1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch học kỳ II năm học 2010-2011

8 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 139,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐAM RÔNG TRƯỜNG T.H ĐẠ M’RÔNG Số…./ KH – GD CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đạ M’rông, ngày 03 tháng 01 năm 2011 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 – 2011 - Căn cứ vào công văn số 88/SGD&ĐT–GDTH ngày 24/01/2011 của SGD&ĐT tỉnh Lâm Đồng về việc hướng dẫn một số công tác trọng tâm của giáo dục tiểu học học kỳ II năm học 2010 - 2011. - Căn cứ vào thực tế họat động nhà trường từ đầu năm học tới ngày 14/01/2011. Nay đơn vị trường tiểu học Đạ Mrông báo cáo các mặt họat động giáo dục học kỳ I và đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2010 – 2011 như sau: A-ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QỦA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ I I-TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CV-GV-CNV VÀ HỌC SINH 1/Tình hình đội ngũ CB-GV-CNV. - Tổng số CB-GV-CNV đầu năm là:24 - Tổng số CB-GV-CNV đến cuối học kỳ I là: 24; Trong đó: CBQL: 02 trong đó: Nam: 01 (Biên chế: 02). GV: 18 Trong đó: Nam 04; Nữ: 14 ( Biên chế chính thức là 08; hợp đồng : 10); CNV: 04 Trong đó: Nam: 03; Nữ: 01 (Biên chế chính thức : 02; Hợp đồng: 02). Đảng viên: 03/ 24 Đ/c đạt 12,5%; đoàn viên: 20/ 24 Đ/c đạt 83,3%. 2/ Tình hình học sinh 2.1/ Tỉ lệ duy trì sĩ số Tổng số học sinh đầu năm học là 428 HS đến cuối học kỳ I sĩ số HS giữ vững, cụ thể: Tổng số HS 428/15 lớp . Trong đó : - Khối 1 : 92 HS/ 3 lớp; Khối 2 : 81 HS/ 3 lớp; Khối 3 : 81 HS/ 3 lớp; Khối 4 :85 HS/3 lớp; Khối 5 : 84 HS/ 3 lớp. 2.2/ Chất lượng học sinh a/ Về hạnh kiểm. Đa số các em thực hiện tốt nội quy lớp học, đi học chuyên cần và đầy đủ. Tham gia tốt các hoạt động do đội và nhà trường phát động, cụ thể: Thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ người học sinh: 420/428 HS đạt 90,1%, chỉ tiêu phấn đấu HKI là 95%. Chưa thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ người học sinh: 8/428 HS chiếm 9,9 %, chỉ tiêu phấn đấu HKI là 5%. b/ Về học lực : So với chất lượng đầu năm học, tới thời điểm cuối kỳ I, chất lượng học tập của học sinh có biến chuyển như sau: * So sánh giữa học kỳ I năm 2010 - 2011 và hiện tại. Học kỳ I năm 2009 - 2010 môn Tiếng việt: TSHS Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ Học kỳ I năm 2010 – 2011 môn Tiếng việt TSHS Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ Học kỳ I năm 2009 – 2010 môn toán 1 TSHS Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ Học kỳ I năm 2010 – 2011 môn toán TSHS Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ - Học sinh đạt Học sinh giỏi: HS đạt %, chỉ tiêu phấn đấu HKI là 2%. - Học sinh đạt Học sinh tiên tiến: HS đạt %, chỉ tiêu phấn đấu HKI là 15% - Học lực từ trung bình: HS đạt %. - Học sinh yếu, kém: HS đạt %. 3/ Chất lượng thi đua giáo viên và học sinh Nhà trường đã xây dựng bảng tiêu chí thi đua, được đưa ra bàn bạc thống nhất trong buổi hội nghị công chức đầu năm. Qua bảng tiêu chí thi đua đó tập thể CB-GV-CNV đã phấn hòan thành tốt nhiệm vụ giáo dục, so với chỉ tiêu đạt được là: - HS đạt HS giỏi. - HS đạt HS tiên tiến. - HS đạt HS được khen thưởng các mặt - Đ/c đạt Hoàn thành tốt nhiệm vụ HKI được khen thưởng. B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỌC KỲ II. Tập trung vào giáo dục văn hóa, duy trì tốt sĩ số giúp học sinh đạt được chuẩn kiến thức – kỹ năng các môn học trong toàn năm học, cấp học cụ thể, thể hiện qua tám nhiệm vụ sau: 1. Tiếp tục thực hiện phương châm “ Giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”, thực hiện tốt chủ đề của năm học. 2. Duy trì tốt sĩ số học sinh. Tiếp tục củng cố vững chắc công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục lớp 1, lớp 5. 