1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề Cương môn pháp luật đại cương

56 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 448 KB

Nội dung

Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước So với các tổ chức khác tồn tại trong xã hội có giai cấp, nhà nước có năm dấuhiệu đặc trưng sau đây:  Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt

Trang 1

Đề cương môn học*

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC

I Nguồn gốc nhà nước

II Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của nhà nước

III Bản chất và chức năng của nhà nước

IV Hình thức nhà nước

Bài 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

A Khái quát về bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam

I Khái niệm bộ máy nhà nước

II Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

B Một số cơ quan chủ yếu trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Bài 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT

I Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của pháp luật

II Bản chất và vai trò của pháp luật

III Hình thức pháp luật

Bài 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I Khái niệm và đặc điểm quy phạm pháp luật

II Cơ cấu quy phạm pháp luật

III Phân loại quy phạm pháp luật

Bài 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬT

I Khái niệm và đặc điểm quan hệ pháp luật

II Thành phần quan hệ pháp luật

III Sự kiện pháp lý

Bài 6: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

I Vi phạm pháp luật

II Trách nhiệm pháp lý

Bài 7: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

I Khái quát về hệ thống pháp luật

II Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

III Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật

PHỤ LỤC

Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)

Trang 3

Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC

I NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC

1 Các quan điểm phi Macxit về nguồn gốc của nhà nước

- Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội,

thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩmcủa thượng đế

- Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển

của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc

mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hìnhthức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người

- Thuyết khế ước xã hội: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một

khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tựnhiên không có nhà nước Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhànước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên của con người bị vi phạm thìkhế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước, đồng thời ký kết khế ướcmới

2 Quan điểm Macxit về nguồn gốc của nhà nước

- Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: Nhà nước là một hiện tượng nảy sinh từ xã

hội, nó chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một trình độ nhất định (saukhi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã), khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp cólợi ích mâu thuẫn nhau gay gắt đến mức phân chia xã hội thành các gia cấp đối kháng.Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnhcửu và bất biến Nhà nước luôn vận động và sẽ tiêu vong khi những điều kiện kháchquan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa

- Các giai đoạn trong quá trình hình thành nhà nước có thể được khái quát như sau:

a Chế độ cộng sản nguyên thủy, tổ chức thị tộc - bộ lạc và quyền lực xã hội

- Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.

Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng, không

có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiến đoạt tài sản của người khác

- Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một

đơn vị kinh tế - xã hội Thị tộc được tổ chức theo huyết thống Xã hội chưa phân chiagiai cấp và không có đấu tranh giai cấp

- Quyền lực xã hội: quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã

hội, hòa nhập với xã hội Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của

cả cộng đồng

- Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao

gồm tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc Quyết địnhcủa Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc và có tính bắt buộc đối với

Trang 4

mọi thành viên Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu như tù trưởng, thủ lĩnh quânsự… để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc.

b Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện nhà nước

- Sự chuyển biến kinh tế và xã hội:

 Thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất Các công cụ lao động bằngđồng, sắt thay thế cho công cụ bằng đá và được cải tiến Con người phát triển hơn

cả về thể lực và trí lực, kinh nghiệm lao động đã được tích lũy

 Ba lần phân công lao động là những bước tiến lớn của xã hội, gia tăng sự tích tụtài sản, góp phần hình thành và phát triển chế độ tư hữu

 Sự xuất hiện gia đình và trở thành lực lượng đe dọa sự tồn tại của thị tộc

- Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc: những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo

lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực

 Nền kinh tế mới làm phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc Sự phân công lao động

và nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội công xã nguyên thủykhông còn phù hợp

 Chế độ tư hữu, sự phân hóa giàu - nghèo, sự mâu thuẫn giai cấp đã phá vỡ chế độ

sở hữu chung và bình đẳng của xã hội công xã nguyên thủy

- Nhà nước ra đời: xã hội cần có một tổ chức đủ sức giải quyết các nhu cầu

chung của cộng đồng, xã hội cần phát triển trong một trật tự nhất định Hệ quả tất yếu là

sự ra đời của nhà nước Tuy nhiên, nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên ngoài

áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lực lượng “tựa hồ đứngtrên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trongmột “trật tự”

II KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm nhà nước

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên

làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật

tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

2 Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước

So với các tổ chức khác tồn tại trong xã hội có giai cấp, nhà nước có năm dấuhiệu đặc trưng sau đây:

Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt: nhà nước xây dựng một

bộ máy quản lý và cưỡng chế đồ sộ (cơ quan hành chính, quân đội, cảnh sát, nhàtù…) để có thể tác động một cách có hiệu lực đối với mọi cá nhân, tổ chức trong

xã hội;

Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính: nhà

nước đã tạo ra cách quản lý dân cư không giống với bất kỳ tổ chức nào trước đótrong xã hội (dòng họ, làng xóm, giáo hội, nghiệp đoàn…); đồng thời gắn kết haiyếu tố để hình thành một quốc gia;

Trang 5

Nhà nước có chủ quyền quốc gia: nhà nước có khả năng tự định đoạt các công

việc của quốc gia trong quan hệ đối nội lẫn đối ngoại Đây là thuộc tính chính trị pháp lý không thể tách rời của một quốc gia Tôn trọng chủ quyền quốc gia chính

-là nền tảng của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế;

Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật: pháp luật với

tính cách là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành trở thànhcông cụ hữu hiệu bậc nhất của nhà nước trong việc quản lý xã hội, là thước đođạo đức của mỗi công dân trong xã hội hiện đại;

Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế: thuế là khoản đóng góp

tài chính cho nhà nước của các cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêucủa nhà nước Do đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước nên thuế cóảnh hưởng rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia

III BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC

Về kinh tế: giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui định

quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội và quyền thu thuế.Các giai cấp tầng lớp khác phụ thuộc vào giai cấp thống trị về kinh tế

Về chính trị: giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những công cụ

bạo lực vật chất như: quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật (quyền lực chính trị).Nắm được quyền lực chính trị, giai cấp cầm quyền tổ chức, điều hành xã hội theomột trật tự phù hợp với lợi ích của mình và buộc các giai cấp khác phục tùng ý chícủa giai cấp thống trị

Về tư tưởng: giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên

truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhấttrong xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớpkhác trong xã hội đối với giai cấp thống trị

2 Chức năng của nhà nước

Trang 6

- Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước

nhằm thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của nó Chức năng của nhà nước xuất phát từbản chất nhà nước

- Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, người ta phân chia thành hai chứcnăng sau:

Chức năng đối nội: là những phương diện hoạt động của nhà nước trong phạm vi

nội bộ đất nước như đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quản lý kinh

tế, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa…;

Chức năng đối ngoại: là những hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các

quốc gia, dân tộc khác như thiết lập quan hệ ngoại giao, phòng thủ đất nước, hộinhập kinh tế quốc tế…

IV HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương

pháp thực hiện quyền lực nhà nước Hình thức nhà nước gồm 3 yếu tố:

1 Hình thức chính thể

Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao củanhà nước (ở trung ương) và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan đó Có hai loạihình thức chính thể cơ bản:

a Chính thể quân chủ

Quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay ngườiđứng đầu nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế thế tập Chính thể quânchủ có 2 dạng:

Quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn;

Quân chủ hạn chế: người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối

cao và bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác (ngày nay còn được gọi là chế

độ quân chủ lập hiến); ví dụ: Vương quốc Thái Lan, Liên hiệp Vương quốc Anh

và Bắc Ailen

b Chính thể cộng hòa

Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thờigian xác định; ví dụ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa liên bang Đức Chínhthể cộng hoà có 2 dạng:

Cộng hoà quý tộc: quyền bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) nhà

nước chỉ được dành cho tầng lớp quý tộc;

Cộng hoà dân chủ: quyền bầu cử được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với

toàn thể nhân dân Hiện nay, các nhà nước hiện đại chỉ tồn tại hình thức chính thểCộng hoà dân chủ với các biến dạng chủ yếu là: Cộng hoà Tổng thống (Hợpchủng quốc Hoa Kỳ…), Cộng hoà đại nghị (Cộng hòa Italia…), Cộng hoà hỗnhợp (Cộng hòa Pháp…), Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam)

2 Hình thức cấu trúc nhà nước

Trang 7

Hình thức cấu trúc nhà nước là sự phân chia nhà nước thành các đơn vị hànhchính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước trung ương vớiđịa phương Có hai loại hình thức cấu trúc nhà nước phổ biến:

Nhà nước đơn nhất: có chủ quyền duy nhất, công dân có một quốc tịch, có một

hệ thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật thống nhất; ví dụ: Vươngquốc Thụy Điển, Cộng hòa Cuba…;

Nhà nước liên bang (do nhiều nhà nước thành viên hợp thành): vừa có chủ

quyền của nhà nước liên bang, vừa có chủ quyền của các nhà nước thành viên,công dân có hai quốc tịch, có hai hệ thống cơ quan nhà nước và hai hệ thống phápluật; ví dụ: Cộng hòa liên bang Nga, Liên bang Braxin…

3 Chế độ chính trị: là tổng thể các phương pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để

thực hiện quyền lực nhà nước Có hai phương pháp cơ bản:

Phương pháp dân chủ: dân chủ thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi và

dân chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp…;

Phương pháp phản dân chủ: thể hiện tính độc tài, đáng chú ý là khi những

phương pháp này phát triển đến cao độ sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo,quân phiệt và phát xít

NỘI DUNG ÔN TẬP:

1 Phân tích các quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước

2 So sánh nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp

3 Phân tích bản chất nhà nước

4 Hình thức nhà nước đương đại

Trang 8

Bài 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



A KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I KHÁI NIỆM BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

1 Định nghĩa bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động

theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; có vị trí, tính chất, chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước.

2 Định nghĩa cơ quan nhà nước

Cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước Đó có thể là mộttập thể người (ví dụ: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân…) hoặcmột người (ví dụ: Chủ tịch nước); được thành lập và hoạt động theo quy định của phápluật; nhân danh nhà nước thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Cơquan nhà nước có các dấu hiệu chủ yếu sau đây:

 Cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo một trình tự, thủ tục nhấtđịnh do pháp luật quy định;

 Cơ quan nhà nước có tính độc lập về cơ cấu tổ chức;

 Điều kiện vật chất đảm bảo sự tồn tại của cơ quan nhà nước do ngân sách nhànước đài thọ;

 Cán bộ, công chức nhà nước phải là công dân Việt Nam;

 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn) mang tính quyền lực nhànước

3 Phân loại cơ quan nhà nước

a Căn cứ vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước:

bộ máy nhà nước có thể được chia thành bốn hệ thống cơ quan sau đây:

- Các cơ quan quyền lực nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan dân cử) bao gồmQuốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

- Các cơ quan quản lý nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan hành chính nhà nướchoặc cơ quan chấp hành – điều hành) bao gồm Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp vàcác cơ quan chuyên môn trực thuộc

- Các cơ quan xét xử bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh,Tòa án nhân dân cấp huyện và các Tòa án quân sự

