1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gui co Tran Hang

35 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 196 KB

Nội dung

Phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy và học ngữ văn 7 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang chuyển mình trong thời kì đổi mới, tiếp tục phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật…để hội nhập cùng thế giới. Chính vì vậy việc đào tạo những con người phát triền toàn diện: có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức văn hoá vững vàng, tri thức khoa học, năng động sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước là nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp giáo dục nước ta. Trong hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và chương trình trung học cơ sở nói riêng, môn ngữ văn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng cho học sinh; là một trong hai bộ môn công cụ phát huy tốt tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ cái hay cái đẹp của học sinh…Từ đó có tác động tích cực đến việc học tập các môn học khác. Từ năm học 2002 – 2003 chương trình sách giáo khoa mới của bậc trung học cơ sở được đưa vào sử dụng đại trà trên toàn quốc. Việc chuyển đổi sách giáo khoa ngữ văn là một trong những điểm cải tiến căn bản có ý nghĩa thiết thực phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy và học. Đây là sự chuyển đổi tích cực làm cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu. Do đó, giáo viên ngữ văn phải nắm vững tinh thần cơ bản này và vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo trong hoạt động dạy học. Việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy và học trong những năm qua đã có những chuyển biến trong hoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh. Các em đã hào hứng chủ động hơn trước; giáo viên đã quen dần với cách dạy nhằm phát 1 huy tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao chất lượng học tập của học sinh đối với môn ngữ văn. Từ những hiệu quả nói trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ngữ văn, tôi đã nghiên cứu, áp dụng phương pháp: “ Phát huy huy tính tích cực của học sing trong việc dạy và học môn ngữ văn lớp 7 THCS”. Môn ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của chương trình giáo dục THCS góp phần bồi dưỡng kiến thức cho học sinh là tiền đề cho những bậc học cao hơn. Môn ngữ văn còn bồi dưỡng tư tưởng tình cảm đạo đức cao đẹp, năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp trong văn chương cũng như trong cuộc sống. Từ đó, học sing biết tư duy sáng tạo, có kĩ năng đọc - nói – viết vững vàng làm cơ sơ cho việc giao tiếp, ứng xử, tư duy…trở thành những chủ nhân hữu ích của đất nước sau này. Để thực hiện được mục tiêu trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn, tôi thấy cần tiếp tục học hỏi, đúc rút kinh nghiệm thông qua quá trình giảng dạy luôn coi học sinh vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể giáo dục, không ngừng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Giáo viên đóng vai trò tổ chức hoạt động để học sinh được hoạt động, được bộc lộ cảm nhận suy nghĩ, nhận thức, tình cảm trước sự vật, con người…Nói cách khác, người thầy phải phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy và học môn ngữ văn 7 ở trương THCS có hiệu quả. 1. Cơ sở lý luận: Môn ngữ văn là môn học công cụ có ý nghĩa tích cực trong việc hỗ trợ các môn học trong nhóm bộ môn khoa học xã hội và các môn học khác. Học tốt môn ngữ văn có tác động tích cực đến việc học tập các môn khác. Từ đó hình thành những con người có trình độ học vấn THCS có ý thức tu dưỡng đạo đức tác phong, biét yêu thương gia đình, quý trọng bạn bè, thầy cô, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái…,yêu Tổ quốc Việt Nam . Đó là 2 những con người có ý thức tự lực, sáng tạop, bước đầu có năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật và trong cuộc sống; có năng lực sử dụng tiếng Việt để tư duy, giao tiếp. Thực hiện quan điểm: “ Đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học” là một tư tưởng, quan điểm, một cách tiếp cận mới về hoạt động dạy và học khác với quan điểm truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm. Tuy nhiên cũng không coi nhẹ vai trò của người thầy mà cần kết hợp nhịp nhàng giữa người tổ chức hoạt động của học sinh với nội lực của học sinh để nâng cao chất llượng hiệu quả của quá trình dạy học. Đối với học sinh lớp 7 tôi luôn phát huy tối đa tính tích cực học và sáng tạo của học sinh nhằm rèn luyện có hiệu quả 4 kĩ năng: Đọc - nghe – nói - viết. Một bài học bắt đầu từ các khâu: chuẩn bị bài ở nhà; sưu tầm tài liệu, nêu ý kiến cá nhân tự đánh giá, nhận xét ý kiến của bạn…Do đó việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy và học môn ngữ văn 7 là rất quan trong và có ý nghĩa thiết thực 2. Cơ sở thực tiễn Môn ngữ văn 7 giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản nòng cốt như: * Văn học: Nắm được một số thao tác phân tích tác phẩm, sơ giản về tác giả, phong cách sáng tác của tác gia văn học Việt Nam và nước ngoài - Tục ngữ, ca dao dân ca về kinh nghiệm về thiên nhiên,lao động sản xuất, con người và xã hội; tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người… - Văn thơ trung đại Việt Nam 3 - Văn thơ trung đại nước ngoài( Trung Quốc) - Văn bản nghị nghị luận - Truyện ngắn hiện đại - Chèo cổ… * Tiếng việt: Năm được các khái niệm đặc điểm chức năng của các kiến thức: - Các loại từ: từ ghép, từ láy, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm - Từ mượn Hán việt - Các phép biến đổi câu - Phép tu từ: Điệp ngữ, liệt kê… - Dấu câu: chấm phẩy, chấm lửng, gạch ngang… * Tập làm văn: Nắm được khái niệm, đặc điểm của các kiểu bài và phương pháp làm bài văn biểu cảm, nghị luận mới và không dễ đối với học sinh. - Biểu cảm - Nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích Ví dụ: “ Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích” Tiết 104( ngữ văn 7 – tập 2): Tôi đặt câu hỏi: Trong thực tế cuộc sống , khi nào người ta cần giải thích? Hãy nêu một số trường hợp cụ thể về việc cần giải thích? để HS trao đổi nhóm nhỏ trình bày, gíúp các em tự nhiên đi vào bài học một cách tự nhiên, không gò bó ; sau đó tiếp tục đặt câu hỏi để các em động não suy nghĩ về các câu hỏi thường sử dụng để giải thích: vì sao, như thế nào, để làm gì, có ý nghĩa gì? Giáo viên đưa ra những ví dụ : “Thế nào là đoàn kết? Vì sao đoàn kết lại là một sức mạnh vô địch? Hoặc “ Thế nào là khiêm tốn? Vì sao chúng ta phải khiêm tốn” hay “ Thế nào là có chí thì nên? để học sinh hiểu được vấn đề giải thích trong văn nghị luận giải thích là những tư tưởng, đạo lí, các phẩm chất của con người…cần được giải thích để nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm con người. 4 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. TỔNG QUAN: Việc dạy học môn ngữ văn ở học sinh lớp 7 đòi hỏi sự tỉ mỉ công phu sáng tạo linh hoạt vì các em vừa từ lớp nhỏ nhất đầu cấp THCS chuyển lên, cho nên những kĩ năng, phong cách học tập, phương pháp tiếp nhận kiến thức THCS đã hình thành ở lớp 6 nhưng chưa thành thục. Việc đào tạo kĩ năng : đọc – nghe – nói – viết được tiến thêm một bbước nữa để các em có khả năng tiếp nhận nội dung kiến thức ngày một nhiều và khó hơn; không những vậy mà còn phải bộc lộ suy nghĩ nhận xét, đánh giá của cá nhân về tác phẩm văn học một cách sâu sắc thấu đáo hơn so với lớp 6; kiến thức tiến Việt và nhất là Tập làm văn khó hơn đòi hỏi tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, tìm tòi học hỏi nhiều hơn qua sự hướng dẫn tỉ mỉ của thầy cô. Bên cạnh đó môn ngữ văn 7 còn có nhiệm vụ nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cho học sinh; giúp các em thêm yêu quý, tự hào về ngôn ngữ dân tộc mình; yêu mến văn học Việt Nam và văn học thế giới. Từ đó tâm hồn rộng mở,hướng tới những điều tốt đẹp. Điều mà bất cứ ai cũng cần hướng tới. Không những thế các em sẽ say mê học văn – Điều mà cô giáo dạy văn luôn mong muốn. 5 II. NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: a. Nghiên cứu lý luận chung: - Nghiên cứu cách xác định hệ thống chương trình - Kế hoạch cho từng thể loại có trong hệ thống chương trình - Phân loại học sinh – phân loại kiểu bài - Lựa chọn phương pháp dạy học về từng kiểu bài, dạng bài - Cách hướng dẫn học sinh học và soạn bài, chuẩn bị bài mới ở nhà - Cách lựa chọn đơn vị kiến thức phục vụ nội dung bài học - Cách trả lời câu hỏi b. Thực trạng Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong môn ngữ văn 7 quả thật không dễ dàng. Lực học của học sinh không đồng đều; khả năng diễn đạt trình bày trước tập thể lưu loát trôi chảy ở nhiều em còn hạn chế chỉ tập trung ở một số em; tâm lí dựa dẫm vẫn còn rất phổ biến nhất là trong việc thảo luận trao đổi nhóm trong giờ học. Hiện nay có rất nhiều tài liệu tham khảo nên các em càng khó phát huy tư duy tích cực để học tập một cách hiệu quả. c. Giải pháp Từ thực trrạng trên, khi được phân công dạy ngữ văn 7, tôi đã tiến hành một số công việc sau: 1.Tiến hành khảo sát đầu năm theo sự chỉ đạo của chuyên môn nhằm tiếp tục sàng lọc phân loại học sinh theo các đối tượng trên cơ sở kết quả năm học trước và sự tiến bộ của học sinh sau thời gian nghỉ hè, tự ôn tập, tự thẩm thấu kiến thức 2. Kiểm tra sự chuẩn bị sách giáo khoa, sách bài tập, TLTK, vở ghi theo yêu cầu môn học 3. Xây dựng kế hoạch dạy học với từng phân môn theo phân phối chương trình 6 Ví dụ: Phần văn bản: + Văn bản nhật dụng đề tài nhà trường, phụ nữ và trẻ em, một số di sản văn hoá độc đáo dặc sắc của dân tộc… +Văn học dân gian( Ca dao dân ca, tục ngữ) + Thơ trung đại ( Việt Nam và Trung Quốc) + Thơ hiện đại Việt Nam + Truyện ngắn hiện đại Việt nam đầu thế kỉ XX + Văn bản nghị luận + Chèo cổ Phần tiếng việt: +Từ thuần Việt: từ láy, từ ghép, từ trái nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm. + Từ mượn: Từ Hán Việt + Từ loại: Quan hệ từ – các lỗi và cách sửa lỗi quan hệ từ + Cách biến đổi câu + Phép tu từ + Dấu câu Phần tập làm văn: Biểu cảm(Kì I);Nghị luận: Chứng minh, giải thích (Kì II) 4. Hướng dẫn chuẩn bị bài cụ thể chi tiết để học sinh tích cực trong việc chiếm lĩnh kiến thức để giờ học đạt kết quả cao. 5. Sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp với các đối tượng học sinh: phát hiện, phân tích, khắc sâu, kích thích tư duy, liên tưởng tưởng tượng, đánh giá, khái quát, bình… 6.Tổ chức thảo luận trao đổi nhóm tích cực ( đan xen các đối tượng học sinh trong nhóm, luân phiên cử cá nhân trình bày trước lớp, động viên khích lệ bằng nhiều hình thức phù hợp đối với mỗi đối tượng học sinh) 7. Chuẩn bị đồ dùng trực quan, bảng phụ ghi sẵn ví dụ, bài tập trắc nghiệm…cũng góp phần vào việc phát huy tính tích cực học tập của HS Cụ thể ở một số tiết học như sau: Ví dụ1: Tiết 5 – 6: Văn bản : “ Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) 7 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản thật kĩ, tìm hiểu chú thích, tóm tắt văn bản theo bố cục sau: + Tâm trạng của hai anh em Thành – Thuỷ trong đêm trước và sáng hôm sau khi mẹ giục chia đồ chơi + Thành đưa Thuỷ đến lớp chào, chia tay cô giáo và các bạn + Cuộc chia tay đột ngột của hai anh em ở nhà. Sau đó mới trả lời các câu hỏi câu hỏi cuối văn bản; phần trả lời cần cụ thể rõ, chi tiết đủ chính xác, trình bày khoa học để dựa vào đó nắm bài chắc hơn khi giáo viên giảng trên lớp qua việc tích cực xây dựng bài. GV sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung: Hai anh em và cuộc chia búp bê: + Khi mẹ giục chia đồ chơi Thuỷ và Thành có thái độ và tâm trạng như thế nào? + Tại sao hai anh em họ lại có thái độ và tâm trạng như vậy? - HS phát hiện, lí giải, nhận xét bổ sung, tạo hứng thú sôi nổi cho giờ học + Đọc đoạn văn tiếp theo và cho biết vì sao tác giả lại tả cảnh thiên nhiên, sinh hoạt buổi sáng tươi vui ríu rít nhằm mục đích gì? Qua đó em rút ra điều gì về cách kể chuyện xen miêu tả và biểu cảm? + Chi tiết nào chứng tỏ anh em Thành Thủy rất yêu thương nhau? Chi tiết nào làm em cảm động nhất? Vì sao? Có cả câu hỏi phát hiện, câu hỏi phân tích, khái quát và những câu hỏi lay động tư duy, cảm nhận của học sinh nhằm khắc sâu kiến thức cho HS Ví dụ 2: Tiết 1: Văn bản: “ Cổng trường mở ra” ( Lí Lan). Giáo viên nêu câu hỏi tìm hiểu tâm trạng người mẹ: + Trong đêm trước ngày khai trường đưa con vào lớp một, tâm trạng của người mẹ và cậu con trai sau tuổi được biểu hiện như thế nào? Tâm trạng đó có gì khác nhau? - HS phát hiện đối chiếu trình bày. + Học sinh thảo luận :Theo em tại sao người mẹ lại trằn trọc, không ngủ được? Hoặc: Qua đoạn văn trên em có cảm nhận gì về tấm lòng người mẹ? * Sử dụng câu hỏi phù hợp với từng giai đoạn học tập như câu hỏi khám 8 phá văn bản tạo ấn tượng ban đầu về nội dung phản ánh của tác giả; câu hỏi tái hiện, minh hoạ, tóm tắt những vấn đề cơ bản của văn bản; câu hỏi tìm mối quan hệ giữa văn bản với các yếu tố ngoài văn bản có liên quan. Ví dụ 3: Tiết 21: Văn bản “ Bài ca Côn Sơn”: Yêu cầu học sinh nghiên cứu chú thích và hoàn cảnh ra đời bài thơ, thể thơ của bài thơ. + Dựa vào chú thích SGK nêu đặc điểm của thể thơ lục bát? + Nhận diện thể thơ trong bản dịch “ Bài ca Côn Sơn” + Yêu cầu HS xác định những vấn đề cơ bản của tác phẩm bằng câu hỏi: Nội dung bài thơ gồm mấy ý? * Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề: tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh hứng thú say sưa học tập theo hướng phản hồi hai chiều, tự giác trình bày ý kiến, suy nghĩ, nhận thức của mình. Ví dụ 4: Tiết 37: Văn bản: “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”(Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch). Sau khi tìm hiểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ, giáo viên nêu vấn đề: + Có ý kiến cho rằng trong bài thơ: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả tình. Ý kiến của em như thế nào? Vì sao? - Với câu hỏi này học sinh sẽ suy nghĩ trình bày và lí giải ý kiến của mình. Giáo viên định hướng: không thể rành mạch như thế vì: Hai câu đầu tả ánh trăng trong đó có cả