3. Thực hiện việc dạy theo tinh thần công văn 896 và 9890 của BGĐT. Thực hiện tốt công tác đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 32 QĐ-BGD&ĐT, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện chương trình giáo dục trong các năm học tiếp theo. 4. Tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng một số hoạt động chủ đạo về văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớp trong năm như ngày 26/03, ngày 19/05… 5. Ổn định đội ngũ CB-GV-CNV nhà trường: tích cực xây dựng đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hoá, đủ về số lượng, cơ cấu hợp lí, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, triển khai có hiệu quả chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tạo điều kiện cho giáo viên nhà trường tham gia các lớp chuẩn hoá đạt chuẩn và trên chuẩn. 6. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động nhiều nguồn nhân lực trong địa phương và ngoài xã hội để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn. 7. Cải tiến và kiện toàn công tác quản lý, thực hiện cuộc vận động “dân chủ-kỷ cương-tình trhương và trách nhiệm”. Đẩy mạnh phong trào thi đua “2 tốt”, tạo sự công bằng trong giáo dục, tăng cường các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường. 8. Thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và triển khai thực hiện chỉ thị 06-CT/TW của Bộ chính trị về cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. C. NHIỆM VỤ CỤ THỂ : I. CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG VÀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ 1. Nhiệm vụ - Tiếp tục thực hiện chỉ 33/2006/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và triển khai thực hiện chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ chính trị về cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 2 - Xây dựng đội ngũ CB-GV-CNV theo tinh thần chỉ thị 40/CT-TW đảm bảo vững vàng về tư tưởng chính trị, vững vàng về chuyên môn. Xây dựng tốt khối đoàn kết nhất trí hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Phát huy tinh thần dân chủ hoá trường học, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của cá nhân CB-GV-CNV nhà trường. - Phát triển đảng viên 2 Đ/c, giới thiệu cho Đảng 1-2 Đ/c tham gia học lớp cảm tình Đảng. 2. Biện pháp - Tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” với 4 nội dung trọng tâm: Nói không với tiêu cực trong thi cử; Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và nói không với tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp ( ngồi nhầm lớp), trong đó chú trọng vào việc: Nói không với Bệnh thành tích và Nói không với tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp. - Triển khai cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đối với CB – GV – CNV là rèn luyện tư cách, phẩm chất nhà giáo, đẩy lùi suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống. Đối với học sinh là rèn luyện ý thức học tập, tu dưỡng đạo đức, ý thức chấp hành quy định nhà trường. - Tổ chức học tập và các hoạt động theo chủ đề: “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức và tự học”. - Vận động cán bộ giáo viên công nhân viên tham gia 100% các lớp học chính trị, nghiệp vụ, nghiên cứu về các nghị quyết của Đảng các chủ trương của nhà nước, nhất là các nghị quyết, chủ trương về giáo dục. - Đảm bảo thực hiện tốt luật giáo dục, pháp lệnh cán bộ công chức, quy chế làm việc, quy chế dân chủ và quy chế phối hợp giữa nhà trường và công đoàn cùng cấp. - Tổ chức các hoạt động nhằm mục tiêu giáo dục truyền thống, xây dựng tốt tư thế tác phong nhà giáo. Tham gia đầy đủ các