báo cáo về tình hình thực hiện hai luật thuế GTGT và thuế TNDN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Cử nhân Kinh tế: NGÔ VĂN QUÍ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Y Z 1 NĂM 2001 LỜI CẢM ƠN Chúng tơi chân thành cám ơn: − BGH Trường Đại học An Giang − Khoa Kinh tế - QTKD thuộc Trường Đại học An Giang − Phòng quản lý khoa học thuộc Trường Đại học An Giang − Cục Thống kê Tỉnh An Giang − Cục thuế Tỉnh An Giang − Các DN quốc doanh và DN ngồi quốc doanh ª đã nhiệt tình đóng góp ý kiến và cung cấp tài liệu để tơi hồn thành đề tài này. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là hai luật thuế còn rất mới mẻ với nước ta, một nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhưng không lạ lắm đối với các nước phát triển. Việc áp dụng hai luật thuế mới này để thay thế cho thuế doanh thu (DT) và thuế lợi tức (LT) sẽ mang lại tính đúng đắn trong cách tính thuế, tránh trường hợp đ ánh thuế hai lần trên một đơn vị sản phẩm, giúp cho người kinh doanh chủ động hơn trong việc xác định thuế phải nộp ngân sách Nhà nước. Việc thi hành hai luật thuế mới này sẽ mở màn cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước, phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Thời gian thực hiện thuế GTGT và TNDN của cả nước nói chung, An Giang nói riêng đến nay đã hơn hai năm. Trong hai n ăm này, được xem là thời gian khó khăn nhất của ngành thuế, của người kinh doanh do tính mới mẻ của luật thuế mới này. Cũng trong thời gian này đã phát sinh rất nhiều điều mới lạ ở công tác quản lý của ngành thuế và mới lạ phát sinh ở người kinh doanh. Nhưng từ khi thực hiện cho đến nay, ở tỉnh An Giang chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu về chủ đề thuế GTGT và TNDN. Vì vậ y tôi chọn đề tài này tổng kết lại hai năm đầu thực hiện thuế GTGT và TNDN, phát hiện ra một số nhược điểm còn hạn chế của Luật thuế và đề xuất giải pháp khắc phục. 2. Giả thiết nghiên cứu: Trong thời gian thực hiện thuế GTGT và thuế TNDN vừa qua đã làm xuất hiện nhiều điều mới mẻ: Hình thức trốn thuế diễn ra ngày càng phong phú và đa d ạng. Luật thuế GTGT chưa thật sự hòan chỉnh cần được bổ sung. Khâu mua bán từ cửa hàng thương mại bán trực tiếp cho người tiêu dùng, cán bộ quản lý không kiểm soát được doanh số thực của doanh nghiệp. Có doanh nghiệp cho rằng thuế GTGT phải nộp nhiều hơn thuế DT trước đây và chế độ kế toán sổ sách rườm rà, phức tạp khi áp dụng hai luật thuế này. Tất cả nhữ ng vấn đề nảy sinh vừa nêu trên xuất phát từ việc áp dụng hai luật thuế mới ở An Giang. Thuế GTGT và thuế TNDN trong thời gian đầu áp dụng ở nước ta không thể tránh khỏi những trở ngại và khó khăn, nhưng điều quan trọng hơn hết là chúng ta cần phải tìm hiểu, phát hiện ra và tìm ra giải pháp nhằm khắc phục nó. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề nổi bật nhất về trở ngại trong công tác quản lý của cán bộ thuế và tình hình vi phạm tính trung thực của các nhà DN trong việc khai báo thuế GTGT và thuế TNDN với Cục thuế An Giang. Từ đó đề xuất một số giải pháp có tính thực thi cho công tác quản lý thuế ở An Giang, đề nghị khắc phục những nhược điểm mà Luật thuế đã thể hiện trong thời gian vừa qua. Và chính sự xuất hiện thuế GTGT đã làm cho ngành thuế có nhiều sự thay đổi, vì vậy thuế GTGT cũng là nội dung chính mà đề tài sẽ phân tích. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc áp dụng Thuế GTGT và thuế TNDN ở các doanh nghiệp thuộc Cục thuế quản lý. Công tác quản lý thuế của Cục Thuế An Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Những qui định của Lu ật thuế GTGT và thuế TNDN. Tình hình thu thuế của cơ quan thuế tỉnh An Giang. Những phát sinh thực tế trong thời gian đầu áp dụng hai luật thuế mới ở An Giang. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đánh giá công tác quản lý thuế hai năm 1999 và 2000 ở An Giang. Tìm ra những ưu nhược điểm của luật thuế GTGT. Tính thực thi của việc áp dụng ở người kinh doanh về hai luật thuế mới. Đưa ra một số giải pháp nâng cao hi ệu quả cho công tác quản lý và thực hiện của nhà kinh doanh. 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Phương pháp tiếp cận: Trao đổi với cán bộ quản lý cục thuế An Giang về kinh nghiệm trong quản lý, đề nghị Cục thuế cung cấp số liệu, thông tin được ngành tổng kết trong thời gian vừa qua. Trò chuyện với các Nhà doanh nghiệp về những diễn biến thuận lợi và bất lợi của thuế GTGT và thuế TNDN trên thị tr ường. Ðặt câu hỏi thông qua hình thức trò chuyện với người dân bán nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến khi bán sản phẩm làm ra. Trao đổi với người tiêu dùng về sự quan tâm khi mua sắm hàng hóa. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: – Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu Luật thuế DT và LT, Luật thuế GTGT và TNDN, cùng việc tham khảo các tài liệu có liện quan trong quá trình thực hiện đề tài (xem danh mục tham khảo). 4 – Nghiên cứu thực tiễn: Thu thập thông tin thông qua trao đổi với DN, cán bộ quản lý thuế, người bán các mặt hàng nông lâm, thủy sản chưa qua chế biến, người tiêu dùng. Kiến thức thực tiễn thu được trong thời gian tham gia công tác quản lý trong ngành thuế trước đây và được bổ sung từ báo chí, từ những người bạn cộng sự trong ngành trước đây. 5 Chương 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THUẾ 1.1. THUẾ DOANH THU VÀ THUẾ LỢI TỨC: Mục đích của phần này trình bày sơ lược nội dung của thuế doanh thu và thuế lợi tức nhằm làm sáng tỏ thêm tính đúng đắn của việc áp thuế GTGT và thuế TNDN. 1.1.1. Thuế doanh thu (DT): 1.1.1.1. Đối tượng nộp thuế: Bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc mọi ngành nghề, thành phần kinh tế, không phân biệt hình thức kinh doanh, có cơ sở kinh doanh ở Việt Nam hoặc không có cơ sở kinh doanh ở Việt Nam nếu có doanh thu phát sinh từ ho ạt động kinh doanh ở Việt Nam đều phải nộp thuế theo quy định của luật thuế DT.Song bên cạnh đó còn một số hoạt động theo Nghị định số 96 - CP ngày 27.12.1995 của Chính phủ tạm thời chưa thu thuế DT. 1.1.1.2. Doanh thu tính thuế: Là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cước, tiền hoa hồng, tiền dịch vụ, . (kể cả phụ thu nếu có) phát sinh trong kỳ nộp thuế, không phân biệt số tiền đó đã thu hay chưa thu được. 1.1.1.3. Thuế suất thuế DT và đối tượng không chịu thuế: (được qui định cụ thể trong Nghị định số 96 – CP ngày 27 – 12 – 1995). 1.1.2. Thuế lợi tức (LT): 1.1.2.1. Đối tượng nộp thuế: Bao gồm các tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập và cá nhân kinh doanh có lợi tức, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm kinh doanh cố định hay lưu động. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế lợi tức: - Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì nộp thuế theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các Hợp tác xã nông nghiệp, tập đoàn sản xuất, cá thể thuộc diện chịu thuế nông nghiệp hoặc chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp. 1.1.2.2. Căn cứ tính thuế và biểu thuế LT: Căn cứ tính thuế: Lợi tức chịu thuế = Doanh thu – Chi phí hợ p – Các khoản + Lợi tức khác 6 lý, hợp lệ thuế ngoài thuế LT Biểu thuế LT: - Thuế suất 25% đối với các ngành sản xuất điện năng, các ngành khai thác: mỏ, khoáng sản, lâm sản, thủy sản, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt; luyện kim; cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và vật truyền dẫn, sản xuất hóa chất cơ bản, sả n xuất phân bón, sản xuất thuốc trừ sâu, sản xuất vật liệu xây dựng; vận tải; xây dựng, thủy nông. - Thuế suất 35% đối với các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm, chế biến lương thực và sản xuất khác. - Thuế suất 45% đối với thương nghiệp, ăn uống và dịch vụ các loại. Thuế LT bổ sung: (được qui đị nh cụ thể trong Nghị định số 57/CP ngày 28 - 8 - 1993 của Chính Phủ (Quy định chi tiết thi hành Luật thuế lợi tức và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế lợi tức. 1.2. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN): Sơ lược về nội dung của hai luật thuế mới thuế GTGT và thuế TNDN để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu cho những chương sau. 1.2.1. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): 1.2.1.1. Định nghĩa: Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông, đến tiêu dùng. 1.2.1.2. Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. 1.2.1.3. Đối tượ ng nộp thuế: Là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và các tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT. 1.2.1.4. Đối tượng không chịu thuế: (được qui định cụ thể Nghị định số 79/2000/NÐ - CP ngày 29 - 12 - 2000 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng) 1.2.1.5. Phương pháp tính thuế: Phương pháp kh ấu trừ thuế: Công thức: 7 Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi l ập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ. Doanh thu chưa có thuế được xác định bằng giá bán trừ thuế tính trên giá bán. Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả TSC Đ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT), số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu (hoặc nộp thay cho phía nước ngoài theo qui định) và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm trên các bảng kê thu mua hàng hóa theo qui định. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù (kể cả hóa đơn mua hàng dự trữ quốc gia) ghi giá thanh toán là giá đã có thu ế GTGT thì cơ sở căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Phương pháp trực tiếp trên GTGT: - Đối tượng áp dụng là: Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam. Tổ chức, cá nhân người nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều ki ện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Cơ sở kinh doanh mua vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. - Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT hàng hóa dịch vụ chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó GTGT của hàng hóa, dịch vụ = Doanh s ố của hàng hóa, dịch vụ bán ra – Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ 8 1.2.1.6. Thuế suất thuế GTGT: Gồm có 4 mức thuế suất: Mức thuế 0% đối với: Hàng hóa xuất khẩu, bao gồm hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu, hàng gia công xuất khẩu; sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài; phần mềm máy tính xuất khẩu; dịch vụ xuất khẩu lao động. Xuất khẩu bao gồm xuất ra nước ngoài, xu ất khẩu vào khu chế xuất hoặc xuất cho doanh nghiệp chế xuất và trường hợp cụ thể khác được coi là xuất khẩu theo qui định của Chính phủ. Thuế suất 5% đối với hàng hóa, dịch vụ: Mức thuế 10% đối với hàng hóa, dịch vụ: Mức thuế 20% đối với hàng hóa, dịch vụ: 1.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): 1.2.2.1. Đối tượng nộp thuế : Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (dưới đây gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đầu phải nộp thuế TNDN, trừ đối tượng qui định không nộp thuế. 1.2.2.1. Đối tượng không nộp thuế: Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không thuộc diện nộp thuế TNDN, trừ hộ gia đình và các nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao theo qui định của Chính phủ. 1.2.2.1. Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất. (được qui định cụ thể trong Nghị định số 30/1998/NÐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp). Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ họat động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu được từ họat động sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở nước ngòai. Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí (hợp lý, hợp lệ) – Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: là tòan bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá. – Chi phí: bao gồm tất cả chi phí chi ra từ họat động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ngọai trừ các khỏan chi phí: 9 + Các khỏan trích trước vào chi phí mà thực tế không chi. + Các khỏan chi không chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp. + Các khỏan tiền phạt, các khỏan chi không liên quan đến doanh thu tính thuế và thu nhập chịu thuế. + Các khỏan chi do nguồn vốn khác đài thọ. Thuế suất: Được qui định cụ thể trong Nghị định số 30/1998/NÐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngòai kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngòai tại Việt Nam là 32%, 25%, 20%, 15% (trong đó thuế suất chung là 32%). Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai và Bên nước ngòai tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo mức thuế suất quy định tại điều 38 củ a Luật đầu tư nước ngòai tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngòai tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là 50%, khai thác tài nguyên quí hiếm khác thì có thể áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. 10 [...]