Sự phân hoá xã hội VN trong quá trình khai thác thuộc địa lần II của TD Pháp và vai trò của các giai cấp trong cuộc CM giải phóng dân tộc Cuộc khai thác thuộc địa lần II của TD Pháp đã diễn ra hết sức khốc liệt từ 1919. Tuy nó mang lại 1 số chuyển biến quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội nhưng đưa đến hậu quả nặng nề về C/trị xã hội, làm cho sự phân hoá G/cấp diễn ra sâu sắc hơn . G/cấp cũ biến đổi sâu sắc, G/cấp mới hình thành phát triển. Mỗi G/cấp có địa vị xã hội và quyền lợi khác nhau nên thái độ C/trị đối với cuộc đấu tranh giải phóng DT khác nhau. Do đó vai trò của họ trong cuộc CM giải phóng DT cũng khác nhau. * G/cấp địạ chủ phong kiến: Là G/cấp thống trị có từ trước khi TD Pháp xâm lược VN. Trong quá trình Pháp xâm lược VN G/cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng ngót 100 năm đô hộ ở nước ta (1858 - 1954) Pháp đã 2 lần khai thác thuộc địa với quy mô lớn. Trong đó phản bội lợi ích, cam tâm làm tay sai cho TD Pháp , được TD Pháp dung dưỡng chúng đã tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của nông dân cùng với Pháp kìm kẹp nông dân về C/trị, trở thành chỗ dựa - Công cụ đắc lực phục vụ cho C/sach khai thác thuộc địa của TD Pháp. Trong cuộc khai thác thuộc địa II của Pháp, G/cấp địa chủ phong kiến được bành trướng về thế lực, thẳng tay cướp đoạt ruộng đất của nông dân, đè đầu cưỡi cổ bóc lột nô dịch nhân dân ta thậm tệ. Vì vậy giai cấp địa chủ phong kiến trở thành kẻ thù của cách mạng và là đối tượng cần phải đánh đổ. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa cũng bị phân hoá. ít nhiều có tinh thần yêu nước. Đó chính là bộ phận tiểu trung địa chủ mà cách mạng có thể tranh thủ lợi dụng tinh thần yêu nước của họ * Giai cấp nông dân : Là giai cấp cũ cũng tồn tại với giai cấp địa chủ phong kiến nhưng là G/C bị trị, bị bóc lột. Họ là những nạn nhân chủ yếu của chế độ thuộc địa, phong kiến bị đè nén áp bức bóc lột nặng nề. Giai cấp nông dân VN chiếm trên 90% DS, họ được thừa hưởng truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc VN. Trong cuộc khai 1 thác thuộc địa lần hai, Giai cấp nông dân phải gánh chịu mọi hậu quả nặng nề của chính sách cướp đoạt rụông đất, sưu cao thuế nặng. Bị bần cùng hoá, phá sản và bị phân hoá, một số ít rời bỏ quê hương đi làm thuê ở các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, nhà máy và trở thành công nhân. Phần lớn còn lại vẫn tiếp tục cuộc đời tối tăm của thân phận tá điền, làm thuê cấy rẽ cho địa chủ ngay trên mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình. Vì vậy nông dân luôn mang trong mình lòng căm thù sâu sắc đối với bọn đế quốc PK, chỉ chờ cơ hội là bùng nổ. Họ có tinh thần cách mạng cao, thiết tha với mục tiêu độc lập dân tộc và người cầy có ruộng. Với số đông trong xã hội G/C nông dân VN đã trở thành động lực mạnh của CM GPDT * Giai cấp tư sản: - Là giai cấp mới được hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của pháp ở Đông dương. Từ khi ra đời và trong quá trình phát triển của mình giai cấp TSVN hoạt động kinh doanh- chủ yếu tập trung trong các ngành CN nhẹ dịch vụ chế biến nông sản: bông vải sợi xà phòng, xay sát, thuộc da vv chỉ có một số rất ít tư sản lớn tìm cách hùn vốn với tư bản pháp đầu tư trong một số ngành công ngiệp lớn : khai mỏ để kiếm lợi nhuận cao hoặc hùn vốn với nhau để lập ra ngân hàng. - GC tư sản VN là giai cấp nhỏ bé về số lượng, thế lực kinh tế yếu ớt, chính trị hèn kém trong quá trình vươn lên laị bị tư bản pháp kìm hãm, chèm ép cạnh tranh quyết liệt nên phải chịu nhiều thua thiệt. Sau một thời gian phát triển bị phân hoá thành hai bộ phận: + Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn chặt với đế quốc được đế quốc dung dưỡng. Tư sản này phần lớn là thương nhân người Hoa kiều, họ không có tinh thần cách mạng vì vậy cùng với đế quốc TS mại bản là bộ phận phản động cách mạng cần đánh đổ. + TS dân tộc: đây chính là bộ phận tư sản người việt có khuynh hướng kinh doanh độc lập. Bị bọn đế quốc TB nước ngoài chèn ép, cạnh tranh vô cùng quyết liệt. Vì vậy họ ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc phong kiến và có khả năng tham gia cách mạng giải phóng dân tộc 2 ở VN nhưng thái độ của họ kiên quyết dễ khải cải lương thoả hiệp khi đế quốc mạnh hoặc được nhượng bộ. * Giai cấp tiểu tư sản: - Họ là học sinh, sinh viên, dân nghèo sống chủ yếu ở thành thị, sau C/tranh do sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là sự mở rộng của các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục số lượng ngày càng đông và là G/cấp mới hình thành - Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2. - Tiểu TS sống tập trung ở thành thị là nơi trung tâm kinh tế C/trị, VH, xã hội. Họ là những người rất nhạy cảm với thời cuộc, nhận thức được cảnh áp bức bất công của chế độ thuộc địa cho nên họ có tinh thần cách mạng hăng hái. - Tuy nhiên tiểu TS là 1 giai cấp không thuần nhất. Sinh hoạt, sự hiểu biết của các tầng lớp không giống nhau cho nên tư tưởng lập trường dễ bập bênh, dao động. Mặc dù vậy họ vẫn là 1 lực lượng quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt nam. * Giai cấp công nhân: - Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần 1 dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2, CN tăng nhanh về số lượng (trước C/tranh TG 1 là 10 vạn - 1929 tăng lên 22 vạn). Phần lứon tập trung ở các trung tâm kinh tế quan trọng(vùng mỏ, đồn điền, các thành phố CN…). Từ 1925 G/cấp công nhân VN được tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê Nin và những tư tưởng mới do N.A.Q và Việt nam TNCMĐCH truyền bá về nên có sự phát triển mới về chất lượng, G/cấp công nhân phát triển từ tự phát lên tự giác. - Do điều kiện lịch sử, xã hội quy định ngoài những đặc điểm chung với CN TG (sống tập trung, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất, có tinh thần đoàn kết chặt chẽ, có tính kỷ luật cao và tinh thần quốc tế vô sản …) G/cấp CN VN có những đặc điểm riêng: + G/cấp công nhân VN chịu 3 tầng áp bức của đế quốc, phong kiến và tư bản vì vậy họ có tinh thần kiên quyết triệt để cách mạng, mang trong mình ý thức dân tộc dân chủ rất sâu sắc. 3 + G/cấp CN VN có nhiều mối quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân. Đó là điều kiện thuận lợi để thiết lập liên minh công nông vững chắc trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở VN. + G/cấp CN VN ra đời trước tư sản dân tộc, phát triển trong điều kiện cách mạng TG thuận lợi. CN TB bị khủng hoảng cho nên không bị CN cơ hội lũng đoạn và không có tầng lớp CN quý tộc nội bộ thống nhất và thuần nhất. + G/cấp CN VN thừa hưởng truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống xâm lược của DT, lại được tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê Nin và chịu ảnh hưởng tư tưởng của chủ nghĩa vô sản do Nguyễn Ái Quốc truyền bá về. Hoàn cảnh ra đời đặc điểm và sự phát triển của G/cấp CN - VN đã làm cho công nhân VN sớm trở thành một lực lượng C/trị độc lập, thống nhất trong cả nước. Để trên cơ sở đó nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo CM nước ta. G/cấp CN VN trước hết là động lực chính của cuộc CM giải phóng dân tộc đồng thời họ là giai cấp lãnh đạo CM. * Chú ý: - G/cấp CN VN là giai cấp duy nhất đảm đương vai trò lãnh đạo CM Việt nam vì: - G/cấp CN VN mang đầy đủ bản chất CM của giai cấp CN thế giới. - G/cấp CN VN là giai cấp bị áp bức bọc lột nặng nề nhất, họ có mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc, phong kiến và tư sản. - G/cấp CN VN có quan hệ mật thiết với nông dân VN, có sức mạnh tập thể, có đầu óc tổ chức, có tinh thần CM và khả năng lôi kéo các tầng lớp xã hội khác trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. =>Vì vậy họ là G/cấp duy nhất đảm đương vai trò lãnh đạo CM Việt nam. * Kết luận: - Dưới tác động của C/sách khai thác thuộc địa lần 2 xã hội Việt nam tiếp tục phân hoá sâu sắc hơn, mỗi G/cấp có quyền lợi kinhtế khác nhau, có thái độ C/trị khác nhau trong đó: - Đại địa chủ: Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với 4 quyền lợi của đế quốc, không có tinh thần dân tộc cùng với đế quốc họ là kẻ thù chính của CM dân tộc dân chủ. - Tư sản DT, tiểu chung địa chủ phần nào bị đế quốc phong kiến chèn ép, nên ít nhiều có mâu thuẫn với đế quốc phong kiến và có tinh thần DT, cách mạng có thể tranh thủ. - Tiểu tư sản bị Đ/quốc và tư sản chèn fps, bạc đãi khinh rẻ họ có mâu thuẫn với Đ/quốc, với tư sản và là lực lượng quan trọng của CM. - G/cấp nông dân với 90% dân số, phần lớn bị xô đẩy vào con đường bần cùng hoá, phá sản, họ căm thù Đ/quốc và phong kiến. Với số đông trong xã hội G/cấp nông dân là động lực mạnh của cuộc CM giải phóng DT. - G/cấp công nhân với đầy đủ bản chất CM của công nhân thế giới, là G/cấp bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, có mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc, phong kiến, tư sản, họ là động lực chính của cuộc CM giải phóng DT đồng thời là giai cấp lãnh đạo CM. 5 . Sự phân hoá xã hội VN trong quá trình khai thác thuộc địa lần II của TD Pháp và vai trò của các giai cấp trong cuộc CM giải phóng dân tộc Cuộc khai thác thuộc địa lần II của TD Pháp đã. khi TD Pháp xâm lược VN. Trong quá trình Pháp xâm lược VN G/cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng ngót 100 năm đô hộ ở nước ta (1858 - 1954) Pháp đã 2 lần khai thác thuộc địa với quy mô lớn. Trong. cho C/sach khai thác thuộc địa của TD Pháp. Trong cuộc khai thác thuộc địa II của Pháp, G/cấp địa chủ phong kiến được bành trướng về thế lực, thẳng tay cướp đoạt ruộng đất của nông dân, đè