phong trào, các cuộc thi do ngành tổ chức nhằm giao lưu, học hỏi nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, xã hội, củng cố và nâng cao chất lượng toàn diện về tư tưởng trong CB-GV-CNV. 3. Chỉ tiêu - 100% CB-GV-CNV tham gia đầy đủ, có chất lượng các đợt sinh hoạt chính trị và chuyên môn do ngành tổ chức. - 100% CB – GV – CNV Không vi phạm về chủ trương đường lối của Đảng ,pháp luật nhà nước và quy định của ngành. - Trong năm phát triển được 2 đảng viên. */ Danh hiệu thi đua các đoàn thể : - Các đoàn thể hoạt động có hiệu quả. II/ CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC ĐÚNG ĐỘ TUỔI 1. Nhiệm vụ Duy trì sĩ số và nâng cao công tác tuyên truyền vận động và giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học. 2. Biện pháp - On định đội ngũ, trọng tâm vào đội ngũ giáo viên mới ra trường. - Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, công tác Đội – Sao nhi đồng, kiên quyết không để học sinh nghỉ, bỏ học giữa chừng. - Cập nhật hồ sơ phổ cập, sổ danh bạ… để theo dõi và hoàn thành tốt việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Hoàn thành giấy khai sinh cho những em còn thiếu. 3. Chỉ tiêu - Duy trì sĩ số đạt 100 % không có trường hợp học sinh bỏ học. - Phấn đấu không có học sinh không biết đọc, biết viết ở tất cả các lớp. 3 III/ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QỦA ĐÀO TẠO 1. Nhiệm vụ - Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Không gò bó, áp đặt và giảng dạy theo kiểu nhồi nhét thụ động một chiều. Thực hiện tốt việc điềc chỉnh nội dung bài học theo tinh thần công văn số 896 và 9890 của BGD&ĐT. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng lớp 1, lớp 5. - Tăng cường công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. Chú trọng rèn kỹ năng đọc- viết và tính toán cho học sinh giúp các em vận dụng tốt các kỹ năng học vào thực tế cuộc sống. - Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm thay đổi không khí học tập bổ trợ tốt cho hoạt động học trên lớp. 2. Biện pháp - Tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn như xây dựng chuyên đề, hội thảo để thống nhất phương pháp dạy nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, sát đối tượng học sinh. Chú trọng chất lượng học sinh lớp 1, lớp 5. - Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy, phân phối chương trình sách giáo khoa mới, nội dung điều chỉnh theo tinh thần công văn 896 và 9890 của BGDĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học. Giáo viên dạy đủ các môn học theo quy định, chú trọng ôn tập 2 môn Tiếng việt và môn Toán. Tăng cường áp dụng, vận dụng các quan điểm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở. Nâng cao năng lực thực hành đọc, viết và tính toán, tránh lối học vẹt. - Tổ chức tốt việc học tập, rút kinh nghiệm bằng các biện pháp như: tăng cường dự giờ thăm lớp, đăng ký các tiết dạy tốt, mở các hoạt động chuyên đề, chú trọng nâng cao chất lượng dạy học ở hai môn Toán và Tiếng việt. Thực hiện chương trình tăng cường tiếng việt cho học sinh dân tộc để tạo sự chuyển biến rõ nét và hiệu quả đào tạo. - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra nội bộ, khảo sát học sinh các kỹ năng đọc , viết và tính toán để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời. Mỗi tháng khảo sát tập trung một lần học sinh hai môn Toán, Tiếng việt. - Điều tra nắm chắc đối tượng học sinh yếu, học sinh khá giỏi để lên lịch phụ đạo, bồi dưỡng. - Xây dựng các nề nếp sinh hoạt chuyên môn, thống nhất các biện pháp thực hiện kế hoạch trong tuần, tháng để thực hiện tốt việc dạy. - Tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn do cụm và Phòng Giáo dục tổ chức. - Làm tốt công tác chủ nhiệm, công tác phối hợp với các đoàn thể trong thôn buôn, phụ huynh học sinh để theo dõi và uốn nắn kịp thời việc học của các em. - Thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cập nhật việc chấm điểm hàng ngày trong sổ chứng cứ… - Cải tiến và đổi mới các hoạt động về đội TNTP, chi hội chữ thập đỏ theo hướng làm cho học sinh đều được tham gia hoạt động, phát triển đội trống, đội cờ đỏ theo hướng tạo nguồn cho các năm học tiếp theo. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động VH-VN-TDTT kỷ niệm các ngày lễ lớn. Tuyên truyền giáo dục các em tránh xa các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt an toàn giao thông khi đi đường… - Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác phối hợp với liên đội tổ chức tốt phong trào thi đua học tập, phong trào “xoá điểm 5, vượt điểm 7, dành điểm 10”bằng nhiều hình thức học tập sinh động. Kiên quyết “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. 4 - Thực hiện tốt nội quy, nề nếp học tập của học sinh theo quy định nhà trường. Thực hiện tốt phương châm “sạch trường, đẹp lớp, đội viên sạch sẽ” thông qua các buổi lao động dọn vệ sinh thường xuyên, định kỳ. - Tăng cường công tác làm và sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có trong thư viện để phục vụ tốt tiết dạy. 3. Chỉ tiêu */ Chỉ tiêu về học lực : - Giỏi : 2%; Khá : 15 %; Trung bình : 75 %. Giảm học sinh yếu ở các khối lớp. */ Chỉ tiêu về hạnh kiểm : - Thực hiện đầy đủ :98%; Chưa thực hiện đầy đủ : 2 %. */ Chỉ tiêu về hoạt động chuyên môn : - Dự giờ: Một giáo viên 4 tiết/ tháng. Tổ khối trưởng 6 tiết/ tháng. - Tiết dạy, buổi dạy tốt : Một giáo viên 1 tiết/ tháng. - Tổ chức chuyên đề mỗi khối 1 chuyên đề/ học kỳ. */ Chất lượng giáo viên : - Giáo viên giỏi cấp cơ sở : 0 */ Danh hiệu tập thể : - Danh hiệu lao động tiên tiến : 1 tổ. */ Danh hiệu cá nhân : - Lao động tiên tiến : theo thực tế kết quả giảng dạy. Chú ý: Không xét thi đua với những GV có học sinh không biết đọc biết viết và tính toán. DANH SÁCH GIAO CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO CHO GVCN TỪNG LỚP NĂM HỌC 2010 – 2011 S tt Họ và tên GVCN CN LỚP TSHS % DTSS % lên lớp thẳng Ghi chú 1 Trần Thị Thủy 1A 31 100% 30/31 HS = 100% 2 Nguyễn Thị Hạnh 1B 31 100% 30/31 HS = 100% 3 Hồ Thị Triều 1C 30 100% 30/30 HS = 100% 4 Thái Thị Hòe 2A 30 100% 30/30 HS = 100% 5 Nguyễn Thị Phượng 2B 27 100% 27/27 HS = 100% 6 Trần Thị Thùy 2C 29 100% 29/29 HS = 100% 7 Trần Thị Trí 3A 27 100% 27/27 HS = 100% 8 Păng Ting Ha Quý 3B 27 100% 27/27 HS = 100% 9 Lô Văn Cáng 3C 27 100% 27/27 HS = 100% 10 Ha Na 4A 29 100% 29/29 HS = 100% 11 Lê Thị Ái Nhi 4B 27 100% 27/27 HS = 100% 12 Bùi Thị Nhàn 4C 29 100% 29/29 HS = 100% 13 Đàm Thị Bài 5A 28 100% 28/28 HS = 100% 14 Nguyễn Thị Nga 5B 28 100% 28/28 HS = 100% 15 Nguyễn Thị T. Lài 5C 28 100% 28/28 HS = 100% 16 Nguyễn Thị Lưu TPT 17 Đinh Thị Hà Tin 18 Bon Krong Ha Ku T. Dục TỔNG SỐ 15 LỚP 428 100% 100% IV/ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO, TĂNG CƯỜNG TRẬT TỰ KỈ CƯƠNG NỀ NẾP TRƯỜNG HỌC 1. Nhiệm vụ - Làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương nhằm thống nhất phương hướng nhiệm vụ mục tiêu về giáo dục 5 - Thực hiện tốt trật tự kỉ cương, xây dựng các nề nếp về hành chính và chuyên môn theo điều lệ trường tiểu học. - Thực hiện tốt công tác quản lý trường học, kiên quyết xử lý các biểu hiện tiêu cực, cục bộ, bè phái gây ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp nhà trường. 