1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 2

9 242 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ lớp 9- Bài 2 Sử 9- Bài 2 – Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX 1. Cuộc biểu tình đòi li khai và độc lập ở Lít- va *Nội dung: Lit- va là một nước nằm ở đông bắc Châu Âu, ven biển Ban Tích – một vùng đồng bằng thấp với các hồ xen kẽ, có diện tích 65 301km 2 và dân số 3 620 756 người ( số kiệu thống kê năm 2001 ). Trước đây người Lit – va đã có lịch sử của riêng mình, đất nước được thống nhất vào năm 1250. Năm 1795, họ bị sát nhập vào nước Nga sa hoàng. Theo Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau năm 1939 kí kết giữa Hít- le và Xta- lin, Lit- va được sát nhập vào Liên Xô. Năm 1940, Lít- va trở thành một nước cộng hoà của Liên bang Xô Viết. Năm 1988, cùng với cuộc khủng hoảng và dần dần đi đến tan rã của Liên Xô thì những người theo đường lối của dân tộc chủ nghĩa Lít- va tiến hành hoạt động công khai. Tháng 4-1990, cùng với hai nước vùng biển Ban Tích là Lat- vi- a và E-xtô-ni-a, Đảng Cộng Sản Lít- va tuyên bố rút ra khỏi Đảng Cộng Sản Liên Xô và đòi độc lập. Sau cuộc chính biến tháng 8- 1991 không thành,Liên Xô đã công nhận nền độc lập của Lít- va. Bức ảnh trong SGK chụp đoàn người tham gia cuộc biểu tình của người dân Lít- va, có cả người lớn, trẻ em, đàn ông, đàn bà. Họ mang theo biểu ngữ, cờ và bản đồ. Họ đòi tách khỏi Liên Xô để trở thành một nước độc lập. Ước muốn đòi độc lập của họ được thể hiện trong bức tranh mà họ mang theo khi đi biểu tình. Cụm từ viết tắt “CCCP” nghĩa là Liên Xô, hình chiến kéo cắt đôi làm hai phần: một phần có chữ “CCCP” biểu thị cho việc tách khỏi Liên bang Xô Viết để thành lập một nhà nước riên , Đó là Lít- va. Bức ảnh cũng diễn tả lại không khí tham gia biểu tình của người Lít- va đòi độc lập trong bối cảnh chung lúc bấy giờ ở Liên Xô, góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự tan rã của đất nước sau gần 70 năm tồn tại của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết. *Phương pháp sử dụng: Cuộc biểu tình đòi ly khai và độc lập ở Lít –va Đây là bức ảnh chụp về một cuộc biểu tình đòi độc lập của nhân dân Lí- va muốn tách khỏi Liên bang Xô Viết 1991. GV sử dụng bức ảnh này để dậy mục I – sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết (từ nửa sau những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX). GV cho HS quan sát bức ảnh, đặt một số câu hỏi gợi mở: -Những người dân Lít- va trong bức ảnh đang làm gì ? -Nét mặt của họ như thế nào? -Bức ảnh cho chúng ta biết thông tin gì về đất nước Liên Xô trong những năm 90 của thế kỉ XX ? -Tại sao lại có cuộc biểu tình này ? Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV có thể yêu cầu một HS đứng lên nhận xét về cuộc biểu tình đòi độc lập của nhân dân Lít- va, sau đó GV kết luận. 2. Lược đồ các nước SNG Lược đồ các nước SNG *Nội dung : Sau cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 tình hình Liên Xô trở nên hết sức nghiêm trọng: Uỷ ban trung ương Đảng bị giải tán, Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động,nhiều nước cộng hoà tuyên bố tách khỏi liên bang…Nhà nước Liên bang Xô Viết – nhà nước liên minh của nhiều quốc gia,dân tộc trước đây đã đứng trên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn. Ngày 8-12-1991, các tổng thống ba nước Nga, U- crai- na, Bê- nô- rút ra tuyên bố chung: Liên bang Xô Viết không còn tồn tại nữa và quyết định thành lập một hình thức liên minh mới gọi là Cộng đồng các quốc gia độc lập ( viết tắt là SNG ). Ngay sau đó, tám nước cộng hoà nữa cũng tuyên bố tham gia SNG. Ngày 21-11-1991, tại thủ đô An- ma A- ta ( Ca-dắc- xtan ), 11 nước cộng hoà đã kí kết hiệp định giải tán Liên bang Xô Viết và chính thức thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Danh sách 11 nước thành viên của SNG tách khỏi liên bang Xô Viết năm 1991 gồm có: -Liên bang Nga: diện tích 17 057 400 km 2 ;dân số 150 triệu người; thủ đô là Mát- xcơ- va. -Cộng hoà U- crai- na: diện tích 603 700 km 2 ; dân số 52 triệu người; thủ đô là Ki- ép. -Cộng hoà Bê- lô- rút- xi- a: diện tích 207 600 km 2 ;dân số 10,5 triệu người; thủ đô là Min- xcơ. -Cộng hoà U- dơ- bê- ki- xtan: diện tích 447 440 km 2 ; dân số 19,5 triệu người; thủ đô là Ta- sken. -Cộng hoà Ca- dắc- xtan:diện tích 2 717 300 km 2 ; dân số 17 triệu người; thủ đô là An- ma A- ta. -Cộng hoà A- déc- bai- gian: diện tích 86 600 km 2 ; dân số 7 triệu người; thủ đô là Ba- cu. -Cộng hoà Ac- mê- ni- a: diện tích 29 800 km 2 ; dân số 3,5 triệu người; thủ đô là Ê- rê- van. -Cộng hoà Môn- đô- va: diện tích 33 700 km 2 ; dân số 4,2 triệu người; thủ đô là Ki- si- nhốp. -Cộng hoà Tát- gi- ki- xtan: diện tích 143 100 km 2 ; dân số 5 triệu người; thủ đô là Đu- san- be. -Cộng hoà Cư- rơ- gư- xtan: diện tích 143 100 km 2 ; dân số 4,2 triệu người; thủ đô là Phrun- de. -Cộng hoà Tuốc- mê- ni- xtan:diện tích 448 100 km 2 ; dân số 3,5 triệu người; thủ đô là A- sơ- kha- bát. -Riêng ba nước vùng biển Ban Tích (Lít- va, Lát- vi- a và E- xtô- li- a) đã tuyên vố độc lập từ nửa đầu năm 1990. Với việc 11 nước SNG tách ra khỏi liên bang Xô Viết, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã không thể tồn tại được nữa. Và trong buổi tối giá lạnh ngày 25-12-1991, sau lời tuyên bố từ chức của tổng thống Liên Xô M.Góoc- ba- chốp, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Crem- li đã hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa và tan vỡ của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết sau gần 70 năm tồn tại. *Phương pháp sử dụng : Đây là lược đồ 11 nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập ( SNG ) tuyên bố độc lập, tách ra khỏi liên bang cộng hoà xã hội Xô Viết năm 1991. GV sử dụng lược đồ này để dạy mục I- Sự khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô Viết. Trước khi khai thác kênh hình, GV cho HS quan sát toàn bộ lược đồ, giới thiệu với HS các kí hiệu trên lược đồ (vùng các nứơc SNG, các nước cộng hoà Xô Viết của Liên Xô không thuộc SNG). GV có thể gợi mở bằng một số câu hỏi sau: -Sau cuộc đảo chính ngày 19-8-1991, tình hình Liên Xô như thế nào ? -Vì sao 11 nước SNG đòi độc lập, tách ra khỏi liên bang Xô Viết ? -Việc 11 nước SNG tách ra khỏi liên bang Xô Viết để lại hậu quả nghiêm trọng như thế nào ? Sau khi đặt câu hỏi cho HS trả lời GV tiến hành khai thác nội dung của kênh hình, kết hợp với trình bầy kiến thức của mục I để các em hiểu bài. Cuối cùng GV có thể gọi HS lên bảng chỉ trên lược đồ 11 nước SNG để các bạn cùng theo dõi. 3. Cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Goóc-ba-chốp thất bại và sự giải thể Liên Xô: Ngày 18/8/1992, tổng thống Goóc-ba-chốp đang nghỉ ngơi tại một thị trấn nhỏ xinh đẹp ở miền nam Liên Xô, định ngày hôm sau sẽ trở về thủ đô Mat-xcơ-va để chủ trì một cuộc họp quan trọng. Chiều hôm đó, tại biệt thự của tổng thống kéo đến mấy vị khách không mời. Đó là Brê-kha-nốp, Cục trưởng cục bảo vệ, Phun-kin, Chủ nhiệm văn phòng tổng thống và Va- len-ni-cốp, Tổng tư lệnh lục quân. Các vị khách nói với Goóc-ba-chốp: “Thưa ngài tổng thống, ngày mai ngài không thể về thủ đô được, ngài phải trao lại quyền hành ngay lập tức!”. Goóc-ba-chốp không nói gì. cũng chẳng đợi Goóc-ba-chốp trả lời, Brê-kha-nốp ra lệnh gọi một đơn vị đang đợi ở bên ngoài: “cắt đứt mọi liên hệ giữa biệt thự tổng thống với bên ngoài”. Đêm 18 rạng sáng 19/8/1991, uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp được thành lập. Thành phần của uỷ ban gồm có: phó tổng thống Liên Xô G.I-A-na-ép, Thủ tướng Páp-lốp, Bộ trưởng quốc phòng B.I-a-dốp, Bộ trưởng nội vụ B.Pu-gô và một số nhân vật khác. Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp (gọi tắt là uỷ ban khẩn cấp) ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước; thay đổi cơ cấu chính quyền, đình chỉ hoạt động các đảng phái, cấm mít tinh và biểu tình, kiểm soát các phương tiện thông tin đại chúng. Quân đội tiến vào thủ đô Mát-xcơ-va. Dân chúng nhìn chung không có phản ứng. Các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, công xưởng, cơ quan, giao thông vận tải… vẫn tiếp tục hoạt động. ở nông thôn việc thu hoạch mùa màng vẫn được tiến hành. Chỉ ở Mát-xcơ-va và một số thành phố lớn khác của Nga, Tổng thống Nga En-xin tập hợp được hàng ngàn người đồng tình phản đối, dựng chướng ngại vật trước toà nhà Xô viết tối cao của Nga. Uỷ ban khẩn cấp ban bố lệnh giới nghiêm ở Mát-xcơ-va. Ngày 21/8, B.En-xin dần dần ổn định được tình thế, tình hình phát triển theo chiều hướng có lợi cho En-xin. Những người lãnh đạo nhà nước Liên Xô “ủng hộ” Uỷ ban khẩn cấp lần lượt thay đổi lập trường, nội bộ phe đảo chính tan rã. Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô tuyên bố việc gạt bỏ Tổng thống và trao quyền cho phó tổng thống là “không hợp pháp”. Viện công tố Liên Xô khởi tố điều tra các thành viên uỷ ban khẩn cấp. B.En-xin tuyên bố tại kỳ họp đặc biệt của Xô viết tối cao Liên Bang Nga sẽ đảm nhận quyền lãnh đạo các lực lượng vũ trang đóng trên lãnh thổ Liên bang nga. En-xin còn đưa ra một thông điệp cuối cùng gửi G.Da-na- ép, lệnh cho ông ta thả M.Goóc-ba-chốp. 9 giờ tối ngày 21/8, M. Goóc-ba-chốp được trả lại tự do. 2 giờ sáng ngày 22/8, dưới bầu trời u ám, M. Goóc-ba-chốp lên chuyên cơ bay về Mát-xcơ-va. Đến Mát-xcơ-va, ông ta lao ngay đến đài truyền hình phát biểu trước ống kính camera để chấn an dư luận, ổn định tình hình và tuyên bố bắt đầu thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Ngày 23/8, Tổng thống M. Goóc- ba-chốp tuyên bố bãi miễn toàn bộ nội các Liên Xô. Ngày 24/8, M. Goóc-ba-chốp tuyên bố thôi giữ chức Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và yêu cầu Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô tự giải tán. Sau sự kiện “19/8/1991” (cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Goóc-ba-chốp) chưa đầy 4 tháng, 12 nước cộng hoà còn lại, chỉ trừ có Liên bang Nga, đã lần lượt tuyên bố độc lập. Liên bang Nga dĩ nhiên không cần phải làm chuyện đó nữa. Đến cuối năm 1991, Liên bang Xô viết (Liên Xô) gồm 15 nước cộng hoà thực tế đã không còn tồn tại. Ngày 8/12/1991, tại Min-xcơ (thủ đô của cộng hoà Bê- lô- rút- xi- a ), các nhà lãnh đạo 3 nước cộng hoà B-nô-rút-xi-a, U-crai-na và Liên bang Nga đã tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Sự ra đời của Cộng đồng các quốc gia độc lập làm cho Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thực tế không còn tồn tại nữa. Ngày 25/12/1991, M. Goóc-ba-chốp phải tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ đỏ búa liềm của Liên Xô bị hạ xuống khỏi ngọn tháp của điện K-rem-li. Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết đã chấm dứt sự tồn tại.(Theo: Đặng Đức An. Những mẩu chuyện lịch sử thế giới Nhà xb Giáo Dục, 2004 và SGK lịch sử Nga (Bản tiếng Nga). NXB Khai sáng, M. 2002) 4. Goóc-ba-chốp – Nghịch lý và mâu thuẫn Tổng thống Gooc ba chóp Đa số người Nga không thích ông nhưng với phương Tây, ông là một anh hùng. Cùng với cuộc cải tổ đầy tranh cãi được ông đưa ra 20 năm trước, cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Goóc-ba-chốp một mặt được ca ngợi là đã thổi một nàn gió mới vào nước Nga, xua tan chiến tranh lạnh nhưng mặt khác cũng được trì trích là “góp phần” làm tan vỡ liên bang Xô viết và đẩy hàng triệu người Nga vào cảnh nghèo khổ. Năm 1985, Goóc-ba-chốp lên cầm quyền và phá tan bầu không khí chính trị tĩnh nặng ở Liên bang Xô viết. Trong những quán trà, xung quanh nhà thờ, tại các khu buôn bán, người dân dự đoán một “điềm lạ” đến với nước Nga bởi Goóc-ba-chốp được chúa trời định cho một cái bớt trên trán. Quả thật, con người nổi tiếng với những hành động cấp tiến này đã mang đến cho đất nước Xô viết một cơn lốc thay đổi và cả những bí ẩn bởi cho đến giờ người ta vẫn còn tiếp tục tranh cãi con nốc đó là sấu hay tốt. Ưu tiên chính trong cuộc cải tổ (tái cơ cấu) của ông Goóc-ba-chốp là giảm vai trò tập trung quyền lực nhà nước. ông muốn biến nền kinh tế kế hoạch thành nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp được tự do làm ăn, không được nhận trợ cấp từ nhà nước nữa nên sẽ phải tự tìm cách làm ăn có lãi. Cùng với việc tự do hoá nền kinh tế là tự do hoá hệ thống chính trị, tự do tôn giáo, tổ chức bầu cử tự do và xoá bỏ những quy định kiểm soát ngặt nghèo. Đây là những thay đổi quá lớn ở một đất nước trước nay vẫn vận hành theo một cơ chế bao cấp của nhà nước. Tất nhiên, những bước đi này đầy táo bạo và là một đòi hỏi thiết yếu đối với đất nước Xô viết. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, vấn đề là ở chỗ ông đã tiến hành những bước thay đổi quá cấp tiến, quá vội vàng trong khi cả đất nước Xô viết vốn trì trệ, vẫn chưa được chuẩn bị gì cho những thay đổi đó. Nghịch lý trong đường lối cải cách của Goóc- ba-chốp là ở chỗ ông tiến quá nhanh và những kế hoạch đó tham vọng tới mức nó đe doạ tới cuộc sống, miếng cơm manh áo của tất cả mọi người dân. Người công nhân phải làm việc cật lực nhưng có thể mất việc bất cứ lúc nào, các ông chủ cũng có thể bị bỏ phiếu bất tín nhiệm mà mất việc, các văn phòng Bộ, ngành có thể bị đóng cửa bất cứ lúc nào. Để làm được cuộc cải cách đó, người dân thường Xô viết sẽ phải trả những cái giá rất lớn mà họ không thể nhìn thấy lợi ích nào trước mắt. Nói đúng hơn, ông Goóc-ba-chốp cũng không có đủ thời gian để gặt hái được những thành quả từ những cải cách của mình. Bởi vậy mà công cuộc cải tổ của ông đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi đã không nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân Liên Xô trong khi bất cứ một cuộc cách mạng nào cũng cần đến quần chúng. Xã hội xô viết bước vào cơn lốc thay đổi, đột nhiên những người dân lâu nay sống dựa vào vòng tay nâng đỡ của nhà nước được nền kinh tế tụt dốc, hàng triệu người Xô viết mất việc làm, trở nên nghèo khổ và cùng với tự do về chính trị, điều đó báo tước sự sụp đổ của Liên bang xô viết. Khi Goóc-ba-chốp còn đương quyền, tham nhũng vẫn tồn tại nhưng sau khi Goóc-ba-chốp ra đi năm 1991, tham nhũng lại bùng phát với sức sống mớ. Nghèo là chuyện bình thường với thời Goóc-ba-chốp nhưng sau khi ông mất chức, nó lên tới mức đói. Dưới thời Goóc-ba-chốp, hệ thống bao cấp đã chói buộc cuộc sống của nhiều người dân nhưng cùng với sự “nghỉ hưu” của Goóc-ba-chốp, hàng triệu người mất tài sản, mất mái nhà che thân, phải đi lang bạt và trở lên giận giữ. Mặt khác, chính sách này lại làm giàu cho một số nhân vật, khiến của cải của nước Nga đổ hết vào tay một vài chùm tài phiệt. Hậu quả của chính sách này vẫn còn đến tận ngày nay, khi mà một cuộc điều tra mới đây về cải tổ cho thấy, 56% người Nga cho rằng cải tổ của ông Goóc-ba-chốp chủ yếu là mang lại kết quả tiêu cực, trong khi chỉ có 22% ủng hộ. Cũng cuộc điều tra này cho thấy 48% người Nga muốn đất nước tốt hơn là giữ lại hệ thống trước năm 1985 và 36% nghĩ rằng đất nước vẫn lên duy trì là một cường quốc Xô viết mà không cần phải thay đổi gì hết. Tuy nhiên, những người ủng hộ ông Goóc-ba-chốp cho rằng ông đã đặt điểm mở đầu cho một nền dân chủ mới ở Nga. Đó là một luồng không khí tự do sau những năm tháng trì trệ. Về mặt quốc tế, cải tổ đã giúp cho Liên bang Xô viết thoát khỏi thế cô lập trên thế giới. Ông Goóc-ba-chốp đã từng ngồi hàng giờ với bà Đầm Thép của nước Anh Mác-ga-rít Thát-chơ để tranh cãi về sức mạnh của thị trường tự do với chủ nghĩa Mác. Và ông cũng đàm đạo nhiều với Tổng thống Mỹ Ri-gân và sau đó tại cuộc gặp thượng đỉnh tháng 12/1989 ở Man-ta, Bu- xơ-cha và Goóc-ba-chốp đã cùng tuyên bố chiến tranh lạnh đã kết thúc. Sau khi ông từ chức, cái tên Goóc-ba-chốp đã trở lên quen thuộc vơí tầng lớp thanh niên, nàn sóng tự do, cải cách của ông đã được đưa thành những biểu tượng trang trí phi chính trị, làm cảm hứng cho những điệu nhảy, những bài hát ở Nga. Thậm chí, mốt thời thượng của thanh niên lúc bấy giờ còn là đưa những câu nói của ông vào trong các bài hát. Như các nhà phân tích bây giờ đánh giá, Goóc-ba-chốp đã không thiếu những sai lầm, nhưng cuộc cải cách của ông rốt cuộc cũng sẽ là điều tất yếu ở Liên Xô. Rất nhiều những di sản tiêu cực bắt đầu từ những năm 1990 đến bây giờ vẫn còn tiếp tục. Xong công cuộc cải tổ đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xô viết, dù rằng bước ngoặt vẫn được đánh giá là còn giang dở cho đến tận ngày nay. Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm . PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ lớp 9- Bài 2 Sử 9- Bài 2 – Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế. Đặng Đức An. Những mẩu chuyện lịch sử thế giới Nhà xb Giáo Dục, 20 04 và SGK lịch sử Nga (Bản tiếng Nga). NXB Khai sáng, M. 20 02) 4. Goóc-ba-chốp – Nghịch lý và mâu thuẫn Tổng thống Gooc ba. chế độ xã hội chủ nghĩa và tan vỡ của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết sau gần 70 năm tồn tại. *Phương pháp sử dụng : Đây là lược đồ 11 nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập

Ngày đăng: 26/06/2015, 01:00

Xem thêm: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 2

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ lớp 9- Bài 2

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w