... giảm khoản 17% so với Luật thuế cũ, trong đó thuế GTGT giảm 34%, riêng thuế TNDN tăng 40% so với thuế cũ Tình hình nộp thuế theo thơng báo thuế hàng tháng, các DN chấp hành chưa nghiêm túc, dẫn đến số thuế tồn đọng qua các tháng khá lớn Nhìn chung sau hai năm thực hiện các luật thuế đến nay các DNNN chấp hành kê khai tương đối tốt, có khoảng 98% số doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo qui định,... ngồi quốc doanh số thuế giảm trên 4 tỷ đồng 2.2.2 Tình hình quản lý thuế GTGT và thuế TNDN ở một số khu vực: 2.2.2.1 Khu vực kinh tế quốc doanh: Trích từ hai báo cáo tổng kết cuối năm 1999 và 2000 của Cục thuế An Giang Kết quả thu từ các DNNN trong năm 1999 đạt 105, 67% dự tốn, nhưng so cùng kỳ chỉ bằng 94,74%, do thực hiện hai luật thuế mới giảm so thuế cũ Cụ thể số thuế thu theo Luật thuế mới giảm khoản... Cán bộ Cục thuế cung cấp 3.1.5 Những vấn đề liên quan đến mẫu biểu kê khai: (Xem các mẫu biểu ở phụ chương) Theo quan điểm thực hiện của thuế GTGT, thì đây là một loại thuế gián thu, các cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế theo thơng báo của cơ quan thuế Điều này chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa hai luật thuế GTGT và thuế DT Theo phương pháp tính thuế DT, thì số tiền thuế hàng tháng,... thấp hơn mức giá năm 1998 thì mức thuế GTGT phải nộp bằng mức chênh lệch giữa thuế GTGT và thuế DT 23 – Trường hợp giá bán có thuế GTGT năm 1999 cao hơn giá bán năm 1998 thì mức giảm thuế GTGT bằng mức chênh lệch còn lại giữa thuế GTGT và thuế doanh thu sau khi trừ đi (-) mức tăng giá bán năm1999 đã có thuế GTGT so với giá bán năm 1998 – Trường hợp giá bán có thuế GTGT năm 1999 có tỷ lệ tăng so với... đích trốn thuế như lập bảng kê thuế tính đầu vào khống, giá cao hơn giá 17 thực tế hoặc lập hóa đơn thấp hơn giá thanh tốn, cơ quan thuế chủ yếu thu theo tự kê khai của DN, chỉ khi DN có phát sinh số thuế âm hoặc khơng phát sinh thuế GTGT, có biểu hiện trốn thuế mới tập trung kiểm tra xử lý Tình hình tồn đọng tiền thuế còn khá lớn, chủ yếu thuế TNDN (trên 10 tỷ đồng), do DN tạm tính thuế TNDN đầu năm... quyết định dựa vào sự kiểm tra hàng tháng, năm trên báo cáo và chứng từ của cơ sở SXKD Còn thuế GTGT thì ngược lại, cơ quan thuế thơng báo số thu thuế hàng tháng dựa vào số thuế trên tờ kê khai thuế hàng tháng của cơ sở sản xuất kinh doanh Như vậy số thuế GTGT và thuế TNDN nộp hàng tháng, năm là do cơ sở tự tính và báo cáo, cán bộ cơ quan thuế chỉ có việc nhận đầy đủ các mẫu biểu báo cáo và kiểm tra các... hơn với hai loại giá (giá thanh tốn và giá chưa thuế) Thơng tin từ Chi cục thuế TP.Long Xun: Trong thời gian đầu thực hiện, các bảng báo cáo của cơ sở ln có sai sót, do cơ sở chưa hiểu hết về thuế GTGT Trong bước đầu áp dụng hai luật thuế mới này, tất cả các DN còn đang trong giai đoạn bỡ ngỡ với hai luật thuế mới, thì những nhà kinh doanh nhỏ khó khăn nhiều hơn trong việc tiếp cận với hai luật thuế mới... hành kê khai thuế thường xun Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy tình hình kê khai thuế càng về sau càng có tiến bộ, nhiều doanh nghiệp đã hiểu biết thêm phần nào về hai luật thuế mới này Điều này cũng nói lên được cơng tác tun truyền, hướng dẫn, tập huấn của Cục thuế có hiệu quả, số DN kê khai sẽ tăng lên cho những năm sắp tới Một số tồn tại trong lĩnh vực này: Tình hình chấp hành kê khai và nộp thuế, ... thơi Hai cột: Doanh số bán chưa có thuế, Thuế GTGT, do khơng xác định được đối tượng mua nên khơng xác định được doanh số bán, cũng như thuế GTGT, mà cán bộ thuế cũng chỉ đối chiếu với cùi hóa đơn về tính chính xác của số liệu báo cáo Lúc ban đầu do chưa hiểu hết cách tính thuế GTGT, nên ở một số DN chỉ ghi giá thanh tốn mà khơng ghi thuế GTGT và giá chưa có thuế Căn cứ vào luật thuế qui định cán bộ thuế. .. thành nhiệm vụ được giao ngay từ những tháng, q đầu năm Bảo đảm thực hiện hồn thành và vượt mức dự tốn thu ngân sách Nhà Nước của Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh giao Tổ chức triển khai các luật thuế mới, đặc biệt là luật thuế GTGT và luật thuế TNDN Thực hiện 3 mục tiêu chủ yếu mà ngành chỉ đạo là: đảm bảo cơng bằng về quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng sản xuất kinh doanh; khơng ảnh hưởng đến kế . đề thuế GTGT và TNDN. Vì vậ y tôi chọn đề tài này tổng kết lại hai năm đầu thực hiện thuế GTGT và TNDN, phát hiện ra một số nhược điểm còn hạn chế của Luật. Lu ật thuế GTGT và thuế TNDN. Tình hình thu thuế của cơ quan thuế tỉnh An Giang. Những phát sinh thực tế trong thời gian đầu áp dụng hai luật thuế mới