suy tư và cảm nghĩ của tác giả; hai câu sau vừa bộc lộ nỗi nhớ quê vừa tả vầng trăng trong nỗi nhớ quê. * Sử dụng câu hỏi kích thích tư duy, liên tưởng, tưởng tượng Ví dụ 5: Văn bản : “ Qua đèo Ngang”- Tiết 29 Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kênh hình chụp cảnh đèo Ngang(SGK) và nêu câu hỏi: + Bức ảnh chụp cảnh đèo Ngang trong SGK có giống với hình dung của em về cảnh đèo Ngang trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan không? * Sử dụng câu hỏi khái quát tổng kết vấn đề Ví dụ 6: Văn bản : “ Mẹ tôi”- Tiết 2. Giáo viên nêu câu hỏi: 9 + Qua văn bản em cảm nhận được điều gì và rút ra cho mình bài học nào? * Gỉảng bình là một trong những biểu hiện tích cực và quan trọng trong việc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy và học phần văn bản. Ví dụ 7: Tiết 1: Văn bản: “ Cổng trường mở ra” – Lý Lan. Qua phân tích tìm hiểu giúp học sinh cảm nhận được tấm lòng của người mẹ: Vô cùng yêu thương con, hết lòng vì con, tin tưởng ở tương lai của con. Từ đó giúp hS bình về tấm lòng người mẹ và giáo viên bình: Đó là một vẻ đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trong cách sống của người mẹ Viẹt Nam bởi con là tất cả, là báu vật , là “ mặt trời” của mẹ. Ví dụ 8: Tiết 30: “ Bạn đến chơi nhà” – Nguyễn Khuyến. Giáo viên hướng dẫn học sinhphân tích tìm hiểu giá trị biểu cảm của cụm từ: “ Ta với ta” và so sánh với cụm từ “ Ta với ta” trong bài “ Qua đèo Ngang”. Giáo viên bình: Cùng một cụm từ ấy, trong “ Bạn đến chơi nhà” kết thúc bài thơ là tiếng cười vui, ấm áp, đầy dư vị ngọt ngào của tình bạn tri kỉ chân thành nồng hậu làm xôn xao náo nức cả không gian vườn Bùi Bắc Bộ. Tình bạn đẹp cao hơn mọi vật chất thông thường… Còn trong bài thơ: “ Qua đèo Ngang” lại là tâm trạng cô đơn tuyệt đối; tuy hai “ ta” nhưng chỉ là một. Một nỗi buồn , sự lẻ loi không ai chia sẻ ngoài trời mây non nước nơi xa lạ. Đối diện và chiêm ngưỡng thiên nhiên trong hoàng hôn tắt dần, lòng người lữ khách càng thấy trống vắng, nhỏp bé biết bao. * Tổ chức cho HS thảo luận phát biểu theo nhóm: đó là việc chia học sinh trong lớp học thành nhiều nhóm nhỏ. Các thành viên trong nhóm cùng chia sẻ những suy nghĩ, nhận thức, hiểu biết của bản thân về các nộ dung bài học qua việc trao đổi thảo luận. Ví dụ 9: Tiết 29: “Từ trái nghĩa” Khi tìm hiểu kiến thức ở mục 2: Sử dụng từ trái nghĩa, giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu thảo luận nhóm: 10 [...]... Lý Lan Qua phân tích tìm hiểu giúp học sinh cảm nhận được tấm lòng của người mẹ: Vô cùng yêu thương con, hết lòng vì con, tin tưởng ở tương lai của con Từ đó giúp hS bình về tấm lòng người mẹ và giáo viên bình: Đó là một vẻ đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trong cách sống của người mẹ Viẹt Nam bởi con là tất cả, là báu vật , là “ mặt trời” của mẹ Ví dụ 8: Tiết 30: “ Bạn đến chơi nhà” – Nguyễn Khuyến... học khác Học tốt môn ngữ văn có tác động tích cực đến việc học tập các môn khác Từ đó hình thành những con người có trình độ học vấn THCS có ý thức tu dưỡng đạo đức tác phong, biét yêu thương gia đình, quý trọng bạn bè, thầy cô, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái…,yêu Tổ quốc Việt Nam Đó là những con người có ý thức tự lực, sáng tạop, bước đầu có năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật và... tác phẩm, sơ giản về tác giả, phong cách sáng tác của tác gia văn học Việt Nam và nước ngoài - Tục ngữ, ca dao dân ca về kinh nghiệm về thiên nhiên,lao động sản xuất, con người và xã hội; tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người… - Văn thơ trung đại Việt Nam - Văn thơ trung đại nước ngoài( Trung Quốc) - Văn bản nghị nghị luận - Truyện ngắn hiện đại - Chèo cổ… * Tiếng việt: Năm được các... khiêm tốn” hay “ Thế nào là có chí thì nên? để học sinh hiểu được vấn đề giải thích trong văn nghị luận giải thích là những tư tưởng, đạo lí, các phẩm chất của con người…cần được giải thích để nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm con người II NỘI DUNG II.1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN: Việc dạy học môn ngữ văn ở học sinh lớp 7 đòi hỏi sự tỉ mỉ công phu sáng tạo linh hoạt vì các em vừa từ lớp nhỏ nhất... nhằm khắc sâu kiến thức cho HS Ví dụ 2: Tiết 1: Văn bản: “ Cổng trường mở ra” ( Lí Lan) Giáo viên nêu câu hỏi tìm hiểu tâm trạng người mẹ: + Trong đêm trước ngày khai trường đưa con vào lớp một, tâm trạng của người mẹ và cậu con trai sau tuổi được biểu hiện như thế nào? Tâm trạng đó có gì khác nhau? - HS phát hiện đối chiếu trình bày + Học sinh thảo luận :Theo em tại sao người mẹ lại trằn trọc, không... cần tiếp tục học hỏi, đúc rút kinh nghiệm thông qua quá trình giảng dạy luôn coi học sinh vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể giáo dục, không ngừng tích cực hoá hoạt động của học sinh Giáo viên đóng vai trò tổ chức hoạt động để học sinh được hoạt động, được bộc lộ cảm nhận suy nghĩ, nhận thức, tình cảm trước sự vật, con người…Nói cách khác, người thầy phải phát huy tính tích cực của học sinh... quan, bảng phụ ghi sẵn ví dụ, bài tập trắc nghiệm…cũng góp phần vào việc phát huy tính tích cực học tập của HS Cụ thể ở một số tiết học như sau: Ví dụ1: Tiết 5 – 6: Văn bản : “ Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản thật kĩ, tìm hiểu chú thích, tóm tắt văn bản theo bố cục sau: + Tâm trạng của hai anh em Thành – Thuỷ trong đêm trước và sáng hôm sau khi... NGỮ VĂN 7 I I.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đất nước ta đang chuyển mình trong thời kì đổi mới, tiếp tục phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật…để hội nhập cùng thế giới Chính vì vậy việc đào tạo những con người phát triền toàn diện: có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức văn hoá vững vàng, tri thức khoa học, năng động sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước là nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp... người học vào trung tâm của quá trình dạy học” là một tư tưởng, quan điểm, một cách tiếp cận mới về hoạt động dạy và học khác với quan điểm truyền thống lấy giáo 21 viên làm trung tâm Tuy nhiên cũng không coi nhẹ vai trò của người thầy mà cần kết hợp nhịp nhàng giữa người tổ chức hoạt động của học sinh với nội lực của học sinh để nâng cao chất llượng hiệu quả của quá trình dạy học Đối với học sinh lớp 7 . giúp học sinh cảm nhận được tấm lòng của người mẹ: Vô cùng yêu thương con, hết lòng vì con, tin tưởng ở tương lai của con. Từ đó giúp hS bình về tấm lòng người mẹ và giáo viên bình: Đó là . giải thích là những tư tưởng, đạo lí, các phẩm chất của con người…cần được giải thích để nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm con người. 4 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. TỔNG QUAN: . hỏi tìm hiểu tâm trạng người mẹ: + Trong đêm trước ngày khai trường đưa con vào lớp một, tâm trạng của người mẹ và cậu con trai sau tuổi được biểu hiện như thế nào? Tâm trạng đó có gì khác

Ngày đăng: 26/06/2015, 05:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w