! ! PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ O QUẬN TÂY HỒ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHU VĂN AN Đị a chỉ: 17 Thuỵ Khuê, Hà Nội Điện thoại: 0979212619 Email: ha.huong@outlook.com BÀI D Ự THI Thí sinh: ĐỖ HÀ YẾN NHI Ngày sinh: 14/12/2000 Lớp: 9A3 1 BÀI DỰ THI Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học 1. TÊN TÌNH HUỐNG: Tuyên truyền cho phong trào “Nói KHÔNG với túi ni lông” 2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Vận dụng các kiến thức liên môn để tuyên truyền về tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khoẻ con người. 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau: - Toán học Tổng hợp và phân tích số liệu để tính toán tỷ lệ và mức độ sử dụng túi ni lông. - Vật lý Phân tích thành phần cấu tạo của túi ni lông, các phản ứng hoá học gây hại cho sức khoẻ con người khi sử dụng và khi thiêu huỷ. - Ngữ văn: Vận dụng hình thức văn thuyết minh để diễn giải sự ra đời và phát triển của túi ni lông. 2 - Sinh học: Tác hại của túi ni lông đối với hệ sinh thái và môi trường - Giáo dục công dân: Tuyên truyền nâng cao ý thức vì sức khoẻ cộng đồng và môi trường - Ứng dụng công nghệ thông tin: Tìm kiếm google 4. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Thực hiện tuyên truyền,nâng cao nhận thứ c về tác hại củ a túi ni lông qua các bước: - Nêu nguồn gốc ra đời của túi ni lông - Nêu tác hại của túi ni lông đã được khoa học chứng minh - Khái quát hiện trạng sử dụng tại Việt Nam so sánh với các nước khác trên thế giới - Các giải pháp tuyên truyền thay đổi thói quen tại cộng đồng và trong trường học 5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾ T TÌNH HUỐNG a– Nguồn gốc Túi ni lông do nhà hoá học người Anh Alexander Parkes phát minh và bắt đầu được sử dụng từ những năm 50 của thế kỷ trước. Từ khi xuất hiện trong các siêu thị ở Hoa Kỳ vào cuối những năm 1970, túi ni lông đã có mặt ở khắp mọi nơi, là vật không thể thiếu của người mua hàng trên thế giới. 3 Khi túi ni lông mới đượ c phát minh, người ta coi đây là một phát kiến vĩ đại vì nó là loại vật liệu không thấm nước, bền vững trong tự nhiên. Nhưng giờ đây, người ta nhận ra rằng chính đặc tính khó phân hủy trong tự nhiên đó lại khiến cho túi ni lông trở nên cực kỳ nguy hiểm đối với sức khoẻ và môi trường. Nguyên nhân là do những chiếc túi đó dùng một loại vật liệu cấu tạo từ các mạch dài polyme, trong đó đính những phân tử hữu cơ vào giữa để kết nối các đoạn với nhau cấu thành nên PE. Nhựa PE là hợp chất có độ thấm nước nhỏ, tính đàn hồi và độ bền hoá học cao. Đặc điểm này dẫn đến đặc trưng rất khó phân huỷ của túi ni lông. Dưới tác dụng của thời gian và ánh sáng ngoài môi trường, chỉ những đoạn phân tử hữu cơ là bị phân hủy sinh học. Từ đó, mảnh ni lông lớn bị vỡ vụn ra thành những mảnh nhỏ li ti. Những mảnh vụ n này vẫn giữ nguyên tác hại đối với môi trường và có thể gây ngộ độc cho người và súc vật nếu vô tình ăn phải. b – Tác hại Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy ni lông có bảy tác hại lớn gồm: 1. Xói mòn đất đai: bao ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai. 4 2. Tàn phá hệ sinh thái: túi ni lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ đượ c nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái. 3. Gây ngập úng lụt lội: bao bì ni lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽ n các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa. 4. Hủy hoại sinh vật: bao bì ni lông bị trôi xuống hồ, biể n làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi. 5. Gây tổn hại sức khỏe: Bao bì ni lông mầu đự ng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngấ t, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. 6. Gây ung thư, biến đổi giới tính: Những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nế u bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây mộ t số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Nếu sử dụng túi ni lông để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, a-xít lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủ y ngân có thể gây ung thư. 5 7. Làm mất mỹ quan đường phố: Sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, làm mất mỹ quan đường phố . c- Hiện trạng sử dụng Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch…Ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụ ng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi như: Uganda, Kenya, Tanzania… cũng có nhưng động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Thế nhưng ở nước ta túi ni lông vẫn đang đượ c sử dụng rộng rãi và có chiều hướng gia tăng. Với ưu điểm về tính ứng dụng cực rộng, được công hưởng thêm từ lợi thế giá thành, túi ni lông len lỏ i trong từng ngóc ngách của đời sống kinh tế, văn hoá, giải trí. Từ chốn chợ đông người mua kẻ bán, cho đến những trung tâm siêu thị với những bàn tính tiền hiện đại, sự có mặt của những loại bao bì đã góp phần làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều. Và, cũng vì thế mà dù có thể biết về nhữ ng tác hại của túi ni lông, đa phần người tiêu dùng vẫn “phải” hoặc “thích” dùng túi ni lông, như một thói quen cố hữu, khó có thể thay đổi. 6 Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình mỗi ngày, một gia đình Việt Nam sử dụng và thải ra ít nhất 1 túi ni lông. Con số đó thống kê trên phạm vi cả nước là khoảng 25 triệu túi/ ngày. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, hàng ngày thủ đô thải ra khoảng trên 1.000 tấn rác, trong đó có khoảng 13 tấn là nhựa và túi ni lông. Những số liệu sơ bộ trên cho thấy thực trạng về nhu cầu sử dụng túi ni lông ở nước ta hiện nay là rất lớn. Nó đã trở thành một thứ thói quen không thể thiếu, “ăn sâu” vào hoạt động mua bán của nhiều người. Từ những mặ t hàng bình dân nhất như quả cà, con cá, mớ rau, đến những vật dụng quần áo, giày dép, đều được bọc gói bằng túi ni lông. Và thông thường sau một lần sử dụng, những chiếc túi chỉ đáng giá có vài xu ấy được người ta thuận tay vứt bữa bãi khắp mọi nơi, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan thành phố. 6. GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN THAY ĐỔI THÓI QUEN SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG TẠI CỘNG ĐỒNG VÀ TRONG TRƯỜNG HỌC - Trước tiên cần giáo dục người dân từ bỏ thói quen sử dụng túi ni lông thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để người dân nhận thức rõ tác hại của việc sử dụng túi ni lông. - Giáo dục cho học sinh cách sống và hành động vì cộng đồng, thông qua thói quen của trẻ tác động đến hành vi của người lớn. - Tuyên truyền nhằm thay đổi thói quen của người tiêu dung nói chung, đặc biệt là phụ nữ. Nhận thức tích cực của phụ nữ với tư cách là khách hàng lớn 7 nhất của các nhà bán lẻ sẽ làm thay đổi quan niệm phát túi ni lông miễn phí cho khách hàng. - Tuyên truyền khuyến khích sử dụng các loại túi thay thế như túi sinh thái, túi dễ phân huỷ, túi làm từ tre nứa… - Thực hiện mô hình 3R (Reduce, Reuse, Recycle) để hạn chế sử dụ ng túi ni- lông khi không cần thiết. Mỗi hộ gia đình cần đẩy mạnh mô hình Reuse (sử dụng lại túi ni-lông còn sạch cho những lần sau), qua đó hạn chế túi ni-lông phát thải ra môi trường bên ngoài. - Xử phạt và tuyên truyền về các biện pháp xử phạt các hành vi thải bỏ túi ni lông không đ úng quy định, tự ý đốt hoặc chôn lấp túi ni lông bừa bãi. 7. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Việc vận dụng các kiến thức liên môn khiến cho bài thuyết trình bao quát, có tính thuyết phục cao, Việc áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế để giải quyết một tình huống cụ thể giúp em tìm hiểu kỹ hơn về vấn nạn túi ni lông, những tác hại khôn lường của một vật dụ ng vô cùng phổ biến trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Chắc chắn em sẽ là một nhân tố tích cực trong phong trào “Nói không với túi ni lông”! . dành cho học sinh trung học 1. TÊN TÌNH HUỐNG: Tuyên truyền cho phong trào “Nói KHÔNG với túi ni lông” 2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Vận dụng các kiến thức liên môn để tuyên truyền. lại túi ni- lông còn sạch cho những lần sau), qua đó hạn chế túi ni- lông phát thải ra môi trường bên ngoài. - Xử phạt và tuyên truyền về các biện pháp xử phạt các hành vi thải bỏ túi ni lông không. phụ nữ với tư cách là khách hàng lớn 7 nhất của các nhà bán lẻ sẽ làm thay đổi quan ni m phát túi ni lông miễn phí cho khách hàng. - Tuyên truyền khuyến khích sử dụng các loại túi thay