1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ ĐÁP THI HSG 10

5 391 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10 THPT Ngày thi: 19/4/2010 Thời gian làm bài 150 phút. Không kể giao đề Câu 1(3,5đ) Trình bày nguyên nhân ra đời, hoạt động, vai trò của thành thị trung đại? Câu 2. (3,5đ) Hãy lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại theo mẫu: Nội dung CMTS Anh(XVII) Chiến tranh giành độc lập ở Bắc mĩ(XVIII) CMTS Pháp(XVIII) Hình thức Nhiệm vụ Lãnh đạo Động lực Kết quả Tính chất Câu 3(3,0đ) Lập bảng thống kê tóm tắt các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ Thế kỉ I đến Thế kỉ X theo mẫu Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Người lãnh đạo Kết quả. Ý nghĩa Câu 4 (6đ) Sự phát triển tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học. nghệ thuật nước ta từ tk X đến tk XV? Câu 5(4,0đ) Bằng những kiến thức lịch sử chọn lọc trong bài: “ Phong trào nông dân tây sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối tk XVIII” Hãy đánh giá công lao của phong trào Tây sơn với sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc. Hết Câu 1: Bằng những hiểu biết của mình hãy chứng minh rằng thời kỳ chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp. Câu 1( 3đ) - Từ khi đại tư sản lên nắm chính quyền sau thắng lợi ngày 14- 7- 1789 đến khi phái Técmiđo lật đổ phái Giacôbanh( 7- 1794) thì thời kỳ chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp vì thời kỳ này phái Giacôbanh đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của cuộc cách mạng( 0,5đ) - Nêu những hạn chế của Quốc hội lập hiến (0,5đ) - Nêu những hạn chế của Hiến pháp 1791 (0,5đ) - Nêu những chính sách và việc làm tiến bộ của phái Giacôbanh( 1,5đ) + Chính sách ruộng đất tiến bộ: tịch thu ruộng đất bán cho nông dân theo lối trả dần trong vòng 10 năm; thủ tiêu đặc quyền phong kiến, đốt khế ước, văn tự phong kiến (0,5đ) + Những điểm tiến bộ của Hiến pháp 1793 và hệ thống chuyên chính dân chủ Giacôbanh: xoá bỏ việc phân chia công dân tích cực và tiêu cực, người dân được thảo luận và đóng góp ý kiến vào các dự luật (0,5đ) + Những thắng lợi trong việc chống thù trong, giặc ngoài: (0,5đ) Tăng cường trấn áp bọn phản cách mạng, lập lại trật tự kỉ cương, tổ chức lại toà án cách mạng Nước Pháp có một đội quân hùng mạnh và những thắng lợi trên chiến trường Hoàn cảnh, diễn biến, nguyên nhân thât bại, ý nghĩa của cuộc khởi Hương Khê Điểm a. Hoàn cảnh: - Từ năm 1883 – 1885 phải chủ chiếu trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu tích cực chuẩn bị lực lượng kháng chiến chống Pháp. - 1885 sau vụ tấn công tòa Khám sứ Pháp thất bại TTT mang danh vua Hàm Nghi phát hịch Cần Vương, kêu gọi nhân dân vì Vua chống Pháp, nhân dân các nơi hưởng ứng sôi nổi. 0,5 b. Diễn biến. - Lãnh tụ khởi nghĩa là Phan Đình Phùng, Cao Thắng + Giai đoạn 1- 1885-1888: Thời kỳ chuẩn bị, xây dựng lực lượng. Phan Đình Phùng ra Bắc liên kết lực lượng, Cao Thắng xây dựng căn cứ chế tạo súng. + Giai đoạn 2 - 1889- 1896: Thời kỳ chiến đấu quyết liệt - Địa bàn hoạt động: Từ Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) lan ra Thanh Hóa, Nghệ An … có tổ chức chặt chẽ. 1889 – 1892: Nghĩa quân thắng nhiều trận càn - Từ 1892 Pháp quét liên miên, 1893 Cao Thắng hi sinh làm lực lượng nghĩa quân yếu dần. - 12 – 1895 Phan Đình Phùng hi sinh, khởi nghĩa tan rã. - Khởi nghĩa này là đỉnh cao nhất của phong trào Cần Vương, đã huy động được 1.0 sự ủng hộ của nhân dân. c. Nguyên nhân thất bại: - Nghĩa quân chưa liên kết, tập hợp lực lượng trên quy mô lớnn để phát triển thành phong trào toàn quốc. - Còn bị hạn chế vì khẩu hiệu chiến đấu - Bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, so sánh lực lượng ta và địch chênh lệch. 1.0 d. Ý nghĩa. - Có vị trí rất to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu. 0,5 Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần Vương. - Thời gian tồn tại 10 năm - Quy mô rộng lớn : 4 tỉnh - Tính chất ác liệt, chiến đấu chống Pháp và phong kiến tay sai. - Lực lượng cách mạng ; đông đảo, là người Kinh cả dân tộc thiểu số, người Lào, bước đầu có liên lạc với khởi nghĩa khác. 1.0 Câu 3 (4 điểm *Giới thiệu về sự hình thành và phát triển văn minh Đại Việt: -Văn minh Đại Việt được hình thành song song với quá trình hình thành và phát triển của quốc gia Đại Việt (từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII) -Văn minh Đại Việt được hình thành dựa trên cơ sở : +Văn minh Văn Lang-Âu Lạc của người Việt cổ được phục hưng và phát triển +Ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc ở phương Bắc +Ảnh hưởng văn hóa Champa ở phương Nam *Căn cứ vào các thành tựu văn hóa của văn minh Đại Việt để khẳng định nền văn minh Đại Việt được hình thành dựa trên 3 yếu tố trên: -Thành tựu văn hóa kinh tế - vật chất: +Về cơ bản giống người Việt cổ, không có sự chuyển biến về chất. Kinh tế chủ Điể m 0,5 yếu vẫn là nông nghiệp, ăn-ở-mặc-đi lại vẫn đạm bạc giản dị… +Nhưng phát triền với qui moo lớn hơn, trình độ kỹ thuật cao hơn. Kỹ thuật đồ sắt đã phổ biến các ngành nghề thủ công và hoạt động buôn bán khá phồn thịnh. -Thành tựu văn hóa-xã hội: +Thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế, phong kiến quan liêu vẫn tồn tại, bao trùm lên một hệ thống cộng đồng các làng xã cổ truyền. Nhưng phát triển qui củ và hoàn chỉnh hơn từ trung ương đến địa phương. Vd: Sau vua, đứng đầu quan văn là Thừa tướng, đứng đầu quan võ là thái úy - Thành tựu Văn hóa-tinh thần +Văn hóa phật giáo: Với các kiến trúc- điêu khắc: chùa tháp, tô tượng đúc đồng, khắc in kinh sách phật. Để lạinhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Diên Hựu, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền… +Văn hóa nho giáo: Với dòng văn học chữ Hán, các công trình thành quách, cung điện. Các thành tựu tiêu biểu: Văn Miếu Quốc Tử Giám, các tác phẩm văn học như bài thơ Thần Lý Thường Kiệt, “Hịch Tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Dựa trên chữ Hán sáng tạo ra chữ Nôm +Văn hóa dân gian: Với nền văn học truyền miệng, các trò chơi ca hát, rối nước, đá cầu,… Đồ chạm khắc với nhiều kiểu hoa văn trang trí, đường nét mềm mại, độc đáo… * Đặc điểm văn minh Đại Việt -Thể hiện một nền văn hóa phát triển rực rỡ, phong phú, độc đáo -Gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước -Mang đậm tính dân tộc và dân gian. *Vị trí văn minh Đại Việt: -Nếu như văn minh Văn Lang - Âu Lạc phác họa và định hình bản sắc truyền thống dân tộc, thì văn minh Đại Việt có vị trí kiện toàn phát triển bản sắc truyền thống dân tộc. Góp phần tạo nên tâm hồn và tính cách Việt. *Xu hướng chuyển hóa -Thời Lý-Trần, các dòng văn hóa : Phật giáo, Nho giáo , dân gian phát triển đan xen nhau, hòa nhập vào nhau. Chất kết dính gắn bó ba dòng văn hóa đó là ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước. -Thời gian sau(thời Lê), cùng với sự phân hóa đẳng cấp xã hội Nho giáo lấn át Phật giáo, trở thành chính thống độc tôn nơi cung đình. Dòng văn hóa cung đình ngày càng xơ cứng, khô cằn kìm hãm tư tưởng và óc sáng tạo của các tác giả. Do đó văn hóa dân gian tách rời văn hóa cung đình đi vào môi trường xóm làng-dân 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 gian 0,5 . KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10 THPT Ngày thi: 19/4/2 010 Thời gian làm bài 150 phút. Không kể giao đề Câu 1(3,5đ) Trình bày nguyên nhân. Thời gian tồn tại 10 năm - Quy mô rộng lớn : 4 tỉnh - Tính chất ác liệt, chiến đấu chống Pháp và phong kiến tay sai. - Lực lượng cách mạng ; đông đảo, là người Kinh cả dân tộc thi u số, người. Chính sách ruộng đất tiến bộ: tịch thu ruộng đất bán cho nông dân theo lối trả dần trong vòng 10 năm; thủ tiêu đặc quyền phong kiến, đốt khế ước, văn tự phong kiến (0,5đ) + Những điểm tiến

Ngày đăng: 30/06/2015, 00:00

Xem thêm: ĐỀ ĐÁP THI HSG 10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w