Hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên, có lẽ đó cũng là một cách tưởng niệm người thân trong những ngày tháng cuối xuân
Tìm hiểu về ngày Tết Hàn thực (3/3 Âm lịch) “Hàn Thực” nghĩa là ăn đồ nguội, Tết này vào ngày mồng 3 tháng 3 (âm lịch), xuất phát từ tích truyện lịch sử Trung Quốc vào thời Xuân Thu Chiến Quốc. Hiện nay tết này phổ biến và đậm nét ở miền Bắc, nhất là quanh vùng Hà Nội. Nguồn gốc của Tết Hàn thực Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực " là ăn; " Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời. Chuyện kể rằng vào thời Xuân Thu (770-221) trước công nguyên, các nước thôn tính lẫn nhau, thái tử Trùng Nhĩ nhà Tấn phải chạy lánh nạn khắp nơi, hết chạy sang nước Địch lại trốn sang nước Vệ, nước Tề, nước Sở. Theo hầu thái tử có người tôi trung thành tận tuỵ là Giới Tử Thôi. Trong suốt 19 năm lận đận, gian nan, có lúc hết lương ăn, Giới Tử Thôi cắt thịt đùi mình nấu cho chủ công ăn. Trùng Nhĩ ăn xong hỏi ra mới biết, lòng cảm phục vô cùng. Khi thành sự, Trùng Nhĩ phục quốc lên vua tức Tấn Văn Công. Tấn Văn Công phong thưởng cho những người có công rất hậu nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi là người công đầu giúp mình trong khó khăn hoạn nạn. Thấy mọi người được ân huệ, còn mình thì bị bỏ quên, Giới Tử Thôi không oán giận gì, cho rằng đó là nghĩa vụ của bầy tôi rồi tủi phận về nhà dắt mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn (còn có tài liệu viết núi Miên Sơn). Hai mẹ con sống yên phận trong rừng, không mơ giàu sang phú quý. Mãi sau Vua Tấn nhớ ra cho tìm Giới Tử Thôi nhưng không thấy. Vua cho người vào Điền Sơn tìm không được, đoán biết Tử Thôi còn ở trong đó bèn sai đốt rừng để buộc Tử Thôi phải ra. Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng. Vua thương xót, cho lập miếu thờ trên núi và phong cả khu rừng đó làm tự điền. Hôm Tử Thôi bị đốt cháy là ngày 5 tháng 3 âm lịch. Về sau người ta lấy ngày 3 tháng 3 cho tiện. Người quanh vùng thương xót Tử Thôi bậc trung thần, cứ mỗi năm đến ngày ấy kiêng đốt lửa 3 ngày, ăn toàn đồ nguội, ngay cả cỗ cúng cũng làm từ hôm trước. Chính vì cúng và ăn đồ nguội nên gọi là tết Hàn thực. Người Hoa có tục làm bánh trôi, bánh chay trong tết Hàn thực để tránh đốt lửa. Tết Hàn thực của người Việt Nam Do giao lưu văn hoá lâu đời với Trung Hoa nên người Việt ảnh hưởng tết Hàn thực. Nhưng ở nước ta tết Hàn thực không phải để tưởng nhớ đến Tử Thôi mà mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc. Ngày ấy các gia đình làm bánh trôi bánh chay cúng ông bà, tổ tiên và không kiêng đốt lửa. Cũng trong dịp này nhiều nơi làm bánh trôi bánh chay cúng thần hoàng. Làng Hát Môn (PhúcThọ - Hà Tây) có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng ngày 6 tháng 3, theo một truyền thuyết linh dị: Khi Hai bà thua trận từ Cấm khê chạy về Hát Môn là nơi phất cờ khởi nghĩa, Hai Bà bị thương ở cổ còn ăn được bánh trôi của Bà hàng mời rồi theo lời chỉ dẫn của Bà hàng (Bà hàng chính là Tiên hiện đón Hai Bà về Trời) để gieo mình xuống dòng sông Hát tuẫn tiết. Hoặc hơn nữa ngày giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 hàng năm lễ hội cũng dâng cúng bánh trôi. Trong hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu cũng thấy cúng bánh trôi. Trong dân gian còn gọi tết Hàn thực mồng 3 tháng 3 là tết bánh trôi. Như thế rõ ràng Tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước. Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới vì thế bà Hồ Xuân Hương viết : Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bẩy nổi ba chìm với nước non Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên. Ngày nay, cứ mỗi dịp tết Hàn thực về, người dân mọi vùng quê đều làm bánh trôi, bánh chay. Còn ở thị thành, ngày xuân đi du ngoạn, khách cũng được hưởng hương vị bánh trôi, bánh chay từ các quán hàng. Giữa thủ đô Hà Nội, trong những phố cổ du khách có dịp được tận hưởng hương vị bánh trôi bánh chay mà tưởng đến chuyện xưa nhiều điều thú vị. CÁCH HAY LÀM BÁNH TRÔI CHAY Với cách làm này bạn có thể tự làm bánh trôi bánh chay bằng bột khô mà bánh vẫn mềm mượt, ngon không kém khi làm bằng bột nước đâu nhé! Nguyên liệu: - 500g bột gạo nếp - 50g bột gạo tẻ - 100g đậu xanh đã cà vỏ - 150g đường - 100g đường bánh trôi - 2 thìa canh vừng rang - 2 thìa canh bột sắn dây - 1 thìa cà phê nước hoa bưởi - ½ thìa cà phê tinh chất vani Cách làm: Làm bột bánh: Bột nếp và bột tẻ đổ vào thố lớn, trộn đều. Hòa bột với nước lã sao cho bột tan hoàn toàn. Để bột ngậm đủ nước và lắng xuống, tạo thành 2 lớp lớp bột phía dưới & nước trong phía trên. Thời gian để bột lắng tối thiểu 3 tiếng. Dùng một khăn dệt dày, đổ bột ra khăn, buộc túm lại để bột róc nước. Tùy theo độ dày của khăn mà thời gian róc nước sẽ lâu hoặc nhanh. Sau khoảng 1 tiếng bạn có thể kiểm tra nếu bột róc nước, mịn, không dính tay là có thể sử dụng để làm bánh được. Làm bánh trôi: Viên bột thành từng viên nhỏ đều nhau, đặt 1 viên đường vào giữa. Kéo bột sao cho bột bao kín đường, dùng lòng bàn tay vê cho bột tròn Đun sôi một nồi nước, thả viên bột bánh đã nặn vào luộc. Trong lúc luộc bạn nhớ để lửa nhỏ. Đến khi bánh nổi và bột trong thì bạn vớt ra, thả bánh vào bát nước lạnh. Sau đó vớt bánh ra đĩa. Dùng 1 thìa sạch, nhúng thìa vào nước, chấm vừng lên từng cái bánh để vừng bám đều. Làm bánh chay: Đậu xanh vo sạch, để ráo. Đậu ráo bạn nấu chín. Cách nấu như nấu cơm. Khi đậu xanh chín, bạn cho ra cối, giã nhuyễn. Xào đậu xanh đã giã với 50g đường. Khi đường đã tan và ngấm đều vào đậu xanh bạn tắt bếp, thêm tinh chất vani vào trộn đều. Viên đậu xanh thành từng viên bằng ngón tay cái, viên bột thành viên to gấp đôi viên đậu xanh. Ấn dẹt viên bột, đặt viên đậu xanh vào giữa, miết bột phủ kín viên đậu xanh, dùng lòng bàn tay vê tròn viên bột. [...]... trở nên thật tinh tế và hấp dẫn hơn rất nhiều Tết Hàn Thực, nhà nào cũng đặt lên bàn thờ ít nhất là một đĩa bánh trôi - một bát bánh chay Thời nay, nhiều người bận rộn và không có thời gian để tự làm bánh thì có thể ra ngoài mua bánh làm sẵn Tuy nhiên nếu bạn có thể bỏ ra chút thời gian cùng cả nhà quây quần nặn bánh, làm bánh - chắc hẳn dịp Tết Hàn Thực sẽ trở nên vui và "ấm áp" vô cùng đấy! . Tìm hiểu về ngày Tết Hàn thực (3/3 Âm lịch) Hàn Thực nghĩa là ăn đồ nguội, Tết này vào ngày mồng 3 tháng 3 (âm lịch),. trong tết Hàn thực để tránh đốt lửa. Tết Hàn thực của người Việt Nam Do giao lưu văn hoá lâu đời với Trung Hoa nên người Việt ảnh hưởng tết Hàn thực.