- Các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự

Trang 9

b Căn cứ vào phạm vi thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ: bộ máy nhà nước có thể

được chia thành hai loại cơ quan sau đây:

- Các cơ quan nhà nước ở trung ương bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chínhphủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ

- Các cơ quan nhà nước ở địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân các cấp, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân, Toà án nhân dân vàViện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

c Căn cứ vào chế độ làm việc: bộ máy nhà nước có thể được chia thành ba loại cơ quan

- Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ thủtrưởng như Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp

II NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

1 Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

a Cơ sở hiến định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp

giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp" (điều 2 Hiến pháp 1992).

b Nội dung của nguyên tắc

- Quyền lực nhà nước là thống nhất vì quyền lực nhà nước bao giờ cũng thuộc vềgiai cấp hoặc liên minh giai cấp cầm quyền trong xã hội có giai cấp Bản chất của nhànước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Do đó, quyền lực nhànước phải tập trung thống nhất thì mới đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhândân

- Trong chế độ nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước phải được phân công chocác cơ quan nhà nước thực hiện, không thể có một cơ quan nhà nước nào thâu tóm trongtay toàn bộ quyền lực nhà nước

- Trong quá trình hoạt động, các cơ quan nhà nước phải phối hợp với nhau đểhướng đến việc thực hiện có hiệu quả các chức năng chung của bộ máy nhà nước

2 Nguyên tắc tập trung dân chủ

a Cơ sở hiến định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của

nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ" (điều 6 Hiến pháp

1992)

b Nội dung của nguyên tắc

Trang 10

- Các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở nước ta (Quốc hội, Hội đồng nhândân các cấp) đều do nhân dân trực tiếp bầu ra; các cơ quan nhà nước khác đều đượcthành lập trên cơ sở của các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân.

- Quyết định của các cơ quan nhà nước ở trung ương có tính bắt buộc thực hiệnđối với các cơ quan nhà nước ở địa phương; quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên

có tính bắt buộc thực hiện đối với cơ quan nhà nước cấp dưới

- Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể thì thiểu số phải phục tùng đa số;

cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng thì nhân viên phải phục tùng thủtrưởng

- Tuy nhiên, việc tập trung trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nướckhông mang tính quan liêu mà phải mang tính dân chủ, đòi hỏi:

Các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên trước khi ra quyếtđịnh phải điều tra, khảo sát thực tế, phải tiếp thu các ý kiến, kiến nghị hợp lý củađịa phương, của cấp dưới và ý kiến, kiến nghị của nhân dân;

Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi biểu quyết phải thảo luậndân chủ

3 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

a Cơ sở hiến định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường

pháp chế xã hội chủ nghĩa" (điều 12 Hiến pháp 1992).

b Nội dung của nguyên tắc

- Tất cả các cơ quan nhà nước phải được Hiến pháp và pháp luật xác định rõ ràng

về cách thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phải thực hiện đầy

đủ các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật

- Các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước khi thực thi công quyền phải nghiêmchỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật, không được lạm quyền, lợi dụng quyền hạn

và càng không thể lộng quyền

- Mọi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước nếu vi phạmpháp luật đều phải bị xử lý nghiêm minh bất kể họ là ai, giữ cương vị gì trong bộ máynhà nước

4 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo

a Cơ sở hiến định: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân

Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4 Hiến pháp 1992).

b Nội dung của nguyên tắc

- Đảng vạch ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn làm cơ sở chochiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quản lý nhà nước; về tổ chức bộmáy nhà nước và chính sách cán bộ

- Đảng đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu những cán bộ có phẩm chất và năng lực đểđảm nhận những cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước

- Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra, giám sát

Trang 11

- Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục vàbằng vai trò tiên phong gương mẫu của Đảng viên là các cán bộ, công chức và các tổchức Đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước.

5 Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc

a Cơ sở hiến định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống

nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc

và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” (điều 5 Hiến pháp 1992).

b Nội dung của nguyên tắc

- Trong các cơ quan dân cử như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, cácthành phần dân tộc thiểu số phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng

- Trong tổ chức bộ máy nhà nước, các tổ chức thích hợp được thành lập để đảmbảo lợi ích dân tộc và tham gia quyết định các chính sách dân tộc như Hội đồng dân tộcthuộc Quốc hội, Ủy ban Dân tộc thuộc Chính phủ, các Ban dân tộc thuộc Hội đồng nhândân cấp tỉnh… Nhà nước thực hiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ, côngchức là người dân tộc thiểu số

- Trong hoạt động của mình, Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế –

xã hội đặc biệt đối với những địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống…

B MỘT SỐ CƠ QUAN CHỦ YẾU TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I QUỐC HỘI

1 Vị trí, tính chất pháp lý

Theo quy định tại điều 83 Hiến pháp 1992 và điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2001,

“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Quốc hội có hai tính chất pháp lý

sau:

- Tính đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện:

Quốc hội do tập thể cử tri toàn quốc trực tiếp bầu ra;

Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước;

Quốc hội, thông qua các đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sựgiám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cửtri; biến ý chí, nguyện vọng chính đáng của cử tri thành những quyết sách củaQuốc hội

- Tính quyền lực nhà nước cao nhất được thể hiện thông qua chức năng và thẩm

quyền của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp và pháp luật

2 Chức năng của Quốc hội

Trang 12

- Quốc hội có ba chức năng sau:

Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông

qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua, sửa đổi, bổ sung các đạo luật khác;

Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội là cơ quan

duy nhất có thẩm quyền quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đốingoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; xây dựng,củng cố và phát triển bộ máy nhà nước;

Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền giám

sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước

- Ba chức năng nói trên đã được cụ thể hóa thành 14 loại nhiệm vụ, quyền hạn củaQuốc hội được quy định tại Điều 84 Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Quốc hội năm2001

3 Cơ cấu tổ chức của Quốc hội

a Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội

bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội

- Thành phần của Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:

Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Các Phó chủ tịch Quốc hội đồng thời là các Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốchội;

Các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải hoạt động chuyên trách vàkhông thể đồng thời là thành viên của Chính phủ

b Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội

- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan chuyên môn của

Quốc hội, được thành lập để giúp Quốc hội hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể

- Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Quốchội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội

- Các Ủy ban của Quốc hội bao gồm hai loại: Ủy ban lâm thời và Ủy ban thườngtrực Thành phần của mỗi Ủy ban gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủyviên do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội

4 Kỳ họp Quốc hội

- Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội Quốchội họp mỗi năm hai kỳ, được gọi là những kỳ họp thường lệ Ngoài ra, Quốc hội có thểhọp bất thường

- Tại kỳ họp, Quốc hội có quyền ban hành ba loại văn bản là Hiến pháp, luật vànghị quyết

II CHỦ TỊCH NƯỚC

Trang 13

- Điều 101 Hiến pháp hiện hành đã khái quát hoá địa vị pháp lý của Chủ tịch

nước: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”

- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giớithiệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ củaQuốc hội Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội

- Về đối nội, Chủ tịch nước là người có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp thành lậpcác chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước cũng như đóng vai trò điều phối hoạt độnggiữa các cơ quan nhà nước then chốt…

- Về đối ngoại, Chủ tịch nước là đại diện cao nhất và chính thức của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, chính thức hoá các quyết định

về đối ngoại của Nhà nước và là biểu tượng cho chủ quyền quốc gia…

- Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chủ tịch nước được quyền banhành hai loại văn bản là lệnh và quyết định

III CHÍNH PHỦ

1 Vị trí, tính chất pháp lý

Điều 109 Hiến pháp hiện hành quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của

Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Chính phủ có hai tính chất sau đây:

- Cơ quan chấp hành của Quốc hội:

 Chính phủ do Quốc hội thành lập Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ củaQuốc hội;

 Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Quốc hội;

 Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốchội ban hành

- Cơ quan hành chính cao nhất của đất nước:

 Chính phủ đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địaphương;

 Chính phủ là lãnh đạo hoạt động quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội

2 Chức năng của Chính phủ

- Hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ là hoạt động chủ yếu, là chức năng

của Chính phủ Chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ có hai đặc điểm:

 Chính phủ quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;

 Hoạt động quản lý của Chính phủ có hiệu lực trên phạm vi cả nước

- Chức năng nói trên được cụ thể hóa bằng điều 112 của Hiến pháp hiện hành(quy định Chính phủ có 11 loại nhiệm vụ, quyền hạn) và Luật Tổ chức Chính phủ năm

2001 Chính phủ có quyền ban hành hai loại văn bản là nghị định và nghị quyết

3 Cơ cấu tổ chức của Chính phủ

a Thành viên Chính phủ

Trang 14

- Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị củaChủ tịch nước Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội Thủ tướng có quyền ban hành quyếtđịnh và chỉ thị.

- Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước

ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Các Phó Thủ tướng không nhất thiếtphải là đại biểu Quốc hội

- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hộiphê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩncủa Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ được quyền ban hành ba loại văn bản là quyết định, chỉ thị vàthông tư

b Bộ và Cơ quan ngang bộ

Bộ, Cơ quan ngang bộ là cơ quan chuyên môn của Chính phủ, thực hiện chức

năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước,quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công và là đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhànước tại các doanh nghiệp Ví dụ: Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban Thểdục thể thao, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ…

IV HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

1 Vị trí, tính chất pháp lý

Theo quy định tại điều 119 Hiến pháp hiện hành, “Hội đồng nhân dân là cơ quan

quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” Xét về mặt tính chất, Hội đồng nhân dân có hai

tính chất:

- Tính đại diện cho nhân dân địa phương thể hiện ở chỗ:

Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất ở địa phương do cử tri ở địa phương trực tiếpbầu ra;

Hội đồng nhân dân là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói và trí tuệ tập thể của nhândân địa phương

- Tính quyền lực nhà nước ở địa phương thể hiện ở chỗ:

Hội đồng nhân dân là cơ quan được nhân dân trực tiếp giao quyền để thay mặt nhândân thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương;

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương;

Hội đồng nhân dân thể chế hóa ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương thànhnhững chủ trương, biện pháp có tính bắt buộc thi hành ở địa phương

2 Chức năng của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân có hai chức năng cơ bản sau đây:

Trang 15

Chức năng quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định trên tất cả các lĩnh

vực của đời sống xã hội ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền;

Chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan nhà nước ở địa

phương

- Các chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân được cụ thể hoá thành nhữngnhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003

3 Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

Theo Hiến pháp hiện hành, Hội đồng nhân dân được thành lập ở ba cấp: Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Hội đồng nhân dân cấp xã

a Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân cấp tỉnh có từ 50 đến 85 đại biểu (thành phố Hà Nội và các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương có số dân trên ba triệu người được bầu không quá 95đại biểu)

- Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ 30 đến 40 đại biểu

- Hội đồng nhân dân cấp xã có từ 25 đến 35 đại biểu

b Các cơ quan của Hội đồng nhân dân

- Thường trực Hội đồng nhân dân bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhândân và Ủy viên thường trực (riêng Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ bao gồmChủ tịch và Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân) do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ratrong số các đại biểu Hội đồng nhân dân Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quanđảm bảo việc tổ chức các hoạt động của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện còn thành lập các ban (cơ quan chuyênmôn của Hội đồng nhân dân), cụ thể như sau:

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập ba ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách

và Ban văn hóa – xã hội Những địa phương có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống

có thể thành lập thêm Ban dân tộc;

Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai ban: Ban pháp chế và Ban kinh tế – xãhội

4 Kỳ họp Hội đồng nhân dân

- Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu nhất của Hội đồng nhân dân Hội đồngnhân dân họp mỗi năm hai kỳ, được gọi là những kỳ họp thường lệ Ngoài ra, Hội đồngnhân dân có thể họp bất thường

- Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân có quyền ban hành nghị quyết

V ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP

1 Vị trí, tính chất pháp lý

Theo quy định tại điều 123 Hiến pháp hiện hành, “Ủy ban nhân dân do Hội đồng

nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các

Trang 16

cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân” Ủy ban nhân dân có

hai tính chất sau:

- Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp:

 Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra;

 Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dâncùng cấp;

 Ủy ban nhân dân phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhândân cùng cấp

- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:

 Kết quả bầu Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trựctiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn);

 Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp có quyềnđiều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp dưới trực tiếp;

 Ủy ban nhân dân phải chấp hành các mệnh lệnh, báo cáo công tác và chịu tráchnhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên, trước hết là các cơ quan hành chính nhànước cấp trên

2 Chức năng của Ủy ban nhân dân

- Hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân là hoạt động chủ yếu, là chức

năng của Ủy ban nhân dân Chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân có hai

đặc điểm:

 Ủy ban nhân dân quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;

 Hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân bị giới hạn bởi đơn vị hành chính – lãnhthổ thuộc quyền

- Chức năng của Ủy ban nhân dân được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ, quyềnhạn của Ủy ban nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và

Ủy ban nhân dân năm 2003

- Ủy ban nhân dân được quyền ban hành hai loại văn bản là quyết định và chỉ thị

3 Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân

a Số lượng thành viên Ủy ban nhân dân

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (riêng Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có không quá 13 thành viên)

- Ủy ban nhân dân cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên

- Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên

b Thành viên Ủy ban nhân dân

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãinhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền ban hành quyết định và chỉ thị

- Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đề nghị Hộiđồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm

- Các Ủy viên Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đề nghị Hội đồngnhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm

Trang 17

- Kết quả bầu Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trựctiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn).

c Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

- Các sở và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ví dụ: Sở Tư pháp; Thanh tra tỉnh; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Ban Tôn giáo…

- Các phòng và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấphuyện Ví dụ: Phòng Tư pháp; Thanh tra huyện; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em;Ban Dân tộc…

- Các ban là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã Ví dụ: Ban Tưpháp, Ban Kinh tế…

VI TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP

1 Vị trí pháp lý

Tòa án nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước,

là trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp ở nước ta

2 Chức năng của Tòa án nhân dân

- Trong bộ máy nhà nước, Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét

xử Tòa án nhân dân xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động,

kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật

- Chức năng xét xử của Tòa án nhân dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyềnhạn của Tòa án nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dânnăm 2002

3 Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân

a Hệ thống của Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân tối cao;

Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

Tòa án nhân dân cấp huyện;

Các Tòa án quân sự;

Các Tòa án khác do luật định

b Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân

- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao:

 Tòa án nhân dân tối cao có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩmphán, Thư ký Tòa án;

 Tòa án nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Hội đồng thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, các Tòa chuyên trách, các Tòaphúc thẩm và bộ máy giúp việc

- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

 Tòa án nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩmphán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án;

 Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban Thẩm phán, cácTòa chuyên trách và bộ máy giúp việc

Trang 18

- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện:

 Tòa án nhân dân cấp huyện có các chức danh Chánh án, Phó Chánh án, Thẩmphán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án;

 Tòa án nhân dân cấp huyện có bộ máy giúp việc

- Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm:

Tòa án quân sự trung ương, các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, các Tòa ánquân sự khu vực

VII VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP

1 Vị trí pháp lý

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp, có vị trí tương đối độc lập trong bộmáy nhà nước

2 Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân

- Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng:

Chức năng thực hành quyền công tố: nhân danh quyền lực nhà nước để truy cứu

trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi phạm tội;

Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: kiểm tra, giám sát việc tuân theo

pháp luật trong hoạt động tư pháp:

+ Kiểm sát hoạt động điều tra;

+ Kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân;

+ Kiểm sát hoạt động thi hành án;

+ Kiểm sát hoạt động tạm giữ, tạm giam người

- Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyềnhạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểmsát nhân dân năm 2002

3 Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân

a Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;

Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;

Các Viện kiểm sát quân sự

b Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân

- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

 Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các chức danh Viện trưởng, các Phó Việntrưởng, Kiểm sát viên và Điều tra viên;

 Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban kiểm sát,các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát vàViện kiểm sát quân sự trung ương

- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:

 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Viện trưởng, các Phó Việntrưởng và Kiểm sát viên

Trang 19

 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban kiểmsát, các phòng và văn phòng.

- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện:

 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có các chức danh Viện trưởng, các Phó Việntrưởng và Kiểm sát viên

 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc

do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách

- Các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam

bao gồm: Viện kiểm sát quân sự trung ương, các Viện kiểm sát quân sự quân khu vàtương đương, các Viện kiểm sát quân sự khu vực

NỘI DUNG ÔN TẬP:

1 Định nghĩa và phân loại cơ quan nhà nước

2 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước CHXHCNVN

3 Vị trí pháp lý, chức năng và cơ cấu tổ chức của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồngnhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp và Việnkiểm sát nhân dân các cấp

Trang 20

Bài 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT



I KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA PHÁP LUẬT

1 Khái niệm pháp luật

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban

hành hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.

2 Dấu hiệu đặc trưng của pháp luật

So với các loại quy phạm khác trong đời sống xã hội, pháp luật có ba dấu hiệu đặctrưng sau đây:

a Tính quy phạm phổ biến

Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người được xác

định cụ thể;

Pháp luật đưa ra giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để các chủ thể có thể

xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép;

Pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn: điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản,

phổ biến, điển hình; tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong những điều kiện,hoàn cảnh mà nó đã dự liệu

b Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Phương thức thể hiện: pháp luật phải được thể hiện thông qua những hình thức

xác định (tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật) và bằngngôn ngữ pháp lý (rõ ràng, chính xác, một nghĩa, có khả năng áp dụng trực tiếp);

Phương thức hình thành: pháp luật phải được xây dựng theo thủ tục, thẩm

quyền một cách chặt chẽ và minh bạch

c Tính được đảm bảo bằng nhà nước

Nhà nước đảm bảo tính hợp lý về nội dung cho quy phạm pháp luật;

Nhà nước đảm bảo việc thực hiện pháp luật một cách hiệu quả trên thực tế bằng

những biện pháp đảm bảo về kinh tế, tư tưởng, phương diện tổ chức và hệ thốngcác biện pháp cưỡng chế nhà nước

II BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

 Pháp luật trước hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị;

 Nội dung pháp luật được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấpthống trị;

Trang 21

 Mục đích pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tựnhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

b Tính xã hội

Bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn thể hiện ý chí vàlợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội:

 Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các quan hệ xã hội;

 Pháp luật là phương tiện mô hình hoá cách thức xử sự của con người;

 Pháp luật có khả năng hạn chế, loại bỏ các quan hệ xã hội tiêu cực, thúc đẩy cácquan hệ xã hội tích cực

2 Mối liên hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác

a Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế

- Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế: các điều kiện, quan hệ kinh tế không

chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, mà còn quyết định toàn

bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật

- Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế theo 2 hướng:

 Tác động tích cực: ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi pháp luậtphản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội;

 Tác động tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội khi pháp luậtphản ánh không đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội

b Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước

- Sự tác động của nhà nước đối với pháp luật: nhà nước ban hành và bảo đảm

cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống;

- Sự tác động của pháp luật đối với nhà nước: quyền lực nhà nước chỉ có thể

được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật Đồng thời, nhà nước cũng phải tôntrọng pháp luật

c Mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức,

quy phạm tôn giáo, quy phạm tập quán, quy phạm chính trị… Cụ thể:

 Nhà nước thể chế hoá nhiều quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo, chính trị…thành quy phạm pháp luật;

 Phạm vi và mục đích điều chỉnh của pháp luật so với các loại quy phạm xã hộikhác có thể thống nhất với nhau;

 Các loại quy phạm xã hội khác đóng vai trò hỗ trợ để pháp luật phát huy hiệu lực,hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội

3 Vai trò của pháp luật

Pháp luật có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, cụ thể là:

a Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước

Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huyhiệu lực nếu thiếu sức mạnh của nhà nước Nhu cầu về pháp luật là nhu cầu tự thân của

bộ máy nhà nước bởi vì tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động dựatrên cơ sở quy định của pháp luật Nếu không có pháp luật hoặc pháp luật không hoànthiện thì bộ máy nhà nước không thể tồn tại và hoạt động hiệu quả, quyền lực nhà nước

Trang 22

không thể phát huy tác dụng Vì vậy, chỉ có sử dụng pháp luật một cách nhất quán vànhuần nhuyễn thì quyền lực nhà nước mới được củng cố và tăng cường.

b Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội

Nhà nước là đại diện chính thức của toàn thể xã hội nên nhà nước có chức năngquản lý xã hội Nhà nước sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để quản lý xã hội, nhưngpháp luật là phương tiện quan trọng nhất và hiệu quả nhất Do tính chất phức tạp vàphạm vi rộng lớn của chức năng quản lý xã hội, nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô Quátrình đó không thể thực hiện được nếu không có pháp luật

c Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ xã hội mới

Ngoài việc điều chỉnh những quan hệ xã hội đã và đang tồn tại, pháp luật có tínhtiên phong, định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội, tức là tạo ra những mốiquan hệ mới Mặc dù những quan hệ xã hội luôn vận động và thay đổi không ngừngnhưng cũng theo những quy luật nhất định mà con người có thể nhận thức được Vì vậy,trên cơ sở dự đoán khoa học, pháp luật cần được đặt ra để góp phần định hướng các quan

hệ xã hội phát triển theo một trật tự ổn định và tiến bộ

d Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho quan hệ quốc tế

Pháp luật luôn có vai trò giữ gìn sự ổn định và trật tự xã hội Sự ổn định quốc gia

là điều kiện quan trọng trong việc tạo dựng các mối quan hệ bang giao với các nướckhác Điều đó thể hiện ở việc một mặt, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia phải đầy đủ

và đồng bộ để điều chỉnh các chủ thể nước ngoài có quan hệ với chủ thể trong nước; mặtkhác, hệ thống pháp luật vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong nước, vừa phù hợpvới xu hướng phát triển chung của toàn cầu và khu vực Vai trò này ngày càng trở nênnổi bật trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất thể hóa kinh tế thế giới

3 Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền banhành, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần trong đời

Trang 23

sống xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện Đây là hình thức pháp luật tiến bộnhất trong lịch sử.

