ĐỀ THI THU TỐT NGHIỆP LẦN 3 NĂM 2011

4 159 0
ĐỀ THI THU TỐT NGHIỆP LẦN 3 NĂM 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hanh phúc KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011 Môn thi: NGỮ VĂN – Giáo dục thường xuyên Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê. Câu 2: (3 điểm) Đồng chí Lê Duẩn có nói: “Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái”. Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày cách hiểu của mình về câu nói trên. II/ PHẦN TỰ CHỌN:( 5đ) Câu 3a ( dành cho học sinh học sách chuẩn) Anh ( chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước” ( trích trường ca “ Mặt đường khát vọng” ) của Nguyễn Khoa Điềm: “ Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đât Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời” ( Ngữ văn 12, tập 1, Nxb giáo dục, 2008, trang 119) CÂU 3b : ( dành cho học sinh học sách nâng cao) Anh (chị) hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu). Hết Họ và tên thí sinh Số báo danh Chữ kí của giám thị 1: Chữ kí của giám thị 2: ĐỀ CHÍNH ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu 1: (2 điểm) HS cần nêu được các ý: a. Cuộc đời: - Huê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn vĩ đại người Mỹ đã để lai dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và đã góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung (0,5đ) - Huê-minh-uê vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Ông được tăng. giải Nobel văn học năm 1954. (0,5đ) b. Sự nghiệp: - Dù viết về đề tài nào các sáng tác của Huê-minh-uê đều nhằm ý đồ “ Viết về áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người” là nhà văn đề xướng và thực thi nguyên lí “Tảng băng trôi”: ( Nhà văn không công khai ý tưởng của mình người đọc phải tìm hiểu khám phá….).(0,5đ) - Tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả.(0,5đ) Câu 2: (3 điểm) a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Vận dụng được kiến thức nghị luận về một tư tưởng đạo lí để làm bài. - Vận dụng được vốn sống, sự hiểu biết của bản thân, kết hợp các thao tác lập luận phân tích, bình luận…để làm bài. - Bài viết không vượt qua số từ qui định, mạch lạc, trong sáng, ít lỗi về từ, chính tả, diễn đạt… b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu bật được các ý chính sau: - Giải thích: Lòng nhân ái: Lòng yêu thương con người. - Ý nghĩa của câu nói: Mỗi con người được đánh giá là có đạo đức tốt thì trước hết phải có lòng nhân ái. Đó là cái gốc của đạo đức con người. - Những biểu hiện của lòng nhân ái, có kèm dẫn chứng. - Khẳng định câu nói của đồng chí Lê Duẩn là đúng. - Suy nghĩ của bản thân: Luôn thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống của mình. c/ Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được nửa yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn: 1/Đáp án: Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học- phân tích 1 đoạn thơ trữ tình, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và đoạn thơ “ Đất Nước”, học sinh biết phân tích những yếu tố nghệ thuật để làm rõ ý niệm Đất nước trong đoạn thơ trích. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được ý cơ bản: - Những cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước: + Đất nước có trong cuộc sống của mỗi người, trong anh và em, trong mỗi cá thể đều có một phần Đất Nước. Khi có sự kết hợp giữa các cá thể lại với nhau thì tạo nên sự bền chặt đầy sức sống. + Đất nước sẽ được thế hệ mai sau( con ta lớn lên) sẽ mang Đất nước đi xa để làm cho đất nước tốt đẹp hơn, phồn vinh hơn. + Đất nước chính là sinh mệnh, là máu xương của mình, phải biết quí, phải biết giữ gìn, phải biết “ gắn bó và san sẻ”, hi sinh cái riêng hòa vào cái chung “ hóa thân cho dáng hình xứ sở”. Có vậy Đất Nước mới bền vững muôn đời. - Nghệ thuật: Thể thơ tự do, vận dụng chất liệu văn hóa dân gian, nhịp điệu thơ linh hoạt, kết hợp chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc,… - Đánh giá: Với những cảm nhận độc đáo, mới mẻ, tài hoa nghệ thuật, Nguyễn Khoa Điềm có sự cảm nhận về Đất nước sâu sắc mang đậm tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. 2/ Thang điểm: - ĐiỂM 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi diễn đạt - Điểm 3: Trình bày được một nửa số ý, còn mắc vài lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Lạc đề hoặc vài dòng chiếu lệ. Câu 3b: ( Theo chương trình nâng cao) a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận, kiểu bài phân tích nhân vật văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt… b) Yêu cầu về kiến thức: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài, thí sinh cần làm rõ những ý cơ bản sau: - Tình huống truyện. - Sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại có ngoại hình xấu. Cuộc sống lam lũ, vất vả, lo toan khiến những nét thô kệch càng trở nên đậm nét.( Dẫn chứng ) - Tâm hồn cao đẹp của người đàn bà hàng chài: có sức chịu đựng, nhân hậu, bao dung, giàu đức hy sinh và lòng vị tha. .( Dẫn chứng ) + Khi bị chồng đánh, chị nhẫn nhục chịu đựng, không kêu rên, không chống trả, nhưng cũng không chạy trốn. Chị coi đó là lẽ đương nhiên vì trong cuộc mưu sinh ở biển cần có người đàn ông biết nghề, khoẻ mạnh. + Chị là người rất tự trọng, không muốn bất cứ ai chứng kiến, thương xót cho mình. .( Dẫn chứng ) + Khi ở toà án huyện, người đàn bà đã đem đến cho Đẩu và Phùng những xúc cảm mới: * Chị chấp nhận đau khổ, sống cho các con chứ không phải cho mình. * Cách ứng xử nhân bản: bị chồng đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Chị đã cảm nhận và san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. Trong khổ đau, người đàn bà vẫn chắc lọc được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. - Chánh án Đẩu đã nhận ra không thể nhìn nhận sự việc hiện tượng của đời sống một cách dễ dãi, đơn giản. - Nhiếp ảnh Phùng đã khám phá hiện thực ở phương diện đa chiều. (Khi phân tích phối hợp với thao tác chứng minh, phải trích dẫn nguyên văn hoặc bình luận phải chuẩn xác) - Câu chuyện của người đàn bà giúp ta thấu hiểu: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng của cuộc sống. Tóm lại : Nghệ thuật, nội dung , nâng vấn đề Người lao động nghèo chịu thương , chịu khó , cam chịu, hy sinh vì con, vị tha, nhân hậu…  Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam). ( Lưu ý chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được tất cả các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức - Điểm tối đa khi học sinh đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, khuyến khích những bài viết sáng tạo. - Điểm 3-4: Học sinh có thể thiếu một vài ý nhỏ , văn viết tương đối mạch lạc, chặt chẽ. - Điểm 2 & dưới 2: Chỉ đáp ứng được ½ số ý. Còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. Hoặc chỉ đáp ứng được 1/3 số ý. - Điểm 0: Lạc đề. . KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011 Môn thi: NGỮ VĂN – Giáo dục thường xuyên Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp. văn học năm 1954. (0,5đ) b. Sự nghiệp: - Dù viết về đề tài nào các sáng tác của Huê-minh-uê đều nhằm ý đồ “ Viết về áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người” là nhà văn đề xướng và thực thi. vài lỗi diễn đạt - Điểm 3: Trình bày được một nửa số ý, còn mắc vài lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Lạc đề hoặc vài dòng chiếu lệ. Câu 3b: ( Theo chương trình

Ngày đăng: 27/06/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan