SU KY DIEU CUA DOI TAY

4 313 0
SU KY DIEU CUA DOI TAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sù Kú DIÖU CñA §¤I TAY CON NG¦êI Đôi tay là một cơ quan có những nét đặc sắc nhất trên cơ thể con người. Các nhà khoa học đã nhận định, tay là một trong ba cơ quan quan trọng nhất khiến cho con người có thể đạt đến một trình độ trí tuệ cao, hai cơ quan khác đó là: đôi mắt có thể cảm nhận được một không gian ba chiều và bộ não – nơi có thể xử lý những thông tin mà mắt và tay chuyển tới. Sản phẩm hoàn mỹ nhất của tạo hóa Khi chúng ta mới chỉ là một bào thai trên dưới 5 tuần thì đôi tay đã bắt đầu xuất hiện, nhưng rất nhỏ chỉ như một chiếc vây cá. Trong suốt quá trình phát triển sau đó, những ngón tay bắt đầu dần xuất hiện, những màng nối giữa các ngón tay dần dần biến mất. Đến thời gian 11 tuần, các đốt xương tay, các cơ, thậm chí là móng tay đều đã hoàn toàn phát triển, tất cả các khả năng của đôi tay đã đầy đủ. Một bào thai mới 20 tuần, khi ở trong bụng mẹ đã biết dùng những ngón tay để gãi tai rồi. Trong lịch sử tiến hóa 400 vạn năm của mình, đôi tay của con người đã dần dần trở thành một sản phẩm hoàn mỹ nhất của tạo hóa. Đôi tay con người là một bộ máy tinh xảo và đẹp đẽ, là tượng trưng cho cả sức mạnh và trí tuệ của nhân loại. Mỗi cánh tay có 29 đoạn xương lớn nhỏ (những người có sáu ngón tay còn nhiều hơn một chút). Những đốt xương này được gắn kết với nhau bằng 123 sợi cơ, dây chằng, và 35 sợi gân, những sợi gân này được khống chế bởi 48 sợi dây thần kinh. Toàn cánh tay được hơn 30 động mạch và rất nhiều mạch máu nhỏ nuôi dưỡng. Sự phản ánh của các nền văn minh Đôi tay con người từng được sùng bái từ thời nguyên thủy khi con người còn ở trong hang động. Những “nghệ thuật gia” trong số những người nguyên thủy lúc đó từng in dấu những bàn tay của mình trên vách đá trong hang sâu. Họ đặt bàn tay của mình trên đá, sau đó phun những bột màu đỏ hoặc đen lên trên, khi nhấc tay ra bàn tay sẽ in dấu trên vách đá. Rõ ràng, đối với tổ tiên của chúng ta từ 3,5 vạn năm trước, bàn tay ẩn chứa một ý nghĩa tôn giáo rất sâu sắc. Đôi tay không những đại biểu cho thế giới vật chất, mà còn có quan hệ mật thiết với những thế giới thần bí con người chưa biết. Bất luận là thời viễn cổ hay hiện đại, bàn tay luôn tượng trưng cho hoạt động của cả con người và thần thánh, tượng trưng cho quyền lực, sáng tạo và trí tuệ. Sự sùng bái bàn tay có thể tìm thấy trong các nền văn minh khác nhau trên thế giới. Ở phương Đông - Trung Quốc và Ấn Độ – người ta tin rằng những đường chỉ tay của người thể hiện vận mệnh của người đó, từ những đường chỉ tay, người ta có thể nhìn ra tình trạng sức khỏe, tài sản, và tình yêu của mỗi người. Còn ở Hy Lạp và La Mã xưa, bàn tay có quan hệ mật thiết với y học, triết học và tinh tượng học. Ví dụ: Mỗi một tinh tọa (chòm sao) đều thể hiện những đặc điểm đặc trưng của mình ở một bộ phận nào đó trên cơ thể con người, chòm sao Thiên Xứng (cái cân) và Bọ Cạp thì đặc trưng được thể hiện trên đôi tay. Các ngón tay có thể nói là nơi thể hiện rõ nhất sự quan trọng của đôi tay. Người Hy Lạp cổ đại có cách gọi năm ngón tay khác xa so với cách gọi ngón tay của chúng ta ngày nay. Ngón tay cái được gọi là “ngón tay sức mạnh” đại biểu cho sức mạnh và sự quyết tâm; ngón tay trỏ được gọi là “ngón tay phương hướng” đại biểu cho cánh cửa đi tới trí tuệ; ngón tay giữa được gọi là “ngón tay lăng nhục” bởi vì nó thường được sử dụng để biểu thị sự khinh miệt và lăng nhục người khác; ngón áp út được gọi là “ngón tay bác sĩ” bởi vì người ta tin rằng trên ngón tay này có động mạch nối thẳng tới tim; còn ngón út được gọi là “ngón tay ngoáy tai” đơn giản vì nó thường được sử dụng để ngoáy tai. Sự liên quan với sức khỏe Việc xem bói tay trên thực tế không phải chỉ là những lời nói hoang đường của các thầy bói, mà các nhà khoa học cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Những nghiên cứu gần nhất cho biết, độ dài của ngón tay, đặc biệt là ngón trỏ và ngón áp út, có quan hệ mật thiết tới sức khỏe của con người. Theo nghiên cứu này, sự phát triển của ngón tay và sự phát triển của đại não là trong cùng một giai đoạn, và chúng đều có quan hệ với mức độ kích thích tố trong tử cung. Vì vậy, ngón áp út của nữ thường là dài bằng hoặc ngắn hơn ngón trỏ, còn ngón áp út của nam thường là dài hơn ngón trỏ, đặc biệt ngón áp út của những người thuận tay trái thì dài hơn ngón trỏ rất nhiều. Ngoài ra, ngón áp út dài hơn ngón trỏ còn thể hiện một khả năng vượt trội về âm nhạc. Theo một điều tra về các nhạc công trong một dàn nhạc giao hưởng của Anh thì những người chơi xuất sắc nhất so với những người khác thì ngón áp út dài hơn ngón trỏ rất nhiều. John Manning – một giáo sư y học của trường đại học Liverpool trong một tác phẩm của mình đã viết: Từ bàn tay của một người có thể thấy khả năng trong tương lai người đó có bị mắc các chứng bệnh ung thư vú, bệnh tim, và chứng trầm cảm hay không. Những bệnh này đều có thể đã manh nha từ khi người đó còn nằm trong bụng mẹ, mà sau khi thành niên nó mới phát tác. Nếu người mẹ trong thời kỳ mang thai có mức độ hoóc môn giới tính nam cao thì đứa trẻ sinh ra rất dễ trở thành người thuận tay trái, và sau này cũng rất dễ bị mắc các bệnh về tim hay chứng trầm cảm. Điều này cũng có thể giải thích vì sao trên thế giới, những người thuận tay trái chỉ chiếm 10% tổng dân số. Đồng thời, người mẹ có mức độ kích thích tố nữ cao, bé gái sinh ra thông thường sẽ có ngón trỏ ngắn hơn ngón áp út và sau này sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Phương tiện biểu đạt tình cảm Đôi tay của con người còn rất nhiều bí mật. Trong các loài vật có vú, có thể nói đôi tay con người là độc nhất vô nhị. So sánh với các loài vượn người, ngón tay cái của con người có thể nói là to lớn nhất, đồng thời kết cấu của ngón cái trong mối tương quan với bốn ngón tay còn lại của con người là có tính ưu việt nhất. Rất nhiều loài vượn người có thể kết hợp ngón cái với ngón trỏ để cầm, nhưng không thể kết hợp được ngón cái với ngón giữa, ngón áp út và ngón út, bởi vì tay của chúng không đủ độ mềm dẻo. Chỉ có con người có thể vận dụng các ngón tay của mình một cách thoải mái dễ dàng, đó là một yếu tố quan trọng cho những tiến bộ về văn hóa cũng như khoa học kỹ thuật của con người. Ngón tay của con người vô cùng nhạy cảm, nó có thể cảm nhận được những chấn động nhỏ chỉ có biên độ 0,00002mm. Chúng ta cũng thường quen dùng tay kết hợp để diễn tả trong lúc nói chuyện, thậm chí hoàn toàn chỉ dùng tay để bày tỏ những tình cảm của mình, có khi chỉ cần một cái vỗ vai, xoa đầu hay bắt tay còn hơn ngàn lời nói. Người nguyên thủy từng dùng các bộ phận trên cơ thể để giao lưu với nhau, sau khi có ngôn ngữ, thì những ngôn ngữ cơ thể mới dần dần bị đào thải, duy chỉ có ngôn ngữ bằng tay là vẫn còn. Động tác của tay không chỉ là hỗ trợ cho ngôn ngữ nói, mà nó còn có tác dụng quan trọng trong ngôn ngữ của con người. Nghiên cứu phát hiện những động tác tay trong khi nói chuyện hỗ trợ rất nhiều cho việc suy nghĩ, thể hiện và ghi nhớ. Trong đại não, giữa trung khu ngôn ngữ và trung khu vận động có một hệ thống liên kết thần kinh chặt chẽ, khi ta nói thì bộ phận này trong đại não trở nên hết sức linh hoạt, và khi ta thực hiện các động tác ngôn ngữ bằng tay, nó cũng trở nên linh hoạt như vậy. Các nhà khoa học còn phát hiện, khu vực điều khiển các hoạt động của tay trong đại não phân bố tại một số vị trí khác nhau trong trung khu vận động, diện tích chiếm đến 1/4 diện tích vỏ não. Một động tác đơn giản của tay, ví dụ như cầm một cốc sữa đưa lên miệng, cũng khiến vỏ não xuất hiện một hưng phấn rất mạnh, điều đó đến nay vẫn là một câu đố mà các nhà thần kinh học chưa tìm được lời giải đáp. . tay. Các ngón tay có thể nói là nơi thể hiện rõ nhất sự quan trọng của đôi tay. Người Hy Lạp cổ đại có cách gọi năm ngón tay khác xa so với cách gọi ngón tay của chúng ta ngày nay. Ngón tay. là “ngón tay sức mạnh” đại biểu cho sức mạnh và sự quyết tâm; ngón tay trỏ được gọi là “ngón tay phương hướng” đại biểu cho cánh cửa đi tới trí tuệ; ngón tay giữa được gọi là “ngón tay lăng. triển sau đó, những ngón tay bắt đầu dần xuất hiện, những màng nối giữa các ngón tay dần dần biến mất. Đến thời gian 11 tuần, các đốt xương tay, các cơ, thậm chí là móng tay đều đã hoàn toàn phát

Ngày đăng: 28/06/2015, 14:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan