Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 102 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
102
Dung lượng
1,01 MB
Nội dung
GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 1 Giáo dục công dân Lớp 8 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1: Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải; - Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải. - Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống. 2. Kỹ năng: - Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống. - Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải. - Rèn luyện thói quen biết kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. 3. Thái độ: - Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những tấm gương tốt trong xã hội. - Biết phê phán hành vi không tôn trọn lẽ phải. B. Chuẩn bị: 1. GV: Câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất tôn trọng lẽ phải. 2. HS: Nghiên cứu bài học. C. Tiến trình bài dạy: I. Ổ n định tổ chức : II. Kiểm tra - Kiểm tra sự chuẩn bị về sách, vở, dụng cụ học tập của học sinh. - GV: Nhận xét. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : Cho cho học sinh theo dõi tiểu phẩm Phân vai: Lớp trưởng: Lan Tổ trưởng tổ 1: Mai Tổ trưởng tổ 2: Lâm Tổ trưởng tổ 3: Thắng Tổ trưởng tổ 4: Mạnh (Tại lớp 8A đang diễn ra buổi họp cán bộ lớp) Lan(LT): Ngày lễ khai giảng năm học mới, nhà trường yêu cầu chúng ta mặc đồng phục, đề nghị các bạn nhắc tổ mình thực hiện tốt. Có ai có ý kiến về vấn đề này? GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 2 Giáo dục công dân Lớp 8 Mai(T1): Theo mình không cần phải mặc đồng phục, nên để mọi người mặc tự do miễn là đẹp. Lâm(T2): Theo mình năm nay nên đổi mới. Các bạn nữ mặc váy còn các bạn nam mặc quần bò, áo phông để cho nó hiện đại và mốt. Mạnh(T4): Mình không đồng ý với ý kiến của Mai và Lâm. Chúng ta nên mặc đồng phục vì nó có ý nghĩa với học sinh và phù hợp với ngày lễ long trọng. Lan: Giờ còn bạn Thắng cho biết ý kiến. Thắng(T3): Theo mình ý kiến của Mạnh là đúng. Chúng ta đang tuổi HS THCS nên mặc đúng quy định của nhà trường mới tốt nhất. Lớp trưởng: Vừa rồi cúng ta đã phát biểu ý kiến của mình. Bây giờ mình xin kết luận: Chúng ta mặc đồng phục trong lễ khai giảng. (Các bạn đều vỗ tay đồng ý vui vẻ) GV: Qua tiểu phẩm trên các em có nhận xét gì? HS bày tỏ quan điểm cá nhân. GV: Việc làm của Mạnh, Thắng, Lan thể hiện đức tính gì? HS: Trả lời. GV: Để hiểu thêm về việc làm thể hiện đức tính của các bạn. Chúng ta học bài học hôm nay. 2. Tìm hiểu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần Đặt vấn đề. GV: Mời 2 bạn có giọng đọc tốt đọc chuyện về quan Tuần phủ Hưng Hóa - Nguyễn Quang Bích. Trả lời các câu hỏi sau: a. Những việc làm của quan Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo? b. Hình bộ Thượng thư anh ruột Tri huyện Thanh Ba đó có hành động gì? c. Nhận xét về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích? 1. Đặt vấn đề. a. - Ăn hối lộ của tên nhà giàu. - Ức hiếp dân nghèo. - Xử án không công minh, đổi “trắng” thay “đen”. b. - Xin tha cho tri huyện. c. - Bắt tên nhà giàu, trả ruộng cho người nông dân. - Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp. - Cắt chức Tri huyện Thanh Ba. - Không nể nang, đồng lõa việc xấu. - Dũng cảm , trung thực, dám đấu GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 3 Giáo dục công dân Lớp 8 d. Việc làm của quan tuần phủ thể hiện đức tính gì? Hoạt động 2: Liên hệ với nội dung Đặt vấn đề. GV: Cho học sinh thảo luận nhóm(3 nhóm) Tình huống 1: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử lí như thế nào? Tình huống 2: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì? Tình huống 3: Theo em trong các trường hợp tình huống 1, 2 hành động thế nào được coi là phù hợp, đúng đắn. GV: Hướng dẫn các nhóm thảo luận. HS: Trình bày kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học: HS: Trả lời câu hỏi sau: 1. Thế nào là lẽ phải? 2. Thế nào là tôn tọng lẽ phải? 3. Như thế nào là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải? 4. Ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống? Hoạt động 4: Luyện tập. GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2, 3 (Trang 4,5-SGK) - HS: Đọc yêu cầu BT1, 2, 3. tranh với những sai trái. d. - Bảo vệ chân lí, tin tưởng lẽ phải. Tình huống 1: Trong trường hợp trên, nếu thấy ý kiến của bạn đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng, hợp lí. Tình huống 2: Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không làm như vậy. Tình huống 3: Để có cách xử sự phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và phê phán cái sai trái. 1. Khái niệm: a. Lẽ phải: Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. b. TTLP: Là công nhận, ủng hộ và tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn. c. Biểu hiện: Thái độ, lời nói, cử chỉ và hàh động, ủng hộ, bảo vệ điều đúng đắn của con người. 2. Ý nghĩa: Giúp con người có cách cư xử phù hợp, làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. 3. Bài tập: Đáp án: GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 4 Giáo dục công dân Lớp 8 - HS: Trình bày BT. - GV: Nhận xét. Bài 1. c BàI 2. c BàI 3. a, c, e IV. Củng cố : - GV yêu cầu học sinh đọc nhanh một tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải. Và giải thích câu: Gió chiều nào theo chiều ấy. - HS trình bày. - GV kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, nếu ai càng có cách xử sự đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt những quy định chung của gia đình, nhà trường, cộng đồng… thì sẽ góp phần làm cho xã hội càng trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn. V. Hướng dẫn học ở nhà: - BT: 4, 5, 6. - Chuẩn bị bài sau: Liêm khiết. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 2: Bài 2: LIÊM KHIẾT A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là liêm khiết; phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày - Vì sao cần phải sống liêm khiết? - Muốn sống liêm khiết thì phải làm gì? 2. Kỹ năng: HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. 3. Thái độ: HS có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết, đồng thời phê phán hành vi của những người thiếu liêm khiết trong cuộc sống. B. Chuẩn bị: 1. GV: Câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất liêm khiết. 2. HS: Nghiên cứu bài học. C. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức : II. Kiểm tra HS1: Lẽ phải là gì? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? ý nghĩa? GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 5 Giáo dục công dân Lớp 8 HS2: Theo em, người HS cần làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải? GV: Nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài :Trong cuộc sống, chúng ta cũng muốn sống thanh thản, thoải mái, vui tươi. Để đạt được điều này chúng ta cần phải rèn luyện cho mình tính liêm khiết. Liêm khiết là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay. 2. Tìm hiểu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm những biểu hiện của liêm khiết. GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo 3 nhóm. Nhóm 1: Em có cách suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri? Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về cách suy nghĩ của Dương Chấn? Nhóm 3: Em có suy nghĩ gì về cách suy nghĩ của Bác Hồ qua bài viết của nhà báo Mĩ? ? Những cách xử sự đó có điểm gì chung? HS: Thảo luận. HS: Trình bày ý kiến thảo luận. GV: NX, KL: Cách xử sự của 3 nhân vật trên là những tấm gương sáng để chúng ta học tập, noi theo và kính phục. GV: Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết. 1. Biểu hiện của liêm khiết. - Điểm chung: Sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư, có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào. Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa. Bởi lẽ điều đó giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết (không liêm khiết) trong cuộc sống hàng ngày; đồng tình ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết; giúp mọi người có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. 2. Biểu hiện trái với liêm khiết. * Trái với liêm khiết: Sống vụ lợi, hám GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 6 Giáo dục công dân Lớp 8 GV: Em hãy lấy ví dụ về lối sống không liêm khiết mà em thấy trong cuộc sống hàng ngày. - HS: Đưa ví dụ. - GV KL: Đó là những việc làm xấu mà chúng ta cần phê phán. Tuy nhiên, nếu một người có mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình, luôn kiên trì, phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong cuộc sống thì đó là những biểu hiện của hành vi liêm khiết. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa của liêm khiết trong cuộc sống. - GV: Thế nào là liêm khiết> - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. - GV: ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống. - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. - GV: Giới thiệu một số câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về liêm khiết. - GV: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì? - HS: Trình bày theo nhóm. - GV: Nhận xét. Hoạt động 4: Luyện tập. GV hướng dẫn HS làm bài tập 1. - HS: Đọc yêu cầu BT1. - HS: Trình bày BT. - GV: Nhận xét. danh, tham ô, tham nhũng đồng tình với người tham ô, tham nhũng. 3. Khái niệm - Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ. 4. Ý nghĩa: - Làm cho con người thanh thản. - Được mọi người tin cậy, quý trọng. - Làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. + “Người mà không liêm, không bằng súc vật”- Khổng Tử. + “Ai cũng ham lợi thì nước sẽ nguy”- Mạnh Tử. 5. Cách rèn luyện để trở thành người liêm khiết. - Thật thà, trung thực trong quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội. Chú tâm học tập tốt, dựa vào sức mình; kiển trì phấn đấu 6. Luyện tập. 1. Hành vi thể hiện sống không liêm khiết: b, d, e IV. Củng cố : - GV đưa tình huống: Trong giờ làm bài kiểm tra, Lan - bạn ngồi cạnh em đã quay cóp, xem tài liệu để làm bài. Em sẽ làm gì trong trường hợp trên. - HS trình bày. - GV NX, liên hệ thực tế. V. Hướng dẫn học ở nhà: GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 7 Giáo dục công dân Lớp 8 - BT: 2, 5. - Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng người khác. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 3: Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày. - Vì sao trong quan hệ xã hội, mọi người cần phải tôn tọng lẫn nhau? 2. Kỹ năng: - HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống; - HS rèn luyện thói quen tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hành vi cảu mình cho phù hợp, thể hiện sự tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc. 3. Thái độ: HS có thái độ đồng tình, học tập những nét ứng xử đẹp trpng những hành vi của những người biết tôn trọng người khác; đồng thời phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng mọi người. B. Chuẩn bị: 1. GV:- Dẫn chứng biểu hiện của hành vi tôn trọng người khác - Câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống. 2. HS: Xem trước bài ở nhà. C. Tiến trình lên lớp I. Ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : HS1: Thế nào là liêm khiết? ý nghĩa của phẩm chất này? HS2: Để trở thành người liêm khiết, chúng ta cần phải làm gì? Liên hệ bản thân. GV: Nhận xét, ghi điểm. Chữa bài tập 2, 5(8). III. Bài mới 1. Giới thiệu bài : - GV: Đưa tình huống để vào bài. 2. Triển khai bài : Hoạt động 1 Tìm hiểu những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo 4 1. Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 8 Giáo dục công dân Lớp 8 nhóm. Nhóm 1: Tình huống 1 Nhóm 2: Tình huống 2 Nhóm 3: Tình huống 3. Nhóm 4: Tình huống 4. ? Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong trường hợp trên? ? Hành vi nào đáng để chúng ta học tập? Vì sao? HS: Thảo luận. HS: Trình bày ý kiến thảo luận. GV: Nhận xét. GV KL: Tôn trọng người khác không có nghĩa là luôn đồng tình ủng hộ, lắng nghe mà không có sự phê phán, đấu tranh khi họ có ý kiến và việc làm không đúng. Tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hoá: - Không coi khinh, miệt thị, xúc phạm đến danh dự, dùng những lời nói thô tục, thiếu tế nhị để chỉ trích họ Tôn trọng người khác được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, từ lời nói, thái độ, hành động. Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa của tôn trọng người khác. GV: Thế nào là tôn trọng người khác? HS: Trả lời. GV: Nhận xét. GV: ý nghĩa của “Tôn trọng người khác” trong cuộc sống? HS: Trả lời. GV: Nhận xét. Hoạt động 3 : Liên hệ. GV: Em hãy kể một vài tấm gương về tôn trọng người khác. HS: Kể. GV: Để tôn trọng người khác, bản thân - Không kiêu căng, không coi thường người khác; lễ phép với thầy cô giáo, người trên; sống chan hoà, cởi mở với bạn bè, giúp đỡ mọi người một cách nhiệt tình, vô tư; gương mẫu chấp hành nội quy trường lớp đề ra. - Không công kích, chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình. * Biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải: - Chế giễu, châm chọc bạn. - Cười, đọc truyện trong giờ học. - Khiêu khích người khác, đánh, chửi người khác. - Ăn trộm, rứt cúc áo bạn 2. Khái niệm - Tôn trọng người khác: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống văn hoá của mỗi người. 3. ý nghĩa. - Được người khác tôn trọng. - Làm lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp hơn các mối quan hệ xã hội. 4. Cách rèn luyện. GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 9 Giáo dục công dân Lớp 8 em cần phải làm gì? HS: Nêu. GV: Nhận xét. GV: Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về “Tôn trọng người khác” HS: Nêu. GV: Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 4 : Luyện tập. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. HS: Trình bày BT. GV: Nhận xét, ghi điểm. Luyện tập 1. Hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác: a, g, i. - Giáo viên khái quát nội dung bài. V. Hướng dẫn học ở nhà : - Làm BT: 2, 3(10): Học bài. - Chuẩn bị bài 4: Giữ chữ tín. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 4 Bài 4 GIỮ CHỮ TÍN A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày. Vì sao trong các mối quan hệ xã hội, mọi người cần phải giữ chữ tín? 2. Kỹ năng: - HS biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín. - HS rèn luyện thói quen để trở thành người luôn biết giữ chữ tín trong mọi việc. 3. Thái độ: - HS học tập có mong muốn và rèn luyện theo gương những người biết giữ chữ tín. B. Chuẩn bị: 1. GV: Câu chuyện, câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất này. 2. HS: Nghiên cứu bài học. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra : HS1: Thế nào là tôn trọng người khác? ý nghĩa. HS2: Cần làm gì để thể hiện mình tôn trọng người khác. GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 10 Giáo dục công dân Lớp 8 HS3: Bài tập 2, 3. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài GV đưa tình huống. ? Vì sao mọi người không tin An? GV vào bài. 2. Triển khai bài Hoạt động 1 : Tìm hiểu dấu hiệu của giữ chữ tín. HS: Đọc 2 mẫu chuyện 1 và 2 ở SGK GV: Vì sao Nhạc Chính Tử muốn đem nộp cái đỉnh thật? ? Việc làm của Bác thể hiện điều gì? ? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta phải làm gì? ? Có ý kiến cho rằng: Giữ chữ tín là giữ lời hứa. Em có đồng tình với lời ý kiến đó không? Vì sao? HS: Trả lời. GV: Nhận xét. Hoạt động 2 : Biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín. HS: Lấy ví dụ. GV: Nhận xét. - HS: Làm bài tập 1(12). Hoạt động 3 : Tìm hiểu khái niệm “Giữ chữ tín” và sự cần thiết phải giữ chữ tín. GV: Thế nào là giữ chữ tín? HS: Trả lời. GV: Nhận xét. GV: Vì sao cần phải giữ chữ tín? GV: Muốn giữ được lòng tin với mọi người chúng ta cần phải làm gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét. 1. Biểu hiện. - Quý cái đức “Tin” - Bác giữ đúng lời hứa. - Làm tốt nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn. * Không giữ chữ tín. - Không giữ đúng lời hứa. - Làm việc thiếu trách nhiệm. - Hành vi giữ chữ tín: b - Hành vi không giữ chữ tín a, d, đ, e. 2. Khái niệm. - Giữ chữ tín: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, trọng lời hứa, tin tưởng nhau. 3. Ý nghĩa - Giữ chữ tín: → Mọi người tin cậy, tín nhiệm. →Đoàn kết, hợp tác tốt. 3. Cách rèn luyện. - Làm tốt chức trách, nhiệm vụ. - Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn. - Không nói dối; suy nghĩ trước khi hứa. . về quan Tuần phủ Hưng Hóa - Nguyễn Quang Bích. Trả lời các câu hỏi sau: a. Những việc làm của quan Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo? b. Hình bộ Thượng thư anh ruột. Cắt chức Tri huyện Thanh Ba. - Không nể nang, đồng lõa việc xấu. - Dũng cảm , trung thực, dám đấu GV: Nguyễn Văn Thu Trang: 3 Giáo dục công dân Lớp 8 d. Việc làm của quan tuần phủ thể hiện. phẩm Phân vai: Lớp trưởng: Lan Tổ trưởng tổ 1: Mai Tổ trưởng tổ 2: Lâm Tổ trưởng tổ 3: Thắng Tổ trưởng tổ 4: Mạnh (Tại lớp 8A đang diễn ra buổi họp cán bộ lớp) Lan(LT): Ngày lễ khai giảng năm