc đú cho đến khi moment xoắn vượt qua giá trị moment xoắn giữ (hold torque) của động cơ. 1.2.1 Động cơ biến từ trở Hình 1.2: Động cơ biến từ trở Cấu tạo của động cơ này là roto và stato được chế tạo bằng vật liệu từ. Líp: K57A - Khoa SPKT Trường ĐHSP Hà Nội 5 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thu Hường Nếu motor của bạn có 3 cuộn dây, được nối như trong biểu đồ hình 1.2, với một đầu nối chung cho tất cả các cuộn, thỡ nó chắc hẳn là một động cơ biến từ trở. Khi sử dụng, dây nối chung (C) thường được nối vào cực dương của nguồn và các cuộn được kích theo thứ tự liên tục. Dấu thập trong hình 1.2 là rotor của động cơ biến từ trở quay 30 độ mỗi bước. Rotor trong động cơ này có 4 răng và stator có 6 cực, mỗi cuộn quấn quanh hai cực đối diện. Khi cuộn 1 được kích điện, răng X của rotor bị hút vào cực 1. Nếu dòng qua cuộn 1 bị ngắt và đúng dũng qua cuộn 2, rotor sẽ quay 30 độ theo chiều kim đồng hồ và răng Y sẽ hút vào cực 2. Để quay động cơ này một cách liên tục, chúng ta chỉ cần cấp điện liên tục luân phiên cho 3 cuộn. Theo logic đặt ra, trong bảng dưới đây 1 có nghĩa là cú dũng điện đi qua các cuộn, và chuỗi điều khiển sau sẽ quay động cơ theo chiều kim đồng hồ 24 bước hoặc 2 vòng: Cuộn 1 1001001001001001001001001 Cuộn 2 0100100100100100100100100 Cuộn 3 0010010010010010010010010 thời gian >‐‐ Hình dạng động cơ được mô tả trong hình 1.2, quay 30 độ mỗi bước, dùng số răng rotor và số cực stator tối thiểu. Sử dụng nhiều cực và nhiều răng hơn cho phép động cơ quay với góc nhỏ hơn. Tạo mặt răng trên bề mặt các cực và các răng trên rotor một cách phù hợp cho phép các bước nhỏ đến vài độ. Các thông số tính toán: Z R : Số răng Roto. Z s : Số răng Stato. m: Số pha. Líp: K57A - Khoa SPKT Trường ĐHSP Hà Nội 6 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thu Hường t R = : Bước răng Rụto (độ). t s = : Bước răng Stator (độ). Ө S = = = │t r - t s │ (độ / bước). R S = = Z R. m: Số bước / vòng (bước / vòng). X = : Số răng stator trên pha. Nếu tần số xung điều khiển là f và động cơ dịch chuyển 1 bước tương ứng với 1 xung thì tốc độ động cơ được tính: n = = = (vòng / phút). 1. 2.2 Động cơ bước đơn cực Hình 1.3: Động cơ bước đơn cực Động cơ bước đơn cực, cả nam châm vĩnh cửu và động cơ hỗn hợp, với 5, 6 hoặc 8 dây ra thường được quấn như sơ đồ hình 1.3, với một đầu nối trung tâm trên các cuộn. Khi dựng, cỏc đầu nối trung tâm thường được nối Líp: K57A - Khoa SPKT Trường ĐHSP Hà Nội 7 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thu Hường vào cực dương nguồn cấp, và hai đầu còn lại của mỗi mấu lần lượt nối đất để đảo chiều từ trường tạo bởi cuộn đó. Sự khác nhau giữa hai loại động cơ nam châm vĩnh cửu đơn cực và động cơ hỗn hợp đơn cực không thể nói rõ trong nội dung tóm tắt của tài liệu này. Từ đây, khi khảo sát động cơ đơn cực, chúng ta chỉ khảo sát động cơ nam châm vĩnh cửu, việc điều khiển động cơ hỗn hợp đơn cực hoàn toàn tương tự. Mấu 1 nằm ở cực trên và dưới của stator, còn mấu 2 nằm ở hai cực bên phải và bên trái động cơ. Rotor là một nam châm vĩnh cửu với 6 cực, 3 Nam và 3 Bắc, xếp xen kẽ trên vòng tròn. Để xử lý góc bước ở mức độ cao hơn, rotor phải có nhiều cực đối xứng hơn. Động cơ quay 30 độ mỗi bước trong hình là một trong những thiết kế động cơ nam châm vĩnh cửu thông dụng nhất, mặc dù động cơ có bước 15 độ và 7.5 độ là khá lớn. Người ta cũng đã tạo ra được động cơ nam châm vĩnh cửu với mỗi bước là 1.8 độ và với động cơ hỗn hợp mỗi bước nhỏ nhất có thể đạt được là 3.6 độ đến 1.8 độ, còn tốt hơn nữa, có thể đạt đến 0.72 độ. Như trong hình, dòng điện đi qua từ đầu trung tâm của mấu 1 đến đầu a tạo ra cực Bắc trong stator trong khi đó cực còn lại của stator là cực Nam. Nếu điện ở một cách liên tục, chúng ta chỉ cần áp điện vào hai mấu của đông cơ theo dãy. Mấu 1a 1000100010001000100010001 Mấu 1a 1100110011001100110011001 Mấu 1b 0010001000100010001000100 Mấu 1b 0011001100110011001100110 Mấu 2a 0100010001000100010001000 Mấu 2a 0110011001100110011001100 Mấu 2b 0001000100010001000100010 Mấu 2b 1001100110011001100110011 Líp: K57A - Khoa SPKT Trường ĐHSP Hà Nội 8 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thu Hường thời gian > thời gian >‐‐ ‐‐ Nhớ rằng hai nửa của một mấu không bao giờ được kích cùng một lúc. Cả hai dãy nêu trên sẽ quay một động cơ nam châm vĩnh cửu một bước ở mỗi thời điểm. Dãy bên trái chỉ cấp điện cho một mấu tại một thời điểm, như mô tả trong hỡnh trên; vì vậy, nó dựng ớt năng lượng hơn. Dãy bên phải đòi hỏi cấp điện cho cả hai mấu một lúc và nói chung sẽ tạo ra một moment xoắy lớn hơn dãy bờn trái 1.4 lần trong khi phải cấp điện gấp 2 lần. Vị trí bước được tạo ra bởi hai chuỗi trên không giống nhau; kết quả, kết hợp 2 chuỗi trên cho phép điều khiển nửa bước, với việc dừng động cơ một cách lần lượt tại những vị trí đó nờu ở một trong hai dãy trờn. Chuỗi kết hợp như sau: Mấu 1a 11000001110000011100000111 Mấu 1b 00011100000111000001110000 Mấu 2a 01110000011100000111000001 Mấu 2b 00000111000001110000011100 Thời gian >‐‐ 1.2.3 Động cơ bước hai cực Hình 1.4: Động cơ bước hai cực Động cơ nam châm vĩnh cửu hoặc hỗn hợp hai cực có cấu trúc cơ khí giống như động cơ đơn cực, nhưng hai mấu của động cơ được nối đơn giản hơn, không có đầu trung tâm. Vì vậy, bản thân động cơ thì đơn giản hơn, nhưng mạch điều khiển để đảo cực mỗi cặp cực trong động cơ thì phức tạp Líp: K57A - Khoa SPKT Trường ĐHSP Hà Nội 9 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thu Hường hơn. Minh hoạ ở hình 1.4 chỉ ra cách nối động cơ, trong khi đó phần rotor ở đây giống như ở hình 1.3. Mạch điều khiển cho động cơ đòi hỏi một mạch điều khiển cầu H cho mỗi mấu;điều này sẽ được bàn chi tiết trong phần các mạch điều khiển. Tóm lại, một cầu H cho phép cực của nguồn áp đến mỗi đầu của mấu được điều khiển một cách độc lập. Cỏc dãy điều khiển cho mỗi bước đơn của loại động cơ này được nêu bên dưới, dùng + và - để đại diện cho các cực của nguồn áp được áp vào mỗi đầu của động cơ: Đầu 1a + + + + + + + + + + + + ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ Đầu 1b + + + + + + + + + + + +‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ Đầu 2a + + + + + + + + + + + + ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ Đầu 2b + + + + + + + + + + + +‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ ‐ thời gian >‐‐ Chú ý rằng những dãy này giống như trong động cơ nam châm vĩnh cửu đơn cực, ở mức độ lý thuyết, và rằng ở mức độ mạch đóng ngắt cầu H, hệ thống điều khiển cho hai loại động cơ này là giống nhau. Chú ý khác là có rất nhiều chip điều khiển cầu H có một đầu vào điều khiển đầu ra và một đầu khác để điều khiển hướng. Có loại chip cầu H kể trên, dãy điều khiển dưới đây sẽ quay động cơ giống như dãy điều khiển nêu phía trên: Enable 1 1010101010101010 1111111111111111 Hướng 1 1x0x1x0x1x0x1x0x 1100110011001100 Enable 2 0101010101010101 