NỘI DUNG ÔN TẬP:

1 Mối liên hệ giữa nhà nước với pháp luật (nguồn gốc, bản chất, vai trò trong đờisống xã hội)

2 Dấu hiệu đặc trưng và vai trò của pháp luật

Trang 24

Bài 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT



I KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1 Khái niệm quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa

nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định.

2 Đặc điểm quy phạm pháp luật

a Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự, tức là khuôn mẫu cho hành vi xử sự củacon người Nó chỉ dẫn cho con người biết cách xử sự trong điều kiện hoàn cảnh nhấtđịnh của đời sống xã hội(cái gì được làm, cái gì không được làm, cái gì bắt buộc phảilàm và làm như thế nào) Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn xác định giới hạn và đánhgiá hành vi xử sự của con người Thông qua quy phạm pháp luật mới biết được hành vi

xử sự của con người là hành vi pháp lý hay không, đúng hay không đúng pháp luật

- Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ chức, cá nhân cụ thể

mà cho tất cả các tổ chức cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật đóđiều chỉnh Đồng thời quy phạm pháp luật được đặt ra không chỉ để một quan hệ xã hội

cụ thể mà là một quan hệ xã hội chung được mô hình hoá

b Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được nhà nước bảo đảm thực hiện

Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước với thẩm quyền và thủ tục chặt chẽ đặt

ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội Thông qua các cơ quan nhànước có thẩm quyền, nhà nước áp đặt ý chí của mình trong các quy phạm pháp luật.Trong đó nêu lên những điều kiện hoàn cảnh đã dự liệu và buộc chủ thể tham gia phải xử

sự theo ý muốn (cho phép hoặc bắt buộc) của nhà nước, đồng thời nhà nước dự trùnhững biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể nào không tuân theo ý chí đó Như vậy, bằngquyền lực nhà nước, nhà nước đã bảo đảm thực hiện các quy phạm pháp luật chống lại

xự vi phạm từ các chủ thể tham gia quan hệ xã hội do quy phạm pháp luật điều chỉnh

c Nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc

Quy phạm pháp luật chỉ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ

xã hội mà nó điều chỉnh Điều này có nghĩa là thông qua việc quy định quyền và nghĩa

vụ, các bên tham gia quan hệ xã hội biết được phạm vi giới hạn hành vi xử sự của họ, cái

gì không được làm, cái gì được làm và làm như thế nào

II CƠ CẤU QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1 Giả định

- Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên những điều kiện,

hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống mà cá nhân hay tổ chức khi ở vào nhữnghoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật

Trang 25

- Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể nào? trong hoàn cảnh, điều kiện nào? 

xác định phạm vi tác động của pháp luật

- Ví dụ: Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người chưa đủ sáu tuổi

không có năng lực hành vi dân sự”

- Phân loại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia thành

hai loại

Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện Ví dụ: Điều 57 Hiến

pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định

của pháp luật”;

Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện Ví dụ: Điều 97 Bộ luật

Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào, trong khi thi hành công vụ mà làm chết

người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù

từ 2 năm đến 7 năm”

2 Quy định

- Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên cách thức xử sự mà

cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phéphoặc buộc phải thực hiện

- Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể phải xử sự như thế nào?  thể hiện ý

chí của nhà nước, có tác dụng đưa ra cách thức xử để các chủ thể thực hiện sao cho phùhợp với ý chí của nhà nước Quy định của quy phạm pháp luật thường được thể hiện ởcác dạng mệnh lệnh: cấm, không được, được, thì, phải, có, đều…

- Ví dụ: Điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng

trước pháp luật”

- Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong trong bộ phận quy định, có hai

loại quy định

Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo

mà không có sự lựa chọn Ví dụ: Khoản 1 Điều 576 Bộ luật Dân sự năm 2005 quyđịnh: “Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn

đã thoả thuận…” Quy định trên chỉ nêu lên một cách xử sự là “phải trả tiền bảo

hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận”.

Quy định không dứt khoát: nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức

hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự Ví dụ: Khoản 1 Điều 316 Bộ luật Dân

sự năm 2005 quy định: “Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằngvăn bản hoặc bằng lời nói.” Bộ phận quy định đã cho phép các chủ thể có thể

chuyển giao nghĩa vụ bằng hai cách: “văn bản” hoặc “lời nói”.

3 Chế tài

- Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp tác động

mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúngmệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật Biện pháptác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm

Trang 26

- Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện

đúng quy định của quy phạm pháp luật?  nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiệnnghiêm minh

- Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính

mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt

cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm“ (khoản

1 - điều 102 Bộ luật Hình sự năm 1999)

- Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng,

người ta chia chế tài làm 2 loại:

Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức áp dụng

Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài, hoặc một biện pháp

nhưng nhiều mức để chủ thể có thể lựa chọn Ví dụ: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng

đến 2.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, dẫn dắt, tổ chức, tạo điều kiện cho

người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc tráivới quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự” (Điểm o Khoản 3Điều 7 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP)

Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, chế tài có thể được chia thành 4 loại:

Chế tài hình sự: được quy định trong phần riêng của Bộ luật Hình sự (phạt cảnh

cáo, cải tạo không giam giữ, tù giam, tử hình…);

Chế tài hành chính: được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

(phạt cảnh cáo, phạt tiền…);

Chế tài dân sự: được quy định trong Bộ luật Dân sự (phạt vi phạm, bồi thường

thiệt hại trong hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…);

Chế tài kỷ luật: Pháp lệnh Cán bộ, công chức quy định các hình thức kỷ luật đối

với cán bộ, công chức như sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc, hạ ngạch, chuyểncông tác, cách chức, buộc thôi việc

Lưu ý:

 Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong một điều luật;

 Trong một điều luật có thể chứa nhiều quy phạm pháp luật;

 Trật tự của các bộ phận giả định, quy định, chế tài trong quy phạm pháp luật cóthể thay đổi;

 Một điều luật có thể không trình bày đủ cả ba bộ phận giả định, quy định và chếtài của quy phạm pháp luật

III PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1 Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của quy phạm pháp luật: có

thể phân chia theo các ngành luật như quy phạm pháp luật hình sự, dân sự…

2 Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật định nghĩa: là quy phạm có nội dung giải thích, xác định

một vấn đề nào đó hay nêu lên một khái niệm pháp lý Ví dụ: “Công dân nước

Trang 27

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” (Điều 49Hiến pháp năm 1992);

Quy phạm pháp luật điều chỉnh: là quy phạm có nội dung trực tiếp điều chỉnh

hành vi của con người hay hoạt động của tổ chức Ví dụ: “Tổ chức, cá nhân kinhdoanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp” (Khoản 1 Điều 43 Luật Du lịch năm2005);

Quy phạm pháp luật bảo vệ: là quy phạm có nội dung xác định các biện pháp

cưỡng chế nhà nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý của chủ thể Ví dụ:

“Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ người xin đăng kýkhông đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật vềhành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hainăm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Hình sựnăm 1999)

3 Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật dứt khoát: là quy phạm chỉ quy định một cách xử sự rõ

ràng, dứt khoát Ví dụ: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công íchtheo quy định của pháp luật” (Điều 80 Hiến pháp năm 1992);

Quy phạm pháp luật không dứt khoát: là quy phạm nêu ra nhiều cách xử sự và

cho phép chủ thể lựa chọn một cách xử sự đã nêu Ví dụ: “Quyền của tổ chức cánhân kinh doanh du lịch: 1 Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng kýmột hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch…” (Khoản 1 Điều 39 Luật Dulịch năm 2005);

Quy phạm pháp luật tùy nghi: là quy phạm cho phép các chủ thể tự định đoạt

cách xử sự cho mình Ví dụ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp năm 1992);

Quy phạm pháp luật hướng dẫn: là quy phạm có nội dung khuyên nhủ, hướng

dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định Ví dụ: “Người bị kết án

có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắcbệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xết giảm vào thời gian sớm hơn… ” (Điều 59

Bộ luật Hình sự năm 1999)

NỘI DUNG ÔN TẬP:

Trang 28

Bài 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬT



I KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1 Khái niệm quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật là quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp

luật điều chỉnh, trong đó, các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định và được nhà nước đảm bảo thực hiện.

- Giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội luôn nảy sinh những mối quan hệvới nhau gọi là quan hệ xã hội Chúng tồn tại khách quan và độc lập với ý chí của conngười, có nghĩa là con người không thể tự đặt mình ngoài những mối quan hệ xã hội

đang tồn tại Theo Mác, “bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”.

- Trong lịch sử, có rất nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau được sử dụng đểđiều chỉnh các quan hệ xã hội Hiệu quả tác động của các quy phạm xã hội khác nhau làkhác nhau đối với các quan hệ xã hội được điều chỉnh, trong đó, quy phạm pháp luật làloại quy phạm có hiệu quả nhất Quy phạm pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội sẽlàm cho các quan hệ đó mang tính chất pháp lý và được bảo đảm bởi nhà nước

2 Đặc điểm quan hệ pháp luật

a Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội

- Đặc điểm này cho phép phân biệt quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác.Không phải dưới sự tác động của quy phạm pháp luật mà quan hệ xã hội “biến thành”quan hệ pháp luật và không còn là quan hệ xã hội nữa Quan hệ pháp luật cũng khôngphải là một bộ phận của quan hệ xã hội

- Cần lưu ý rằng: các quan hệ xã hội luôn tồn tại khách quan, còn quan hệ phápluật thuộc phạm trù chủ quan xuất hiện trên cơ sở ý chí của nhà làm luật Do vậy, khimột quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh thì vẫn tồn tại cả hai loại quanhệ: quan hệ xã hội với tư cách là nội dung vật chất và quan hệ pháp luật với tư cách làhình thức pháp lý của quan hệ đó, chứ nó không làm quan hệ đó biến thành một quan hệpháp luật mới Vì vậy, quan hệ pháp luật đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc “trật

tự hoá” các quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển phù hợp với mong muốn của nhà làmluật

b Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh

Đặc điểm này cho thấy quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở quy phạm phápluật Không có quy phạm pháp luật thì sẽ không có quan hệ pháp luật Mặt khác, quan hệpháp là phương tiện thực hiện quy phạm pháp luật, vì quy phạm pháp luật được thựchiện trong đời sống thông qua quan hệ pháp luật Quy phạm pháp luật xác định trướcnhững điều kiện để quan hệ pháp luật xuất hiện, định rõ những chủ thể tham gia quan hệpháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ cũng như những biện pháp bảo vệnhững quyền và nghĩa vụ ấy khi chúng bị xâm phạm

c.Quan hệ pháp luật mang tính ý chí nhà nước

Ngày đăng: 26/06/2015, 16:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w