- Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn về CNXH và về thời kỳ quá độ lên CNXH, dựa vào những kết quả bước đầu của sự đổi mới từng phần, lăng nghe, tổng kết sáng kiến, kinh
Trang 1Quá trình đổi mới nhận thức của
Đảng ta về kinh tế thị trường
Nhóm: I
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
- Vào cuối những năm bảy mươi của thế kỷ XX do những điều kiện khắc nghiệt của hoàn cảnh đất nước và cả do những khuyết điểm chủ quan trong lãnh đạo, quản lý mà đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế -
xã hội, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Trong bối cảnh đó Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã từng bước thử nghiệm tìm tòi con đường đổi mới để đưa đất nước phát triển
- Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn về CNXH và về thời kỳ quá độ lên CNXH, dựa vào những kết quả bước đầu của sự đổi mới từng phần, lăng nghe, tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm của nhân
dân, của các địa phương, cơ sở và qua các Đại hội từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đến Đại hội đại biểu lần thứ IX (4-2001) đã không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối đổi mới, làm rõ hơn nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn của công cuộc đổi mới và xây dựng CNXH ở Việt Nam
Trang 3Nội dung
I Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới:
1.Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp.
2.Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
II Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ trước đổi mới:
1.Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII.
2.Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X.
Trang 4I Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ
trước đổi mới:
Cơ chế quản lý kinh tế: là một hình thức tổ chức của bộ máy con
người kèm theo đó là chức năng nhiệm vụ quyền hạn, của các bộ máy của từng bộ phận, cá nhân…nhằm tiến tới đạt được mục đích đã đề ra
1 Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp:
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai
đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền
kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa
cộng sản Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật
Trang 5Một số hình ảnh về thời bao cấp
Trang 6Đặc điểm
• Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh
hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương đều do các cấp có
thẩm quyền quyết định Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu
• Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu
trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của
mình Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh
• Thứ ba, quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan
hệ hiện vật là chủ yếu Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ cấp phát - giao nộp
• Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém
năng động, vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu
Trang 7Hình thức
• Bao cấp qua giá.
• Bao cấp qua chế độ tem phiếu.
• Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn.
Trang 8Kết quả và hạn chế:
• Kết quả: trong thời kỳ này kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng có
một tác động nhất định cho phép tập trung các nguồn lực tối đa vào các mục tiêu chủ yếu của giai đoạn này đặc biệt là công nghiệp
nặng
• Hạn chế: cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thủ tiêu cạnh tranh
kìm hãm khoa học công nghệ, triệt tiêu động lực của người lao
động, không kích thích lao động sáng tạo của doanh nghiệp do
chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, không
thừa nhận sự tồn tại của kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá
độ và xóa bỏ sở hữu tư nhân, kinh tế cá thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội
Trang 92 Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế:
• Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp: không tạo được động lực, làm suy yếu nền kinh tế, hạn chế việc sử dụng các ngành kinh tế gây ra sự rối loạn lưu thông hàng hóa dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng đồng thời làm xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội
• Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là nhu cầu cần thiết
và cấp bách
Trang 10II Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh
tế thị trường thời kỳ đổi mới
• Kinh tế thị trường: là nền kinh tế mà trong đó người mua và người
bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định
giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường
• Ưu điểm: Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa
cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung Người
sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các
nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu
quả Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có
tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải
• Nhược điểm: trong xã hội xuất hiện nhiều vấn đề: bất bình đẳng,
việc phân bố nguồn lực không hiệu quả, thất nghiệp, lạm phát tăng nhanh…
Trang 111 Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ đại
hội VI đến đại hội VIII
So với thời kì trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường trong giai đoạn này có sự thay đổi căn bản và sâu sắc:
• Kinh tế thị trường không phải là cái riêng của chủ nghĩa tư bản mà là
thành tựu phát triển chung của nhân loại.
• Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH.
• Có thể, cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH ở nước ta
•Tóm lại:
- Trước đổi mới: thị trường chỉ được coi là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch, nên không cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH
- Trong thời kỳ đổi mới: dùng cơ chế thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực kinh tế, điều hòa quan hệ cung cầu, điều tiết tỉ lệ sản xuất thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thải cái lạc hậu, yếu kém
Trang 122 Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ
đại hội IX đến đại hội X
• Đại hội IX:
-Xác định nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ đi lên CNXH
+ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là: “một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa chịu trên cơ
sở và dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH”
+ Mục đích: “dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội
do nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa ,có kỉ cương, xóa bỏ áp bức
và bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc”
Trang 13Đại hội X:
- Làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện ở các tiêu chí:
• Về mục đích phát triển: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không
ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn
• Về phương hướng phát triển: phát triển tất cả các thành phần kinh tế
• Về định hướng xã hội và phân phối: thực hiện nhiều hình thức phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội, mức đóng góp
• Về quản lý: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
- Hoàn thiện nhận thức và chủ trương về nền kinh tế nhiều thành phần
Trang 14Kết luận
Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thể hiện dưới một số hình thức
dưới đây:
• Từ quan điểm chỉ có 1 hình thức sở hữu duy nhất “công hữu” sang thực hiện có 3 hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế
• Từ quan điểm muốn xây dựng quan hệ sản xuất XHCN phải cải tạo kinh
tế tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ đến quan niệm rằng phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất còn cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan
hệ sản xuất mới phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sx mới
• Từ quan điểm chỉ có 2 thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể đến quan điểm rằng phải phát triển kinh tế nhiều thành phần đó là động lực cơ bản để phát triển kinh tế và lực lượng sản xuất
• Từ quan điểm nhà nước phải chỉ huy toàn bộ theo 1 kế hoạch chi tiết từ trên xuống dưới đến phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước tới kinh tế
• Từ quan điểm chỉ có một hình thức phân phối duy nhất là phân phối theo kết quả lao động đến quan điểm rằng có nhiều hình thức phân phối