1111111111111111 Hướng 2 x1x0x1x0x1x0x1x0 0110011001100110 thời gian ‐‐> Để phân biệt một động cơ nam châm vĩnh cửu hai cực với những động cơ 4 dây biến từ trở, đo điện trở giữa các cặp dây. Chú ý là một vài động cơ nam châm vĩnh cửu có 4 mấu độc lập, được xếp thành 2 bộ. Trong mỗi bộ, nếu Líp: K57A - Khoa SPKT Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... điều khiển chống lại việc cộng hưởng 1.4 Các mạch điều khiển động cơ bước cơ bản Phần này trình bày về mạch dẫn động khâu cuối của động cơ bước Mạch này tập trung vào một mạch phát đơn, đóng ngắt dòng điện trong cuộn dây của động cơ, đồng thời điều khiển chiều dòng điện Mạch điện được nối trực tiếp với cuộn dây và cấp nguồn của động cơ, mạch được điều khiển bởi một hệ thống số quyết định khi nào công... này chỉ đưa ra mạch điều khiển đơn giản nhất của từng loại động cơ Tất cả các mạch đều được giả thiết rằng nguồn cung cấp một điện áp không vượt quá điện áp ngưỡng của động cơ, điều này giới hạn hiệu suất của động cơ Phần kế tiếp - mạch dẫn động cú dũng giới hạn - sẽ đề cập đến các mạch dẫn động hiệu suất cao trong thực tế 1.4.1 Động cơ biến từ trở Bộ điều khiển điển hình của động cơ bước biến từ trở... động cơ, từ mạch điện cơ bản điều khiển động cơ biến thiên từ trở đến mạch cầu H để điều khiển động cơ nam châm vĩnh cửu lưỡng cực Mỗi loại mạch dẫn động được minh họa bằng ví dụ cụ thể, tuy nhiên những ví dụ này không phải là một catalog đầy đủ các mạch điều khiển có sẵn trên thị trường, những thông tin này cũng không phải để thay thế bảng dữ liệu về chi tiết của nhà sản xuất Phần này chỉ đưa ra mạch. .. phân biệt các cặp dây trong động cơ đơn cực phải đủ nhỏ để không làm hư động cơ Điện áp đỉnh của dòng xoay chiều phải nhỏ hơn điện áp ngưỡng của động cơ Thông thường, với động cơ 24VDC, và 12VDC tôi thường dùng 9VAC và 6VAC để thí nghiệm • Luôn ghi nhớ rằng động cơ bước là động cơ điện một chiều 1.3 Vật lý học động cơ bước 1.3.1 Tĩnh học Cho một động cơ quay S radian mỗi bước, biểu đồ moment xoắn theo... cách hợp lý, chúng ta có thể tạo ra những góc bước rất nhỏ cho động cơ, gọi là điều khiển vi bước Một điều quan trọng nữa trong phần tĩnh học, đó là lực ma sát bên trong động cơ sẽ gây nên cỏc vựng chết, và thường thì với điều khiển đủ bước hoặc nửa bước, chung ta không quan tâm đến cỏc vựng chết này Trong khi đó, vùng chết lại ảnh hưởng lớn đến khả năng điều khiển vi bước, mà chúng ta sẽ xem xét ở... động cơ nam châm vĩnh cửu mà các cuộn được quấn nối tiếp thành một vũng kớn như hình 1.5 Thiết kế phổ biến nhất đối với loại này sử dụng dây nối 3 pha và 5 pha Bộ điều khiển cần ẵ cầu H cho mỗi một đầu ra của động cơ, nhưng những động cơ này có thể cung cấp moment xoắn lớn hơn so với các loại động cơ bước khác cùng kích thước Một vài động cơ 5 pha có thể xử lý cấp cao để có được bước 0.72 độ (500 bước. .. Hường Bùi Thị Thu Hình 1.13: Bộ điều khiển động cơ biến từ trở Trên hình 1.13, các hộp ký hiệu cho công tắc, bộ điều khiển (controller -không thể hiện trờn hỡnh) chịu trách nhiệm cung cấp tín hiệu điều khiển đóng mở công tắc tại từng thời điểm thích hợp để quay động cơ Trong nhiều trường hợp, chúng ta phải thiết kế bộ điều khiển, có thể là một máy tính hoặc một mạch điều khiển giao tiếp lập trình được,... sin, ở một vị trí cân bằng tại mỗi bước và một biên độ lớn hơn khoảng 10% moment xoắn giữ của động cơ, nhưng nhìn chung các động cơ từ các nhà sản xuất cho ra giá trị