2. Biện pháp - Phát huy vai trò của Hội Đồng Trường. - Thực hiện có hiệu quả công tác phối kết hợp với chính quyền địa phương, làm tốt công tác giáo dục nhà trường. Phối hợp với Y tế, hội chữ thập đỏ, nha học đường làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ học sinh. Thực hiện vệ sinh học đường, tham gia các loại hình bảo hiểm… - Thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp: tìm hiểu và thực hiện luật ATGT, phòng chống ma tuý, các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Phối hợp tốt với các đoàn thể trong nhà trường, xã đoàn triển khai và thực hiện tốt các hoạt động ngoài giờ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Quản lý chặt chẽ, đúng theo quy định các hoạt động hành chính và chuyên môn theo điều lệ trường tiểu học. - Giáo viên lên lớp theo thời khoá biểu và tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ theo kế hoạch của nhà trường và đội đề ra. - Phối kết hợp với công đoàn, nhà trường động viên đội ngũ CB-GV-CNV thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng:“Dân chủ-Kỷ cương-Tình thương và trách nhiệm”. Thực hiện phong trào “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà”. - Bảo đảm lịch sinh hoạt hàng tháng, có nội dung sinh hoạt cụ thể. 3. Chỉ tiêu -Ngày 29 hàng tháng họp hội đồng nhà trường. ( Thống nhất nội dung họp trong Hội đồng liên tịch trước khi họp hội đồng nhà trường). -Tuần 1 và tuần 3 của tháng họp sinh hoạt tổ chuyên môn. -BCH các đoàn thể nhà trường triển khai họp cho tổ chức mình khi có nội dung cần thiết. -Họp đột xuất … - Đại diện các đoàn thể nộp báo cáo lên nhà trường vào ngày 24 hàng tháng. -Lên kế hoạch vào ngày 30 hàng tháng. Tổ khối trưởng lên lịch báo giảng ngày thứ năm hàng tuần. Mọi kế hoạch phải trình BGH duyệt trước khi treo tại văn phòng nhà trường. -Thực hiện tốt các nội dung về quy ước xây dựng cơ quan văn hoá. V/ CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC 1. Nhiệm vụ Tăng cường công tác thanh, kiểm tra nội bộ nhà trường, Trọng tâm kiểm tra các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học. Cụ thể: - Kiểm tra thường xuyên; - Kiểm tra đột xuất; - Kiếm tra định kỳ theo từng giai đoạn giáo viên – học sinh. 2. Biện pháp - Phối hợp với công đoàn làm tốt công tác thi đua khen thưởng và công tác kiểm tra nội bộ trường học. - Tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra toàn diện hoặc đột xuất từng mặt. Đối chiếu các văn bản pháp quy trong công việc đánh giá. - Tổ chức kiểm tra nội bộ trong từng tổ khối chuyên môn theo kế hoạch. 3. Chỉ tiêu - Kiểm tra toàn diện những GV còn lại theo kế hoạch năm học. - Kiểm tra từng bộ phận 1 lần/học kỳ. - Kiểm tra đột xuất từng mặt, đột xuất một số trường hợp. - Khảo sát chất lượng học sinh1 lần / tháng. 6 VI/ TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT 1. Nhiệm vụ - Tham mưu với chính quyền địa phương, với ngành để lập kế hoạch mở rộng diện tích đất trường tại địa điểm mới. Xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường. - Tham mưu với ngành để tiếp tục xây dựng đầu tư trang thiết bị ĐDDH phục vụ cho công tác giảng dạy. - Tăng cường hoạt động thư viện. 2. Biện pháp - Giao cho các chi đội trồng và chăm sóc cây xanh. - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh, sức khoẻ, môi trường trong nhà trường. Tham gia chương trình truyền thông sức khoẻ, vệ sinh trong học sinh. - Tăng cường công tác hoạt động thư viện, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. - Tăng cường công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương nhanh chóng hoàn thành thủ tục mở diện tích đất trường. 3. Chỉ tiêu - Thực hiện trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, giáo dục học sinh giữ gìn trường lớp luôn sạch. - Hình thành các thói quen sức khoẻ, vệ sinh trong học sinh, ngăn ngừa, đề phòng tai nạn học đường xảy ra. - Hoàn thành quỹ đất trong quý I của năm. VII/ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC 1. Nhiệm vụ - Làm cho mọi thành phần trong xã hội, cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể địa phương quan tâm, hỗ trợ để phát triển giáo dục nhà trường. - Thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về các chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục. - Huy động nhiều nguồn lực để thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh. 2. Biện pháp - Tham mưu hội khuyến học để củng cố hoạt động của hội. - Tổ chức và nghiêm túc tổng kết công tác ban đại diện hội cha mẹ phụ huynh học sinh và chương trình hành động của hội năm 2010. Duy trì thường kì với ban đại diện hội. - Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội về việc giáo dục học sinh toàn diện. Có biện pháp phối hợp với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức và học tập cho học sinh. 3. Chỉ tiêu - Duy trì hoạt động của BĐDCMHS có nề nếp và hiệu quả. - Thường xuyên bảo đảm thực hiện tốt công tác tham mưu, thông tin kịp thời với chính quyền địa phương, ban đại diện hội cha mẹ học sinh về tình hình giáo dục nhà trường. VIII/ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 1. Nhiệm vụ - Đảm bảo thu-chi hợp lý và hợp pháp theo quy định của ngành. - Đảm bảo lương, chế độ cho CB-GV-CNV đủ, đúng thời gian. 2. Biện pháp - Tăng cường công tác tham mưu về công tác tài chính và đầu tư cơ sở vật chất nhà trường. - Tổ chức cho thanh tra nhân dân thường xuyên kiểm tra tài chính công khai, định kì và dân chủ hoá trong hội nhà trường. 3. Chỉ tiêu 7 - Thực hiện thu chi đúng quy định, đầy đủ chứng từ, hồ sơ tài chính. - Thu những khoản theo quy định của ngành và chính quyền địa phương cho phép. IX/ CÔNG TÁC THI ĐUA 1. Nhiệm vụ - Phối kết hợp công đoàn phát động các đợt thi đua, cụ thể bảo đảm tính dân chủ tạo động lực thúc đẩy các thành viên nhà trường làm việc hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ chung. - Đánh giá từng giai đoạn đúng thực chất công việc làm được của từng cá nhân theo đúng quy trình. 2. Biện pháp - Tổ chức phát động thi đua ngay từ đầu học kỳ. Lập hồ sơ theo dõi công tác thi đua theo hai đợt thi đua. - Sơ kết, tổng kết kịp thời động viên các cá nhân, tập thể tham gia tích cực trong các phong trào thi đua. 3. Chỉ tiêu - Phát động phong trào thi đua 2 đợt/học kỳ.  Đợt một từ ngày 20/01 đến ngày 26/03  Đợt hai từ ngày 26/03 đến tổng kết năm học. - Cuối mỗi đợt thi đua chính quyền phối hợp với công đoàn, ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường trích quỹ khen thưởng đối với những thành tích cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Các ban ngành đoàn thể, tổ khối căn cứ vào kế hoạch nhà trường. Tổ chức bàn bạc thảo luận trong khối, xây dựng kế hoạch thực hiện theo chỉ tiêu giao. Kịp thời đề xuất giải pháp chỉ đạo cụ thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ học kỳ II năm học 2010 - 2011. Nơi nhận HIỆU TRƯỞNG - Nơi nhận Phòng GD&ĐT Đam Rông(B/c); - Đảng uỷ-UBND xã Đạ M’rông(B/c); - Chi bộ trường T.H(B/c); - Đoàn thể, tổ khối nhà trường(T/h); - Lưu : VT. Nguyễn Hồng Dự 8 . tiểu học học kỳ II năm học 2010 - 2011. - Căn cứ vào thực tế họat động nhà trường từ đầu năm học tới ngày 14/01/2011. Nay đơn vị trường tiểu học Đạ Mrông báo cáo các mặt họat động giáo dục học kỳ. với chất lượng đầu năm học, tới thời điểm cuối kỳ I, chất lượng học tập của học sinh có biến chuyển như sau: * So sánh giữa học kỳ I năm 2010 - 2011 và hiện tại. Học kỳ I năm 2009 - 2010 môn. ra một số nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2010 – 2011 như sau: A-ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QỦA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ I I-TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CV-GV-CNV VÀ HỌC SINH 1/Tình hình đội ngũ

Ngày đăng: 27/06/2015, 20:00

w