cao đến 23% đối với động cơ nhỏ và dưới 26% đối với động cơ cỡ trung bình 1.3.2 Điều khiển nửa bước và vi bước Miễn là không có phần nào của mạch từ bão hòa, thì việc cấp điện đồng thời cho hai mấu động cơ sẽ sinh ra một moment xoắn theo... - Khoa SPKT Nội 29 Trường ĐHSP Hà Khóa luận tốt nghiệp Hường Bùi Thị Thu điều khiển đóng mở công tắc vào thời điểm thích hợp để quay động cơ Bộ điều khiển thường là máy tính hay một mạch điều khiển lập trình được, với phần mềm trực tiếp phát ra tín hiệu cần thiết để điều khiển công tắc Cũng như đối với mạch dẫn động của động cơ biến từ trở, chúng ta phải giải quyết sự thay đổi độ tự cảm bất ngờ khi... mấu có thể được điều khiển bởi một vòng cầu H đầy đủ của nó Để tránh việc tính toán lý thuyết với các linh kiện điện tử, có thể dùng chip mạch cầu tích hợp đầy đủ để tính toán gần đúng Kết luận Qua phần này, các bạn đã có thể phân biệt các loại động cơ như động cơ biến từ trở, động cơ đơn cực, động cơ hai cực, và động cơ nhiều pha dựa vào cảm nhận bằng tay khi quay rotor và dùng Ohm kế Việc phân biệt . Chương I: Giới thiệu chung về động cơ bước Chương II: Các phương pháp điều khiển động cơ bước Phần b: Phần thực nghiệm Thiết kế mạch tạo xung điều khiển động cơ bước. Líp: K57A - Khoa SPKT Trường. pháp điều khiển động cơ bước . 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về Động cơ bước và nguyên lý hoạt động của động cơ bước, đồng thời tìm hiểu về ứng dụng của vi xử lý trong điều khiển động cơ bước. 4 điều khiển là f và động cơ dịch chuyển 1 bước tương ứng với 1 xung thì tốc độ động cơ được tính: n = = = (vòng / phút). 1. 2.2 Động cơ bước đơn cực Hình 1.3: Động cơ bước đơn cực Động cơ bước

Ngày đăng: 30/06/2015, 12:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Rõ ràng điện áp trên cuộn dây trong thời gian giải phóng năng lượng (U2) lớn hơn điện áp đặt vào cuộn dây trong thời gian dẫn của các tranzitor (U1) tức là theo (2) ta sẽ có thời gian t1 sẽ lớn hơn t2 (t1 > t2). Như vậy, thời gian dẫn dòng (t1) sẽ lớn hơn 50% chu kì xung đồng bộ (OSC. CLOCK). Nếu tính tới sức phản điện động thì t1 thậm trí sẽ còn lớn hơn nhiều vì sức phản điện động có xu hướng ngăn cản sự tăng dòng và hỗ trợ sự giảm dòng. Trong điều kiện này, nếu ngẫu nhiên trong lần đầu tiên dòng điện đạt tới giới hạn ngay sau khi có xung tín hiệu đồng bộ (Hình 2.10), khâu so sánh sẽ ngay lập tức ra lệnh khoỏ cỏc tranzito và dòng sẽ giảm dần. Vì tốc độ giảm dòng là rất nhanh và thời gian giảm dòng lớn (xấp xỉ 1 chu kì xung đồng bộ) nên khi có xung đồng bộ tiếp theo mở các tranzito dòng đã giảm xuống một giá trị rất nhỏ. Chính vì vậy dòng điện sẽ không kịp tăng đến giá trị giới hạn trong 1 chu kì xung đồng bộ và chỉ đạt tới giá trị đặt này tại xung đồng bộ thứ 2. Quá trình sẽ lặp lại như vậy dẫn đến động cơ sẽ hoạt động ở tần số chỉ bằng ẵ tần số băm xung mong muốn. Trong thực tế, mạch điều khiển sẽ hoạt động ở 1 trong 2 tần số nêu trên tuỳ thuộc vào ngẫu nhiên.

  • Điều này không xảy ra với chế độ pha băm xung do tính giảm chậm của dòng điện. Để khắc phục hiện tượng này ta có thể tăng tần số băm xung sao cho tần số này lớn hơn tần số băm xung nhỏ nhất (tuỳ thuộc vào hệ thống), hay sử dụng xung đồng bộ ngoài nhằm tăng độ rộng xung set cho RS FlipFlop lên tới 30% chu kì xung và trong quá trình quá độ khởi động mạch điều khiển, mạch lực nên được tách khỏi mạch điều khiển.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan